Thursday, April 23, 2015

Di tích Chăm có thể bị san lấp để làm đường cao tốc

Di tích Chăm có thể bị san lấp để làm đường cao tốc


Di tích Chăm có thể bị san lấp để làm đường cao tốc

Posted: 23 Apr 2015 05:44 AM PDT

Nhà chức trách Quảng Nam đang chờ ý kiến của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tiến hành san lấp quần thể di tích Chăm mới được phát lộ, nhằm thi công đường cao tốc Đà Nẵng – Quãng Ngãi.

Ngày 23/4, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hoá Quảng Nam, cho biết UBND tỉnh vừa phối hợp với các đơn vị liên quan họp bàn phương án xử lý di tích Chăm mới được phát lộ tại thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh (huyện Duy Xuyên). Nhà chức trách Quảng Nam đã thống nhất việc san lấp di tích này để thi công đường cao tốc, tuy nhiên do không đủ thẩm quyền quyết định nên đang chờ ý kiến từ Bộ.

Khoảng tháng 8/2014, một quần thể kiến trúc nằm sâu trong lòng đất được phát lộ khi các công nhân san lấp mặt bằng đoạn qua thôn Chiêm Sơn để phục vụ thi công tuyến đường cao tốc Đà NẵngQuảng Ngãi. Sự việc được báo lên chính quyền địa phương để khoanh vùng bảo vệ.

Di tích Chăm có thể bị san lấp để làm đường cao tốc

Các dấu vết khai quật được cho thấy đây có thể là nơi tập giảng kinh của Vương quốc Champa. Ảnh. Tiến Hùng.

Theo ông Phan Văn Cẩm, Giám đốc Trung tâm quản lý di tích và thắng cảnh Quảng Nam, quần thể phế tích có niên đại khoảng từ thế kỳ IX đến thế kỳ XII, thuộc văn hoá Chăm. Sau khi tiến hành khai quật từ đầu năm, Viện khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện thêm hàng loạt thành phần kiến trúc mới lạ.

"Kiến trúc ở đây được chia thành nhiều ô nhỏ cùng với hệ thống tường bao dài khoảng 70m bên ngoài…, không giống với kiến trúc của các di tích Chăm được phát hiện ở gần đó", ông Cẩm nói và cho hay sau khi khai quật khoảng 2.000m2, các chuyên gia nhận định đây có thể là nơi tập giảng kinh, có quy mô khá lớn và được sử dụng trong thời gian dài của Vương quốc Champa (tồn tại từ năm 192 đến 1832). Hằng năm, từ kinh đô Trà Kiệu, vua sẽ triệu tập giới tăng lữ về đây để tập giảng kinh sách, luyện các nghi lễ thờ cúng….

Hệ thống kiến trúc được cho là có mối liên hệ mật thiết với thánh địa Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu. Những hiện vật được tìm thấy phản ánh sinh hoạt của giai cấp thượng tầng Chăm. Các chuyên gia nhận định, đây có thể là khu tập giảng kinh của Bà la Môn giáo, khác với di tích Đồng Dương (huyện Thăng Bình, Quảng Nam), vốn là một Phật viện lớn nhất Đông Nam Á ở thế kỷ IX.

Di tích Chăm có thể bị san lấp để làm đường cao tốc

Sau khi khai quật xong 3.000m2, khu vực này sẽ phải bàn giao lại cho đơn vị thi công để làm đường cao tốc. Ảnh. Tiến Hùng.

Do quần thể kiến trúc rộng khoảng 3.000m2 này nằm trong tuyến đường cao tốc nên đơn vị thi công đã phải ngừng san lấp mặt bằng để Viện khảo cổ tiến hành khai quật. Sau khi khai quật xong 1.000m2 còn lại, dự kiến khu vực này sẽ phải bàn giao lại cho đơn vị thi công san ủi toàn bộ, làm đường cao tốc chồng lên trên.

"Các đơn vị đã thống nhất phương án bảo tồn di tích này bằng hình thức 3D. Kết cấu kiến trúc sẽ được lưu lại trong hồ sơ. Các chi tiết hiện vật khai quật lên sẽ được chụp ảnh, quay phim theo không gian 3 chiều rồi lưu lại", vị Giám đốc Trung tâm quản lý di tích nói và cho hay một số nước trên thế giới họ cũng làm tương tự khi gặp trường hợp này.

Theo đơn vị chủ đầu tư đường cao tốc, hệ thống kiến trúc mới phát lộ nằm ngoài rìa di tích Triền Tranh đã được phát hiện và công nhận di tích cấp tỉnh trước đó. Trước khi làm đường cao tốc, đơn vị đã tránh vành đai bảo vệ di tích này 70m theo quy định.

Tiến Hùng

Theo VNE


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Di tích Chăm có thể bị san lấp để làm đường cao tốc

Người Sài Gòn hưởng ứng “Mỗi quả dưa một tấm lòng”

Posted: 23 Apr 2015 05:42 AM PDT

Cùng các địa phương trong cả nước, người dân Sài Gòn đã “giải cứu” 100 tấn dưa hấu cho đồng bào Quảng Nam, Quảng Ngãi

Người Sài thành hướng về miền Trung

Người Sài Gòn hưởng ứng

Dưa được chuyển từ miền Trung vào Sài Gòn

Tối 21/4, tại trường THPT Lam Sơn (số 2A, đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp), những quả dưa hấu cuối cùng của dự án “Giải cứu nông sản” với với thông điệp  “Mỗi quả dưa một tấm lòng” được tổ chức thiện nguyện The Maple (Tổ chức phi lợi nhuận vì lợi ích cộng đồng ở TPHCM) kêu gọi trên các mạng xã hội đã thu hút hàng trăm người, chủ yếu là sinh viên đăng ký tham gia làm tình nguyện viên.

