Những “món nợ” chưa trả được dân |
Những “món nợ” chưa trả được dân Posted: 11 Jun 2014 01:07 PM PDT Trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi Quốc hội tại phiên chất vấn chiều 10/6, Trưởng Ban dân nguyện Nguyễn Đức Hiền cho biết, cử tri cả nước đã gửi đến Quốc hội 2.195 kiến nghị.
Giấc mơ tàu lớn để vươn khơi của ngư dân và giấc mơ trồng lúa lãi 30% của nông dân vẫn là bài toán phải giải trong tương lai. Ngư dân được vay tối thiểu 200 triệu đồng/năm Một vấn đề được tập trung thể hiện là về việc giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của ngư dân. Đến nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành chính sách thí điểm hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép khai thác hải sản xa bờ tại Quảng Ngãi; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, với mức lãi suất cho vay thấp nhất theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng đã quyết định dành khoản ngân sách 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ; đóng tàu, trang thiết bị cho cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư. Nhà nước cũng bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp để hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu thuyền, trong đó có tàu vỏ thép có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, với lãi suất 3-5%/năm; trong đó ngư dân đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới được vay tối đa 90% tổng số vốn, thời hạn vay 10 năm; đóng tàu vỏ gỗ, với mức cho vay 70% tổng giá trị vốn đầu tư. Ngư dân sử dụng tàu khai thác được cấp vốn lưu động tối thiểu 200 triệu đồng/năm và 500 triệu đồng/năm đối với tàu dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã công bố gói tín dụng 3.000 tỷ đồng cho ngư dân vay với lãi xuất thấp để đóng tàu công suất lớn và mua sắm trang thiết bị phục vụ đánh bắt hải sản xa bờ. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành có liên quan đã nghiên cứu, trình Thủ tướng ban hành chính sách hỗ trợ đóng tàu mới, công suất lớn và trang bị hiện đại, giúp ngư dân hoạt động đánh bắt xa bờ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bộ NN-PTNT cũng đã xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ ngư dân phát triển mô hình tổ chức sản xuất trên biển theo mô hình tổ, đội đoàn kết để gửi xin ý kiến các bộ, ngành, các địa phương. Qua thực tế giải quyết kiến nghị của cử tri, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, bộ, ngành tiếp tục quan tâm, có giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ khó khăn về sản xuất và đời sống của ngư dân vùng biển đảo. Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng biển, đảo, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần của ngư dân, góp phần phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc. Giấc mơ trồng lúa lãi 30% vẫn là… mơ Về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri để giải quyết khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, bảo đảm cho người nông dân sản xuất có lãi trên 30%, Trưởng Ban dân nguyện Nguyễn Đức Hiền cho biết, các chính sách đã ban hành và triển khai thực hiện trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng và phát triển sản xuất nông nghiệp. Qua giám sát, kết quả cho thấy, hàng năm Việt Nam sản xuất được khoảng 44 triệu tấn thóc, trong đó 1 triệu tấn làm giống, 20 triệu tấn làm lương thực cho người, 1 triệu tấn dự trữ và 15 triệu tấn thóc để xuất khẩu. Trong năm 2013, cả nước đã gieo trồng được 7,9 triệu ha lúa, năng suất trung bình đạt 55,8 tạ/ha, với tổng sản lượng lúa thu được là 44,05 triệu tấn. Về diện tích gieo trồng và sản lượng lúa tăng hơn so với năm 2012, nhưng năng suất lại giảm hơn so với năm trước. Canh tác manh mún, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn, khoảng 65% phân đạm, 35% phân lân và 100% phân kali, giá cả tăng cao, nên người dân còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Năm 2013 thu nhập bình quân của người dân nông thôn tại một số địa phương ước đạt 19,97 triệu đồng, gấp 2,18 lần so với mức 9,2 triệu đồng năm 2008 (loại trừ yếu tố trượt giá thì thu nhập của người dân nông thôn năm 2013 tăng 36% so với năm 2008, bình quân mỗi năm tăng 6,4%). Tuy nhiên, việc bảo đảm cho người nông dân sản xuất lúa có lãi mới chỉ đạt được ở một số địa phương và không đồng đều giữa các địa phương khác nhau. Theo số liệu tổng hợp của 21 tỉnh thành cho thấy, có tới trên 42% số địa phương người nông dân sản xuất lúa có lãi dưới 30%, có địa phương chỉ lãi trên 10% và cũng còn địa phương người nông dân sản xuất lúa chưa có lãi. Mặc dù là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng việc tổ chức sản xuất lúa gạo vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu theo hộ gia đình, mà chưa có sự liên kết, chưa có cánh đồng lớn, nhất là tại các vùng Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Vì vậy, việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất còn rất hạn chế; nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và các loại vật tư nông nghiệp khác vẫn còn nhập khẩu nhiều; tình trạng tổn thất sau thu hoạch vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn dẫn tới giá thành sản xuất lúa cao, nên đời sống người nông dân sản xuất lúa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để “giấc mơ” lãi 30% từ sản xuất lúa không còn quá xa, đoàn giám sát đã nêu nhiều kiến nghị. Trong đó có việc nghiên cứu thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản nói chung và giá lúa gạo nói riêng. Đồng thời thực hiện trợ giá khi thị trường có biến động xấu, hoặc hỗ trợ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp thu mua dự trữ sản phẩm nông, thủy sản để tiêu thụ sản phẩm của nông dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các rủi ro gây ra. P.Thảo Theo Dantri Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Những "món nợ" chưa trả được dân |
Liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp tài sản ở Hoàng Sa Posted: 11 Jun 2014 11:35 AM PDT Ngày 11/6, Nghiệp đoàn nghề cá Phổ Quang (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) cho biết, vừa qua các tàu cá của ngư dân xã bị tàu Trung Quốc tấn công, phá lưới ngư cụ và cướp tài sản ngay trên vùng biển Hoàng Sa. Hai tàu cá bị tấn công gồm tàu QNg 98399-TS của ngư dân Phạm Chính và tàu QNg 98388-TS của ông Trương Năm khi đang hoạt động tại vị trí 16,42 độ vĩ Bắc và 110,29 độ kinh Đông, trên vùng biển Hoàng Sa.
Thuyền trưởng Trương Năm bức xúc khi phía Trung Quốc dùng tàu chiến và máy bay quân sự uy hiếp. Bức xúc trước hành động tấn công của Trung Quốc, ngư dân Trương Năm – chủ tàu QNg 98388-TS kể lại: “Hai tàu chúng tôi thường đi cặp cùng nhau, có gì bất trắc thì hỗ trợ nhau. Khi đang hoạt động trên ngư trường Hoàng Sa, bất ngờ xuất hiện tàu Trung Quốc ập đến, với thân tàu sắt to lớn chạy lại cuốn nát lưới, đồng thời dùng câu móc để cắt lưới. Trong lúc đó, trên bầu trời xuất hiện máy bay lượn qua lại sát tàu cá nhằm hăm dọa chúng tôi, đẩy đuổi tàu cá mình đi nơi khác”. Cũng bị tấn công ở vùng biển Hoàng Sa, tàu cá QNg 94129-TS của bà Huỳnh Thị Kim Cúc (ngụ xã Phổ Quang) cùng 10 thuyền viên bị tàu Trung Quốc khống chế cướp tài sản và lương thực trên tàu. Qua thống kê thiệt hại, tàu cá của bà Huỳnh Thị