Bình ổn giá cả hàng tiêu dùng vùng bão lũ |
- Bình ổn giá cả hàng tiêu dùng vùng bão lũ
- Ninh Thuận: Áp dụng công nghệ dò ngang, ngư dân trúng đậm hải sản
- Trao bằng kiến trúc sư danh dự cho nữ sinh viên qua đời vì ung thư
- Vung dao đâm chết người vì bị đánh
Bình ổn giá cả hàng tiêu dùng vùng bão lũ Posted: 08 Nov 2017 06:37 PM PST Chiều ngày 8/11, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ chủ trì cuộc họp về công tác điều hành giá từ nay tới cuối năm và bình ổn giá tại các địa phương đang bị thiệt hai do bão, lụt gây ra. Bão số 12 và mưa lũ đã khiến 9.350 ha lúa bị ngập ở 9 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, trong đó nặng nhất là Khánh Hoà bị ngập 5.350 ha, ba tỉnh có diện tích bị ngập trên dưới 1.000 ha là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Bão cũng làm ngập, thiệt hại hơn 15.000 ha rau, hoa màu mà nhiều nhất là ở Đắk Lắk với gần 8.000 ha, Thừa Thiên- Huế và Phú Yên mỗi tỉnh bị thiệt hại khoảng 1.000 ha, Lâm Đồng bị thiệt hại 205 rau, hoa mầu… Người dân các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng bão số 12 cũng bị thiệt hại gần 26.000 lồng bè trong đó riêng Khánh Hoà bị thiệt hại 24.320 lồng. Về chăn nuôi, tính tới hôm nay 14 tỉnh thiệt hại hơn 458.000 con gia súc, gia cầm, ước tính thiệt hại về kinh tế 48 tỷ đồng. Thời điểm này, những vùng ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ vẫn chưa phải dùng tới hàng dự trữ. Tuy nhiên, trước khi bão vào, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên thu hoạch xong lúa. Tính chung cả nước năng suất bình quân vẫn tăng 0,2 tạ/ha, chất lượng lúa được cải thiện nhiều. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cũng cho biết tại tỉnh Khánh Hoà có mặt hàng tôm hùm bị thiệt hại thì khả năng vào dịp Tết,thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua thì sẽ gây khan hiếm và giá tăng. Còn cá thì phía Bắc và phía Nam vẫn bảo đảm được nguồn cung. Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ khoanh nợ cho chủ tàu bè để tái sản xuất. Ngoài ra các mặt hàng thiết yếu không bị ảnh hưởng gì sau các đợt bão, lũ vừa qua. Đại diện Bộ Công Thương cho biết hiện nay tại tỉnh Phú Yên nước đã rút hết, giá rau xanh tăng nhẹ từ 5- 8%. Ninh Thuận rau xanh tăng nhẹ 3- 5%. Bình Định nhìn chung giá cả ổn định, nước đã rút hết và chủ động khuyến khích doanh nghiệp đưa rau từ Tây Nguyên về, giá đã giảm dần đi vào ổn định. Tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng ít nên không có biến động giá cả. Thừa Thiên Huế đã chuẩn bị nguồn hàng tốt nên không sốt giá, lượng mua tăng từ 25% ở siêu thị và ở chợ truyền thống tăng 12%, chưa phải dùng nguồn dự trữ tại chỗ. Bộ Công Thương đã chỉ đạo các thương nhân chuẩn bị nguồn hàng để bảo đảm không thiếu hụt và tăng giá các mặt hàng lương thực. Còn Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết, ngành đã cơ bản khắc phục xong các khó khăn giao thông do lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, thông tuyến đường sắt ở miền Trung ngay sau bão và đường quốc lộ 1A…để bảo đảm hàng hoá lưu thông. Phó Thủ tướng biểu dương các bộ ngành, địa phương đã chủ động khắc phục khó khăn do bão lũ, bảo đảm nguồn hàng và giá cả đầy đủ cho người dân vùng bão, lũ.Công tác xuất cấp hàng hoá dự trữ kịp thời, khi đã cấp hơn 137.000 tấn gạo, xuất hơn 2 triệu liềuvác xin hoá chất sát trùng các loại, tập trung nhiều cho vùng lũ, xuất hàng trăm tấn rau giống đểbà con sản xuất ngay, cung ứng nguồn hàng cho nhu cầu thị trường dịp cuối năm. Phó Thủ tướng đánh giá công tác điều hành giá vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ, bảo đảm dưới 4% và góp phần hỗ trợ cho việc thực hiện thành công tăng trưởng kinh tế 6,7% cho cả năm 2017; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại cuộc họp quý IV/2017 Ban chỉ đạo hồi tháng 10/2017. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin chính xác về các thiệt hại do bão, lũ để tránh gây tác động tới tâm lý, giá cả các hàng hoá. Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, Thành phố bảo đảm không để doanh nghiệp đưa hàng kém chất lượng, hết hạn sử dụng cung ứng chonhân dân vùng bão, nếu có thì phải xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh không có đạo đức này. P.T Theo Dantri Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Bình ổn giá cả hàng tiêu dùng vùng bão lũ |
Ninh Thuận: Áp dụng công nghệ dò ngang, ngư dân trúng đậm hải sản Posted: 08 Nov 2017 06:05 AM PST Các ngư dân Ninh Thuận đang ứng dụng kịp thời các khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong khai thác, bảo quản hải sản – đó là nhận xét của ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại Diễn đàn khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác và bảo quản sản phẩm trên tàu đánh bắt xa bờ”. Diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Tổng cục Thủy sản, Sở NNPTNT Ninh Thuận tổ chức hôm 3.11. Diễn đàn đã thu hút đông đảo ngư dân, chủ tàu của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận và Ninh Thuận tham gia. Lợi ich lớn
Nhờ sử dụng các thiết bị hiện đại nên tàu của anh Hương đánh bắt, khai thác hiệu quả. Ảnh: C.T Áp dụng công nghệ bảo quản PU trên tàu cá * Giảm hao hụt sau thu hoạch từ 20% xuống còn 6%. * Giảm hao hụt đá lạnh từ 18% xuống còn 5%. * Kéo dài thời gian chuyến biển từ 4- 6 ngày. Ông Nguyễn Tin – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư Ninh Thuận nhấn mạnh, diễn đàn này rất có ý nghĩa để cho ngư dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng các thiết bị tiên tiến trên tàu cá. Từ đó, ngư dân sẽ áp dụng cho đánh bắt cũng như bảo quản hải sản một cách hợp lý và đồng thời giảm bớt khó khăn trong đánh bắt xa bờ. Ninh Thuận là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước về sản lượng hải sản. Toàn tỉnh có trên 2.770 tàu cá, trong đó có 936 tàu đánh bắt xa bờ. Việc chuyển giao các ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến được khuyến nông Ninh Thuận triển khai đến tận tay các ngư dân theo phương pháp cầm tay chỉ việc. Nhờ đó, ngư dân trong tỉnh gặt hái được nhiều thành công. Tính từ đầu năm đến cuối tháng 10.2017, sản lượng khai thác đạt trên 94.000 tấn, đạt 113% so với kế hoạch của UBND tỉnh. Ông Tin khẳng định, việc áp dụng công nghệ bảo quản mới trên tàu cá bằng vật liệu PU đã mang lại hiệu quả rất cao, giảm hao hụt sau thu hoạch từ 20% xuống còn 6%, giảm hao hụt đá lạnh từ 18% xuống còn 5%, đồng thời kéo dài thêm thời gian chuyến biển đánh bắt từ 4 – 6 ngày. Ngư dân thu lợi cao Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông quốc gia sẽ tiếp tục chuyển giao hệ thống đèn led tiết kiệm cho ngư dân, thay thế đèn truyền thống, hiệu quả tiết kiệm được 40 – 50% lượng điện, độ bền và năng suất đánh bắt tăng gấp từ 5- 10 lần so với đèn truyền thống. Có thâm niên đánh bắt thủy sản trên 20 năm, ngư dân Võ Văn Hương (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) cho biết: “Việc đánh bắt của gia đình tôi trước đây gặp không ít những khó khăn, Với việc khai thác theo cách