Giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc đang tiến gần Việt Nam hơn |
- Giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc đang tiến gần Việt Nam hơn
- Trung Quốc cho đăng ký quyền sử dụng đất ở Trường Sa, Hoàng Sa
- Tình hình biển Đông tối 19/6: Việt Nam đã có phương án phòng bị với ‘Nam Hải số 9′
- Trung Quốc đang bất chấp tất cả
- Giàn khoan thứ hai của Trung Quốc gần bờ biển Việt Nam
- Quyết liệt ngăn cản giàn khoan thứ hai vào Biển Đông
- Tàu Trung Quốc dàn hàng ngang, ép tàu Việt Nam
- Ý đồ của TQ đằng sau sự dịch chuyển giàn khoan Nam Hải 9?
- Chuyên gia Đức: Bất ngờ khi Trung Quốc triển khai giàn khoan thứ hai
- Trung Quốc đưa các quần đảo tranh chấp vào hệ thống đăng ký đất đai
Giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc đang tiến gần Việt Nam hơn Posted: 19 Jun 2014 07:41 PM PDT Trung Quốc hôm qua (19/6) cho biết, nước này đang di chuyển một giàn khoan thứ hai đến gần bờ biển của Việt Nam hơn. Đây dường như là động thái thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong việc lấn tới tranh giành chủ quyền ở Biển Đông và tiến nhanh hơn tới mục tiêu thực hiện tham vọng độc chiếm khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này.
Giàn khoan Nam Hải số 9 Động thái đưa giàn khoan thứ 2 vào Biển Đông diễn ra khi mà Trung Quốc đang khiến khu vực này “nổi sóng dữ” vì hành động ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Giàn khoan Nam Hải số 9 (Nan Hai Jiu Hao) dài 600m đang được kéo về phía đông nam so với vị trí hiện tại của nó ở phía nam đảo Hải Nam và nó sẽ ở vị trí mới gần với Việt Nam hơn trong ngày hôm nay (20/6), Cục An toàn Hàng hải của Trung Quốc đã nói như vậy trên website của cơ quan này. Cục An toàn Hàng hải yêu cầu các tàu thuyền trong khu vực tạo một vũng tàu đậu rộng để cho họ hạ đặt giàn khoan Nam Hải số 9. Giàn khoan Nam Hải số 9 là giàn khoan nửa chìm nửa nổi thuộc Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Nam Hải số 9 được chế tạo năm 1988 và nặng 21.714 tấn. Phản ứng trước thông tin trên, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Nguyễn Quang Đạm hôm qua cho Vnexpress biết, theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc, giàn khoan Nam Hải 9 sẽ được kéo đến tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ 31 kinh Đông trên Biển Đông. Nếu đúng theo tọa độ này thì giàn khoan Nam Hải 9 nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc 50-60 hải lý. Theo Tướng Nguyễn Quang Đạm, tọa độ giàn khoan Nam Hải 9 thuộc đảo Nam Du Lâm, cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý. Tại khu vực này, cách đây khoảng 5 năm Trung Quốc đã đặt vài giàn khoan và hiện vẫn họat động. Tuy nhiên, Tướng Nguyễn Quang Đạm khẳng định: "Lực lượng Cảnh sát Biển đang theo dõi hoạt động của giàn khoan Nam Hải 9 và chuẩn bị các phương án đối phó với mọi tình huống". Việc Trung Quốc đưa thêm giàn khoan thứ hai vào Biển Đông khiến cộng đồng quốc tế lo ngại dõi theo bởi nó diễn ra trong bối cảnh nước này đang “khuấy đảo” Biển Đông suốt hơn một tháng qua bằng những hành động ngang ngược, bất chấp pháp luật khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam. Hôm 2/5, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khoan thăm dò và định vị tại tọa độ 15-29.58 độ vĩ Bắc, 111-12.06 độ kinh Đông. Tiếp đó, ngày 27/5, giàn khoan được dịch chuyển đến vị trí 15-33.38 độ vĩ Bắc, 111-34.62 độ kinh Đông. Các vị trí này đều nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cách bờ biển Việt Nam từ 130 đến 150 hải lý. Hành động của Trung Quốc vi phạm thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước về không mở rộng, làm phức tạp tình hình Biển Đông, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Không dừng lại ở hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, Trung Quốc còn duy trì trung bình khoảng 120 tàu/ngày, trong đó có nhiều tàu quân sự, máy bay tuần thám, trực thăng, nhằm uy hiếp, quấy nhiễu lực lượng tàu Việt Nam. Các tàu Trung Quốc đã chủ động tấn công, uy hiếp các tàu Việt Nam dưới các hình thức vây ép, húc đẩy, đâm va, phun nước bằng vòi rồng, thậm chí còn có hành động áp mạn và ném các vật cứng sang tàu Việt Nam, dùng hệ thống âm thanh âm tần, đèn pha công suất lớn nhằm làm ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, các tàu Trung Quốc còn sử dụng các phương thức tạo cớ để tàu Việt Nam đâm va như chặn đuôi, vượt lên trước các tàu của Việt Nam cắt mặt để tàu Việt Nam đâm vào hoặc cố tình lùi lại với mục đích đâm vào tàu Việt Nam, từ đó tạo ra các tư liệu giả để vu cáo Việt Nam đâm tàu Trung Quốc… Hàng chục kiểm ngư viên, ngư dân Việt Nam bị thương và hàng chục tàu Việt Nam bị hư hỏng vì các hành động ngang ngược của Trung Quốc. Kiệt Linh Theo_VnMedia Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc đang tiến gần Việt Nam hơn |
Trung Quốc cho đăng ký quyền sử dụng đất ở Trường Sa, Hoàng Sa Posted: 19 Jun 2014 06:49 PM PDT Trung Quốc sẽ đưa cái gọi là "thành phố Tam Sa", bao gồm các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới.
Trung Quốc cho đăng ký quyền sử dụng đất ở Trường Sa, Hoàng Sa Economic Observer dẫn nguồn tin từ Văn phòng Đăng ký Bất động sản thuộc Bộ Đất đai và và Tài nguyên Trung Quốc, hôm qua cho biết hệ thống đăng ký quyển sử dụng đất mới của nước này sẽ có cả các vùng biển đảo tranh chấp ở Biển Đông. Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của Trung Quốc dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2018. Nguồn tin xác nhận thành phố "Tam Sa", đơn vị hành chính phi pháp nước này lập bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, sẽ nằm trong kế hoạch mới. Theo báo này, đối tượng của hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới là tất cả vùng lãnh thổ được coi là của Trung Quốc, trong đó có bất động sản của những doanh nghiệp, cư dân sinh sống trên vùng biển, đảo mà Trung Quốc cho là của họ. Theo Want China Times, quyết định đưa các quần đảo này vào chương trình làm dấy lên đồn đoán rằng Trung Quốc ngày càng khiêu khích trong chiến dịch mở rộng đất đai. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ vùng Biển Đông, điều này gặp phải sự phản đối kịch liệt của các nước liên quan. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định việc Trung Quốc thành lập "thành phố Tam Sa" và triển khai các hoạt động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị. Việt Nam liên tục phản đối các hoạt động nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Theo Xahoi Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc cho đăng ký quyền sử dụng đất ở Trường Sa, Hoàng Sa |
Tình hình biển Đông tối 19/6: Việt Nam đã có phương án phòng bị với ‘Nam Hải số 9′ Posted: 19 Jun 2014 06:47 PM PDT Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm – Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, đơn vị này đã nhận chỉ đạo từ cấp trên về việc theo dõi sát sao giàn khoan “Nam Hải số 9”.