Kim Cúc bị thiệt hại khoảng 40 triệu đồng. Hai tàu cá QNg 98399-TS và QNg 98388-TS thiệt hại phí tổn, với mỗi tàu khoảng 70 triệu đồng. Trao đổi với PV Dân trí sáng ngày 11/6, ông Trần Nổi – Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Phổ Quang (Đức Phổ) – cho biết: "Qua xác minh, 3 tàu cá trên bị tàu Trung Quốc tấn công là có thật. Tổng thiệt hại gần 200 triệu đồng nhưng đến nay chưa có cơ quan hay tổ chức nào hỗ trợ, giúp ngư dân vượt qua khó khăn ban đầu, khắc phục thiệt hại để tiếp tục bám biển Hoàng Sa". Nhiều tàu cá ở Quảng Ngãi thường bị tàu Trung Quốc tấn công, đặc biệt khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép ở vùng biển Việt Nam. Bên cạnh hành động xua đuổi, tấn công và đâm tàu cá; lực lượng trên tàu Trung Quốc còn cố tình phá nát lưới bằng cách dùng móc cắt, chạy tàu cắt ngang khu vực ngư dân thả lưới. Ngoài ra, nhiều tàu ở Đà Nẵng cũng bị tàu Trung Quốc tấn công, xua đuổi ở khu vực biển Hoàng Sa của Việt Nam. Anh Trương Văn Hay (trú phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) - thuyền trưởng kiêm chủ tàu ĐNa 90235 TS cho biết, vào khoảng 4 giờ sáng ngày 15/5, tàu anh đang ở tọa độ 15,21 độ vĩ Bắc, 111,10 độ kinh Đông, cách đảo Tri Tôn 25 hải lý về phía Tây Nam, cách giàn khoan Hải Dương 981 9 hải lý thì bị tàu Trung Quốc có hiệu số 71075 tấn công. Lúc đó anh đang thả lưới thì thấy tàu Trung Quốc yêu cầu anh kéo lưới lên. Tàu Trung Quốc đuổi theo và đâm vào tàu của anh. Vì tàu của Trung Quốc to, tàu anh nhỏ nên không thể chạy thoát. Anh bảo anh em trên tàu đứng giàn ra hai bên tàu. Tàu Trung Quốc định đâm bên nào, anh em báo hiệu để tàu mình lách. Đến ngày 20/5, cũng chiếc tàu 71075 của Trung Quốc lại tiếp tục rượt đuổi và tấn công tàu của anh khiến chiếc tàu bị lủng, gãy đuôi sau; sập đuôi ca-bin sau. Sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công, anh em đã nhảy xuống biển sữa chữa, khắc phục rồi tiếp tục đánh bắt.
Tàu của anh Hay bị tàu Trung Quốc đâm gãy đuôi sau Cũng theo anh Hay, tàu Trung Quốc có mũi lê dài tới mấy mét, nếu tàu mình không tránh kịp thì đã bị đâm chìm. “Tui đi biển 25 năm nay rồi, gặp tàu Trung Quốc miết nhưng đây là lần đầu tiên gặp tàu Trung Quốc hung hăng như thế. Theo quan sát của tui, trên tàu 71075 của Trung Quốc không có ngư lưới cụ, họ ăn mặc rất chỉnh tề, áo đóng thùng và còn có cả phụ nữ nữa”, anh Hay nói. Cũng trong sáng 11/6, phía bảo hiểm cũng đã xuống tàu ĐNa 90235 TS của anh Hay để giám định. Tuy nhiên vì tàu chưa đưa lên đà nên họ chưa thể quan sát hết được mức độ thiệt hại của tàu. Cũng bị tàu Trung Quốc đâm và cùng về trong dịp này, có tàu ĐNa 90406 TS của anh Nguyễn Đình Tuấn (trú Đà Nẵng, thuyền trưởng kiêm chủ tàu). Anh Tuấn cho biết, vào khoảng 4h chiều ngày 6/5, lúc đó tàu anh mới đi được 5-6 ngày thì gặp tàu Trung Quốc. Chúng đâm vào cabin của tàu làm sập cabin. Vị trí đâm là 15,17 độ vĩ Bắc, 111,02 độ kinh Đông. Do bị sập cabin nên nước tràn vào máy, anh em phải sữa chữa lại máy rồi tiếp tục đánh bắt, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tàu của anh Nguyễn Đình Tuấn bị tàu Trung Quốc đâm sập cabin. Các tàu đánh bắt cá xa bờ của ngư dân Quảng Trị cũng thường xuyên bị các tàu của Trung Quốc phá hoại ngư, lưới cụ. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, đã có 12 tàu của ngư dân tỉnh này bị các tàu Trung Quốc ngăn cản, phá hoại khiến cho việc đánh bắt gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều tàu chưa đánh bắt được thì lưới đánh cá bị tàu Trung Quốc cắt đứt nên buộc phải trở về tay trắng. Một số tàu khác do chưa có kinh phí sửa chữa lại để ra khơi nên đành phải nằm bờ.
Ngư dân liên tục bị tàu của Trung Quốc phá hoại, cắt ngư, lưới cụ Mặc dù mới vươn khơi đánh bắt cá ở ngư trường truyền thống quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam hơn 10 ngày, nhưng sáng 10/6, tàu đánh cá mang số hiệu QT 91595 TS của ông Bùi Đình Cảm phải quay trở lại bờ để khắc phục, sửa chữa ngư, lưới cụ bị hư hỏng do tàu của Trung Quốc gây hấn, phá hoại.
Những tấm lưới đánh cá, cũng là tài sản lớn của ngư dân bị hư hỏng nặng Trong tâm trạng khá bức xúc vì chuyến đi biển vừa rồi bị thất bại nặng nề, ông Cảm cho biết: “Thuyền chúng tôi ra khơi từ ngày 31/5, hoạt động ở ngư trường Hoàng Sa, thuộc vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, sau gần 10 ngày mà chỉ đánh bắt được chừng 4 tạ cá đã bị tàu của Trung Quốc cắt đứt hết toàn bộ lưới nên phải thu dọn quay trở lại bờ”. Nhìn tấm lưới được đầu tư gần 2 tỷ đồng, cũng là khối tài sản lớn mà ông đã vay mượn ngân hàng mới sắm được, nhưng bây giờ bị rách tươm, khiến ông Cảm lo lắng vì chưa biết lấy kinh phí đâu để khắc phục. Trung bình mỗi chuyến đi biển, ông Cảm cũng như nhiều ngư dân phải bỏ ra kinh phí hàng chục triệu đồng để mua xăng, dầu. Tuy nhiên, việc ngư lưới cụ bị phá hoại đã gây thiệt hại cho tàu của ông gần 80 triệu đồng, chưa kể chi phí thuê nhân công trong những ngày lênh đênh đánh bắt trên biển.
Ông Sành cho biết, dù bị phá hoại nhưng ngư dân Cửa Việt nói riêng và Quảng Trị nói chung vẫn kiên quyết vươn khơi, bám biển Ông Cảm thở dài ngao ngán: “Khi ra đến ngư trường Hoàng Sa, chúng tôi thả lưới đánh bắt bình thường như mọi khi. Thế nhưng, có một số tàu số hiệu Trung Quốc cứ quần đi, quần lại trên biển thăm dò, đẩy đuổi. Đêm đến, các tàu này cứ chạy quanh khu vực có ngư dân mình đánh bắt cá. Đến khi kéo lên thì phần lớn lưới đã bị rách nát hết nên buộc phải thu dọn quay về”. Theo anh Bùi Đình Thông, thuyền viên tàu QT 91595 TS: “Ngoài việc bị phá hoại ngư lưới cụ, các tàu đánh bắt của ngư dân hoạt động trên khu vực ngư trường Hoàng Sa cũng thường xuyên bị tàu của lực lượng chấp pháp Trung Quốc ngăn cản, đẩy đuổi”. Ra khơi cùng thời điểm với tàu của ông Cảm còn có tàu mang số hiệu QT 91529 TS của ông Bùi Chí Thành. Ông Cảm cho hay, tàu của ông Thành cũng bị tàu của Trung Quốc cắt toàn bộ lưới nhưng phải ghé vào cảng Đà Nẵng sửa chữa. Được biết, tỉnh Quảng Trị hiện có 175 tàu cá thường xuyên khai thác thủy, hải sản tại vùng biển Hoàng Sa, và Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt của bà con ngư dân trên ngư trường truyền thống của mình luôn bị tàu chấp pháp của Trung Quốc phá hoại. Trước đó, trong khi đang đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa, tàu của ông Bùi Xuân Tấn, mang số hiệu QT 91119 TS cũng bị tàu Trung Quốc làm hư hỏng 17 tấm lưới, thiệt hại khoảng 150 triệu đồng. Mới đây nhất, tàu của ông Hoàng Văn Tứ tiếp tục bị tàu Trung Quốc phá hoại làm hư hỏng hoàn toàn 9 tấm lưới rê đáy bùng nhùng, giá trị mỗi tấm lưới khoảng 9 triệu đồng. Chỉ trong vòng một