Sunday, November 5, 2017

Quảng Ngãi: 4 người chết, hàng chục tàu thuyền bị cuốn trôi

Quảng Ngãi: 4 người chết, hàng chục tàu thuyền bị cuốn trôi


Quảng Ngãi: 4 người chết, hàng chục tàu thuyền bị cuốn trôi

Posted: 05 Nov 2017 06:06 AM PST

Đến thời điểm hiện tại, Quảng Ngãi có thêm 2 người chết và 1 người bị thương do đá lăn đè ở huyện Trà Bồng, nâng số tử vong tại tỉnh này do cơn bão số 12 gây ra tăng lên gấp đôi so với trưa cùng ngày.

Tối 5.11, trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Bắc-Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết: Vào cuối giờ sáng nay tại thôn 1, xã Trà Giang đã xảy ra vụ đá núi lăn xuống nhà dân làm 3 phụ nữ thương vong. Nạn nhân là bà Hồ Thị Út chết tại chỗ; chị Hồ Thị Mai (SN 1970) giáo viên Trường Tiểu học Trà Giang (con gái bà Mai) tử vong khi đưa đến cấp cứu tại Trung tâm y tế, bà Hồ Thị Chơn bị thương ở chân. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, chính quyền địa phương đã đến thăm và trao hỗ trợ cho 3 nạn nhân trên 2 triệu đồng/trường hợp.

Quảng Ngãi: 4 người chết, hàng chục tàu thuyền bị cuốn trôi

Tàu cá bị sóng cuốn trôi đánh chìm tại khu vực cảng Tịnh Kỳ.

Tại cảng Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi, từ đêm 4-5.11, sóng quá dữ dội đã cuốn và làm đứt dây neo 22 chiếc tàu cá đang đậu trôi ra biển. Ngư dân và lực lượng chức năng đã tổ chức lai dắt được 18 phương tiện lại vào bờ, còn 2 tàu đã bị sóng đánh chìm là tàu mang số hiệu QNg 7617 TS,do ông Võ Hiếu (SN 1977) ở Nghĩa An làm chủ và tàu QNg của ông Võ Hồng Thanh (SN 1979) ở xã Tịnh Khê, cùng TP.Quảng Ngãi làm chủ.

Quảng Ngãi: 4 người chết, hàng chục tàu thuyền bị cuốn trôi

Tổ chức di dời người dân ở huyện Sơn Hà.

Vào tối cùng ngày, ông Phùng Tô Long – Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết: Do nước sông Rin quá lớn và đang tiếp tục dâng lên, chính quyền địa phương đã di dời khẩn cấp 20 hộ dân ở tổ dân phố Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng đến ở tạm tại trụ sở ủy ban huyện.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quảng Ngãi: 4 người chết, hàng chục tàu thuyền bị cuốn trôi

Lời kể kinh hoàng của những người thoát chết gang tấc trong bão

Posted: 05 Nov 2017 05:49 AM PST

Các nạn nhân nhà sậpKhánh HòaPhú Yên đều ám ảnh về cơn bão số 12, cho rằng trận cuồng phong ngoài sức tượng tưởng của mình.

Lời kể kinh hoàng của những người thoát chết gang tấc trong bão

Anh Thành vẫn còn ám ảnh về trận bão hôm qua. Ảnh: Xuân Ngọc

Là một trong những người may mắn thoát chết khi căn nhà bị sập, vùi lấp trong bão ở xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, anh Nguyễn Đắc Thành (36 tuổi) trầy xước khắp cơ thể. Hai chân bị gãy; còn vợ nằm tại bệnh viện tại thị xã.

Sau một ngày bão qua, anh vẫn chưa hết sợ hãi. “Tôi nghĩ mình vừa trải qua một ngày thật tệ, song may mắn vẫn còn mỉm cười với gia đình”, anh Thành chia sẻ.

Rạng sáng qua, vợ chồng anh cùng hai con gái (4-10 tuổi) ở trong nhà cấp 4, chừng 80 m2. Bên ngoài, trời tối om. Mưa dữ tợn, gió rít ù ù.

Nghĩ tình hình không ổn, bốn người mang nón bảo hiểm vào di tản. Bế con, anh Thành đi vài bước thì bất ngờ bức tường bên phải, cao khoảng 5m đổ dồn dập, đè lên cả gia đình.

Người anh Thành ê ẩm, đau nhức; còn vợ chảy máu đầu, chân không cử động được. Hai con nhỏ hoảng loạn, khóc thét khiến anh thấy bất an. “May mắn, chúng được ẵm phía trước, chứ sau lưng không biết chuyện gì xảy ra”, anh Thành cho biết.

Sau ít phút bị vùi dưới đất đá, khá hoảng loạn, anh kịp trấn tĩnh, cố gượng dậy gỡ từng mảnh vỡ trong đống đổ nát, đưa vợ con ra ngoài. Hai tay ẵm con, đồng thời anh dìu vợ sang nhà hàng xóm vừa mới xây khá kiên cố, cách đấy chừng 50m, trú bão.

Vừa tới nơi, anh nghe em gái bảo bố mẹ đang kẹt trong nhà, chưa thoát ra được. Những nhà xung quanh, mái tôn đã bị tốc, tường vỡ tứ tung. Lo cha mẹ gặp nguy, anh nhờ người chăm sóc vợ con, chạy tới cứu.

Vừa ra tới cổng, mái hiên bị bão giật đổ, đè lên khiến anh gãy hai chân. Hàng xóm lao đến giải cứu. Do bão đang càn quét dữ dội, nhiều giờ sau, vợ chồng anh mới được mọi người chuyển đến bệnh viện. “Sống ở đây mấy chục năm, tôi chưa thấy trận cuồng phong nào khủng khiếp như hôm qua”, anh nói.

Ba người được cứu khỏi đống đổ nát

Nằm trên giường bệnh với nhiều thương tích, sau khi được cứu trong đống đổ nát, ông Võ Văn Nghĩa (46 tuổi) nói rằng vẫn còn ám ảnh về cơn bão hôm qua.

Quê ở Sóc Trăng, ông nhờ cha mẹ chăm sóc hai con rồi cùng vợ đi làm công trình xây dựng ở Nha Trang, được gần hai tháng. Đoàn của ông, tám người đồng hương, thuê căn phòng với gác lửng ở phường Vĩnh Hòa để ở.

Rạng sáng hôm qua họ ngồi co cụm với nhau, nghe ngóng bão. Trên gác, hai thanh niên nằm, nhưng họ không ngủ. Chừng 5h30, vừa uống xong chung trà, ông Nghĩa bỗng nghe tiếng “rầm” rất lớn.

“Trời như sụp đổ, tôi thấy mình bị vùi trong đống đất đá và có vật gì đè lên khiến toàn thân rất đau, nhất là chân trái, cử động rất khó″, ông nhớ lại và cho biết, sự việc xảy ra chỉ trong vòng vài giây nên không kịp phản ứng.

Trong phòng, mọi người thoát được, riêng ông với hai thanh niên bị vùi dưới đống bêtông. Âm thanh đổ vỡ, tiếng người la ó khiến ông lo sợ. Hơn 10 phút sau, ông được mọi người đào bới đống đổ nát đưa ra ngoài, song không cử động được.

Xung quanh, dãy trọ với năm phòng đều sụp đổ, mái tôn nằm ngổn ngang. Ba người được sơ cứu, đưa sang phòng khác kiên cố hơn. Ba giờ sau, hàng chục cảnh sát đến giải cứu, chuyển họ tới bệnh viện.

Trong tâm trí người đàn ông miền Tây, cơn bão hôm qua ngoài sức tưởng tượng của ông. “Đây là lần đầu tiên tới Nha Trang và lần đầu chứng kiến trận bão lớn, có thể là kỷ niệm khó quên trong đời”, ông Nghĩa nói.

Lời kể kinh hoàng của những người thoát chết gang tấc trong bão

Ông Nghĩa bị vùi dưới đống đổ nát được cảnh sát đưa ra ngoài. Ảnh: Xuân Ngọc

Những người thoát chết gang tấc trên đèo Cả

Khi bão Damrey ập vào giữa Phú YênKhánh Hòa, trên đèo Cả, khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh có hơn 20 quán rửa xe, bán nước cho người đi đường bị gió giật tung. Nhiều người cuống cuồng chạy bão trong sợ hãi rồi thoát chết trong gang tấc.

Ông Nguyễn Ngọc Hoài, 53 tuổi, làm nghề rửa xe trên đèo Cả hàng chục năm qua chưa hết bàng hoàng: “Gió lớn thổi ầm ầm, tôi ở trong quán nhìn ra ngoài thấy cây nghiêng ngả, lo nhà sập nhưng không biết đi tránh ngõ nào”.

Lúc 4h sáng, gió bùng bùng dữ dội giật mái tôn. Trong lúc nguy cấp, ông Hoài nắm tay vợ chạy vào nhà tắm cách đó 20m. “Khi tôi vừa khép cửa nhà tắm lại thì tôn từ nhà quán bay vào đập một tiếng rầm rít tai. Nếu không đóng cửa kịp, có lẽ vợ chồng tôi đã chết”, ông Hoài bàng hoàng kể.

Theo ông Hoàng, bão đã làm ngã 14 hécta keo, 400 cây chuối ông nhọc công trồng vun vén bên đèo. “Giờ an toàn mạng sống xong thì lại tiếc mấy cái cây. Cả mớ mồ hôi của tui”, ông nói.

Dọc đường đèo Cả có 20 quán ngã đổ như ông Hoàng. Phần lớn người dân có nhà ở riêng nhưng vì mưu sinh trên đèo nên họ ở lại trong đêm bão. “Có nhà bị sập hết, may là không ai bị sao”, ông cho hay.

Huyện Đông Hòa, Phú Yên giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa là một trong các địa phương có nhiều nhà dân sập trong bão.

Dưới chân đèo Cả, ai cũng xót xa trước tình cảnh bi đát của hai gia đình xây nhà sát vách. Anh Võ Thanh Hùng cho biết, anh cùng người anh trai ruột xây nhà sát vách để có anh có em. “Cứ nghĩ làm vậy sẽ kiên cố nên tôi cũng chủ quan không chằng chống”, anh cho hay.

Người anh trai đã mất cách đây mấy năm, nhà chỉ còn chị dâu và hai cháu nhỏ. Còn anh Hùng có gia đình riêng với vợ và hai con. “Gió giật bay mái cả hai nhà, bêtông, ngói, tôn rớt xuống ào ào, kính vỡ loảng choảng”, anh Hùng thuật lại giữa khung cảnh hoang tàn.

Đó là lúc 4h30, hai gia đình với bảy người chạy vụt ra khỏi nhà trong đêm. Hai đứa nhỏ bị tôn bay đứt chân chảy máu, chạy cà thọt theo người lớn. “Nhưng chúng tôi không biết đi đâu cả, chỉ biết tìm chỗ có cây che chắn để khuất gió. Bảy người hứng mưa cả đêm”, anh kể, mắt hoen đỏ.

Bốn đứa trẻ của gia đình đang ở nhờ nhà bà con. Nhưng người cha, người chú như anh còn đang không biết làm gì với đống gạch vụn, ngói vỡ ngổn ngang. “Dọn gì bây giờ. Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu cả. Còn xây nhà mới thì không biết kiếm tiền đâu ra”, anh thở dài.

Nhìn chiếc xe máy bị bêtông đè bẹp, rồi lại xuống chỗ chiếc tủ lạnh xuýt xoa, anh bảo tài sản trong nhà nhiều cái vay mượn mua, giờ trả nợ chưa xong thì bão làm một cái tan tành.

Nỗi lo âu hiện rõ trên khuôn mặt của người đàn ông trung niên, anh đến bàn thờ người anh trai đã khuất thắp nén hương. Di ảnh của người anh trai nằm trong căn nhà đã bay tốc mái nhưng chưa có nơi thờ cúng mới, giờ như một điểm tựa tinh thần để anh và hai gia đình vượt qua cơn bão.

Lời kể kinh hoàng của những người thoát chết gang tấc trong bão

Anh Hùng nhặt kính vỡ sau trận bão bỏ vào bao tải. Ảnh: Phạm Linh

6h ngày 4.11, bão đổ bộ Phú Yên – Khánh Hòa, mạnh cấp 12 (135km/h). 13h, bão tiến sâu vào Nam Tây Nguyên, giảm còn cấp 9 (90km/h) và 15h cùng ngày thì suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi ở biên giới Việt Nam – Campuchia, sức gió giảm còn 60km/h (cấp 7).Trong 9 tiếng hoành hành, bão đã gây gió mạnh, mưa to suốt từ Thừa Thiên – Huế tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. 27 người tử vong, 22 người mất tích, hơn 500 nhà bị sập.Dự báo trong 6-12 giờ tới, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định và Tây Nguyên tiếp tục có mưa to, nguy cơ ngập úng ở vùng trũng thấp và sạt lở đất ở vùng núi là rất cao.

Theo Xuân Ngọc – Phạm Linh (VNE)


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Lời kể kinh hoàng của những người thoát chết gang tấc trong bão

Quảng Nam: Lật ghe trong lũ, 1 người tử vong

Posted: 05 Nov 2017 04:53 AM PST

Một người đàn ông trong lúc bơi ghe đi đón người thân gặp dòng nước xoáy khiến ghe lật khiến ông này bị nước cuốn trôi, tử vong.

Tối nay (5.11), ông Trần Xuân Hà – Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, đã vớt được thi thể người đàn ông bị lật ghe chết đuối do đi đón người thân. 

Quảng Nam: Lật ghe trong lũ, 1 người tử vong

Lũ đang lên mạnh ở Quảng Nam.

Theo đó, vào khoảng 14h ngày 5.11, ông Trần Minh Tân (42 tuổi, trú thôn Bồng Lai, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn) trong lúc bơi ghe đi đón người thân thì gặp nước xoáy khiến ghe bị lật. Ông Tân rơi xuống dòng nước và bị nước lũ cuốn trôi.

Sau khi xảy ra sự việc, lực lượng cứu hộ và người dân tích cực tham gia tìm kiếm nạn nhân. Đến khoảng 15h30 cùng ngày, thi thể nạn nhân xấu số được tìm thấy và bàn giao cho gia đình lo hậu sự.

Chính quyền địa phương đến thăm hỏi và chia buồn cùng gia đình nạn nhân.

Theo ghi nhận của PV hiện trên địa bàn Quảng Nam đang mưa to

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quảng Nam: Lật ghe trong lũ, 1 người tử vong

Thủ tướng: Tập trung khắc phục hậu quả bão và ứng phó khẩn cấp mưa lũ

Posted: 05 Nov 2017 04:27 AM PST

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 12 và ứng phó khẩn cấp mưa lũ tại miền Trung và Tây Nguyên.

Công điện nêu rõ:

Bão số 12 đổ bộ vào bờ với gió giật đo được cấp 12 – 13 đã gây thiệt hại lớn tại tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhất là các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Trong 3 ngày qua, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên liên tiếp có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa đo được tại một số trạm ở các tỉnh Thừa Thiên Huế đến Phú Yên và tỉnh Gia Lai từ 500 – 600 mm, đặc biệt ở các tỉnh Quảng Nam và Bình Định trên 700 mm, gây ngập lụt các vùng trũng, thấp, ven sông suối. Lũ các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam và khu vực nam Tây Nguyên đang lên nhanh; trên sông Bồ (Thừa Thiên Huế) có thể xấp xỉ mức lũ lịch sử năm 1999; sông Thu Bồn tương đương lũ lịch sử năm 2007. 

Thủ tướng: Tập trung khắc phục hậu quả bão và ứng phó khẩn cấp mưa lũ

Tại Phú Yên, trên 640 trụ điện trung và hạ áp bị gãy đổ trong cơn bão sáng 4.11.

Thêm vào đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực này có thể sẽ tiếp tục có mưa rất to trong những ngày tới, nguy cơ cao xảy ra lũ lớn và đặc biệt lớn, nhất là tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi và sạt lở đất, lũ quét tại miền núi; ngập lụt sâu trên diện rộng, chia cắt cục bộ tại các vùng thấp trũng, ven sông suối.

Để chủ động ứng phó mưa lũ, hạn chế thiệt hại và khắc phục nhanh hậu quả bão số 12, sớm ổn định đời sống nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các địa phương khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, nhất là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵngtheo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm 4 tại chỗ, tập trung một số nhiệm vụ sau:

a) Rà soát, chủ động huy động lực lượng tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ bị sạt lở, ngập sâu, chia cắt, nhất là tại các vùng thấp trũng, ven sông suối, những hộ không đảm bảo an toàn phải kiên quyết di dời, trường hợp cần thiết phải cưỡng chế di dời để bảo vệ tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân. Chủ động cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực bị ngập sâu, khuyến cáo người dân trong các hoạt động khi có mưa lũ; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt là tại các khu vực thường xuyên ngập sâu, chảy xiết khi mưa lũ.

b) Tiếp tục chỉ đạo, triển khai các biện pháp gia cố bảo vệ đê điều, hồ đập. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao cần có phương án chủ động sơ tán dân cư ở hạ lưu để bảo đảm an toàn, rà soát để bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra sự cố.

c) Chỉ đạo, tổ chức giám sát việc vận hành các hồ chứa nước trên địa bàn theo quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt, đồng thời chủ động xử lý mọi tình huống trong quá trình vận hành. Chủ các hồ đập chịu trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến vận hành hồ chứa nước về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương có liên quan phục vụ chỉ đạo phối hợp vận hành các hồ.

d) Tiếp tục rà soát cập nhật, triển khai các phương án phòng chống ngập úng các đô thị, đặc biệt là tại các khu vực diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC. 

2. Các địa phương chịu ảnh hưởng của bão, đặc biệt là các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa chỉ đạo, huy động lực lượng quân đội, công an, các lực lượng tại chỗ, các tổ chức đoàn thể khắc phục hậu quả bão số 12, trong đó tập trung một số nhiệm vụ chính sau:

- Tiếp tục tổ chức tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đối với người, phương tiện còn mất tích, chưa liên lạc được, nhất là những người bị nạn trên các tàu vận tải bị sự cố tại vùng biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại, nhất là đối với những hộ có người bị chết, mất tích; chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, bố trí chỗ ở tạm và có phương án tái định cư đối với những hộ bị mất nhà cửa (nhất là hộ nghèo, gia đình chính sách), không để người dân thiếu đói, không có nơi trú ngụ, đặc biệt là khu vực bị thiệt hại nặng ven biển.

- Bố trí lực lượng hỗ trợ nhân dân sửa chữa nhà cửa; tổ chức sửa chữa, dọn dẹp vệ sinh trường học, cơ sở y tế, hệ thống điện, đường giao thông để sớm ổn định các hoạt động và sinh hoạt của người dân. 

- Chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở triển khai các biện pháp cần thiết đảm bảo vệ sinh môi trường sau bão, lũ, không để nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo kiểm tra, triển khai phương án bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi, nhất là các hồ thủy lợi xung yếu; phối hợp vận hành an toàn các hồ chứa thuỷ lợi, góp phần giảm lũ cho hạ du, không để gia tăng ngập lụt ở hạ du do xả lũ nhân tạo. Chỉ đạo chuẩn bị các phương án khôi phục sản xuất sau bão, lũ phù hợp với diễn biến thời tiết, thiên tai thời gian tới.

4. Bộ Công Thương: Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp, hỗ trợ các địa phương khôi phục nhanh hệ thống điện, nhất là tại các tỉnh bị ảnh hưởng nặng do bão, mưa lũ vừa qua, đảm bảo nguồn điện phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó thiên tai, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tiếp tục chỉ đạo vận hành an toàn hệ thống điện; phối hợp vận hành các hồ chứa thủy điện, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, không để gia tăng ngập lụt ở hạ du do xả lũ nhân tạo. 

5. Bộ Giao thông vận tải: Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tìm kiếm, cứu nạn thuyền viên của các tàu vận tải bị sự cố tại Quy Nhơn; phối hợp với các cơ quan và địa phương có liên quan tổ chức trục vớt phương tiện bị chìm đắm, thanh thải luồng lạch bảo đảm giao thông. Chỉ đạo bảo đảm an toàn đối với tàu, phương tiện vận tải hoạt động, neo đậu trên sông và vùng cửa sông; triển khai các phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ. Phối hợp với lực lượng công an chủ động chỉ đạo kiểm soát, phân luồng chống ách tắc, bảo đảm an toàn cho hành khách và các phương tiện vận tải. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông trên các trục chính, nhất là tuyến Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, các nhà mạng khẩn trương khôi phục thông tin liên lạc sau bão, lũ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai và sớm ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân.

7. Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn và chủ động hỗ trợ các địa phương chịu ảnh hưởng của bão, mưa lũ cơ số thuốc và các hóa chất cần thiết để đảm bảo khám chữa bệnh, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ.

8. Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân khu 5 bố trí tăng cường quân số hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng nặng do bão số 12, trong đó có các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa khắc phục hậu quả sau bão, tập trung hỗ trợ Nhân dân sửa chữa, dựng lại nhà cửa, sửa chữa trường lớp, cơ sở y tế, vệ sinh đường phố… chỉ đạo các quân khu, lực lượng quân sự địa phương và các đơn vị đóng trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương sơ tán, di dời dân cư, ứng phó với mưa lũ khi được yêu cầu.

9. Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo công an các địa phương bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, không để tình hình phức tạp xảy ra sau bão, lũ; sẵn sàng lực lượng hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão số 12 và ứng phó với mưa lũ theo đề nghị của địa phương; chủ động hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát phương tiện giao thông hoạt động tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ, bảo đảm an toàn.

10. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

- Huy động lực lượng hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả bão số 12. Tiếp tục phối hợp với các địa phương và các cơ quan liên quan chỉ đạo tìm kiếm, cứu nạn đối với người và phương tiện còn mất tích, chưa liên lạc được. 

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, bảo vệ môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu từ các tàu vận tải bị chìm đắm tại vùng biển Quy Nhơn.

- Rà soát phương án, chỉ đạo chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng hỗ trợ địa phương tổ chức sơ tán nhân dân ở khu vực nguy hiểm do mưa lũ và cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu, không để bị động, bất ngờ.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tổ chức dự báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão.

12. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng tăng tần suất, thời lượng phát sóng để cập nhật, đưa tin kịp thời về các hoạt động hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả sau bão; diễn biến và dự báo mưa lũ, chỉ đạo ứng phó của các cơ quan ở trung ương và địa phương để các cơ quan và người dân biết, chủ động ứng phó, tránh tư tưởng chủ quan.

13. Các Bộ ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ theo quy định.

14. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi, cập nhật, báo cáo kịp thời về tình hình thiệt hại, kết quả khắc phục hậu quả bão số 12 của các Bộ, ngành, địa phương. Đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai ứng phó cụ thể; đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Thủ tướng: Tập trung khắc phục hậu quả bão và ứng phó khẩn cấp mưa lũ

Quảng Ngãi: Lũ tràn qua cầu sông Rin, huyện Sơn Tây bị cô lập

Posted: 05 Nov 2017 03:38 AM PST

Đến khoảng 14h chiều nay (5.11), cầu sông Rin ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà đã bị nước lũ tràn qua, cắt đứt giao thông và cô lập huyện miền núi nằm phía trên là Sơn Tây với đồng bằng.

Quảng Ngãi: Lũ tràn qua cầu sông Rin, huyện Sơn Tây bị cô lập

 Cầu sông Rin đã được rào chắn và canh gác sau khi nước lũ phủ qua.

Trao đổi nhanh với PV Dân Việt, ông Phùng Tô Long – Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hà – cho biết: Hiện chính quyền địa phương đã cho lực lượng canh gác 2 bên đầu cầu để cấm người, phương tiện qua lại.

Liên quan đến cơn bão số 12, tại khu vực núi Làng Bồ, thị trấn Di Lăng vừa xuất hiện một vệt núi nứt. Theo đó, địa phương đã tổ chức di dời khẩn cấp 5 hộ dân nằm phía dưới đến nơi an toàn.

Quảng Ngãi: Lũ tràn qua cầu sông Rin, huyện Sơn Tây bị cô lập

Quảng Ngãi: Lũ tràn qua cầu sông Rin, huyện Sơn Tây bị cô lập

Tỉnh tăng cường lực lượng đến huyện Bình Sơn để giúp chính quyền địa phương di dời dân.

Tại huyện Bình Sơn, trước dòng lũ tiếp tục đổ về quá lớn và mưa to vẫn tiếp tục, cùng với lực lượng được tỉnh chi viện, chính quyền nơi đây đã đưa thêm 5 ca nô di dời thêm hơn 200 hộ dân các xã Bình Chương, Bình Mỹ ngay trong chiều nay.

Vào chiều cùng ngày, ông Đặng Minh Thảo – Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi – cho biết đang khẩn trương tập trung lực lượng để hỗ trợ di dời 300 hộ dân ở vùng trũng xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa vào chiều tối nay.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quảng Ngãi: Lũ tràn qua cầu sông Rin, huyện Sơn Tây bị cô lập

Chùm ảnh: Tây Nguyên liêu xiêu sau bão

Posted: 05 Nov 2017 03:35 AM PST

Hàng nghìn ngôi nhà tốc mái, hàng nghìn ha cây trồng gãy đổ, hàng nghìn người dân bị cô lập do lũ, hàng trăm hộ dân tạm rời nhà cửa tránh lũ… là những thống kê sơ bộ về thiệt hại ở Tây Nguyên do ảnh hưởng của bão số 12.

Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh Tây Nguyên, đến nay chưa có thống kê hết thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 12, trong đó có 3 tỉnh bị nặng nhất gồm: Đắk Lắk, Lâm ĐồngGia Lai. Hiện đã có 5 người chết (3 người ở Lâm Đồng, 1 người ở Đắk Lắk và 1 cháu nhỏ ở Kon Tum) do mưa lũ.

Chùm ảnh: Tây Nguyên liêu xiêu sau bão

Gió lốc càn quét buôn Tar, xã Yang Mao (huyện Krông Bông, Đắk Lắk) khiến hàng chục căn nhà sàn đổ sập.

Theo thống kê sơ bộ, tỉnh Đắk Lắk có hơn 1.000 ngôi nhà bị sập và tốc mái, hơn 2.000 dân bị cô lập hoàn toàn, hàng nghìn ha cây trồng các loại bị ngập lụt, gãy đổ.

Tại tỉnh Gia Lai, huyện Kông Chro có 37 nhà dân và 2 phòng học bị tốc mái, gần 40m tường rào các công sở bị sập. Ở huyện Krông Pa, có 38 nhà bị sập và tốc mái, chính quyền đã di dời 20 hộ và 48 con bò đến vùng an toàn tránh lũ. Toàn tỉnh có hơn 1.000ha hoa màu bị ảnh hưởng.

Lâm Đồng có 72 ngôi nhà bị sập, tốc mái do gió lốc; 150ha rau, hoa trong nhà lồng hư hỏng. Mưa lũ còn làm ngập và cuốn trôi 2 cầu sắt ở 2 huyện Đam Rông, Lâm Hà khiến cho nhiều khu dân cư bị chia cắt.

Chùm ảnh: Tây Nguyên liêu xiêu sau bão

Một căn nhà sàn ở xã Yang Mao, Krông Bông bị lốc kéo bay mái tôn, nghiêng hẳn về một bên.

Riêng tại tỉnh Kon Tum, mưa lớn đã gây sạt lở, ách tắc giao thông trên 2 tuyến quốc lộ chính và một số tuyến tỉnh lộ.

Ông Lê Minh Tuân – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ 3.4 – cho biết: “Do ảnh hưởng của bão, 2 tuyến quốc lộ là đường Hồ Chí Minh (qua huyện Đắk Glei) và Đông Trường Sơn (huyện Kon Plong) đã liên tục xảy ra 10 điểm sạt lở gây ách tắc giao thông cục bộ kéo dài từ 1-2 giờ. Để đảm bảo an toàn và giao thông được thông suốt, chúng tôi đã nhanh chóng khắc phục cho các phương tiện đi lại. Về lâu dài sẽ đề nghị xây kiên cố ở những vị trí dễ xảy ra sự cố”.

Một số hình ảnh về mưa lũ ở Tây Nguyên:

Chùm ảnh: Tây Nguyên liêu xiêu sau bão

Hàng loạt nhà lồng trồng hoa màu ở Lâm Đồng bị nhấn chìm trong nước.

Chùm ảnh: Tây Nguyên liêu xiêu sau bão

Một căn nhà ở xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) bị gió thổi bay mái tôn.

Chùm ảnh: Tây Nguyên liêu xiêu sau bão

Ngôi nhà bị gió thổi tan hoang, không còn nguyên vẹn.

Chùm ảnh: Tây Nguyên liêu xiêu sau bão

Đường tại xã Đắk Nên, huyện Kon Plông (Kon Tum) bị sụt lún nghiêm trọng.

Chùm ảnh: Tây Nguyên liêu xiêu sau bão

Đường Đông Trường Sơn (qua huyện Kon Plong, Kon Tum) bị sạt lở gây ách tắc cục bộ.

Chùm ảnh: Tây Nguyên liêu xiêu sau bão

Hàng trăm ha mía ở các huyện phía đông Gia Lai bị đổ rạp.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Chùm ảnh: Tây Nguyên liêu xiêu sau bão

Quốc lộ 1A ngập sâu, khách đi tàu hỏa để vượt lũ

Posted: 05 Nov 2017 03:32 AM PST

Quốc lộ 1A qua địa bàn Thừa Thiên – Huế bị nước lũ nhấn chìm đã khiến hàng trăm ô tô kẹt cứng, hàng loạt xe khách phải quay về Đà Nẵng để khách đi tàu hỏa.

Mưa lớn cộng với việc các hồ thủy lợi, thủy điện xả nước không chỉ khiến TP.Huế và nhiều vùng ngập sâu mà còn khiến tuyến quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế bị nhấn chìm, giao thông ách tắc nghiêm trọng.

Quốc lộ 1A ngập sâu, khách đi tàu hỏa để vượt lũ

Lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế điều tiết giao thông trên quốc lộ 1A. Ảnh: T.H

Trên quốc lộ 1A qua khu vực Cầu Hai (huyện Phú Lộc) từ tối 4.11 đã bị ngập 0,5m, nhiều đoạn ngập gần 1m. Nước lũ ngập sâu khiến giao thông nơi đây bị chia cắt nghiêm trọng. Đoạn đường từ xã Lộc Thủy đến thị trấn Phú Lộc có hàng trăm xe ô tô bị mắc kẹt hàng giờ đồng hồ.

Quốc lộ 1A ngập sâu, khách đi tàu hỏa để vượt lũ

Nhiều đoạn trên quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế kẹt cứng do ảnh hưởng của mưa lũ. Ảnh: T.H

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, từ sáng 5.11 đến nay, chỉ có những xe tải và xe khách tải trọng lớn mới được phép chạy qua các đoạn quốc lộ 1A bị ngập nói trên, những phương tiện còn lại phải nối đuôi nhau nằm chờ nước rút mới lưu thông. Hàng loạt xe khách tải trọng trung bình chạy từ Đà Nẵng ra Huế và các tỉnh phía Bắc khi đến đoạn đường ngập đã phải quay trở lại Đà Nẵng để hành khách đi tàu hỏa.

Quốc lộ 1A ngập sâu, khách đi tàu hỏa để vượt lũ

Hàng trăm phương tiện bị chết máy do đường quốc lộ ngập sâu ở thị xã Hương Thủy. Ảnh: T.H

Đại tá Lê Văn Vũ – Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Từ tối 4.11, Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với lực lượng của Công an huyện Phú Lộc tiến hành điều hoà giao thông trên toàn tuyến. Lực lượng CSGT đã dầm mưa chốt chặn các đoạn đường nước bị ngập sâu, điều hoà, hướng dẫn người điều khiển phương tiện lưu thông an toàn, tránh vực sâu, nguy hiểm có thể gây tai nạn.

Quốc lộ 1A ngập sâu, khách đi tàu hỏa để vượt lũ

Đến chiều 5.11 Thừa Thiên – Huế tiếp tục có mưa lớn, nước các sông tiếp tục lên nhanh. Ảnh: T.H

Đại úy Phan Bảo Trung – Trạm trưởng Trạm CSGT Phú Lộc – cho biết thêm, nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện, lực lượng của trạm đã thức trắng đêm chốt chặn ở xã Lộc Thủy và thị trấn Phú Lộc để điều hòa, hướng dẫn cho các phương tiện lưu thông. Để hạn chế ùn tắc kéo dài, lực lượng CSGT đã hướng dẫn cho hàng trăm phương tiện đi theo tuyến quốc lộ 49B để về TP.Huế.

Ông Phan Thanh Hùng – Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin: Dự báo mực nước trên các sông ở tỉnh sẽ tiếp tục dâng cao, trong đó mực nước trên sông Bồ có khả năng sẽ vượt lũ lịch sử năm 1999; các sông nhỏ vượt mức báo động 3 với cấp độ rủi ro thiên tai dự báo ở cấp 3.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quốc lộ 1A ngập sâu, khách đi tàu hỏa để vượt lũ

Quảng Ngãi: “Cõng” dân rời khỏi vùng lũ

Posted: 05 Nov 2017 03:25 AM PST

Cùng với việc điều động phương tiện ca nô, xe ô tô, chính quyền nhiều địa phương trong tỉnh đã huy động lực lượng đưa số hộ dân ở các vùng trũng thấp đến nơi an toàn.

Quảng Ngãi: Cõng dân rời khỏi vùng lũ

Quảng Ngãi: Cõng dân rời khỏi vùng lũ

Quảng Ngãi: Cõng dân rời khỏi vùng lũ

Quảng Ngãi: Cõng dân rời khỏi vùng lũ

Trưa 5.11, tại thôn Châu Me, xã Bình Châu, cùng với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ngãi, lãnh đạo các cấp ngành huyện Bình Sơn đã trực tiếp xuống tại hiện trường tổ chức di dời khẩn cấp 75 hộ dân của thôn này đến nơi an toàn.

Quảng Ngãi: Cõng dân rời khỏi vùng lũ

Quảng Ngãi: Cõng dân rời khỏi vùng lũ

Quảng Ngãi: Cõng dân rời khỏi vùng lũ

Bất chấp trời đang mưa rất lớn, nước từ thượng nguồn đang cuồn cuộn đổ về, gần 10 phương tiện ca nô, thuyền chèo tay đã được lực lượng chức năng huyện, tỉnh liên tục thay nhau vào các khu vực bị nước lũ cô lập, ngập sâu để đưa dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Quảng Ngãi: Cõng dân rời khỏi vùng lũQuảng Ngãi: Cõng dân rời khỏi vùng lũ

Nước từ thượng nguồn đang đổ về làm mực nước các sông lớn trong tỉnh đã vượt mức báo động 3 và hiện đang tiếp tục lên rất nhanh.

Trao đổi nhanh với báo Dân Việt, bà Hà Thị Anh Thư-Bí thư Bình Sơn cho biết: Đây là đợt di dời dân thứ 2 của huyện trong 2 ngày qua. Trước đó vào tối 4.11, khoảng 100 hộ dân xã Bình Mỹ đã được di dời. Riêng tại khu vực này số di dời khoảng 70 hộ/240 khẩu. Do khu dân cư này nằm ngay bên sông Trà Bồng vì vậy chính quyền tập trung lực lượng để hoàn thành trước 14h.

Vào trưa cùng ngày, đại diện chính quyền các huyện Nghĩa Hành, Sơn Hà….cho biết lũ đã gây ngập và cô lập một số vùng. Tuy nhiên chưa đến mức phải tổ chức di dời. Điều đáng lo ngại, theo ông Nhâm Xuân Sỹ-Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Ngãi hiện các con sông lớn Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu đều vượt qua mức báo động 3 ước từ 0,5-1m và tiếp tục dâng lên.

Như đã phản ánh trong đợt bão lũ số 12 đang diễn ra, Quảng Ngãi đã xảy ra 2 trường hợp bị lũ cuốn trôi ở 2 huyện Ba Tơ (1 người) và Nghĩa Hành (1 người); đồng thời gần 100 ngôi nhà ở 2 huyện Bình Sơn và Mộ Đức bị gió lốc làm tốc mái, hư hỏng.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quảng Ngãi: "Cõng" dân rời khỏi vùng lũ

Quảng Nam: Thủy điện xả lũ, một huyện có 24.000 hộ dân “chìm” trong nước

Posted: 05 Nov 2017 03:14 AM PST

Đại Lộc, Quảng Nam là huyện chịu ảnh hưởng nặng nhất khi hàng loạt thủy điện ồ ạt xả lũ kèm với mưa lớn đổ về khiến hàng ngàn ngôi nhà bị ngập sâu trong nước lũ.

Trưa nay (5.11), ông Trần Văn Mai – Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, Quảng Nam thông tin, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu của cơn bão số 12, trên địa bàn huyện Đại Lộc tính đến ngày 5.11 đã có mưa to đến rất to, kết hợp với việc xả lũ của Hồ Thủy điện sông Tranh, sông Bung 4, Đăk Mi 4 làm cho mực nước các sông Vu Gia tại Ái Nghĩa dâng cao, lên mức 9.54m, trên mức báo động 3 là 0,54 m và sông Thu Bồn tại Giao Thủy là 8,69m, dưới báo động 3 là 0.09 m, gây ngập nhà dân và thiệt hại một số diện tích vùng đất màu ven sông của nhân dân đã và đang xuống giống sản xuất vụ Đông 2017.

Quảng Nam: Thủy điện xả lũ, một huyện có 24.000 hộ dân “chìm” trong nước

Trung tâm huyện Đại Lộc đã bị nước lũ bao vây.

“Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 24.000 hộ dân bị ngập lụt, trong đó có nhiều nơi bị ngập sâu, nước lũ cô lập. Có ông Đinh Văn Dưỡng (SN 1973, trú thôn Đại Phú, xã Đại Nghĩa), bị điện giật trong lúc dọn nhà và hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh Quảng Nam. Để hỗ trợ người dân vùng lũ, huyện đã chuẩn bị 400 thùng mỳ tôm, 5 tấn gạo, 200 thùng nước lọc…” – ông Mai thông tin.

Quảng Nam: Thủy điện xả lũ, một huyện có 24.000 hộ dân “chìm” trong nước

Nhiều nơi ở huyện Đại Lộc bị lũ trời kèm thủy điện nhấn “chìm”

Trao đổi với ông Đinh Văn Thu – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Hiện mưa trên địa bàn còn rất lớn, các vùng trên địa bàn như huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Ban và TP Hội An đang bị ngập sâu trong nước, báo động 3. Hiện tỉnh đã chỉ đạo di dời dân cư vùng trũng bị ngập, tiếp tục cảnh báo thông tin thường xuyên cho dân biết về tình hình mưa tăng, đồng thời lũ đang về.

“Còn các thủy điện đang ở mức dâng bình thường, lưu lượng về rất là lớn. Việc điều hành vận hành liên hồ chứa song song với thời tiết mưa lũ, đây là vấn đề hết sức được quan tâm, có thể nói rằng sự phối hợp tốt nhất giữa Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh với các huyện và phối hợp với các chủ hồ rất tốt. Có thể nói rằng mục tiêu chính là không tăng lũ ở hạ lưu, trước khi mưa lũ, việc vận hành điều tiết, giảm nước ở các hồ chứa thủy điện đã được UBND tỉnh tính trước một bước, đến bây giờ ở hạ lưu đang ở báo động 3 thì các thủy điện đã tham gia cắt giảm lũ ngay. Nhất là hai hồ lớn Đắc Mi 4, Sông Tranh 2, hiện nay lưu lượng về đến 3.000m3/s nhưng điều tiết xuống hạ du chỉ 600m3/s, như vậy đang điều tiết ở 1/4 nước về hồ chứa. Việc này đã giúp cho vùng hạ lưu dù đang ở mức báo động 3 nhưng sẽ không tăng lũ thêm.

Sau khi mực nước ở hạ lưu giảm xuống thì sẽ điều tiết cao hơn để các hồ đảm bảo cân bằng nước. Việc vận hành liên hồ chứa ở Quảng Nam mấy năm nay được triển khai tốt hơn rất nhiều, từ đó nhằm giảm lũ cho hạ lưu…” – ông Thu nói.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quảng Nam: Thủy điện xả lũ, một huyện có 24.000 hộ dân "chìm" trong nước

Sau bão, bãi biển Nha Trang ngập rác

Posted: 05 Nov 2017 03:12 AM PST

Sau bão, nhiều loại cây, rong, ngư cụ, chai lọ, bao, lon nước ngọt, dụng cụ đánh bắt hải sản… bị sóng đánh dạt vào bờ chất đống, trải dài trên bãi biển TP.Nha Trang (Khánh Hòa).

Những ngày qua, mưa bão diễn biến hết sức phức tạp, nhiều hoạt động và dịch vụ trên biển phải dừng hoạt động. Mưa bão đã làm cho bãi biển gần đường Trần Phú, Nha Trang trở nên nhếch nhác. Lượng rác thải đổ về ngày càng nhiều. Theo ghi nhận của PV, rác thải trải dài trên 200m, đủ các loại…

Người dân ở địa phương cho biết, rác trôi vào nhiều một phần do người dân ném xuống biển. Mỗi lần có thủy triều hoặc mưa bão, rác sẽ lại dạt tấp vào bờ.

Khung cảnh ngập rác trên bãi biển Nha Trang sau cơn bão dữ:

Sau bão, bãi biển Nha Trang ngập rác

Sau bão, bãi biển Nha Trang ngập rác

Sau bão, bãi biển Nha Trang ngập rác

Sau bão, bãi biển Nha Trang ngập rác

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Sau bão, bãi biển Nha Trang ngập rác

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Posted: 05 Nov 2017 03:10 AM PST

Cơn bão lịch sử số 12 đã gây thiệt hại nặng nề cho toàn tỉnh Khánh Hòa. Đặc biệt ở TP.Nha Trang, bão 12 đã làm đình trệ các hoạt động du lịch. Sáng nay (5.11), tại Nha Trang, trời nắng ấm trở lại nhưng đường sá vẫn ngổn ngang cây cối, nhà cửa, công trình hư hại nặng nề vì bão số 12.

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Nhiều tuyến đường ở Nha Trang ngỗn ngang cây cối ngã đổ sau bão số 12. Ảnh: PV

Báo cáo nhanh của tỉnh Khánh Hòa, tính đến sáng 5.11, toàn tỉnh có 16 người chết trong đó 10 người chết vì nhà sập, 4 người chết vì nước cuốn trôi và 2 người do điện giật. Hơn 691 nhà bị sập hoàn toàn trong đó nhiều nhất là Nha Trang (415 nhà), Diên Khánh (218 nhà); có 29.382 nhà bị tốc mái, trong đó Nha Trang là 12.248 nhà.

Toàn tỉnh có 3748 ha lúa bị hư hại, 1.457 bè nuôi trồng thuỷ sản bị cuốn trôi. trong đó Vạn Ninh 1.242 bè; 112 tàu của người dân bị sóng đánh chìm. Riêng Cam Ranh có 106 tàu chìm và hư hỏng.

Hàng nghìn cây xanh, bảng hiệu công trình khác bị hu hỏng. Một ngày sau bão đi qua, tất cả các lực lượng tập trung công tác ứng cứu người dân khỏi vung nguy hiểm. Đặc biệt gần 100 lao động trên biển tại Vạn Ninh đang được cảnh sát biển tìm kiếm và đưa đến nơi an toàn.

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Trên tất cả các tuyến đường, nhiều quán ăn, quán cà phê… bị gió bão đánh sập mái che, biển quảng cáo. Ảnh: Thanh Thúy 

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Rất nhiều cột điện dọc đường Trần Phú và các tuyến đường khác bị quật gãy ngang. Điện lực Khánh Hòa dự tính phải mất nhiều tháng nữa mới khắc phục được tổn thất.  Ảnh Thanh Thúy

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Thành phố tích cực dọn dẹp. Ảnh: Thanh Thúy

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Công nhân xuống đường dọn dẹp cây cối ngã đổ.

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Nhiều đường dây điện bị đứt gãy, hư hỏng.

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Hàng quán bị bão “đánh” tan tành.

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Nhà cửa của người dân bị sập, đổ.

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Tả tơi cây cối trên đường Phạm Văn Đồng, Nha Trang.

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Một công trình bị hư hại nặng nề.

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Nhiều tuyến đường vẫn chưa thể lưu thông.

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Một cây xà cừ lớn trong trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa bị gãy đổ.

Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Cảnh tan hoang trên đường Trần Phú sau cơn bão dữ.

Theo Thanh Thúy – Nhiệt Băng (Lao động)


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Nha Trang ngổn ngang sau bão số 12

Quảng Nam: Yêu cầu hàng loạt thủy điện giảm lũ cho hạ du

Posted: 05 Nov 2017 02:27 AM PST

Trước diễn biến phức tạp do mưa lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm với nhiều thủy điện xả lũ khiến đồng bằng ngập sâu, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Quảng Nam đã có công văn yêu cầu các thủy điện điều tiết giảm lũ cho hạ du.

Trưa nay (5.11), Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Nam cho biết, tính đến 4h ngày 5.11, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có mưa to với lượng mưa trung bình trên địa bàn tỉnh là 276mm.

Lượng mưa tại một số trạm cụ thể như sau: Trà My 439mm; Tiên Phước 396mm; Hiệp Đức 291mm, Nông Sơn 255mm; Giao Thủy 204mm; Câu Lâu 269mm; Hội An 252mm; Phước Sơn 384mm; Thành Mỹ 181mm, Hội Khách 182mm; Ái Nghĩa 236mm; Tam Kỳ 343mm. Trong 6-12 giờ tới, dự kiến vẫn có mưa to đến rất to.

Tình hình mực nước trên các sông: Trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 9,47m, trên mức báo động 3 (BĐ) 0,47m; Trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy là 8,29m, dưới mức BĐ là 0,31m; Tại Câu Lâu là 9,47m, trên mức BĐ 3 0,47m; Tại Hội An là 1,72m, dưới mức BĐ 3 là 0,28m;

Quảng Nam: Yêu cầu hàng loạt thủy điện giảm lũ cho hạ du

Mưa lũ kèm thủy điện xả lũ khiến nhiều tuyến đường ở huyện Đại Lộc bị chia cắt. Chính quyền đã lập hàng rào cấm người dân qua lại.

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp này, Văn phòng Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã có công văn yêu cầu các thủy điện điều tiết giảm lũ vào đêm 4.11.

Nhà máy thủy điện Sông Bung 4 được lệnh vận hành giảm lũ với lưu lượng xả tràn và chạy máy thấp hơn 475m3/s. Mực nước hồ lớn nhất cho phép là 222,5m. Khi đạt mức nước hồ lớn nhất, thủy điện được phép xả qua tràn và chạy máy bằng lưu lượng nước về hồ.

Quảng Nam: Yêu cầu hàng loạt thủy điện giảm lũ cho hạ du

Tỉnh Quảng Nam yêu cầu hàng loạt thủy điện giảm lũ cho hạ du. (Ảnh: Thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ)

Thủy điện Đăk Mi 4 được phép tích nước đến mực nước 258m, xả nước qua chạy máy và xả tràn dưới 3.000m3/s (dự báo lưu lượng nước về hồ) và vận hành chạy máy, xả tràn bằng lưu lượng nước về hồ khi mực nước đạt 258m. Mực nước lớn nhất cho phép ở thủy điện Sông Tranh 2 là 175m, lưu lượng nước về hồ dự báo từ 1.450m3/s – 2.500 m3/s. Thủy điện này cũng buộc phải điều tiết giảm lũ bằng cách xả lũ thấp hơn lưu lượng nước về hồ, đến cao trình cho phép thì xả bằng lưu lượng nước về hồ.

Ngoài các thủy điện giảm lũ ra, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh còn cho biết, hiện có 7 hồ thủy lợi lớn nhỏ đã tích đầy nước (Nước Rôn, Đá Vách, An Long, Thạch Bàn, Khe Tân, Phú Lộc, Hương Mao); 3 hồ đạt từ 70-90% dung tích (Đông Tiễn, Hố Giang, Vĩnh Trinh); 5 hồ tích đạt từ 50-70% dung tích (Phú Ninh, Phước Hà, Cao Ngạn, Việt An, Cây Thông).

Tính đến sáng nay, đã có 4 người bị thương tập trung trên địa bàn xã Tam Hải, huyện Núi Thành. Bờ biển Cửa Đại sạt lở với chiều dài hơn 1,1km, chiều rộng hơn 10m. Nhiều vị trí trên các tuyến quốc lộ (40B, 14B, 14D, 14E, 40B và 24C) cũng bị sạt lở với tổng khối lượng khoảng 1.337m3. 716 cây xanh bị ngã đổ ra đường.

Dân Việt tiếp tục thông tin.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quảng Nam: Yêu cầu hàng loạt thủy điện giảm lũ cho hạ du

Lũ ở Hội An trên báo động 3, chính quyền cấm ghe thuyền đưa đón khách

Posted: 05 Nov 2017 02:06 AM PST

Thủy điện xả lũ kèm mưa lớn khiến mực nước lũ sông Hoài đã lên trên báo động 3, chính quyền thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã cấm ghe, thuyền đưa đón du khách nhằm đảm bảo an toàn.

Sáng nay (5.11), theo ghi nhận của P.V Dân Việt, một nửa khu phố cổ Hội An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam bị lũ chia cắt. Cây cầu An Hội nối đôi bờ sông Hoài đã bị chìm nghỉm giữa mênh mông biển nước.

Lũ ở Hội An trên báo động 3, chính quyền cấm ghe thuyền đưa đón khách

Khu vực phố cổ Hội An nằm dọc sông Hoài đã bị nước lũ nhấn chìm

Có mặt ở các tuyến phố chính trong khu đô thị cổ Hội An. Tại đây, mưa vẫn tiếp tục trút nặng hạt. Kết hợp với nước lũ đang dâng cao, hiện tại, đường Bạch Đằng chạy dọc theo bờ kè sông Hoài đã ngập sâu xấp xỉ 1,5m. Cây cầu An Hội bắc ngang sông Hoài cũng đã ở dưới mặt nước. Song song với con phố này, đường Nguyễn Thái Học cũng bị nước dâng cao và ngập sâu tới 1m. Toàn bộ người dân sinh sống trên 2 trục đường này đã dọn dẹp đồ đạc, sẵn sàng ứng phó với lũ từ chiều tối qua.

Bà Lê Thị Nhị – sống ở phố cổ cho biết: “18 giờ chiều qua, nước bắt đầu dâng và đến khuya thì lên rất cao. Sau khi thu dọn quầy lưu niệm, gia đình tôi đã di chuyển đến nhà người thân trú tạm”.

Ngoài phố cổ ra, ở khối phố Đồng Hiệp, phường Minh An, Hội An cũng bị ngập sâu. Đây là khối phố nằm phía bên kia cầu An Hội và hiện tại người dân phải đi lại bằng thuyền vì mực nước lúc này đã chạm ngưỡng 1,5m.

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Thế Hùng – PCT UBND thành phố Hội An, Quảng Nam cho biết, trước diễn biến mưa lớn kéo dài kèm thủy điện xả lũ khiến lũ sông Hoài dâng cao trên mức báo động 3. Để đảm bảo an toàn cho người dân cùng du khách, thành phố đã cấm các ghe thuyền trên địa bàn đưa đón khách tham quan trong phố cổ và các khu vực lân cận. 

Lũ ở Hội An trên báo động 3, chính quyền cấm ghe thuyền đưa đón khách

Nước lũ dâng cao, chính quyền Hội An đã cấm ghe, thuyền đưa đón khách

“Hiện tại Hội An còn một số sự kiện của APEC, trước việc nước lũ này thành phố đang tập trung xử lý, nếu nước rút tới đâu chúng tôi huy động nguồn lực dọn dẹp môi trường, vệ sinh tới đó nhằm đảm bảo tốt các chương trình APEC…” – ông Hùng nói.

Trong khi đó các huyện miền núi Quảng Nam đã bị thất thủ do mưa lớn kéo dài. Theo đó tại huyện Nam Trà My, hiện nay tuyến Quốc lộ 40B địa phận Nam Trà My có 11 điểm sạt lở, tổng khối lượng khoảng 790m3 (chủ yếu khu vực TakPor đi các xã); Đường giao thông Trà Tập đi Trà Cang bị sạt lở 7 vị trí…

“Riêng tại xã Trà Linh có 4 nhà bị tốc mái, điện lưới Quốc gia trên địa bàn huyện bị cắt toàn bộ. Hiện công tác khắc phục sự cố đang được huyện triển khai cấp bách…” – ông Hồ Quang Bửu – Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết.

Tại huyện Nông Sơn, Đại Lộc, Phước Sơn nhiều xã đã bị chia cắt do mưa lớn kéo dài kèm thủy điện xã lũ lớn.

Dân Việt tiếp tục cập nhập.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Lũ ở Hội An trên báo động 3, chính quyền cấm ghe thuyền đưa đón khách

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Posted: 05 Nov 2017 01:57 AM PST

Do ảnh hưởng của bão số 12, nhiều tàu cá, tàu hàng bị sóng đánh chìm và trôi dạt vào bãi biển Quy Nhơn (Bình Định). Trong đó, có 1 tàu nghi chở dầu bị nạn, dầu lan lênh láng ở vùng biển Quy Nhơn.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Với sức gió mạnh cấp 9, những đợt sóng “khủng” đã đánh liên hồi khiến nhiều tàu trôi dạt vào bờ biển Quy Nhơn.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Tàu đánh cá của ngư dân “mỏng manh” trước sức gió dữ tợn của cơn bão số 12.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Tại biển Quy Nhơn, hiện có rất nhiều tàu cá, tàu hàng đã bị đứt dây neo đậu, trôi dạt mắc cạn ở bờ.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Có đến 8 tàu hàng neo đậu tại biển Quy Nhơn bị chìm, nhiều tàu mắc cạn ở bờ, lao vào đá.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng kiểm tra thực tế và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương tìm kiếm người mất tích trên biển Quy Nhơn và tập trung ứng phó với sự cố tràn dầu vào chiều 4.11.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Chiếc tàu “khủng” đang trôi dạt gần bờ biển Quy Nhơn.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Tàu cá Phú Yên mang số hiệu PY 99777 TS bị sóng đánh nằm nghiêng, mắc cạn ở bờ biển.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Thân tàu bị hư hỏng nặng do va vào đá ở biển Quy Nhơn.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Nhiều tàu hàng vẫn lênh đênh trên biển vào chiều 4.11.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Tàu cá, tàu hàng cố gắng thoát khỏi vòng vây của sức gió

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Nhiều người dân chứng kiến sức công phá dữ dội của cơn bão số 12 ở Bình Định.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Lực lượng cứu hộ đã cứu được 71 thuyền viên trong vụ 8 tàu hàng bị chìm trên biển Quy Nhơn, vẫn còn 12 thuyền viên chưa được tìm thấy.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Tàu cá bị sóng đánh trôi dạt vào bờ biển Quy Nhơn.

Hàng loạt tàu “khủng” bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Tràn dầu trên biển, nghi từ tàu nước ngoài va vào đá

Theo thông tin từ Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn, do ảnh hưởng của bão số 12, nhiều tàu hàng bị chìm và gặp nạn ở vùng biển Quy Nhơn. Trong số tàu gặp nạn, có 1 tàu nghi chở dầu số hiệu nước ngoài FEI YUE 9 bị sóng đánh, va đập vào mỏm đá tại khu vực 1 (phường Ghềnh Ráng). Vết dầu lan khắp vùng biển khu vực phường Gềnh Ráng (TP.Quy Nhơn), có bán kính trên 5km, mùi dầu bốc lên nồng nặc.Ông Lê Duy Hưng – Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Quy Nhơn cho biết, mặc dù chưa xác định chắc chắn nhưng có khả năng nguồn dầu xuất phát từ tàu FEI YUE 9. “Chúng tôi chờ kết luận và phương án xử lý từ cơ quan chức năng”. Ông Hưng cho hay, khu vực tàu mắc cạn hiện được bảo vệ bởi các chiến sĩ biên phòng.Phường Gềnh Ráng là nơi phát triển khá mạnh nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Cư dân sinh sống tại đây hiện thấp thỏm không yên bởi sinh kế của họ đang bị uy hiếp một cách trực tiếp.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Hàng loạt tàu "khủng" bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn

Quảng Ngãi: Thêm 1 người chết, chính quyền khẩn cấp di dời dân

Posted: 05 Nov 2017 01:49 AM PST

Do mưa lớn và nước dâng cao nên hiện lực lượng chức năng vẫn chưa tìm được thi thể của anh Phước bị lũ cuốn trôi vào tối ngày 4.11. Đây là nạn nhân tử vong thứ 2 ở Quảng Ngãi trong đợt bão lũ số 12 đang diễn ra.

Sáng 5.11, trao đổi với báo Dân Việt, ông Phan Bình – Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành, cho biết: Do nước lũ đang về và quá lớn, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm được thi thể của anh Trần Hữu Phước (sinh 1998), ở thôn Phú Thọ, xã Hành Tín Đông, bị lũ cuốn trôi vào tối 4.11. Hiện một số khu dân cư ven các con sông Vệ, Trường Giang…đã bị ngập, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các lực lượng sẵn sàng di dời dân.

Quảng Ngãi: Thêm 1 người chết, chính quyền khẩn cấp di dời dân

Quảng Ngãi: Thêm 1 người chết, chính quyền khẩn cấp di dời dân

Lực lượng thanh niên huyện Bình Sơn giúp đưa người dân, học sinh qua các khu vực bị ngập.

Tại huyện Bình Sơn, vào sáng cùng ngày, ông Nguyễn Quang Trung-Phó chủ tịch UBND huyện này cho biết: Đang trực tiếp cùng lực lượng của địa phương xuống để di dời khẩn cấp 70 hộ dân ở thôn Châu Me, xã Bình Châu. Hiện hàng loạt tuyến đường huyện, xã của Bình Sơn đã bị ngập, nhiều khu dân cư bị lũ bao vây.

Còn tại khu vực BVĐK tỉnh Quảng Ngãi, do bị nước bao vây và ngập sâu ước chừng hơn 0,5m đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động ra vào của bệnh nhân, y bác sỹ của bệnh viện này. Được biết cùng với nước từ thượng nguồn đang đổ về rất mạnh, lượng mưa rất lớn, đặc biệt từ khoảng nửa đêm 4.11 đến giờ nên mực nước các sông Trà Khúc, Châu Ổ, sông Vệ… đã lên mức báo động 3.

Báo Dân Việt sẽ tiếp tục cập nhật thông tin

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quảng Ngãi: Thêm 1 người chết, chính quyền khẩn cấp di dời dân

No comments:

Post a Comment