truyền thống, các thiết bị còn lạc hậu nên chỉ đánh bắt gần bờ, sản lượng đánh bắt ít vì thế may mắn lắm mới chỉ hòa vốn. Kể từ khi tôi áp dụng các máy móc cũng như công nghệ vào đánh bắt thì thu nhập đã tăng lên đáng kể”. Đến nay, anh Hương có 4 chuyến tàu, trong đó 1 chiếc tàu mẹ số hiệu 91086TS trị giá hơn 4 tỷ đồng và 3 chiếc tàu con, mỗi tháng khai thác khoảng 200 tấn cá nục, với giá bán loại 1 (từ 10 – 12 con/kg) dao động từ 24.000 – 25.000 đồng/kg và loại 2 (20 – 30 con/kg) là 10.000 – 12.000 đồng/kg. Trung bình gia đình anh có doanh thu từ 700 – 1,5 tỷ đồng/tháng, trừ chi phí mỗi tháng có lãi khoảng 500 triệu đồng, thu nhập tăng gấp 1,5 lần so với trước đây. Tàu của anh Hương là tàu duy nhất trên địa bàn tỉnh được lắp đặt 2 máy dò ngang, ngoài ra anh còn trang bị thêm máy định vị, máy dò đứng, máy đường dài, bộ đàm… “Có các loại máy trên nên tàu của tôi gặp nhiều thuận lợi và yên tâm hơn khi đánh bắt cá nục - anh Hương cho biết. Anh Hương chia sẻ, không chỉ làm giàu cho bản thân mà anh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 30 lao động đi biển với thu nhập ổn định, những bạn thuyền có hoàn cảnh khó khăn luôn được anh tạo điều kiện hỗ trợ vốn để yên tâm đánh bắt. Anh cũng luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm có được cho các ngư dân muốn học tập kỹ thuật. Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia đánh giá, anh Hương là một trong những hộ mạnh dạn đầu tư, cũng như chịu khó học hỏi các kỹ thuật để đưa vào thực tiễn có hiệu quả. Trên tàu anh lắp 2 máy dò ngang, một máy 20 độ và cái còn lại 45 độ. Ngoài ra, tàu của anh Hương tuy là tàu vỏ gỗ anh đã phủ lên một lớp vỏ composite nên tăng được độ bền chắc, sạch sẽ và tăng được năng suất trong đánh bắt hải sản. Theo Danviet Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Ninh Thuận: Áp dụng công nghệ dò ngang, ngư dân trúng đậm hải sản |
Trao bằng kiến trúc sư danh dự cho nữ sinh viên qua đời vì ung thư Posted: 08 Nov 2017 04:32 AM PST Trường ĐH Bách khoa TP.HCM quyết định trao bằng kiến trúc sư danh dự cho sinh viên Nguyễn Dạ Trầm đã qua đời vì bệnh ung thư. Ngày 8.11, tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết buổi lễ trao bằng được tổ chức chung với đợt tốt nghiệp và trao bằng cho các sinh viên tốt nghiệp vào ngày 10.11 tới. Trước đó, Nguyễn Dạ Trầm (sinh năm 1994), sinh viên ngành kiến trúc khóa 2012 đã có thời gian 4,5 năm học tại khoa kỹ thuật xây dựng tại trường. Tuy nhiên ở thời điểm bắt đầu nhận đề tài luận văn tốt nghiệp, Trầm phát hiện bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Dù vậy, nữ sinh viên này vẫn luôn lạc quan và mong muốn được khỏe mạnh trở lại để hoàn thành đề tài và tốt nghiệp. Nhưng sau 2 tháng điều trị, Trầm đã qua đời vào tháng 2 năm nay khi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp để hoàn thành chương trình đào tạo kiến trúc sư. Tiến sĩ Thông cho biết Trầm đã có sự chủ động trong học tập và tích cực tham gia các phong trào của Hội sinh viên và Đoàn thanh niên. Trầm là Bí thư chi đoàn lớp XD12KT và từng là thành viên Ban chấp hành Đoàn khoa kỹ thuật xây dựng. Sinh viên này cũng từng là đội trưởng đội tuyển Trường ĐH Bách khoa tại Festival sinh viên Kiến trúc toàn quốc năm 2016. Sáng 21.10, trong lễ tang sinh viên Nguyễn Thanh Long (sinh viên tử vong vì mảng bê tông rơi trúng đầu vào tối 17.10), hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã đặc cách trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên này. Trước sự nỗ lực này, Trường