Monday, October 30, 2017

Mở rộng đường qua nhà Bí thư kiêm Chủ tịch, chính quyền nói gì?

Mở rộng đường qua nhà Bí thư kiêm Chủ tịch, chính quyền nói gì?


Mở rộng đường qua nhà Bí thư kiêm Chủ tịch, chính quyền nói gì?

Posted: 30 Oct 2017 03:26 AM PDT

 ”Mở rộng toàn tuyến DH 58F lên từ 3,5-5,5m là quy định bắt buộc của tiêu chí về đường huyện để về đích NTM trong thời gian đến. Tuy nhiên do nguồn kinh phí phân bố quá ít nên mới cho làm trước một đoạn, không phải chỉ mở rộng đoạn qua nhà ông Bình-Bí thư kiêm Chủ tịch”, ông Đàm Bàng-PCT UBND huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi giải thích.

Sáng 30.10, liên quan đến việc cho bê tông chồng, mở rộng đoạn qua nhà ông Phan Bình – Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành trên tuyến DH 58F, phóng viên Dân Việt tiếp tục có buổi làm việc với chính quyền huyện làm rõ vụ việc trên.

Ông Đàm Bàng-Phó Chủ tịch (PCT) UBND huyện Nghĩa Hành khẳng định: “Mở rộng toàn tuyến DH 58F lên từ 3,5-5,5m là quy định bắt buộc của tiêu chí về đường huyện để về đích NTM trong thời gian đến. Tuy nhiên để làm toàn tuyến cần số tiền ước khoảng 30 tỷ đồng, vượt khả năng ngân sách địa phương. Trong khi đó nguồn kinh phí phân bố về ít cho nên chúng tôi mới cho làm trước một đoạn, chứ không phải chỉ mở rộng riêng đoạn qua nhà ông Bình”.

Mở rộng đường qua nhà Bí thư kiêm Chủ tịch, chính quyền nói gì?

Điểm tiếp giáp phía Tây giữa đoạn mở rộng và đường cũ của tuyến HD 58F.

Trả lời câu hỏi vì sao không là đoạn khác mà chọn ngay đoạn qua nhà ông Bình, ông Bàng thẳng thắn: “Dư luận thắc mắc là có cái lý của họ. Tuy nhiên thực tế đây là một trong những đoạn thấp, trũng và nguy hiểm nhất của tuyến DH 58F. Vào mùa mưa lũ 2015 và 2016, đã có 2 trường hợp tử vong do bị lũ cuốn khi đi ngang qua đây. Và đoạn đường này đã hư hỏng và xuống cấp nặng… Vì những lý do trên nên địa phương mới chọn làm trước”.

“Cùng với hoàn thành một số tiêu chí khác, huyện đã kiến nghị tỉnh xin bố trí kinh phí làm phần còn lại của tuyến DH58F, tạo điều kiện phát triển kinh tế khu đông địa phương; hoàn thành tiêu chí đường huyện, đưa Nghĩa Hành trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh ”, ông Bàng cho biết thêm.

Như đã đưa tin, thời gian qua người dân Nghĩa Hành phản ứng khi cho rằng nhiều tuyến đường khác dẫn vào các khu dân cư trong huyện vẫn còn bùn đất, chưa được bê tông hoá nhưng chính quyền nơi đây vẫn cho đầu tư hơn 7 tỷ đồng đổ bê tông chồng để mở rộng một đoạn trên tuyến DH 58F, đi qua nhà ông Bình-Bí thư kiêm Chủ tịch huyện này.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Mở rộng đường qua nhà Bí thư kiêm Chủ tịch, chính quyền nói gì?

Tinh giản bộ máy nhà nước: Gắn liền với trách nhiệm người đứng đầu

Posted: 30 Oct 2017 03:07 AM PDT

 ”Lâu nay chúng ta nói cải cách bộ máy nhưng bộ máy lại càng phình ra, chính là do chúng ta chưa xác định được trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn trong tổ chức, quản lý bộ máy”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng nhận định khi trao đổi với Dân Việt.

