Friday, November 24, 2017

Lở núi khiến bà bầu không kịp đến viện đẻ, thai nhi tử vong

Lở núi khiến bà bầu không kịp đến viện đẻ, thai nhi tử vong


Lở núi khiến bà bầu không kịp đến viện đẻ, thai nhi tử vong

Posted: 24 Nov 2017 08:20 AM PST

Thai phụ 24 tuổi ở huyện miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi, chuyển dạ, sinh khó, phải chuyển viện lên tỉnh song gặp núi lở chặn đường đi lại.

Thai phụ chuyển dạ đêm 22.11. Do mưa lớn, đường khó đi, đến rạng sáng hôm sau chị mới được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Tây Trà. Lúc này, thai nhi đã bị sa tay (tay ra trước và bị kẹt). Nhận thấy ca sinh khó, nếu không mổ kịp thời sẽ gây tử vong cho mẹ và con, trung tâm y tế huyện đã chuyển sản phụ đến Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi cách huyện khoảng 100km.

Lở núi khiến bà bầu không kịp đến viện đẻ, thai nhi tử vong

Các bác sĩ đang cấp cứu cho sản phụ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Tuy nhiên, khi xe cấp cứu đưa sản phụ đi đến đèo Eo Chim giáp ranh huyện Trà Bồng thì bị tắc đường do sạt lở núi. Các y bác sĩ mất khoảng nửa giờ để đưa sản phụ qua điểm sạt lở. Trung tâm y tế huyện Trà Bồng cách đó 50km được yêu cầu hỗ trợ và điều xe cứu thương đưa sản phụ đến Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ngãi.

Bác sĩ Võ Đình Tuyến, Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ngãi cho biết, sản phụ nhập viện lúc 8h hôm 23.11 trong tình trạng băng huyết, mất máu, vỡ tử cung, bàng quang. Thai nhi đã tử vong trên đường đi.

Kíp trực gồm 6 bác sĩ mất hơn 4 giờ để cấp cứu truyền 3 lít máu, khâu bàng quang, cắt bỏ tử cung cứu sản phụ. “Sáng nay, sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân đã phục hồi”, bác sĩ Tuyến cho biết.

Lở núi khiến bà bầu không kịp đến viện đẻ, thai nhi tử vong

Một số tuyến đường huyện Tây Trà bị ách tắc do lở núi. Ảnh: Vân Hùng.

Nhiều ngày qua, tỉnh Quảng Ngãimưa lớn trên diện rộng làm nước sông dâng cao, gây sạt lở núi.

Theo Phạm Linh (VNE)


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Lở núi khiến bà bầu không kịp đến viện đẻ, thai nhi tử vong

Quảng Ngãi: Lại cho phép nhận chìm bùn đất xuống biển

Posted: 24 Nov 2017 01:27 AM PST

Do đã có đánh giá tác động môi trường của Bộ GTVT, nếu xảy ra ô nhiễm môi trường biển, đơn vị phê duyệt phải chịu trách nhiệm, vì vậy tỉnh Quảng Ngãi đã đồng ý cho chủ đầu tư thực hiện việc nhận chìm 62.000m3 bùn đất nạo vét theo giấy phép đã cấp trước đó.

Chiều 23.12, ông Đặng Văn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chủ trì buổi làm việc với Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và các sở ngành liên quan của tỉnh để nghe giải trình và xem xét việc cấp phép nhận chìm xuống biển 62.000m3 bùn đất nạo vét luồng hàng hải cảng Sa Kỳ năm 2017.

Quảng Ngãi: Lại cho phép nhận chìm bùn đất xuống biển

Ông Đặng Văn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi (đứng) chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Minh Trí – Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Ngãi tiếp tục giữ quan điểm lo ngại việc nhận chìm bùn sẽ gây tác động xấu cho khu du lịch biển Mỹ Khê, ảnh hưởng đến việc xây dựng đề án trình UNESCO công nhận Lý Sơn, vùng biển Bình Châu và các khu vực lân cận trở thành Công viên địa chất toàn cầu.

Đại diện Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi bày tỏ: Nếu cho phép nhận chìm số bùn đất nạo vét xuống biển thì cần giám sát kỹ, tránh nhà thầu làm gian dối bằng cách không đổ đúng vị trí.

Quảng Ngãi: Lại cho phép nhận chìm bùn đất xuống biển

Vị trí nhấn chìm 62.000m3 bùn đất cách không xa khu vực bờ biển Mỹ Khê.

PV Dân Việt đặt câu hỏi: ”Vị trí nhận chìm là hòn Bồng Than nằm phía ngoài và cách bãi tắm khu du lịch Mỹ Khê chỉ 7km. Theo đó, hải triều sẽ mang bùn đất đó tấp vào bờ, sẽ ảnh hưởng đến bãi tắm Mỹ Khê. Vì sao không chọn vị trí trên bờ mà cứ phải nhận chìm xuống biển?”.

Ông Nguyễn Quốc Tân – Phó Giám đốc Sở TNMT Quảng Ngãi khẳng định: “Trước khi tham mưu cho tỉnh, chúng tôi đã phối hợp với các sở ngành liên quan xem xét, tính toán và khảo sát rất kỹ. Đồng thời, cơ quan chức năng của Bộ GTVT cũng đã có phê duyệt đánh giá tác động môi trường tại vị trí biển cho nhận chìm bùn đất nạo vét… Cho nên không gây hại đến môi trường khu vực biển du lịch Mỹ Khê và xung quanh. Vị trí này là phù hợp, thuận lợi nhất nên hoàn toàn có thể cấp phép lại để triển khai nhận chìm bùn đất”.

Ông Đặng Văn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi kết luận: Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá của sở ngành chuyên môn của tỉnh; phê duyệt đánh giá tác động môi trường của Bộ GTVT…, tỉnh đồng ý cho chủ đầu tư thực hiện việc nhận chìm bùn đất nạo nét theo giấy phép đã cấp trước đó. Nếu sau này xảy ra ô nhiễm môi trường, đơn vị phê duyệt phải chịu trách nhiệm.

Quảng Ngãi: Lại cho phép nhận chìm bùn đất xuống biển

Một đoạn luồng hàng hải cảng Sa Kỳ.

Như Dân Việt đã phản ánh, luồng hàng hải Cảng Sa Kỳ thuộc Bộ GTVT quản lý, nằm trên địa bàn 2 xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi. Để chống bồi lấp, cứ 2 năm 1 lần, Bộ GTVT tổ chức cho nạo vét. Năm 2017, ước tính khối lượng nạo vét khoảng 62.000m3, tổng kinh phí gần 9 tỷ đồng. Sau khi rà soát, tỉnh Quảng Ngãi đã ký cấp giấy phép cho đơn vị thi công được phép nhận chìm 62.000m3 bùn, đất nạo vét xuống khu vực biển hòn Bồng Than, xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi. Thời gian nhận chìm từ tháng 10.2017-3.2018.

Đến ngày 3.11, sau khi báo Dân Việt đăng tải phản ứng từ phía Sở VHTTDL Quảng Ngãi, cùng nghi ngại của một số người dân, đại diện UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký văn bản hỏa tốc yêu cầu tạm dừng việc nhận chìm 62.000m3 bùn đất tại khu vực biển hòn Bồng Than theo giấy phép đã ký trước đó.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quảng Ngãi: Lại cho phép nhận chìm bùn đất xuống biển

Bí thư Quảng Ngãi nói về việc học thạc sĩ phải có bằng ĐH chính quy

Posted: 24 Nov 2017 01:18 AM PST

“Theo tôi, quy định của tỉnh Quảng Ngãi về việc đối với người sinh từ năm 1975 về sau phải tốt nghiệp ĐH chính quy mới được bổ nhiệm chức danh là hơi muộn. Đúng ra, cần quy định thời gian tuổi phải trước năm 1975, có như vậy mới sớm lựa chọn được đội ngũ cán bộ có nền kiến thức tốt”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ nói.

Bí thư Quảng Ngãi nói về việc học thạc sĩ phải có bằng ĐH chính quy

Ông Lê Viết Chữ. (ảnh VNN)

Liên quan đến vấn đề tỉnh Quảng Ngãi ban hành và thực hiện quy định: “Cán bộ sinh từ năm 1975 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp đại học (ĐH) chính quy mới được bổ nhiệm chức danh trưởng, phó phòng và tương đương thuộc sở, ban, ngành UBND huyện, thành phố” gây nhiều tranh cãi, phóng viên Dân Việt có trao đổi với Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi – Lê Viết Chữ.

