Trung Quốc lên tiếng về 4 giàn khoan mới |
- Trung Quốc lên tiếng về 4 giàn khoan mới
- Vì sao Nga không ủng hộ tham vọng TQ ở Biển Đông?
- Dự đoán dầu khí tại vịnh Bắc Bộ… TQ đặt giàn khoan Nam Hải 9
- Điều thêm giàn khoan Nam Hải số 9: TQ mưu tính ý đồ gì?
- Những diễn biến mới nhất quanh giàn khoan Nam Hải 9
- Giáo sư Carl Thayer: ‘Đâm tàu Việt Nam là hành vi cướp biển’
- Cặp kính đặc biệt gửi đến tướng “diều hâu” La Viện
- Diplomat: Bài học từ Hải chiến Hoàng Sa 1974
- Trung Quốc có thể tạo ra tiền lệ tồi tệ cho các đảo nhân tạo
- Tàu chiến Mỹ, Philippines sẽ chạm mặt tàu Trung Quốc ở Scarborough?
Trung Quốc lên tiếng về 4 giàn khoan mới Posted: 21 Jun 2014 08:04 PM PDT Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua tuyên bố việc triển khai 4 giàn khoan dầu ở Biển Đông trong thời gian tới là "hoạt động bình thường" Trong cuộc họp báo, các phóng viên hỏi bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, rằng liệu 4 giàn khoan mới nằm trong vùng biển tranh chấp hay không, Tân Hoa Xã đưa tin. Bà Hoa nói rằng việc Trung Quốc triển khai 4 giàn khoan mới không phải sự kiện bất thường. "Mọi người có thể tìm tọa độ của các giàn khoan trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc. Chúng ta không nên ầm ĩ đối với những hoạt động bình thường như thế", bà Hoa nói.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã Cục Hải sự trung Quốc đã thông báo trên trang web của họ về hoạt động của các giàn khoan Nam Hải số 2, 4, 5 và 9. Theo họ, Trung Quốc sẽ triển khai giàn khoan "Nam Hải số 2" và "Nam Hải số 5" tại vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa (Pratas) do Đài Loan kiểm soát. Giàn khoan "Nam Hải số 4" sẽ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc. Mặc dù trang web của Cục Hải sự Trung Quốc không nêu rõ chủ sở hữu của các giàn khoan, song họ khẳng định 3 giàn khoan sẽ xuất hiện tại các vị trí theo kế hoạch của họ vào ngày 12/8. Giàn khoan thứ 2 đặt cửa vịnh Bắc Bộ: Thủ thuật thủ đoạn của TQ! Thời báo Hoàn cầu dẫn lời ông Zhuang Guotu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) coi việc Trung Quốc triển khai các giàn khoan trái phép là một “động thái chiến lược”. “Việc tăng số lượng giàn khoan chắc chắn sẽ tạo tâm lý căng thẳng cho Philippines và Việt Nam”, ông Zhuang tuyên bố đầy khiêu khích. Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) từng tuyên bố họ sẽ triển khai 4 dự án ở phía tây và phía đông của Biển Đông trong nửa cuối năm 2014. Tuy nhiên, người ta chưa rõ liệu 4 giàn khoan này có thuộc một phần của dự án của CNOOC hay không. Trong khi đó, người phát ngôn của CNOOC từ chối bình luận. Theo Zing News Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc lên tiếng về 4 giàn khoan mới |
Vì sao Nga không ủng hộ tham vọng TQ ở Biển Đông? Posted: 21 Jun 2014 08:00 PM PDT Sự cảnh giác của Nga đang đẩy Trung Quốc vào tình thế ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế. Gần đây, căng thẳng tranh chấp chủ quyền biển đảo tại châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng trở nên nóng bỏng với hàng loạt hành động ngang ngược, hung hăng của Trung Quốc không chỉ trên biển Hoa Đông mà còn trên cả Biển Đông. Không chỉ liên tục cho chiến đấu cơ áp sát máy bay quân sự của Nhật Bản trên biển Hoa Đông và tìm cách bồi đắp các bãi đá trên xung quanh quần đảo Trường Sa để xây đảo nhân tạo, Trung Quốc còn ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và sau đó là một loạt giàn khoan khác xuống Biển Đông. Với một loạt những hành động ngang ngược bất chấp thông lệ và luật pháp quốc tế đó của Trung Quốc, tình hình an ninh trên Biển Đông trở nên vô cùng nghiêm trọng, khiến cộng đồng quốc tế phải bày tỏ quan ngại sâu sắc. Trong bối cảnh đó, chúng ta đã chứng kiến Mỹ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam và tăng cường hợp tác quân sự với Philippines. Tuy nhiên, chúng ta chưa thấy Nga, “đối tác chiến lược” của Trung Quốc bày tỏ quan điểm gì về vấn đề tranh chấp Biển Đông, và Moscow cũng không hề có bất cứ lời nào công khai thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường của Bắc Kinh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Sự im lặng này của Nga đã khiến cho nhiều người Trung Quốc thất vọng, bởi họ đã từng ảo tưởng rằng Nga sẽ ủng hộ tham vọng của họ trên Biển Đông sau khi Nga-Trung ký kết thỏa thuận khí đốt kỷ lục và trở thành “đối tác chiến lược” của nhau. Theo chuyên gia phân tích Mu Chunshan tại Bắc Kinh, Trung Quốc, sự im lặng này của Nga không đồng nghĩa với việc Nga đang thực hiện chính sách “hai mặt” trong quan hệ với Trung Quốc. Việc Nga không thể hiện sự ủng hộ đối với Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông chứa đựng nhiều yếu tố chính trị và chiến lược, trong đó có 4 lý do cơ bản sau. Thứ nhất, quan hệ Nga-Trung hoàn toàn khác về bản chất so với quan hệ Mỹ-Philippines. Về cơ bản, Trung Quốc không phải là đồng minh của Nga. Hai nước này chưa từng ký một hiệp ước đồng minh nào, trong khi Mỹ đã ký một loạt hiệp ước anninh với Philippines và Nhật Bản. Trong một quan hệ đồng minh, các bên đều có nghĩa vụ bắt buộc theo hiệp ước để hỗ trợ về mặt chính trị và thậm chí cả quân sự trong trường hợp đồng minh của mình bị nguy cấp (chẳng hạn như bị nước ngoài xâm lược). Trong ngoại giao quốc tế, đây là mức độ cao nhất của mối quan hệ song phương. Trong khi đó, mặc dù quan hệ Nga-Trung có chứa đựng một số yêu tố của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, song hai nước này chưa có nghĩa vụ ràng buộc theo hiệp ước để bảo vệ lẫn nhau trên trường quốc tế cũng như vì lợi ích quốc gia của nhau. Bấy lâu nay, truyền thông Trung Quốc vẫn thường tuyên truyền để tìm cách nhấn mạnh các yếu tố tích cực trong quan hệ Nga-Trung, khiến một bộ phận người dân nước này trở nên “ảo tưởng” về mối quan hệ này.
Nga không có lý do gì để ủng hộ hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông Có những lúc, báo chí Trung Quốc còn mạnh mồm tuyên bố rằng Nga và Trung Quốc là “đồng minh”, mặc dù hai nước chưa hề ký kết hiệp ước đồng minh nào. Điều đó đã khiến nhiều người tưởng rằng hợp tác chính trị Nga-Trung là vô cùng sâu rộng, và điều đó sẽ giúp cải thiện tình hình an ninh của Trung Quốc. Tuy nhiên thực tiễn trong quan hệ quốc tế cho thấy dù quan hệ Nga-Trung có nồng ấm đến mức nào đi chăng nữa, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Biển Đông không phải là nơi để Nga có thể mở rộng lợi ích của mình, cũng không phải là nơi mà Nga nhất thiết phải can thiệp khi không có quan hệ đồng minh chính thức với Trung Quốc. Có vẻ như từ trước tới nay, Trung Quốc đã quá kỳ vọng vào sự ủng hộ của Nga đối với tham vọng của họ trên Biển Đông mà đứng ra thách thức cả cộng đồng quốc tế. Thứ hai, Nga có quan hệ rất tốt đẹp với nhiều quốc gia ven Biển Đông, và Nga không cần phải công kích các nước Đông Nam Á vì lợi ích của Trung Quốc. Như đã nói ở trên, Nga không hề mặn mà với việc công khai ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, bởi Moscow không muốn đánh mất quan hệ tốt đẹp đã dày công xây dựng với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nga thừa hưởng mối quan hệ hữu nghị bền chặt với Việt Nam từ Liên Xô, và mối quan hệ này tiếp tục phát triển với sự vun đắp của lãnh đạo và nhân dân hai nước. Việt Nam và Nga cũng có quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quốc phòng được phát triển từ giai đoạn sau Thế Chiến II tới nay. Trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng đã mua một loạt tàu ngầm Kilo hiện đại của Nga nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ trên biển của mình. Ngoài ra, trong nửa cuối năm 2014, Nga sẽ tiếp tục chuyển giao 4 máy bay tiêm kích Su-30MK2 cho Việt Nam, một loại vũ khí ưu việt để có thể khống chế bầu trời trên đất liền và trên biển trong trường hợp xung đột nổ ra.
Việt Nam sẽ nhận thêm 4 máy bay tiêm kích Su-30MK2 vào cuối năm nay Nga cũng có quan hệ hợp tác tốt đẹp với Philippines. Cách đây 2 năm, 3 tàu hải quân của Nga, trong đó có tàu khu trục chống ngầm Admiral Panteleyev đã tới thăm quân cảng của Philipines trong 3 ngày nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước. Thứ ba, Nga không có lý do gì để đối đầu trực tiếp với Mỹ về vấn đề Biển Đông. Hiện nay trọng tâm của Nga vẫn là ở châu Âu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng Ukraine. Vấn đề Ukraine và cuộc đối đầu giữa Nga với phương Tây sẽ rất khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, Nga không có cả mong muốn lẫn khả năng để đối đầu với Mỹ ở Biển Đông. Ngoài ra, các tranh chấp trên Biển Đông không thực sự là xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỹ chỉ là một yếu tố có ảnh hưởng chứ không phải là nhân tố quyết định tình hình khu vực trong tương lai. Là một kẻ ngoài cuộc, Nga càng có ít động lực hơn để hậu thuẫn Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và lên tiếng chỉ trích Mỹ. Thứ tư, chính cách hành xử hung hăng, ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc hiện nay cũng khiến Nga phải lo ngại. Ở Nga, không ít người lo ngại rằng với cách hành xử này, Trung Quốc rồi sẽ dần dần “nuốt” các lãnh thổ ở khu vực Viễn Đông của Nga giáp biên giới với Trung Quốc. Mặc dù các quan chức Nga rất lạc quan về triển vọng hợp tác với Trung Quốc ở khu vực Viễn Đông, họ chưa bao giờ ngớt cảnh giác trước cái gọi là “tham vọng bành trướng lãnh thổ” của Trung Quốc. Bị cộng đồng quốc tế lên án và chỉ trích, bị ngay cả “đối tác chiến lược” nghi ngờ và cảnh giác, Trung Quốc đang phải trả giá cho những hành động ngang ngược bất chấp thông lệ và luật pháp quốc tế của mình, và chính điều đó đang đẩy Trung Quốc vào tình thế ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế. Theo Khampha Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Vì sao Nga không ủng hộ tham vọng TQ ở Biển Đông? |
Dự đoán dầu khí tại vịnh Bắc Bộ… TQ đặt giàn khoan Nam Hải 9 Posted: 21 Jun 2014 07:27 PM PDT Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho hay, khu vực này có cấu tạo địa chất liền nhau, có khả năng có dầu khí… Ngày 18/6, website của Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này đang đưa giàn khoan Nam Hải 9 vào Biển Đông. Đây là giàn khoan thứ hai mà Trung Quốc đưa ra biển Đông, sau giàn khoan Hải Dương 981 đang đặt phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Giàn khoan Nam Hải 9 sẽ được tàu lai dắt kéo từ toạ độ 17 độ 38 phút vĩ Bắc – 110 độ 12 phút 3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14 phút 6 vĩ Bắc – 109 độ 31 phút kinh Đông trên Biển Đông, với tốc độ 4 hải lý/giờ. Theo đó, tọa độ xuất phát của giàn khoan này chính là từ đảo Hải Nam, trong khi điểm đến của nó là khu vực cửa vịnh Bắc Bộ – nơi Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tiến hành các bước để đàm phán phân định lãnh hải. Vậy, khu vực cửa vịnh Bắc Bộ, nơi mà Trung Quốc đưa giàn khoan thứ 2 có tên Nam Hải 9 ra, nói riêng và khu vực vịnh Bắc Bộ nói chung, tiềm năng dầu khí như thế nào?
Giàn khoan Nam Hải 9. Giàn khoan thứ 2 đặt cửa vịnh Bắc Bộ: Thủ thuật thủ đoạn của TQ! Khu vực vịnh Bắc Bộ có khả năng có dầu khí Theo ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, theo dự báo, khu vực này có cấu tạo địa chất liền nhau, có khả năng có dầu khí. “Thực ra trong nhiều năm qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc đã có sự hợp tác nhằm thăm dò và khai thác dầu khí trên vịnh Bắc Bộ, ở một vùng biển chung, có diện tích chồng lấn hai bên, nhưng đã được phân định đường biên giới trên biển. Những gì liên quan đến lợi ích, chủ quyền quốc gia, hai bên đều tôn trọng, đề cao trong quá trình hợp tác này. Nếu có ai đó, không tôn trọng chủ quyền của nhau, thì chúng tôi sẽ phản đối”, ông Hậu nói. Trước đó, hồi tháng 6/2013, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc ký thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 liên quan tới thỏa thuận thăm dò, khai thác dầu khí chung trong khu vực ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Khi đó, trả lời phỏng vấn trên báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết, thỏa thuận hợp tác giữa PVN và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc được ký lần đầu từ năm 2006 phù hợp với Hiệp định đã ký kết giữa hai nước về phân định Vịnh Bắc Bộ. Thỏa thuận này đã được gia hạn 3 lần. Lần này là lần thứ 4 với thời hạn đến năm 2016. Theo đó, Việt Nam và phía Trung Quốc đã thỏa thuận với nhau về một vùng biển nằm trên vịnh Bắc Bộ, nằm trên đường phân định hai quốc gia; cùng nhau thăm dò và cùng nhau khai thác khi phát hiện có dầu khí. Ngoài việc gia hạn, thỏa thuận lần thứ 4 này đã thống nhất mở rộng khu vực thăm dò chung nằm trên đường phân định hai quốc gia trên vịnh Bắc Bộ của hai nước lên gần 3 lần so với lần đầu năm 2006. Khu vực này được chia đều qua đường phân định trên vịnh Bắc Bộ, một nửa nằm phía Việt Nam và một nửa nằm bên phía Trung Quốc. Trên khu vực này, hai tổng công ty của hai Nhà nước sẽ cùng nhau tiến hành thăm dò, nhằm phát hiện các cấu tạo địa chất có chứa dầu khí. Khi phát hiện có dầu khí, hai bên sẽ tiếp tục bàn thảo, để cùng nhau hợp tác khai thác. Giàn khoan Nam Hải 9 không có khả năng khai thác dầu khí Theo nhận định của chuyên gia hàng hải Đỗ Thái Bình, Hội viên Hội Khoa học biển Việt Nam, giàn khoan Hải Dương 981 có nhiệm vụ chính là thăm dò dầu khí ở vùng nước sâu và khai thác dầu khí nước sâu. Còn giàn khoan Nam Hải 09 là giàn khoan thế hệ cũ, chỉ có khả năng khai thác vùng thềm lục địa, không có khả năng thăm dò dầu khí. “Nếu đã có sự di chuyển giàn khoan kiểu này thì chắc chắn Trung Quốc sẽ tiến hành khai thác dầu. Nếu họ chỉ khai thác trên biển họ thì không vấn đề, nhưng nếu khai thác trên vùng biển của Việt Nam thì phải kiên quyết đấu tranh", ông Bình nói. Trung Quốc có thể kéo giàn khoan tới Trường Sa Trong buổi tọa đàm về tình hình an ninh Biển Đông diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ngày 20/6, thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, cho biết, Trung Quốc có thể kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Đỉnh điểm của căng thẳng trên biển Đông vẫn còn nằm ở phía trước và Trung Quốc sẽ tiếp tục tung ra những quân cờ mới.