Hôm nay (30.10), Quốc hội sẽ nghe và thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016. 

Dân Việt đã có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội xung quanh vấn đề này. 

Tinh giản bộ máy nhà nước: Gắn liền với trách nhiệm người đứng đầu

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng. (Ảnh: VOV)

Khi nghiên cứu về báo cáo của Đoàn giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách bộ máy hành chính nhà nước, ông thấy nổi lên vấn đề gì?

- Qua nghiên cứu tôi thấy báo cáo đó chưa đưa ra được đánh giá về chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức hiện nay. Đây là vấn đề tôi quan tâm có thể sẽ có phát biểu trước Quốc hội.

Tôi cho rằng muốn cải cách, tổ chức bộ máy, tinh gọn biên chế, một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là con người. Nếu như chất lượng của đội ngũ cán bộ không đảm bảo thì tinh giản sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ máy. Muốn tinh giản phải dựa trên cơ sở đánh giá thực chất của đội ngũ cán bộ, công chức.

Còn như cắt giảm theo con số cơ học 10-15% sẽ thiếu cơ sở khoa học, có khi không đáp ứng được yêu cầu của đất nước hiện nay.

Tại sao trong tổ chức bộ máy của chúng ta phải sinh ra nhiều bộ phận, nhiều cục, nhiều đơn vị, nhiều tầng nấc trung gian?

Trong bộ máy hành chính của chúng ta tỷ lệ người có bằng tiến sỹ (TS) khá lớn. Tuy nhiên ở một số bộ, ngành có tỷ lệ cán bộ TS lớn như vậy, nhưng trong lĩnh vực đó vẫn tồn tại nhiều bức xúc, chưa hiệu quả. 

- Thực ra việc này là do xuất phát từ thực tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước. Trong một số lĩnh vực hiện nay khi bàn thảo chúng ta vẫn đặt vấn đề cần phải có con người, có bộ máy mới thực hiện được việc đó. 

Ví dụ như sắp tới Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật An ninh mạng. Đây là vấn đề rất mới, muốn bảo vệ an ninh mạng thì phải có lực lượng để làm nhiệm vụ. Lực lượng này được tổ chức như thế nào, đòi hỏi chất lượng ra sao, tuyển chọn con người như thế nào đó là những vấn đề phải bàn.

Quan điểm của tôi là tinh giản biên chế tùy từng chỗ, từng lĩnh vực chứ không phải tinh giản đại trà. Muốn tinh giản một cách thực chất thì phải đánh giá được đội ngũ cán bộ, tinh giản phải đi liền với cơ cấu tổ chức lại bộ máy.

Một trong những vấn đề gây bức xúc dư luận hiện nay là tình trạng trong một cơ quan, lãnh đạo nhiều hơn nhân viên, nhiều cấp phó, rồi chuyện bổ nhiệm người thân nhưng không đủ tiêu chuẩn, báo cáo của Đoàn giám sát đã chỉ ra nhiều không thưa ông?

- Trong số liệu thấy chỉ có một số bộ ngành, địa phương có nhiều lãnh đạo, nhiều cấp phó chứ không phải tất cả. Chuyện phát sinh số lượng cấp phó là do sáp nhập một số ngành, đơn vị vào với nhau. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề đặt ra khi chúng ta tổ chức bộ máy phải tiến hành sắp xếp ngay lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo làm sao đảm bảo hoạt động đúng theo quy định, đồng thời tránh công việc phân ra nhiều người phụ trách. Như vậy sẽ không có sự kết nối, khi xử lý công việc phải qua nhiều bộ phận làm ảnh hưởng đến hoạt động của lĩnh vực đó.

Ban chấp hành T.Ư lần thứ 6 khóa XII đã ra Nghị quyết về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhưng điều quan trọng phải sớm được thể chế hóa thưa ông?

-  Tất nhiên việc đầu tiên phải thể chế hóa Nghị quyết của Ban chấp hành T.Ư trong hoạt động lập pháp, từ đó triển khai tổ chức mô hình bộ máy cho phù hợp với cải cách hành chính theo tinh thần Chính phủ kiến tạo. Điều đó có nghĩa là chuyển từ Nhà nước điều hành theo kiểu trực tiếp như trước đây sang tạo môi trường, tạo thể chế cho các lĩnh vực hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường sự giám sát, sự kiểm tra nhưng không can thiệp quá sâu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Tôi nghĩ cách làm phải hết sức thận trọng, phải có giải pháp cụ thể bởi như Tổng Bí thư nói đây là vấn đề rất khó, rất nhạy cảm. Không thể ngay một lúc chúng ta tổ chức, sắp xếp được bộ máy theo yêu cầu đề ra. Cần phải làm thận trọng, khách quan. 

Nhìn dưới góc độ quốc phòng, an ninh thì đây là vấn đề dễ gây bức xúc xã hội, dễ gây phát sinh ra những vấn đề mâu thuẫn, chính vì thế cần phải có sự quan tâm làm sao tạo được sự đồng thuận lớn, tránh những chuyện người dân bức xúc có phản ứng tiêu cực. Từ đó, kẻ xấu sẽ lợi dụng xuyên tạc, chống phá làm ảnh hưởng đến việc tổ chức lại bộ máy của chúng ta.

“Muốn tinh giản phải dựa trên cơ sở đánh giá thực chất của đội ngũ cán bộ, công chức. Còn như cắt giảm theo con số cơ học 10-15% sẽ thiếu cơ sở khoa học, có khi không đáp ứng được yêu cầu của đất nước hiện nay”.

Trên cơ sở của cuộc giám sát lần này Quốc hội sẽ đưa ra Nghị quyết, tuy nhiên còn phải bàn thảo nhiều để đi tới sự thống nhất. Khi có Nghị quyết của Quốc hội, đi cùng với đó là rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy, bên cạnh đó sửa đổi, bổ sung một số luật để thực hiện mục tiêu và yêu cầu như Ban chấp hành T.Ư đề ra. 

Tôi nghĩ việc này phải làm quyết liệt nếu không sẽ không đáp ứng được yêu cầu xây dựng đất nước trong tình hình mới khi chúng ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Để việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, tinh giản biên chế hiệu quả, theo ông cần phải chú trọng vào vấn đề gì?

- Cải cách tổ chức bộ máy phải gắn liền với trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Lâu nay chúng ta nói cải cách bộ máy nhưng bộ máy càng phình ra, chính là chúng ta chưa xác định được trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn trong tổ chức, quản lý bộ máy. Chính vì thế mới phát sinh ra chuyện thừa biên chế, biên chế không đúng cơ cấu, đội ngũ cán bộ không đáp ứng được yêu cầu. 

Gắn liền với sắp xếp, tổ chức bộ máy điều rất quan trọng là xác định vị trí việc làm, trên cơ sở đó mới xác định được số lượng công chức, viên chức trong bộ máy thế nào. Tôi rất tâm đắc với quan điểm của chúng ta hiện nay, một việc chỉ do một cơ quan đảm nhiệm, một cơ quan có thể đảm nhận nhiều việc, một công chức, viên chức có thể đảm nhận và làm được nhiều việc. Từ yêu cầu đó đòi hỏi việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức. 

Xin cảm ơn ông!

Theo báo cáo của Đoàn giám sát, so sánh thời điểm 2011 với tháng 12.2016, tại các tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, số công chức giữ vị trí quản lý từ cấp phòng trở lên (gồm cả hàm) tăng từ 12.216 lên 13.556, tỷ lệ từ 1/6 lên 1/5. Tương tự ở các vụ, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tăng từ 3.871 lên 4.619, tỷ lệ là 1/2 và 4/7. 

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Tinh giản bộ máy nhà nước: Gắn liền với trách nhiệm người đứng đầu