Ông Lê Viết Chữ nói: “Quy định như vậy cũng có điểm hay, nghĩa là làm cho đội ngũ cán bộ tốt hơn, chất lượng hơn. Phần lớn những người trước đây làm lãnh đạo, họ sinh ra và lớn lên vào thời gian đất nước đang chiến tranh nên không có điều kiện đi học ĐH chính quy, phải học hệ tại chức để nâng cao trình độ. Thời điểm đó không phân biệt đào tạo hệ chính quy hay tại chức để bổ nhiệm.

Còn đối với thế hệ sinh ra khi đất nước thống nhất (1975) thì phải khác. Cần phải nói để thi đỗ ĐH ở Việt Nam rất khó, đòi hỏi phải có trí tuệ, học hành tử tế mới đạt được. Nhiều người như vậy, nhưng sau khi ra trường lại không được vào cơ quan nhà nước làm. Trong khi đó, có những người không thi đỗ ĐH, sau khi vào cơ quan nhà nước, họ đi học ĐH hệ tại chức, chất lượng đầu vào và quá trình đào tạo giữa chính quy và tại chức là một khoảng cách lớn. Nhiều trường hợp tốt nghiệp ĐH hệ tại chức xong, họ lại học tiếp thạc sĩ. Ở góc độ nào đó sự nỗ lực này cũng đáng ghi nhận.

Tuy nhiên vấn đề đào tạo ĐH hệ tại chức, dư luận lâu nay nêu nhiều ý kiến băn khoăn về chất lượng. Nếu như không có quy định như của tỉnh thì không thể đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức được. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đứng trước áp lực có nhiều trường hợp học ĐH chính quy, họ nói những người làm trong nhà nước không phải là người giỏi. Chính vì thế chúng ta phải có quy định để sàng lọc dần dần, để lựa chọn ra cán bộ giỏi”.

Như vậy, theo quy định của tỉnh, vấn đề bằng cấp là tiêu chí để đánh giá, lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ thưa ông?

- Cần phải nói vấn đề bằng cấp chỉ là một chuyện, không phải căn cứ vào bằng cấp nói người này giỏi, người kia không giỏi. Nhưng theo mặt bằng chung để nói, đối với người học ĐH chính quy, họ có năng lực trí tuệ nhất định, được sàng lọc qua kỳ thi tuyển quốc gia, điều này khác hoàn toàn so với người học ĐH tại chức. Còn người tốt nghiệp ĐH chính quy ra làm việc cũng phải rèn luyện, phấn đấu mới trở thành cán bộ tốt được, không phải cứ học ĐH chính quy sau khi ra trường là tốt ngay.

Theo tôi quy định của tỉnh, đối với người sinh từ năm 1975 về sau phải tốt nghiệp ĐH chính quy mới được bổ nhiệm chức danh là hơi muộn. Đúng ra phải quy định thời gian tuổi phải trước năm 1975, có như vậy mới sớm lựa chọn được đội ngũ cán bộ có nền kiến thức tốt.

Theo quy định của tỉnh, cán bộ từng học ĐH tại chức, nay dù có bằng thạc sĩ vẫn không có cơ hội được bổ nhiệm chức danh thưa ông?

- Không làm cán bộ lãnh đạo thì làm nhân viên, đối với cán bộ lãnh đạo thì phải chuẩn mực. Quy định ở đây là để sàng lọc, chọn ra những người có năng lực trí tuệ, được đào tạo bài bản để bổ nhiệm. Còn những trường hợp cụ thể như với miền núi, vùng sâu vùng xa thì sẽ có chính sách phù hợp khác. Tôi xin nhắc lại chuyện bằng cấp chỉ là một yếu tố, còn năng lực thực tiễn, việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ mới là quan trọng.

Báo chí vừa qua cũng thông tin về quy định của tỉnh và có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng không nên quy định như thế, còn phần lớn báo chí ủng hộ nên quy định như vậy.

Trường hợp cán bộ học ĐH tại chức, họ tiếp tục phấn đấu học lên thạc sĩ, nếu muốn được bổ nhiệm thì họ phải quay lại học ĐH chính quy?

- Không phải vậy, quy định trên là áp dụng với trường hợp bổ nhiệm mới, còn bổ nhiệm lại chưa có quy định. Không ai nói, học ĐH tại chức đã làm việc rồi phải quay lại học ĐH chính quy. Đó là báo chí chưa đủ thông tin khi viết bài nên đã suy diễn theo ý họ.