ĐH Bách Khoa đã quyết định trao tặng bằng tốt nghiệp danh dự kiến trúc sư cho Nguyễn Dạ Trầm. Nguyễn Dạ Trầm sinh ra trong một gia đình nghèo làm nông ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Ngay từ khi Trầm học lớp 1, gia đình đã chuyển vào TP.HCM làm thuê và ở trọ ở quận Tân Bình. Tại đây, bố Trầm đi làm thuê, còn mẹ buôn bán hàng rong để kiếm tiền nuôi 2 chị em ăn học (Trầm có một em gái năm nay đang học lớp 6). Từ ngày Trầm mất, ông Thành chuyển về quê sinh sống. Ông Nguyễn Thành, bố Dạ Trầm cho biết từ nhỏ Trầm đã mê vẽ và mong muốn được trở thành kiến trúc sư. Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, Trầm luôn mơ ước sau khi tốt nghiệp ĐH sẽ tìm được học bổng du học để tiếp tục theo đuổi sự nghiệp này. Nhận được tin lễ trao bằng từ trường, ông Thành cho biết dù nỗi đau mất con chưa nguôi nhưng việc trao bằng danh dự đã an ủi được phần nào khi nghĩ đến ước mơ từ nhỏ của con gái. Xem thêm: Bé gái 7 tuổi chiến đấu với bệnh ung thư thần kinh đã giành trọn trái tim của hàng triệu người bằng những bước nhảy say sưa và vui vẻ, sau khi video ghi lại được đăng trên Facebook: Theo Hà Ánh (Thanh Niên) Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trao bằng kiến trúc sư danh dự cho nữ sinh viên qua đời vì ung thư |
Vung dao đâm chết người vì bị đánh Posted: 07 Nov 2017 11:03 PM PST Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa khởi tố bị can và lệnh tạm giam 4 tháng đối với Phạm Tấn Đức (SN 1982, thường trú tại thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) về tội Giết người. Đối tượng Phạm Tấn Đức. Theo tài liệu điều tra, vào khoảng 7h ngày 30.10, Phạm Tấn Đức điều khiển xe máy từ nhà đến cầu cảng thuộc thôn Thạch By 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ để sửa chữa tàu cá của mình. Khi tới cây xăng dầu số 33, thì anh Hà Thanh Dũng (SN 1978, làm việc tại cây xăng dầu số 33) gọi Đức vào uống nước. Tại đây, Đức gặp ông Phạm Xanh (SN 1962, trú tại xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) là người đi làm biển cùng với Đức; anh Võ Ngọc Truyền (SN 1978, trú tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) và anh Bùi Tấn Đạt (SN 1994, trú tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ; nhân viên cây xăng), đang ngồi uống nước. Ngồi nói chuyện khoảng 10 phút thì Đức xảy ra mâu thuẫn, cãi vã với ông Xanh. Đức đánh ông Xanh chảy máu miệng. Thấy Đức đánh ông Xanh, anh Truyền bênh vực ông Xanh nên dùng chân, tay đánh Đức. Được mọi người can ngăn nên anh Truyền vào lại cây xăng ngồi chơi, còn Đức đi bộ về tàu cá của mình để sửa chữa điện, nhưng do không có dao để cắt dây điện nên Đức đi qua tàu bên cạnh, mượn một con dao Thái Lan. Khi vừa về đến tàu thì chị Nguyễn Phan Hoài Phương (vợ của Đức) đến gọi Đức đi về nhà, Đức quay lại chỗ cây xăng dầu số 33 để lấy đôi dép mà Đức đã bỏ lại trước đó. Khi đi đến cây xăng thì gặp anh Truyền, lúc này anh Truyền và Đức tiếp tục xảy ra cãi vã, anh Truyền xông vào dùng tay đánh Đức. Sau đó, Truyền điều khiển xe máy đi về. Khi ra trước cây xăng, Truyền lại gặp Đức, Truyền lao vào đánh Đức, liền bị Đức rút dao đâm một nhát vào vùng bụng bên trái của anh Truyền, khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu. Sau khi gây án Đức đã đến Công an xã Phổ Thạnh đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi giết người. Theo Ngọc An (Công Lý) Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Vung dao đâm chết người vì bị đánh |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |