Thursday, May 28, 2015

Lịch sử hình thành tỉnh Quảng Ngãi

Lịch sử hình thành tỉnh Quảng Ngãi


Lịch sử hình thành tỉnh Quảng Ngãi

Posted: 27 May 2015 09:40 PM PDT




Năm 1807 nhà Nguyễn xây dựng tỉnh Quảng Ngãi trên diện tích khoảng 26 ha tại xã Chánh Mông, thuộc huyện Chương Nghĩa.

Đến năm 1896, đường xuyên Việt chạy ngang qua xã, nên xã Chánh Mông đổi tên là xã Chánh Lộ. Người Pháp đặt tỉnh thành và vùng phụ cận phía Tây là Chánh Lộ phố, được gọi là vùng trung tâm thị trấn. Chánh Lộ phố có hai phường: Bắc Lộ phường và Nam Lộ phường.

Đến năm 1929 mở rộng lên ngã ba Thu Lộ, thành lập thêm Thu Lộ phường. Trên bản đồ hành chính lúc ấy ghi là "Ville de Quang Ngai" (thành phố Quảng Ngãi). Đây là đô thị đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi.

Cách mạng Tháng Tám 1945, trên cơ sở ba phường của Chánh Lộ phố, chính quyền cách mạng tỉnh quyết định thành lập thị xã Quảng Ngãi, trực thuộc tỉnh. Đến ngày toàn quốc kháng chiến ngày 19 tháng 12 năm 1946, các cơ quan tỉnh và đồng bào nội thị chuyển ra nông thôn, thị xã Quảng Ngãi sáp nhập với làng Ngọc Án, gọi là xã Nghĩa Lộ, trực thuộc huyện Tư Nghĩa. Thời Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền Sài Gòn tách Bắc Lộ phường thành hai, đặt ra bốn ấp: Bắc Môn, Bắc Lộ, Nam Lộ, Thu Lộ, lập nên xã Cẩm Thành.

Để tiện cho việc chỉ đạo cuộc kháng chiến, tháng 6 năm 1965, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi quyết định tái lập đơn vị thị xã Quảng Ngãi trực thuộc tỉnh, gồm 4 ấp nói trên, các thôn của hai xã Nghĩa Lộ, Nghĩa Dõng, cùng một số thôn của các xã Nghĩa Điền, Tịnh Ấn.

Ngày 24 tháng 3 năm 1975, thị xã Quảng Ngãi được hoàn toàn giải phóng.

Sau năm 1975, hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình, thị xã Quảng Nghĩa thuộc tỉnh Nghĩa Bình, gồm 4 phường: Lê Hồng Phong, Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 13 xã: Nghĩa An, Nghĩa Điền, Nghĩa Dõng, Nghĩa Hà, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Hòa, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lộ, Nghĩa Phương, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thương, Nghĩa Trung.

Ngày 24 tháng 3 năm 1979, chia xã Nghĩa Lộ thành 2 xã: Nghĩa Phú và Nghĩa Chánh.

Ngày 23 tháng 4 năm 1979, đổi tên xã Nghĩa Phú thành xã Nghĩa Lộ.

Ngày 24 tháng 8 năm 1981, tách 11 xã: Nghĩa Lâm, Nghĩa Thắng, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Trung, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Phương, Nghĩa Hòa, Nghĩa An, Nghĩa Hà, Nghĩa Thương, Nghĩa Điền để tái lập huyện Tư Nghĩa; đổi tên thị xã Quảng Nghĩa thành thị xã Quảng Ngãi; thành lập xã Quảng Phú trên cơ sở tách 2 thôn 2 và 3 của xã Nghĩa Điền thuộc huyện Tư Nghĩa đưa sang; chia xã Nghĩa Dõng thành 2 xã: Nghĩa Dõng và Nghĩa Dũng[4]. Cuối năm 1988, thị xã Quảng Ngãi có 4 phường: Lê Hồng Phong, Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 5 xã: Nghĩa Chánh, Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, Nghĩa Lộ, Quảng Phú.

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tái lập tỉnh Quảng Ngãi từ tỉnh Nghĩa Bình, thị xã Quảng Ngãi thực sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Ngãi[5]. Tháng 7 năm 1991, chia xã Nghĩa Lộ thành xã Nghĩa Lộ và phường Chánh Lộ. Năm 1994, chuyển xã Nghĩa Lộ thành phường Nghĩa Lộ. Ngày 17 tháng 12 năm 2001, chuyển xã Nghĩa Chánh và Quảng Phú thành 2 phường có tên tương ứng[6]. Đến ngày 23 tháng 12 năm 2002, thị xã Quảng Ngãi được Chính phủ công nhận xếp vào hạng đô thị loại 3 với 8 phường: Chánh Lộ, Lê Hồng Phong, Nghĩa Chánh, Nghĩa Lộ, Nguyễn Nghiêm, Quảng Phú, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 2 xã: Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, gần 12 vạn dân. Hạ tầng cơ sở được xây dựng ngày càng khang trang.

Ngày 26 tháng 8 năm 2005, thị xã Quảng Ngãi được nâng lên thành phố Quảng Ngãi theo Nghị định 112/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị quyết định số 123/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngai. Theo đó, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Sơn Tịnh và 9 xã: Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ thuộc huyện Sơn Tịnh và 3 xã: Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Nghĩa An thuộc huyện Tư Nghĩa về thành phố Quảng Ngãi quản lý; chuyển thị trấn Sơn Tịnh thành phường Trương Quang Trọng.








----------
Nguồn www.yeuquangngai.net

No comments:

Post a Comment