Tôi cũng phải nói có những người học ĐH tại chức nhưng họ rất giỏi. Trường hợp đặc biệt, dù là học ĐH tại chức nhưng có năng lực, có phẩm chất đạo đức, thực tế chứng minh người đó đủ năng lực đảm nhận cương vị thì cấp có thẩm quyền sẽ xem xét bổ nhiệm. Còn không ai bắt buộc người cán bộ đó phải đi học ĐH chính quy.

Xin cảm ơn ông (!)

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Bí thư Quảng Ngãi nói về việc học thạc sĩ phải có bằng ĐH chính quy

Cực đoan mới không cho người chưa có bằng chính quy vào quy hoạch

Posted: 23 Nov 2017 07:11 PM PST

Kết quả công việc phải được xem là yếu tố quyết định trong việc bổ nhiệm. Còn chuyện bằng cấp dù là tại chức hay chính quy chỉ nên xem là điều kiện cần…

Cán bộ chưa tốt nghiệp đại học hệ chính quy bị loại khỏi quy hoạch ở Quảng NgãiQuảng Ngãi tuyển dụng 1.658 giáo viên theo cách mới

Quy định chưa phù hợp 

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định số 61/2017/QĐ-UBND về quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó phòng. 

Theo quy định này, cán bộ muốn lên chức phải có bằng đại học hệ chính quy theo quy định.

Tỉnh Quảng Ngãicũng đã loại khỏi quy hoạch tất cả những người sinh từ 1976 tới nay chưa có bằng đại học chính quy.

Bên cạnh luồng dư luận ủng hộ quan điểm của tỉnh Quảng Ngãi, một số ý kiến khác cho rằng, việc tỉnh này đưa ra quy định nêu trên mang tính cực đoan và chưa toàn diện khi đánh giá, nhận xét bổ nhiệm cán bộ.

Bình luận về việc này, hôm 23/11 trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó phòng do tỉnh Quảng Ngãi ban hành là chưa hợp lý, thậm chí có phần cực đoan.

“Trong thực tế, rất nhiều đơn vị sử dụng lao động nghi ngờ về trình độ, năng lực của người học tại chức, hoặc sinh viên các trường dân lập.

Nhưng làm như vậy là không được.

Nhà nước không có sự phân biệt giữa người học tại chức và người học chính quy, tư thục cũng như công lập trong việc tuyển dụng cũng như bổ nhiệm cán bộ cả”, ông Dĩnh cho biết.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, quan trọng nhất trong việc tuyển dụng hoặc bổ nhiệm cán bộ là việc đánh giá năng lực thực tế cán bộ đó qua kết quả công việc.

“Kết quả, hiệu quả công việc phải được xem là yếu tố quyết định trong việc bổ nhiệm. Còn chuyện bằng cấp (tại chức hay chính quy) chỉ nên xem là điều kiện cần để tuyển dụng hoặc bổ nhiệm. 

Bởi giữa việc học và thực tế công việc có khoảng cách rất lớn.

Có những người học tại chức nhưng khi đi làm việc thì công việc họ làm rất tốt.

Nhưng có những người tốt nghiệp chính quy bằng giỏi nhưng công việc thực tiễn chưa chắc đã tốt, bởi ngoài kiến thức được đào tạo trong trường, nó phụ thuộc vào năng lực thực tiễn cá nhân nữa.

Kiến thức mà người ta có được trong nhà trường không quyết định năng lực của người được bổ nhiệm.

Kiến thức chỉ chiếm khoảng 30% năng lực con người, còn lại 70% là kỹ năng và tinh thần thái độ làm việc.

Nếu anh có kiến thức được đào tạo trong trường, nhưng không có kỹ năng thì không thể chuyển tải kiến thức đó ra/thành thực tiễn được.

Thực tế cũng chứng minh, rất nhiều người học giỏi chưa chắc đã thành công. Còn những người học bình thường, thậm chí là học hệ tại chức thì lại thành công, bởi họ luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong cuộc sống thương nhật.

Tất nhiên, kiến thức là quan trọng, nhưng ở đây nó (kiến thức) phải được hiểu là kiến thức tiếp thu từ thực tế, tự học, tìm tòi, sáng tạo chứ không chỉ có kiến thức được đào tạo trong nhà trường.

Cực đoan mới không cho người chưa có bằng chính quy vào quy hoạch

Ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ảnh: quangngai.gov.vn.