Sơ đồ khu vực xác định thỏa thuận thăm dò chung Việt Nam – Trung Quốc tại vịnh Bắc Bộ. Điều thêm giàn khoan Nam Hải số 9: TQ mưu tính ý đồ gì? Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết, qua trao đổi, nhiều học giả của Việt Nam cho rằng từ nay đến thời điểm 15/8, Trung Quốc sẽ rút giàn khoan Hải Dương 981khỏi vị trí hiện nay do không muốn để giàn khoan làm mục tiêu cho thế giới chỉ trích. Tuy nhiên, hướng đi sắp tới sau khi rút đi giàn khoan Hải Dương 981 là rất khó dự đoán. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, có 3 kịch bản mà Trung Quốc sử dụng với giàn khoan Hải Dương 981 trong thời gian tới gồm: rút ra vùng biển quốc tế, rút về vùng biển của Trung Quốc và nguy hiểm nhất là vẫn duy trì giàn khoan này ở trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kéo hướng về phía quần đảo Trường Sa. Tại các vị trí mà giàn khoan Hải Dương 981 đã “khảo sát, thăm dò”, Trung Quốc có thể đưa vào đó những giàn khoan khác cùng lực lượng tàu bảo vệ, tàu cá… “Không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ hợp tác với một bên thứ ba để khai thác, hoạt động. Đó là lúc họ hiện thực hóa việc xâm chiếm vùng biển của Việt Nam cả trên mặt biển, trên không và dưới đáy biển”, thiếu tướng Lê Văn Cương nói. Theo nhận định của thiếu tướng Lê Văn Cương, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp đấu tranh hòa bình buộc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Tuy nhiên, đỉnh điểm của những căng thẳng trên biển Đông vẫn còn nằm ở phía trước. “Trung Quốc hiện mới đang tung ra những quân tốt, quân mã cho ván cờ của mình mà chưa đưa ra xe, pháo… ”, thiếu tướng Cương nói Thiếu tướng Lê Văn Cương cũng khẳng định Việt Nam muốn giải quyết bằng biện pháp hòa bình nhưng không hề sợ hãi nếu buộc phải sử dụng vũ lực để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Theo Kiến thức Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Dự đoán dầu khí tại vịnh Bắc Bộ... TQ đặt giàn khoan Nam Hải 9 |
Điều thêm giàn khoan Nam Hải số 9: TQ mưu tính ý đồ gì? Posted: 21 Jun 2014 07:25 PM PDT Tiến sĩ Trần Công Trục nhận định đây là bước đi nguy hiểm. Việt Nam cần chủ động có các phương án ứng phó và cần nhanh chóng có biện pháp đấu tranh pháp lý. Trong lúc tình hình Biển Đông đang diễn biến căng thẳng do Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc lại tiếp tục có hành động có thể khiến căng thẳng leo thang với việc điều thêm giàn khoan xuống hoạt động ở khu vực Biển Đông. Giàn khoan"Nam Hải số 9" của Trung Quốc. Ảnh: Shipspotting Giàn khoan thứ hai này có tên “Nam Hải số 9” nặng hơn 21.000 tấn, chiều dài 600m, tốc độ di chuyển khoảng 4 hải lý/giờ. Hiện giàn khoan “Nam Hải số 9”đang di chuyển tới vị trí có tọa độ 17°14.1 vĩ độ Bắc, 109°31 vĩ độ Đông trên Biển Đông. Giàn khoan thứ 2 đặt cửa vịnh Bắc Bộ: Thủ thuật thủ đoạn của TQ! Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Công Trục - Nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ, về những động thái mới này. PV: Trong khi dư luận quốc tế và Việt Nam mạnh mẽ lên án việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 thì Trung Quốc lại tiếp tục điều thêm giàn khoan thứ hai. Ông có nhận định gì về ý đồ của Trung Quốc qua động thái này?
TS Trần Công Trục TS Trần Công Trục: Tôi không bất ngờ về những động thái mà Trung Quốc tiến hành trong thời gian vừa rồi. Trung Quốc đã tính toán mọi điều kiện quốc tế, khu vực và sự phản ứng của các nước để họ thực hiện ý đồ của mình. Sự việc này nhằm nhiều mục đích khác nhau, nhưng một trong những mục đích quan trọng lần này là nhằm vào vấn đề kinh tế, khai thác tài nguyên ở khu vực trong phạm vi mà họ yêu sách. Trước hết họ làm trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và vùng biển gần đó. Rõ ràng chúng ta biết giàn khoan Hải Dương 981 mà họ đang làm, đang tồn tại với rất nhiều di chuyển, nhiều động thái và đặc biệt là với một lực lượng rất lớn để hộ tống với một quyết tâm rất lớn, tiêu tốn một ngày hàng trăm triệu đô la Mỹ. Trong tình hình Việt Nam và quốc tế có những phản ứng mạnh mẽ mà họ vẫn không dừng lại, tiếp tục đặt một giàn khoan tương tự ở phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Theo thông tin ban đầu tôi cũng đối chiếu và so sánh thì khu vực này nằm ở phạm vi cửa Vịnh Bắc Bộ mà hai bên còn đang đàm phán để phân định ranh giới. Họ đang tính toán để thực hiện việc thăm dò nghiên cứu định ra việc khai thác nguồn tài nguyên trong phạm vi này. Đây là nơi ẩn chứa nhiều nguồn tài nguyên mà người ta cho rằng ai có thể khai thác, đánh giá được nguồn tài nguyên này thì có thể làm chủ được nguồn tài nguyên của tương lai nhân loại. Vì đây là nơi ẩn chứa nhiều băng cháy (loại năng lượng tương lai mạnh hơn và có thể thay thế dầu mỏ – PV) mà giàn khoan khổng lồ này khoan sâu đến 3000 mét đang nhằm vào nguồn tài nguyên mà loài người đang hướng đến. PV: Ông nhận định mức độ nghiêm trọng của sự việc này thế nào? TS Trần Công Trục: Đây là bước nữa khiến chúng ta khẳng định được rằng một trong những mục tiêu quan trọng mà Trung Quốc nhằm vào chính là nguồn tài nguyên chứa đựng trong thềm lục địa này. Họ sẽ tính toán rất tinh vi để thực hiện bằng được và tính các vị trí để đặt giàn khoan về mặt chuyên môn có thể khai thác được và về mặt pháp lý có thể né tránh những phản ứng của dư luận và thậm chí cài những bẫy pháp lý mà nếu chúng ta không nghiên cứu cẩn thận thì chúng ta sẽ sa vào để mà gián tiếp hoặc trực tiếp thừa nhận yêu sách vô lý của họ đối với vị trí vai trò của quần đảo Hoàng Sa của chúng ta trong việc mở rộng phạm vi của vụ việc. Đấy là điều tôi xin lưu ý. Rõ ràng đây là một bước đi cực kỳ nghiêm trọng. Tức là họ có nhiều hoạt động gây quan ngại từ phía Nam rồi chuyển lên phía Bắc. Đây là điều mà chúng ta cần phải có những suy nghĩ và có các phương án cụ thể. Chúng ta cần mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc đấu tranh này. PV: Trong bối cảnh như vậy, chúng ta nên có những bước đi như thế nào? Việc kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế sẽ đóng vai trò ra sao, thưa ông? TS Trần Công Trục: Về đấu tranh dư luận, vừa rồi chúng tôi có đánh giá qua sự việc họ đặt giàn khoan Hải Dương 981 thì phản ứng của dư luận về mặt ngoại giao, chúng ta làm khá kịp thời, đúng mức độ cần thiết và rất rõ ràng. Chúng ta đã có những lập trường rõ ràng, thế giới cũng nhận ra điều đó và ủng hộ chúng ta nhiều hơn. Tuy nhiên, phải đẩy mạnh hơn nữa, kịp thời hơn nữa, chủ động hơn nữa. Chứ nếu chúng ta cứ chạy theo sự kiện thì khó có thể phản ứng nhanh.Về đấu tranh dư luận thì phải rộng rãi và chuẩn xác hơn nữa về mặt truyền thông. Về mặt pháp lý đã đến lúc chúng ta phải nhanh chóng xúc tiến việc kiện Trung Quốc, không nên chần chừ nữa. Bởi vì chúng ta biết rằng không còn là việc Trung Quốc có tính chất thăm dò hay phản ứng gì nữa mà họ làm thực sự rồi. Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế, vi phạm đến chủ quyền lãnh thổ như Gạc Ma là sự vi phạm rất nghiêm trọng. Vì thế chúng ta phải dùng biện pháp đấu tranh pháp lý. Trên thực địa thì chúng ta tiếp tục đầu tư hơn nữa, động viên các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tiếp tục công việc kiên trì vận động và đảm bảo an toàn cho ngư dân. Chúng ta cũng phải tính đến những phương án cụ thể về mặt pháp lý như đơn phương kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Có rất nhiều nội dung ta có thể kiện được. Theo tôi kiện để các cơ quan tài phán thụ lý cho mình, có trách nhiệm để xem xét thì chỉ có 2 nội dung ta có thể kiện được. Nội dung thứ nhất là kiện giải thích áp dụng sai Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 trong việc xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa mà họ lấy làm cơ sở yêu sách cho đường lưỡi bò. Đó cũng là kinh nghiệm mà Philippin đã làm. Khả năng kiện thứ hai, chúng ta kiện Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa vì hiện nay họ đang làm mọi chuyện để biến đảo chìm thành đảo nổi với các công trình như sân bay và các hệ thống như căn cứ quân sự gây quan ngại đến an ninh khu vực. Hai cái đó tôi nghĩ chúng ta đơn phương kiện và các cơ quan tài phán và các tổ chức quốc tế có trách nhiệm trong việc thụ lý này. PV: Xin cảm ơn ông! Theo VOV Online Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Điều thêm giàn khoan Nam Hải số 9: TQ mưu tính ý đồ gì? |
Những diễn biến mới nhất quanh giàn khoan Nam Hải 9 Posted: 21 Jun 2014 07:22 PM PDT Theo Cảnh sát biển VN, tới chiều qua, giàn khoan Nam hải 9 chưa nằm trong vùng nhạy cảm mà vẫn nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50 – 60 hải lý. Giàn khoan Nam Hải 9 vẫn chưa nằm trong vùng nhạy cảm Liên quan đến thông tin trên website của Cục Hải sự Trung Quốc loan báo về việc tiếp tục đưa giàn khoan thứ hai – Nam Hải 9 vào biển Đông, trao đổi với Pháp Luật TP HCM , Trung tá Đặng Hồng Quân, Phòng Tuyên huấn, Cảnh sát biển Việt Namcho biết, mọi phương tiện hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đều được lực lượng cảnh sát biển phát hiện, theo dõi và sẵn sàng ứng phó nếu vi phạm pháp luật Việt Nam. Theo ông Quân, cho đến thời điểm này, phía Cảnh sát biển Việt Nam chưa ghi nhận phương tiện nào như là giàn khoan mang tên “Nam Hải 9” tại khu vực biển mà website Cục Hải sự Trung Quốc loan báo. Trong khi đó, cùng ngày, báo Tuổi trẻ dẫn lời Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm – Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết, Cảnh sát biển đã, đang và sẽ theo dõi sát sao giàn khoan Nam Hải 9 và chuẩn bị các phương án đối phó với mọi tình huống.