Bạn Huỳnh Đăng Duy, điều phối viên Dự án cho biết, tối 18/4 chiếc ô tô tải đầu tiên chở đầy dưa hấu từ Quảng Ngãi, Quảng Nam vào đến TPHCM được tập kết tại trường Lam Sơn được đưa ra bán để ủng hộ bà con miền Trung. Hàng trăm người dân đã kéo đến mua dưa. Chỉ trong một giờ đồng hồ, 20 tấn dưa đã được bán hết.

Người Sài Gòn hưởng ứng

Các bạn tình nguyện viên hỗ trợ chuyển dưa cho khách mua ủng hộ

Cao điểm là ngày chủ nhật 19/4, khi các xe dưa tiếp theo vào đến Sài Gòn, dưa hấu được đưa đến bán tại các địa điểm khác trong TP đều được tiêu thụ rất nhanh, nhiều người đến chậm không mua được dưa tỏ ra nuối tiếc.

Duy cho biết thêm tại điểm bán 134/2A  đường Thành Thái, quận 10 có mạnh thường quân mua ủng hộ cả tấn dưa. Hay chị Nguyễn Hoàng Vy (nhà trên đường Phan Văn Trị, Gò Vấp) mua 20 triệu tiền dưa để gửi tặng các mái ấm, nhà mở nơi nuôi dưỡng trẻ em lang thang, cơ nhỡ.

Chị Nguyễn Minh Hiền (đến từ quận Bình Thạnh) cho biết: “Mình biết được việc mua dưa ủng hộ đồng bào miền Trung qua một người bạn và thấy rằng đây là việc làm rất có ý nghĩa cần được nhân rộng. Xã hội cần nhiều hơn những hoạt động nhân văn như thế này”.

Người Sài Gòn hưởng ứng

Chụp ảnh kỷ niệm với thông điệp của dự án “Giải cứu nông sản”

Theo ghi nhận của PV Dân trí tối 20/4 , lượng người dân đổ về đây mua dưa hấu rất đông. Chỉ trong vòng ít phút, hàng trăm quả dưa hấu đã được bán hết sạch. Biết là mua ủng hộ miền Trung nên không ai trả giá, chê xấu. Ai cũng hồ hởi muốn mua thật nhiều bằng tất cả tấm lòng của mình.

Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Anh Vũ Tiến  Dũng – Chủ nhiệm Tổ chức thiện nguyện The Maple – cho biết, trong ba ngày 18-19 và 20/4, 100 tấn dưa hấu đã được bán hết tại trường Lam Sơn và 6 địa điểm khác trên địa bàn TP. Dự án “Giải cứu nông sản” đã bước đầu thành công ngoài sự mong đợi.

Do thương lái ép giá, thu mua với giá rất thấp (chỉ 300 đến 500 đồng/kg), không bằng công hái, nhiều bà con đã quyết định bỏ dưa dù họ đã dày công chăm bón. Cảm thông với sự mất mát đó, các bạn trẻ cùng chung tay thu mua hàng trăm tấn dưa đưa vào TPHCM để sẻ chia một  phần khó khăn cùng nông dân.

“Nhờ những mối quan hệ có sẵn từ những đợt tình nguyện trước, chúng tôi đã kêu gọi trên các trang mạng xã hội và liên hệ với chính quyền của nhiều xã thuộc huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) để mua dưa. Theo đó, giá mua trực tiếp tại vườn của người nông dân là 3.000 đồng/kg”. Anh Vũ Tiến Dũng cho biết.

Cũng theo anh Dũng, điều anh tâm đắc và có ý nghĩa nhất đối với dự án “Giải cứu nông sản” là tại Quảng Ngãi thương lái đã quay lại và tự nguyện nâng giá dưa lên 3.200 đồng/kg cho bà con nông dân.

Người Sài Gòn hưởng ứng

Chuyển dưa hấu cho khách đặt hàng qua điện thoại

“Em thấy rất vui khi bản thân làm được điều có ích cho những người nông dân. Lần đầu tiên đi bán dưa nên lúc đầu em cũng còn lúng túng, nhưng sau đó nhanh chóng quen dần. Dưa bán được, em thấy hạnh phúc lắm. Đây cũng là cơ hội để tụi em trải nghiệm, chung tay vì cộng đồng”, bạn Nguyễn Huy Anh, học sinh trường THPT Lam Sơn tâm sự.

Đối với Nguyễn Thị Mỹ Toàn (SV năm 3 ĐH Mở TPHCM) không giấu được vẻ xúc động: “Là một người con sinh ra tại Đức Phổ (Quảng Ngãi), em rất xót thương cho bà con quê em. Em cảm ơn người dân Sài Gòn đã giúp đỡ, ủng hộ cho người dân quê em”.

Quang Đạm

​Theo dantri


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Người Sài Gòn hưởng ứng "Mỗi quả dưa một tấm lòng"

No comments:

Post a Comment