Do đó, để đánh giá toàn diện trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, cơ quan có thẩm quyền phải xem trong quá trình làm việc người ta có hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hay không, chuyên môn có đáp ứng được nhu cầu công việc không…

Nếu quy định như Quảng Ngãi thì thiên về bằng cấp (đại học chính quy, chứ chưa tính toán đến kỹ năng, tinh thần, thái độ làm việc – yếu tố chiếm tới 70% năng lực con người”, ông Dĩnh nêu quan điểm. 

Quan trọng là kỹ năng, tinh thần, thái độ làm việc

Ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, việc Quảng Ngãi đưa ra quy định nói trên sẽ khiến người có bằng đại học tại chức cảm thấy thiệt thòi trong trường hợp cơ quan, đơn vị tổ chức tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ.

“Có nhiều người học tại chức trước đây do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử không có điều kiện học chính quy.

Khi đất nước thoát khỏi chiến tranh họ được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước làm việc, sau đó đi học tại chức. Thực tế chúng ta vẫn có những người làm việc rất tốt. 

Đây cũng là một trong những nguyên nhân nhà nước mở đào tạo tại chức để người ta vừa học vừa làm nhằm hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một ngành khác với ngành mình đang làm.

Tuy nhiên, dù học đại học tại chức hay chính quy, thì khi người học đạt được yêu cầu thì cơ sở đào tạo mới cho tốt nghiệp. 

Do đó, khi tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của Quảng Ngãi, những người này sẽ thất thiệt hơn người có bằng đại học chính quy”, ông Dĩnh nêu ý kiến.

Cực đoan mới không cho người chưa có bằng chính quy vào quy hoạch

Thi tuyển công chức .Ảnh minh họa trên Báo Điện tử Tri thức trực tuyến (Zing.vn).

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhận định, địa phương nào đưa ra quy định không quy hoạch cán bộ có bằng đại học tại chức (theo quy định của địa phương) là biểu hiện sự bất lực trong việc tuyển chọn cán bộ.

“Ở nước ngoài, người ta không quan trọng chuyện bằng cấp trong tuyển dụng, bổ nhiệm. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm là những người đáp ứng được mục đích, yêu cầu công việc thông qua thi tuyển.

Tôi nghĩ, cơ quan đưa ra quy định này đang bất lực trong việc tuyển chọn cán bộ.

Ông Dĩnh cũng cho rằng, để tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ có năng lực, cơ quan, cơ quan có thẩm quyền phải có phương pháp để đánh giá năng lực con người.

“Để tuyển, bổ nhiệm cán bộ tốt, thì cứ tổ chức thi tuyển là biết ngay chứ không nên phân biệt người đó học tại chức hay chính quy, dân lập hay công lập”, ông Dĩnh nêu quan điểm.

Trước đó, ngày 15/9/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định số 61/2017/QĐ-UBND về quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó phòng (quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2017).

Theo đó, người được bổ nhiệm “phải có trình độ đại học trở lên theo chuyên ngành, chuyên môn phù hợp với lĩnh vực công tác của vị trí, chức danh bổ nhiệm”, cụ thể:

“Trưởng, phó phòng và tương đương thuộc sở ban ngành, sinh từ năm 1965 đến 1975 tốt nghiệp đại học hệ chính quy.

Trường hợp tốt nghiệp đại học không chính quy thì phải có quá trình công tác và năng lực thực tiễn vượt trội.

Có uy tín và phẩm chất đạo đức tốt, được đơn vị tín nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ba năm liền kề gần nhất, có thể xem xét bổ nhiệm lần đầu.

Các trường hợp sinh từ sau năm 1975 trở đi phải tốt nghiệp đại học chính quy.

Trưởng, phó phòng cấp huyện sinh năm 1965 trở về sau tốt nghiệp đại học chính quy.

Trường hợp sinh năm 1965 đến năm 1975 tốt nghiệp đại học không phải chính quy thì phải có quá trình công tác và năng lực thực tiễn vượt trội.

Có uy tín và phẩm chất đạo đức tốt, được đơn vị tín nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ba năm liền kề gần nhất, có thể xem xét bổ nhiệm lần đầu (trừ chức danh Trưởng phòng giáo dục và đào tạo).

Trường hợp sinh năm 1976 trở về sau tốt nghiệp đại học không chính quy thì phải có quá trình công tác và năng lực thực tiễn vượt trội.

Có uy tín và phẩm chất đạo đức tốt, được đơn vị tín nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ba năm liền kề gần nhất, có thể xem xét bổ nhiệm lần đầu.

Theo GDVN


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Cực đoan mới không cho người chưa có bằng chính quy vào quy hoạch