Giàn khoan Nam Hải 9 hiện vẫn chưa nằm trong vùng nhạy cảm. Theo khẳng định của Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, giàn khoan này chưa nằm trong vùng nhạy cảm, hiện nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50 – 60 hải lý; cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý. Giàn khoan thứ 2 đặt cửa vịnh Bắc Bộ: Thủ thuật thủ đoạn của TQ! Không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ dừng lại Việc Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan thứ 2 ra Biển Đông cho thấy nước này không chịu dừng lại việc khẳng định chủ quyền phi lý của mình. Theo bà Tôn Vân, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm phản biện chính sách Stimson (Mỹ) nói: “Sẽ phải còn chờ xem địa điểm hạ đặt cuối cùng của giàn khoan Nam Hải 9 là ở đâu, nhưng có vẻ động thái đưa nó ra biển Đông vào thời điểm này đã được tính toán kỹ lưỡng. Quyết định này cho thấy Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ con đường khẳng định cái gọi là chủ quyền theo phương thức cưỡng bức”. Bà Tôn Vân cũng phân tích thêm, trong cách nhìn của lãnh đạo Trung Quốc, những “kiềm chế” từ nước này trong quá khứ đã không làm được gì để giúp cải thiện các tranh chấp trên biển và do vậy, Bắc Kinh bắt buộc phải thay đổi hiện trạng “bằng tất cả các biện pháp cần thiết”. Bà Vân nhận định: “Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ dừng lại. Và mỗi khi tiến hành một động thái “dân sự” như hạ đặt giàn khoan như thế này, hầu như chắc chắn Bắc Kinh cũng chuẩn bị các nguồn lực quân sự và bán quân sự cần thiết để bảo vệ các tài sản “dân sự” như thế”. Việc đưa giàn khoan Nam Hải 9 tới Biển Đông diễn ra đồng thời cùng với sự kiện ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam đã khiến dư luận trong nước cũng như quốc tế vô cùng quan tâm và băn khoăn về mục đích thật sự của Trung Quốc. Theo Giáo sư Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì sang Việt Nam không xuất phát từ bất cứ thiện chí nào, và cũng không mang theo thông điệp hòa bình, mà sang để tiếp tục truyền đạt quan điểm cứng rắn và sai trái của Trung Quốc. Giáo sư Vũ Minh Giang nói: “Ông Dương Khiết Trì là một nhân vật cứng rắn, chưa bao giờ có quan điểm mềm mỏng, và đã hơn 1 lần tuyên bố không rút giàn khoan. Đây là nhân vật cao nhất của Trung Quốc mà ta có thể tiếp xúc sau vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Việt Nam. Tôi không kỳ vọng vào sự thay đổi cục diện, bởi Trung Quốc có đường lối nhất quán, nằm dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao. Chưa kể là trong khi ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam, đã xuất hiện thông tin Trung Quốc đưa tiếp giàn khoan thứ hai vào Biển Đông. Nếu nhìn vấn đề dài rộng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìnhkế tục sự nghiệp của ông Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân. Mỗi vị lãnh đạo này đều có một chủ thuyết. Về mặt nào đó, ta hiểu Trung Hoa mộng là giấc mộng bá chủ toàn cầu. Khi phân tích sâu điểm này, làm sao một nhân vật cụ thể có thể giải quyết được vấn đề?”. Theo Kiến thức Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Những diễn biến mới nhất quanh giàn khoan Nam Hải 9 |
Giáo sư Carl Thayer: ‘Đâm tàu Việt Nam là hành vi cướp biển’ Posted: 21 Jun 2014 06:17 PM PDT Giáo sư Carl Thayer (Úc) đã nói như vậy ngay sau khi chứng kiến tàu của bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152 bị tàu vỏ sắt 11209 của Trung Quốc đâm chìm tại vùng biển Việt Nam vào ngày 26.5.
Các chuyên gia và phóng viên nước ngoài trò chuyện với bà Huỳnh Thị Như Hoa (ngoài cùng bên phải), chủ tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 26.5 – Ảnh: An Dy Vị chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á đã đưa ra nhận xét như trên trong lúc các chuyên gia trong và ngoài nước đang tham dự hội thảo quốc tế về biển Đông ở Đà Nẵng chiều nay 21.6, đã có chuyến đi thực địa đến Hợp tác xã trục vớt, đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An ở P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng. Vì đây là tàu tuần duyên Trung Quốc, nên tôi coi đây là hành động cướp biển cấp quốc gia. Tàu tuần duyên Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và tự trao cho mình quyền thực thi pháp luật, trường hợp này là đánh chìm tàu. Cách đây 2 tuần tôi đã đến đảo Lý Sơn và ngư dân ở đó cũng đã bị tàu tuần duyên Trung Quốc cướp các thiết bị radio, GPS. Với những hành vi đó, không gọi là cướp biển thì gọi là gì?… Giáo sư Carl Thayer (Úc) Như Thanh Niên Online đã thông tin, chiều 26.5, khi đang hành nghề trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá ĐNa 90152 đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm, khiến 2 trong số 10 người dân bị thương. Rất may, các ngư dân này được cứu nạn kịp thời. Giáo sư Thayer nói với Thanh Niên Online: “Vì đây là tàu tuần duyên Trung Quốc, nên tôi coi đây là hành động cướp biển cấp quốc gia. Tàu tuần duyên Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và tự trao cho mình quyền thực thi pháp luật, trường hợp này là đánh chìm tàu. Cách đây 2 tuần tôi đã đến đảo Lý Sơn và ngư dân ở đó cũng đã bị tàu tuần duyên Trung Quốc cướp các thiết bị radio, GPS. Với những hành vi đó, không gọi là cướp biển thì gọi là gì? Cái quan trọng hơn nữa là lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã có những hành động như thế này mà không gặp bất cứ trừng phạt nào từ chính phủ của họ”. Ông Thayer kết luận: “Cái Trung Quốc thường hay ra rả tuyên truyền là “chúng tôi chỉ thực thi pháp luật bình thường”. Và hôm nay, với bằng chứng giới học giả có cơ hội mục sở thị, cộng với những video Việt Nam cung cấp cho thấy hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, cộng đồng thế giới sẽ biết thêm là Trung Quốc đã và đang nói dối. Và ai sẽ tin những gì Trung Quốc nói là tàu Việt Nam đâm tàu của họ trên 1.500 lần?”.
Tàu cá ĐNa 90152, bị tàu tàu vỏ sắt 11209 của Trung Quốc đâm chìm tại vùng biển Việt Nam, khi kéo về vịnh Đà Nẵng – Ảnh: Nguyễn Tú Đồng quan điểm với ông Thayer, tướng Daniel Schaeffer (Chuyên gia của Bộ Quốc phòng Pháp chuyên nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông) khẳng định: “Ngay cả trong thời chiến, nhiệm vụ của lực lượng tuần duyên là cứu ngư dân trên biển, chứ không phải có những hành động hoàn toàn đi ngược lại đạo lý và luật pháp quốc tế”. Theo TNO Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Giáo sư Carl Thayer: 'Đâm tàu Việt Nam là hành vi cướp biển' |
Cặp kính đặc biệt gửi đến tướng “diều hâu” La Viện Posted: 21 Jun 2014 05:41 PM PDT Tổng thư ký Hội nghề cá VN Trần Cao Mưu bày tỏ, ông muốn tặng tướng “diều hâu” La Viện một cặp kính đặc biệt… Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Cao Mưu, Tồng thư ký Hội nghề cá Việt Nam cho rằng, việc ngư dân Lý Sơn tố nhiều tàu quân sự Trung Quốc nổ súng uy hiếp không phải bây giờ mới diễn ra. Theo ông Mưu, trước đó, Trung Quốc đã liên tục có các hành động ngang ngược, tấn công tàu cá Việt Nam.
Cặp kính đặc biệt gửi đến tướng "diều hâu" La Viện “Không phải thời gian này mà từ trước đó phía Trung Quốc đã có những hành động thô bạo, ngang ngược với ngư dân Việt Nam nói chung và ngư dân Lý Sơn nói riêng khi tiến hành khai thác thủy sản trong vùng biển chủ quyền của chúng ta ở Hoàng Sa, Trường Sa. Cách đây hàng chục năm, khi ngư dân chúng ta tiến hành khai thác trong vùng biển chủ quyền đã được cả thế giới công nhận thì phía Trung Quốc đã xua đuổi, ngăn chặn. Thậm chí đánh đập ngư dân, cướp, phá tài sản và hơn thế, đã có lần họ bắn lên tàu làm cháy hết cả tàu của ngư dân Việt Nam. Những vụ việc đó, đã gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho ngư dân Việt. Đặc biệt hơn, từ đầu tháng 5 tới nay, cùng với việc tiến hành hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì những hành động ngang ngược, thô bạo của Trung Quốc với ngư dân Việt Nam càng thể hiện rõ ràng hơn. Trung Quốc đã sử dụng rất nhiều tàu lớn, trong đó, có các tàu ngư chính, tàu hải cảnh, hải giám, tàu cá vỏ sắt và hơn thế là cả các tàu quân sự, máy bay để làm nhiệm vụ xua đuổi, ngăn cản, phun vòi rồng, đâm, va, húc các tàu thực thi pháp luật và tàu cá của ngư dân chúng ta. Đặc biệt, khi xem những hình ảnh tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng, không chỉ người dân Việt Nam mà nhân dân thế giới đều bày tỏ sự căm phẫn, cực lực lên án hành động này. Có thể nói, đây là hành động không thể chấp nhận được đối với một nước được cho là lớn và giữa con người với con người mà lại có cách hành xử như thế là vô nhân tính…”, ông Mưu nói. Ông Mưu cũng nhấn mạnh, Hội nghề cá Việt Nam ủng hộ ngư dân Đà Nẵng trong việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa. “Về mặt quan điểm, chúng tôi ủng hộ chủ tàu trong việc phối hợp với Hội nghề cá Đà Nẵng và luật sư tiến hành các thủ tục cần thiết để khởi kiện Trung Quốc ra tòa. Chúng tôi cũng đang cùng với các Hội nghề cá địa phương tập hợp chứng cứ về những tàu thuyền cách đây hàng chục năm đã bị Trung Quốc ức hiếp, cướp phá, xua đuổi, gây tổn hại… để thông qua Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các nhà hiểu biết về luật pháp tư vấn, giúp đỡ để từ đó có cơ sở khởi kiện Trung Quốc ra tòa, yêu cầu họ phải nhận thức rõ trách nhiệm, bồi thường cho ngư dân Việt Nam”, ông Mưu bày tỏ. Trước thông tin về âm mưu của Trung Quốc trong việc tiến hành biến các đảo chìm ở Trường Sa mà họ xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 đến nay thành đảo nổi, căn cứ quân sự vững chắc, ông Mưu nhận định, hành động, âm mưu này còn nguy hiểm hơn nhiều lần việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. “Việc Trung Quốc âm mưu biến các đảo chìm ở Trường Sa mà họ xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 đến nay thành đảo nổi, căn cứ quân sự vững chắc là bước tiếp theo của Trung Quốc thực hiện âm mưu xâm lược, thôn tính và thâu tóm vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Đây cũng là mưu đồ để thực thi cái gọi là đường “lưỡi bò” 9 đoạn sai trái của Trung Quốc. Bản chất việc Trung Quốc biến Gạc Ma và một số đảo chìm khác ở Trường Sa thành đảo nổi nhân tạo là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia đối với quần đảo Trường Sa chứ không còn là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam như vụ giàn khoan Hải Dương 981. Thêm vào đó, về mặt quân sự, an ninh, nếu một sân bay, cầu cảng hiện đại mọc lên tại Gạc Ma hay các đảo khác sẽ nhân sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam và từ đó uy hiếp trực tiếp các hoạt động vận tải, tiếp tế từ đất liền ra đảo, đe dọa tự do hàng hải quốc tế qua khu vực Biển Đông…”, ông Mưu nhấn mạnh. Để đối phó với những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc, theo ông Mưu, các lực lượng thực thi pháp luật cũng như ngư dân cần phải hết sức tỉnh táo, kiên cường bám biển, khẳng định chủ quyền thiêng liêng ở các vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam. “Ở đây, phải khẳng định rằng, chúng ta là chủ của vùng Biển Đông thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và việc Trung Quốc xâm phạm là hành động hết sức ngang ngược, sai trái. Nếu Trung Quốc có những hành động ngang ngược, thô bạo hơn thì chúng ta cũng phải bình tĩnh, tỉnh táo và kiên quyết không sợ, không nhụt chí. Với trách nhiệm của mình, trong thời gian qua và sắp tới, Hội nghề cá Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục ra khơi, bám biển để phục vụ cuộc sống mưu sinh và khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Mưu cho hay Trong câu chuyện trao đổi với chúng tôi, ông Trần Cao Mưu cũng bày tỏ sự phẫn nộ, bức xúc trước những phát ngôn, tuyên bố hết sức hung hăng, ngang ngược của tướng “diều hâu” La Viện của Trung Quốc. “Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, theo dõi các phát ngôn của ông tướng La Viện này thì không chỉ tôi mà mọi người dân đều bày tỏ sự bức xúc, phẫn nộ. Bởi lẽ, đây là một vị tướng hết sức ngang ngược và thiếu nhân cách, thô bạo. Tôi cho rằng, đã lên đến cấp tướng của Trung Quốc thì trước khi phát biểu bất cứ một điều gì, ông hãy nghĩ đến tình hữu nghị vốn có, lâu đời của hai dân tộc Việt Nam – Trung Quốc. Người dân Việt Nam luôn luôn nghĩ đến và tôn trọng tình hữu nghị của hai dân tộc. Thêm vào đó, ông ta cũng hãy nghĩ xem Trung Quốc đã làm được gì với những tuyên bố về tình hữu nghị với Việt Nam. Những hành động của Trung Quốc có đúng với lương tâm, với đạo lý, công pháp quốc tế không hay là hoàn toàn ngang ngược, saitrái”, ông Mưu bày tỏ. Với sự bức xúc của mình, ông Mưu thẳng thắn: “Nếu tôi có cơ hội gặp được vị tướng diều hâu này, tôi rất muốn tặng cho ông ta một cặp kính có chức năng phóng to như kính lúp. Bởi lẽ, đã có rất nhiều tài liệu, bản đồ được công bố, được đưa ra triển lãm khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và lãnh thổ của Trung Quốc như bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Nhưng có lẽ, mắt của tướng La Viện và nhiều nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc kém nên không nhìn thấy điều này. Vì vậy, tôi muốn tặng cặp kính này để ông La Viện và các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc nhìn rõ hơn các tấm bản đồ xa xưa đó của Trung Quốc, các bản đồ Việt Nam đã được thế giới công nhận xem Hoàng Sa, Trường Sa là của ai. Tôi cũng muốn nhắn với ông La Viện rằng, là một vị tướng mong ông hãy nâng cao hơn nữa trách nhiệm với dân tộc mình, đừng đưa tính thô bạo của nhà quân sự ra. Chúng ta hãy biết tôn trọng các dân tộc khác và điều đó chính là đang tôn trọng dân tộc mình”. Theo Tri Thức Trẻ Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Cặp kính đặc biệt gửi đến tướng "diều hâu" La Viện |
Diplomat: Bài học từ Hải chiến Hoàng Sa 1974 Posted: 21 Jun 2014 05:39 PM PDT Đã bốn mươi năm trôi qua, nhưng đến hôm nay những bài học từ trận hải chiến Hoàng Sa vẫn còn nguyên giá trị cho cuộc chiến bảo vệ biển đảo Việt Nam, nhất là vào thời điểm cơn bão mang tên”bành trướng Trung Quốc” đang lại một nữa đổ vào Việt Nam. Vào ngày 16/01/1974, Lực lượng Hải quân của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) phát hiện nhóm lính thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có mặt trên nhóm đảo Lưỡi Liềm (Crescent Group) ở phía tây quần đảo Hoàng Sa (lúc bấy giờ thuộc sở hữu của chính quyền Nam Việt Nam). Lúc này Nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) ở phía đông Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc, còn Nam Việt Nam nắm giữ Nhóm đảo Lưỡi Liềm. Dù vào thời điểm đó Mỹ đã cắt giảm hỗ trợ quân sự dành cho chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973, dẫn đến việc Nam Việt Nam cũng cho rút dần các lực lượng đồn trú trên quần đảo, nhưng đây thực sự là một diễn biến bất ngờ do Trung Quốc chưa bao giờ tiến hành bất kỳ hành động đơn phương nào để phá vỡ nguyên trạng. Hai ngày tiếp theo, lực lượng hải quân hai bên đã có các vụ va chạm ở cự ly gần, và sau đó đấu pháo nổ ra khi quân Nam Việt Nam cố gắng giành lại Đảo Quang Hòa (Duncan Island). Cuộc đụng độ tiếp tục leo thang, trong đó Trung Quốc nắm thế áp đảo với lực lượng tăng viện được cử đến khu vực giao tranh, bao gồm cả yểm trợ không quân triển khai từ đảo Hải Nam gần đó và các tàu tuần tra tên lửa lớp Hải Nam. Trước tình hình bất lợi là Mỹ đã cắt giảm hỗ trợ hải quân và Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ đang rút dần sự hiện diện trên Biển Đông theo hiệp định hòa bình năm 1973, Hải quân VNCH đã bị đánh bại thảm hại. Bắc Kinh sau đó đã nhanh chóng tận dụng chiến thắng này để cho đổ bộ lực lượng quy mô lớn và hoàn tất việc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa.
Bản đồ Hải chiến Hoàng Sa 1974. Các chiến hạm VNCH (ảnh nhỏ, góc trên) Hải chiến Hoàng Sa từ đó đã đi vào lịch sử với ý nghĩa là trận đụng độ hải quân đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cuộc tranh giành quyền kiểm soát các đảo trên Biển Đông. Trận giao tranh trên biển tái diễn giữa hai nước tại khu vực gần quần đảo Trường Sa vào năm 1988 là lần thứ hai và đến nay cũng là lần cuối cùng. Kể từ đó, căng thẳng đã lắng dịu. Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc trao đổi cấp đảng lãnh đạo và giữa quân đội hai nước (bao gồm cả sự kiện đoàn đại biểu Hạm đội Nam Hải của Hải quân PLA đến thăm một căn cứ hải quân của Việt Nam theo lời mời). Bắc Kinh và Hà Nội gần đây cũng đã bắt đầu thực hiện những cuộc tham vấn song phương về vấn đề hợp tác phát triển nguồn tài nguyên biển tại Biển Đông. Nhưng trước những hành động ngày càng ngang ngược và tàn bạo của Trung Quốc như đâm phá, phun vòi rồng thậm chí đâm chìm tàu cá của Việt Nam thì mối quan hệ hai bên đã bị đẩy tới bờ vực. Từ trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chúng ta vẫn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích và có giá trị lâu dài cho Hà Nội cũng như công cuộc hiện đại hóa lực lượng hải quân mà Việt Nam đang thực hiện, đặc biệt là trước những diễn biến địa chính trị hiện nay. Bài học lịch sử thứ nhất: Ngoại giao là giải pháp đầu tiên… nhưng không phải là duy nhất Không có bất cứ hiệp định khu vực và quốc tế nào có thể tạo thành lá chắn tuyệt đối trước các hành động đơn phương, dù là sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) ký kết năm 2002 giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp tại Đông Nam Á là một bước ngoặt lớn nhưng lại không hoàn toàn hiệu quả. Trên thực tế, các hành vi đơn phương đe dọa sử dụng hay thực sự sử dụng vũ lực với mục đích lật đổ nguyên trạng hiện nay trên Biển Đông vẫn tiếp tục diễn ra như một xu thế áp đảo. Gần đây hơn, Biển Đông liên tục chứng kiến các vụ căng thẳng, bao gồm hành động quấy nhiễu tàu thăm dò địa chấn phía Việt Nam của Trung Quốc, vụ đối đầu Trung Quốc – Philippines tại Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham vào tháng 4/2012, và tiếp đó là hành vi khoa trương lực lượng của các tàu tuần tra và khu trục hải quân Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) mà Philippines đang nắm quyền kiểm soát. Những tình tiết này chứa nhiều điểm tương đồng đến kỳ lạ với kịch bản đụng độ hải quân trước kia từng dẫn đến trận hải chiến dữ dội năm 1974. Trong khi các bên tranh chấp ở Biển Đông đã ngồi lại tham dự vào những cuộc tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), Bắc Kinh từ tuyên bố đơn phương trước đó về áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (air defense identification zone – ADIZ) trên biển Hoa Đông vào tháng 12/2013 đã lên tiếng khẳng định mình có đủ những quyền không thể tranh cãi cho việc thiết lập các vùng ADIZ lên những khu vực khác nếu muốn. Một Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông sẽ là bước đầu tiên trong việc thực hiện “chủ quyền” vô lý chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc bởi nó hỗ trợ cho các lệnh cấm đánh bắt mà nước này đơn phương áp đặt hàng năm, tăng cường quyền thi hành luật biển mở rộng trước đó cho chính quyền đảo Hải Nam cũng như luật ngư nghiệp được thông qua mới đây, theo đó yêu cầu tàu bè đánh bắt cá của nước khác phải có sự cho phép của Bắc Kinh mới được hoạt động trên phần lớn Biển Đông. Những diễn biến trên nếu tiếp tục phát triển sẽ chỉ đẩy cao nguy cơ bùng nổ xung đột nóng trên Biển Đông, dù là vô tình hay có suy tính trước. Bài học lịch sử số 2: Không phải lúc nào các cường quốc ngoài khu vực cũng ở kề bên, và không phải lúc nào họ cũng giúp đỡ Hiện nay các cường quốc ngoài khu vực ngày càng có nhiều lợi ích ràng buộc tại Biển Đông. Ngoài chính sách tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe thời gian qua cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao của mình ở Đông Nam Á, một trong những mục đích của chính sách này là nâng cao lập trường lãnh hải của Tokyo trên biển Hoa Đông. Việt Nam chính là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến lược này. Nhân dịp Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 4 tổ chức tại Washington vào cuối tháng 10/2013, hai bên đã đi đến ký kết một thỏa thuận tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Cũng trong tháng này, có nguồn tin cho hay Tokyo đã rất nhiệt tình với việc cung cấp các tàu tuần tra cho Việt Nam trong một phần của kế hoạch đẩy nhanh quá trình xây dựng tiềm lực an ninh hàng hải của quốc gia Đông Nam Á này. Đáng chú ý không kém, Hà Nội cũng đang có mối liên kết thân tình với New Delhi, trước đó họ đã chào đón nhiều chuyến viếng thăm cảng thường xuyên của Hải quân Ấn Độ trong một thập kỷ qua. Tuy vậy, không có cường quốc ngoài khu vực nào thể hiện rõ thái độ đứng về một bên cụ thể trong các tranh chấp Biển Đông, mà chủ yếu chỉ hướng tập trung vào duy nhất tự do hàng hải. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả trong trường hợp các tuyến đường giao thương hàng hải huyết mạch bị bóng đen xung đột vũ trang trên Biển Đông đe dọa, và Washington hay Tokyo có nguyên nhân chính đáng để can dự vào đây, thì khả năng họ hay bất kỳ thế lực ngoài khu vực nào sẽ giang tay hỗ trợ cho các bên tranh chấp vẫn không thể đoán định. Ví dụ như nếu Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại châu Á – Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command) có thể phát hiện những ám hiệu về hoạt động quân sự bất thường phía Trung Quốc trên Biển Đông, siêu cường này có thể không phản ứng kịp thời. Trong quá trình triển khai một phần chiến lược tái cân bằng, Hạm đội Hải quân Số 7 của Hoa Kỳ đã tăng cường hoạt động tuần tra biển trong khu vực này: theo công bố, tàu chiến đấu ven biển mới mang tên U.S.S Freedom đang thực hiện những nhiệm vụ vượt mức công tác huấn luyện thông thường trong khu vực, trong khi có thông tin cho biết tuần tra biển trên không cũng đã được Hải quân Hoa Kỳ đẩy mạnh kể từ tháng 7/2012. Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra giao tranh năm 1974, Sài Gòn từng tìm kiếm hỗ trợ từ Hạm đội Số 7 của Mỹ, nhưng lực lượng này đã tuân theo mệnh lệnh không can dự vào tranh chấp, và kết quả là Hải quân Nam Việt Nam hoàn toàn đơn độc khi chiến đấu tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày nay Washington cũng có lý do để áp dụng quan điểm tương tự, ngay cả nếu một cuộc giao tranh hải quân khác thực sự tái bùng nổ giữa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là khi ở các tình huống đối đầu cục bộ, tranh chấp không hẳn sẽ gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải của các bên khác. Hơn nữa, Hạm đội Nam Hải của Hải quân PLA Trung Quốc hiện tại và trong tương lai không còn là một lực lượng yếu kém, chỉ bám sát ven biển và vận hành những trang thiết bị tấn công và tuần tra cỡ nhỏ thời Liên Xô cũ như trước nữa. Sau một thời gian tích lũy đầu tư nâng cấp về năng lực triển khai lực lượng, bao gồm cả khả năng tiến công đổ bộ, Hải quân PLA ngày nay đã sở hữu nền tảng vững chắc hơn so với thời kỳ năm 1974, đồng thời đủ sức triển khai lực lượng trên quy mô lớn trong một khoảng thời gian dài liên tục, ở những khu vực xa bờ hơn để phục vụ cho mục tiêu “khẳng định chủ quyền”, và sức mạnh chiến đấu tổng quát của lực lượng này chắc chắn là một quả bom nguy hiểm một khi được “cởi trói” ra Biển Đông. Bài học lịch sử số 3: Cần phải sở hữu ít nhất một lực lượng kiểm soát biển hữu hạn Chắc chắn Việt Nam sẽ không thể đuổi kịp năng lực hải quân của PLA trên Biển Đông về quy mô và số lượng. Như các phát biểu chính sách Hà Nội, một cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc không chỉ là một ý định bất khả thi từ trứng nước, mà còn được đánh giá là chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn đối với công cuộc Đổi mới mà Việt Nam đang tiến hành. Quá trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam thời hậu Chiến Tranh Lạnh đã được xác định là nhằm lấp đầy những thiếu sót năng lực sau hàng thập kỷ bị bỏ bê.
Lễ tiếp nhận tàu Lý Thái Tổ của hải quân Việt Nam Trong những năm gần đây, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể khi sở hữu dàn máy móc mới thay thế cho những phương tiện lạc hậu từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, những trang thiết bị mới, chủ yếu là do Nga cung cấp như tàu khu trục nhẹ Gepard-3.9, tàu ngầm lớp Kilo, máy bay đa chức năng Su-30MK2V Flanker được trang bị để tấn công trên biển và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Yakhont/Bastion, các tàu hộ thống lớp SIGMA của Hà Lan cũng như những tàu tấn công và tuần duyên sản xuất trong nước,… tất cả để cho thấy một quá trình hiện đại hóa lực lượng chủ yếu nhằm vào mục tiêu ngăn chặn mọi thế lực thù địch tiếp cận với vùng tranh chấp. Dù vậy, những thiết bị này không chứng tỏ năng lực đảm bảo khả năng tiếp cận của chính Việt Nam. Tuy nhiên, trận Hải chiến Hoàng Sa vào năm 1974 đã nhấn mạnh cho Việt Nam ngày nay một bài học: ngăn chặn kẻ thù chỉ bằng cách phong tỏa các thực thể đảo đá trên Biển Đông là chưa đủ, mà quan trọng hơn còn phải đảm bảo khả năng tiếp cận của chính mình tới những đơn vị đồn trú có vị trí dễ bị tấn công và nhạy cảm trên Biển Đông. Chỉ có cuộc chuyển đổi từ năng lực ngăn chặn sang kiểm soát trên biển mới hy vọng có thể đạt được điều này. Trong bối cảnh khu vực dọc biên giới trên bộ với các nước láng giềng vẫn được duy trì trong hòa bình, Việt Nam nên tân dụng cơ hội để tập trung vào năng lực chiến đấu trên biển bằng không lực. Với một Việt Nam luôn đi theo hướng duy trì nguyên trạng và trong bối cảnh hải chiến trên Biển Đông có nguy cơ tái diễn, lực lượng quần đảo Việt Nam càng có thêm lý do để giành lại các thực thể trên biển đã bị chiếm cứ, hoặc ít nhất là củng cố những căn cứ mà họ đang đồn trú trước mối đe dọa bị tấn công vũ trang. Theo kịch bản này, tình thế khó khăn của quốc phòng Việt Nam có lẽ cũng không khác so với của Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Trong chiến lược quốc phòng mới công bố gần đây, Tokyo đã vạch rõ tính cấp thiết của chính sách phòng ngự cơ động hợp nhất và mạnh bạo , để chủ động dự trù cho tương lai Lực lượng Tự vệ nước này cần tái chiếm các đảo thuộc biển Hoa Đông trong thời gian xảy ra chiến sự căng thẳng. Tất nhiên Việt Nam không thể hy vọng tập trung được trang thiết bị ngang với sức mạnh của Nhật Bản do còn nhiều hạn chế về kinh tế. Để xây dựng được quân lực kiểm soát biển tốt, ít nhất là ở mức hữu hạn, Hà Nội nên tập trung vào việc cải thiện khả năng báo hiệu sớm (early warning) và hải vận đổ bộ (amphibious sealift) trên phạm vi rộng. Nhiệm vụ cảnh báo sớm của Việt Nam hiện tại đang được trao cho một mạng lưới giám sát điện tử cố định lắp đặt dọc bờ biển Việt Nam và trên những thực thể ở Biển Đông thuộc sở hữu của nước này, và chỉ những năm gần đây máy bay tuần dương mới được tăng cường bổ sung cho lực lượng hải quân và cảnh sát biển Việt Nam. Những máy bay này có nhiệm vụ chủ yếu là do thám trên bề mặt biển, nhưng lại chịu hạn chế về thời gian hoạt động cũng như thiếu khả năng chiến đấu chống tàu ngầm phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh thách thức trong lòng biển của PLA càng tăng cao. Một lực lượng không quân tuần dương với khả năng hoạt động kéo dài và được lắp đặt cảm biến tầm xa chính là phương tiện thích hợp cho thời điểm hiện tại, và có lẽ sẽ bám trụ tốt hơn những thiết bị lắp đặt cố định. Hải quân nhân dân của Việt Nam – lực lượng chuyên trách tiến công đổ bộ, sau nhiều lần cải tổ trong những thập niên qua đã trở nên gọn nhẹ nhưng cũng tinh nhuệ hơn, sở hữu trang thiết bị tiên tiến hơn. Mặc dù vậy, lực lượng này vẫn còn yếu về mặt chuyển quân, trong khi các tàu đổ bộ thời Liên Xô và tàu cổ của Mỹ đã quá cũ và gần như không thể hoạt động. Các công ty đóng tàu hải quân non kém của Việt Nam đến nay đã cho xuất xưởng một vài phương tiện vận chuyển tấn