tháng nay đã có không dưới 4 tàu cá của ngư dân Quảng Trị khi khai thác nguồn lợi thủy sản tại ngư trường Hoàng Sa, bị tàu Trung Quốc phá ngư, lưới cụ cũng như đẩy đuổi. Trường hợp của anh Nguyễn Ngọc Thiên, thuyền trưởng tàu QT 95645 TS, ở Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt bị cắt 8 tay lưới; tàu đánh cá của anh Bùi Văn Quang mang số hiệu QT 95069TS, tàu của anh Hồ Quốc Nguyên mang số hiệu QT 91499TS (đều ở Gio Hải, huyện Gio Linh) cũng bị hư hỏng ngư, lưới cụ do bị tàu Trung Quốc phá hoại. Ngư dân Nguyễn Ngọc Thiên, Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt kể lại: “Chúng tôi ra khơi từ ngày 27/4, sau 3 ngày lênh đênh trên biển chúng tôi thả lưới tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng vừa thả lưới thì tàu Trung Quốc đến phá, những tàu này chạy qua rồi kéo đứt lưới của ngư dân”.
Ông Biền lo lắng vì chưa biết lấy đâu kinh phí để sữa chữa và tiếp tục ra khơi Ngư dân Bùi Đình Biền, chủ tàu cá QT 90163 TS cho biết: “Tàu của tôi bị Trung Quốc phá hoại tàu và cắt hỏng hầu hết số lưới bùng nhùng khiến tôi thiệt hại hơn 50 triệu đồng. Hiện nay tôi đang phải vay tiền để khắc phục tàu”. Dù bị thiệt hại nặng sau chuyến biển vừa rồi, nhưng ông Cảm vẫn kiên quyết vươn khơi bám biển. Ông Cảm cho hay: “Giữa biển cả mênh mông, những chiếc thuyền của chúng ta là những “cột mốc sống” để giữ gìn và bảo vệ từng tấc đất của ông cha để lại. Hơn nữa, ngư dân chúng tôi đánh bắt trên ngư trường thuộc chủ quyền của mình, lại có lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư ngày đêm bám biển nên chúng tôi không sợ. Đáng buồn là các tàu Trung Quốc quá liều lĩnh, xem thường dư luận quốc tế, chúng bất chấp mọi thứ để có những hành động cản trở chúng ta. Sắp tới, khi phục hồi xong ngư, lưới cụ, chúng tôi vẫn tiếp tục ra ngư trường Hoàng Sa để đánh bắt cá”. Nhiều ngư dân Quảng Trị cho biết, ở ngư trường Hoàng Sa, các loại tàu hàng, tàu kéo, tàu ngầm của Trung Quốc đều có tham gia phá hoại và đe dọa tàu đánh cá của ngư dân. Sau khi phá xong, các tàu của Trung Quốc còn chờ ngư dân ta quay lại thu lưới thì đưa máy quay phim và máy chụp ảnh để ghi lại. Thậm chí, một số tàu của Trung Quốc còn sử dụng ghế, thùng đựng nước để ném vào tàu cá của ngư dân. Ông Bùi Đình Sành, Trưởng Ban tự quản tàu thuyền Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh cho biết: “Trong số các ngư dân có tàu đánh bắt xa bờ đều phải bỏ ra nguồn kinh phí khá lớn để đầu tư đóng tàu, mua sắm ngư lưới cụ. Việc tàu của ngư dân liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công, phá hoại đã khiến họ rơi vào cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, ngư dân vẫn cương quyết vươn khơi bám biển để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của đất nước. Không vì khó khăn trước mắt mà xa rời biển.
Hồng Long - Khánh Hồng - Đăng Đức
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp tài sản ở Hoàng Sa |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |