Monday, March 10, 2014

Bán gạo cứu trợ, nghìn tỷ giảm nghèo về đâu?

Bán gạo cứu trợ, nghìn tỷ giảm nghèo về đâu?


Bán gạo cứu trợ, nghìn tỷ giảm nghèo về đâu?

Posted: 09 Mar 2014 09:40 PM PDT

Không bị thiệt hại nhiều vì lũ nhưng Trưởng khu dân cư vẫn lập danh sách đề nghị cấp gạo cứu trợ, sau đó bán gạo lấy tiền sung quỹ.

Qua tìm hiểu và theo phản ánh của một số hộ dân ở KDC số 4, thôn Giao Thủy, xã Bình Thới, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, thì trong cơn lũ lịch sử xảy ra vào tháng 11/2013 vừa qua, dù không bị thiệt hại gì nhiều, thế nhưng người đại diện của KDC này vẫn lập danh sách để đề nghị cứu trợ gạo.

Theo đó cấp thẩm quyền Quảng Ngãi đã cấp 705kg gạo, để hỗ trợ cho 28 hộ dân nơi đây, với mức 15kg gạo/khẩu/tháng, thời gian hỗ trợ là 1 tháng.

Tuy nhiên sau khi nhận gạo về, thay vì đem cấp phát cho những gia đình có tên trong trong danh sách đã lập, đại diện KDC lại đem bán toàn bộ số gạo trên với giá 8.000 đồng/kg, để sung vào công quỹ của KDC.

"Biết bán gạo hỗ trợ là sai, thế nhưng vì trong cuộc họp một bộ phận người dân cũng đã bày tỏ sự đồng tình nên chúng tôi mới làm. Số tiền bán gạo sau khi trừ chi phí vận chuyển khoảng 50 kg, còn lại 5,6 triệu đồng", ông Lý Minh Tâm Trưởng KDC cư số 4 cho biết.

Bán gạo cứu trợ, nghìn tỷ giảm nghèo về đâu?

Một phần danh sách người dân KDC số 4 có tên, đã kí nhưng không được cấp phát.

Nghìn tỷ cho giảm nghèo, gạo vẫn chưa tới dân

Được biết, trước đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã nhận được đề nghị hỗ trợ cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2014 của 11 tỉnh. Chính phủ đã quyết định xuất 20.000 tấn gạo giúp người dân các tỉnh này.

Những tỉnh xin hỗ trợ cứu đói gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum. Trong đó, Quảng Bình đề xuất xin gạo nhiều nhất với 5.200 tấn, tiếp sau là Quảng Trị gần 4.300 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn.

Trước thông tin cho rằng hàng năm số tiền chi vào bộ máy giảm nghèo là gần 76.000 tỷ đồng (3,5 tỷ USD), ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội khẳng đinh thông tin này không chính xác về công tác chỉ đạo giảm nghèo của Việt Nam từ trước đến nay.

Chính Bộ Lao động đã từng thông báo số tiền thực hiện chính sách giảm nghèo là 120.000 tỷ đồng. Trong khi Bộ Tài chính lại cho biết, từ năm 2005 đến 2012 hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách giảm nghèo là khoảng 734.000 tỷ đồng (bình quân trên 90.000 tỷ đồng/năm), chiếm trên 12% tổng chi ngân sách nhà nước.

Bán gạo cứu trợ, nghìn tỷ giảm nghèo về đâu?

Ngày 15/12/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (trái) về xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc trao tiền và quà cho bà con nhưng bị thôn xà xẻo, không trao cho người dân

Ông Nguyễn Văn Lãng, giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Phú Yên đã thừa nhận vẫn còn 444 tấn trong tổng số 676 tấn gạo mà Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh trước Tết Giáp Ngọ 2014 vẫn chưa cấp phát cho người dân.

Như vậy, trong dịp tết vừa qua, UBND tỉnh Phú Yên chỉ phân bổ 232 tấn gạo cho các địa phương trong tỉnh để cứu đói cho người dân. Khi hỏi tại sao lại giữ phần lớn số gạo cứu đói cho dân trong dịp tết và giáp hạt 2014, ông Lãng cho biết tỉnh phải lo cho dân khi đói giáp hạt nữa nên tạm thời giữ lại gạo.

"Ăn của dân không từ một cái gì"

Trước đó, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã lên tiếng tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 11/9.

Hiện nay số kết dư quỹ bảo hiểm y tế 13.000 tỷ. Số này chưa chắc đã tốt, bởi nó liên quan đến việc chi trả cho người bệnh. Người có thẻ bảo hiểm kêu là được cấp toàn thuốc vớ vẩn, đi bệnh viện rất cực. Đa phần người có bảo hiểm y tế đến bệnh viện là than vãn” – phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng.

Nhân phát biểu về bảo hiểm y tế, phó chủ tịch nước nói về hàng loạt tiêu cực xảy ra trong xã hội khiến bà rất đau lòng: “Sáng nay tôi xem truyền hình biết tin một số cán bộ Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá. Tôi nghĩ bảo hiểm y tế có những mảng tối cần phải chỉ ra.

Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?”.

Bà Doan tiếp lời: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.

Theo ĐVO


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Bán gạo cứu trợ, nghìn tỷ giảm nghèo về đâu?

No comments:

Post a Comment