công mới, có vẻ như để lấp đầy lỗ hổng này. Tuy nhiên, hải quân của Việt Nam cần phải bổ sung thêm một số lượng tàu lớn hơn thế nếu muốn triển khai các lực lượng vững mạnh hơn, hoạt động với tốc độ cao hơn để có thể củng cố những căn cứ đóng quân trên Biển Đông hoặc tái chiếm chúng từ đối thủ. Những suy nghĩ cuối cùng Hải chiến Hoàng Sa đã qua đi bốn mươi năm nhưng đây vẫn là bài học nhắc nhở Hà Nội tiếp tục thận trọng qua việc duy trì nhịp độ đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân. Trong khi ngoại giao vẫn đang là phương sách được ưa chuộng và các cường quốc ngoài khu vực ngày càng phụ thuộc mạnh mẽ vào khu vực, sức mạnh quân sự tương xứng theo chính sách phòng vệ tự lực vẫn còn rất cần thiết, nhất là khi khu vực tiếp tục còn ẩn chứa nhiều bất ổn. Để bảo vệ chủ quyền biển, so với quân lực VNCH, lực lượng Không quân và Hải quân của Việt Nam hiện tại và trong tương lai đang và sẽ phải đối mặt với một thách thức còn lớn hơn gấp nhiều lần. Theo Nghiên cứu quốc tế Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Diplomat: Bài học từ Hải chiến Hoàng Sa 1974 |
Trung Quốc có thể tạo ra tiền lệ tồi tệ cho các đảo nhân tạo Posted: 21 Jun 2014 05:27 PM PDT “Thời báo New York” bản điện tử ngày 19.6 dẫn lời các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể sẽ tìm cách để các bãi đá tại quần đảo Trường Sa mà nước này đang đưa vật liệu tới xây dựng sẽ được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Trung Quốc xây dựng trái phép tại bãi đá Tư Nghĩa. Theo báo trên, Trung Quốc đã chuyển đất cát tới một số bãi đá và bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa tại biển Đông để xây dựng thành các đảo, có thể cho phép xây dựng nhà cửa, đặt các trang thiết bị và có đủ điều kiện cư trú cho con người. Việc xây dựng này đã khiến Philippines và Việt Nam hết sức quan ngại và cũng gióng lên những cảnh báo tại Mỹ, vốn vẫn coi các hành động của Trung Quốc tại biển Đông là gây thêm bất ổn. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ có quãng thời gian khó khăn để thuyết phục tòa án quốc tế rằng các hòn đảo mới này có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế. Một mục trong Điều 60 của UNCLOS cho biết: “Các đảo nhân tạo, các hệ thống lắp đặt, các cấu trúc không mang lại quy chế đảo. Bản thân chúng không có vùng lãnh hải và sự hiện diện của chúng không ảnh hưởng tới việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Ngôn ngữ ở đây nghe có vẻ rõ ràng, nhưng Trung Quốc có thể lập luận rằng các đảo mới này không hoàn toàn là nhân tạo, bởi chúng có các bãi đá, bãi san hô từ trước khi đất cát được đưa đến và quá trình cải tạo đất được bắt đầu. Tuy nhiên, Điều 121 của UNCLOS đưa ra định nghĩa về đảo: “Một hòn đảo là một vùng đất được hình thành tự nhiên, bao quanh là nước và luôn ở trên nước tại thời điểm thủy triều lên”. Giáo sư về hàng hải Lawrence Juda thuộc Đại học Rhode Island (Mỹ) cho biết: “Các đảo nhân tạo không đủ tư cách để được coi là đảo với những quyền pháp lý dành cho các hòn đảo hình thành tự nhiên”. Ông Juda cho rằng, nếu Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo này để đòi hỏi EEZ thì đòi hỏi này là không chính đáng và sẽ không được thừa nhận. Hơn nữa, đòi hỏi như vậy là không thể chấp nhận đối với Philippines nói riêng và tất cả các quốc gia biển quan trọng khác nói chung, chẳng hạn như Mỹ. Việc chấp nhận đòi hỏi EEZ của Trung Quốc quanh một hòn đảo nhân tạo sẽ tạo ra một tiền lệ tồi tệ. Theo báo trên, Trung Quốc đã và đang đối trọng với nỗ lực của Nhật Bản – một đối thủ về chủ quyền lãnh thổ khác – trong việc đòi hỏi thềm lục địa và EEZ cho một đảo san hô nhỏ tại một vùng biển khác. Đảo san hô này có tên Okinotorishima, nằm trong biển Phillippines, ở phía đông của Philippines và Đài Loan (TQ), phía tây của Guam. Vào thời điểm thủy triều lên, đảo san hô này chỉ còn hai mỏm nhỏ nằm phía trên mặt nước. Theo tạp chí “Chính sách Đối ngoại” (Mỹ), tính tới năm 2012, Nhật Bản đã chi 600 triệu USD xây dựng tường bao quanh hòn đảo san hô này. Các quan chức ngư nghiệp cũng đã trồng thêm san hô tại khu vực này để giúp cho nó giống một hòn đảo. Các quan chức Trung Quốc đã phản đối và cho rằng Okinotorishma không đủ tư cách đảo chiếu theo UNCLOS và do đó không có thềm lục địa cũng như không thể tạo ra EEZ. Tháng 4.2012, một ủy ban của LHQ đã ra một phán quyết thiên vị về vấn đề này và để lại nhiều câu hỏi cơ bản chưa có câu trả lời. Một bài viết trên trang web của Herbert Smith Freehills – công ty luật thương mại toàn cầu – nói rằng việc liệu Okinotorishima có chính thức đủ tư cách của một hòn đảo hay không “là một sự phân biệt có tầm quan trọng đáng kể đối với các mục đích của luật biển quốc tế, vì nó có thể xác lập đòi hỏi chủ quyền của Nhật Bản đối với vùng thềm lục địa xung quanh cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của nó”. Tháng 3.2014, tờ “Asahi Shimbun” của Nhật Bản đưa tin Nhật Bản đang chi 780 triệu USD để xây dựng một cảng tại khu vực hòn đảo san hô này. Bản tin của tờ “Asahi Shimbun” cho rằng mặc dù mục đích đã tuyên bố của Bộ Giao thông là để khai thác các nguồn tài nguyên dưới đáy biển tại các khu vực xung quanh, nhưng các nhà quan sát cho rằng việc xây cảng có thể là để cảnh báo Trung Quốc – nước đang tìm mọi cơ hội để làm suy yếu quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với EEZ xung quanh các hòn đảo nhỏ”. Theo Lao Động
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc có thể tạo ra tiền lệ tồi tệ cho các đảo nhân tạo |
Tàu chiến Mỹ, Philippines sẽ chạm mặt tàu Trung Quốc ở Scarborough? Posted: 21 Jun 2014 05:00 PM PDT Hải quân Mỹ và Philippines sẽ tập trận chung trong tháng này ở gần bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Để chuẩn bị cho cuộc tập trận nói trên, USS Halseymột tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke sẽ cập bến Vịnh Subic (Philippines) vào ngày 26/6 tới, cùng các tàu chiến khác của Mỹ là USNS Safeguard và USS Ashland. Manila cũng sẽ điều động tàu chiến BRP Ramon Alcarazvốn là một tàu tuần duyên cũ của Mỹ cung cấp cho Philippines, tàu BRP Emilio Jacintomột tàu chiến lớp Peacock mua lại của Hải quân Hoàng gia Anh và các trực thăng tham gia tập trận. Theo Reuters, việc Hải quân Mỹ và Philippines tập trận chung gần bãi cạn tranh chấp Scarbrorough có thể sẽ chọc giận Trung Quốc, trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang leo thang căng thẳng. Trước đó, ngày 19/6, ông Charles Josephát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, nước này sẽ gởi một yêu cầu chính thức lên Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc để yêu cầu cơ quan này cấp tốc xét xử ngay trong năm nay, hoặc vào đầu năm 2015, hồ sơ mà Philippines đã đệ trình để kiện các yêu sách quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông Theo Philippines, phán quyết của định chế trọng tài quốc tế này rất cần thiết vì Trung Quốc đang tăng tốc độ bành trướng trong vùng biển mà họ tự nhận chủ quyền, làm cho “tình hình Biển Đông ngày càng trở nên tồi tệ”. Theo Năng Lượng Mới
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Tàu chiến Mỹ, Philippines sẽ chạm mặt tàu Trung Quốc ở Scarborough? |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |
No comments:
Post a Comment