Tình hình biển Đông tối 19/6: Bản đồ vị trí hạ đặt 2 giàn khoan 'Hải Dương 981' và 'Nam Hải số 9' của Trung Quốc. Trao đổi thêm với PV chiều 19/6 xung quanh thông tin Trung Quốc kéo giàn khoan thứ 2 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết, cảnh sát biển đã có phương án phòng bị tất cả các tình huống. "Tuy nhiên, theo chủ trương chung, chúng tôi nắm được để chuẩn bị thôi", vị Tư lệnh nói. Theo thiếu tướng Đạm, mọi hành vi nôn nóng sẽ không giải quyết được vấn đề. Đặc biệt, với Trung Quốc, Việt Nam rất cần sự kiên trì, sử dụng đồng thời tất cả các biện pháp. Trả lời câu hỏi về những quan ngại xung quanh việc giàn khoan thứ 2 này có thể dịch chuyển bất cứ lúc nào, ông Đạm cho biết: “Chúng ta còn quan ngại nhiều thứ chứ đâu phải chỉ có một vấn đề giàn khoan”. Chiều 19/6, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội cho rằng, cần phải theo dõi chặt chẽ giàn khoan "Nam Hải số 9" đang dịch chuyển vào cửa Vịnh Bắc Bộ. "Nếu giàn khoan có xu hướng vi phạm vùng biển của Việt Nam thì phải kịp thời có biện pháp quyết liệt cản trở, lên án để không lặp lại như giàn khoan 981", ông Hằng đề nghị. Còn thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng cho biết, hiện chưa nắm rõ hướng đi của giàn khoan "Nam Hải số 9" nên lực lượng chức năng cần theo dõi chặt chẽ. “Tất nhiên, Việt Nam cùng các các nước liên quan đến Biển Đông, biển Hoa Đông phải theo dõi giàn khoan này vì việc dịch chuyển giàn khoan đều nằm trong kế hoạch từ trước", Tướng Rinh nói thêm Tối 18/6, website của Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, ngày 18-20/6 giàn khoan "Nan Hai Jiu Hao" (Nam Hải số 9) được đưa vào Biển Đông. Theo đó, giàn khoan này sẽ được tàu lai dắt kéo từ toạ độ 17 độ 38 phút vĩ Bắc – 110 độ 12 phút 3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14 phút 6 vĩ Bắc – 109 độ 31 phút kinh Đông trên Biển Đông, với tốc độ 4 hải lý/giờ. Theo khẳng định của thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, giàn khoan này chưa nằm trong vùng nhạy cảm, hiện nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50 – 60 hải lý; cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý. Tuy nhiên, lực lượng Cảnh sát biển cũng đã lên phương án kiểm soát tình hình xung quanh những vấn đề liên quan đến biển Đông. Theo Xahoi Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Tình hình biển Đông tối 19/6: Việt Nam đã có phương án phòng bị với 'Nam Hải số 9' |
Trung Quốc đang bất chấp tất cả Posted: 19 Jun 2014 06:00 PM PDT Việc Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan thứ 2 ra biển Đông cho thấy nước này không chịu dừng lại việc khẳng định chủ quyền phi lý của mình.
Tàu hải cảnh Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương-981 - Ảnh: Độc Lập Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17.6 thông báo sẽ đưa giàn khoan thứ 2 ra biển Đông. Theo đó, từ ngày 18 – 20.6, giàn khoan Nam Hải số 9 sẽ được tàu lai dắt kéo từ tọa độ 17 độ 38 phút vĩ bắc, 110 độ 12,3 phút kinh đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,6 phút vĩ bắc, 109 độ 31 phút kinh đông trên biển Đông. Theo ước tính, giàn khoan này sẽ neo ở vị trí cách Đà Nẵng khoảng 100 hải lý về phía đông bắc, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 60 hải lý về phía nam. Trả lời Thanh Niên, các chuyên gia cho rằng với việc công bố động thái trên ngay trong thời điểm Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đến Việt Nam, Trung Quốc một lần nữa cho thấy nước này chỉ “làm những gì mình muốn” để khẳng định cái gọi là chủ quyền trên biển Đông. Bà Tôn Vân, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm phản biện chính sách Stimson (Mỹ) nói: “Sẽ phải còn chờ xem địa điểm hạ đặt cuối cùng của giàn khoan Nam Hải số 9 là ở đâu, nhưng có vẻ động thái đưa nó ra biển Đông vào thời điểm này đã được tính toán kỹ lưỡng. Quyết định này cho thấy Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ con đường khẳng định cái gọi là chủ quyền theo phương thức cưỡng bức”. Theo bà Tôn Vân, trong cách nhìn của lãnh đạo Trung Quốc, những “kiềm chế” từ nước này trong quá khứ đã không làm được gì để giúp cải thiện các tranh chấp trên biển và do vậy, Bắc Kinh bắt buộc phải thay đổi hiện trạng “bằng tất cả các biện pháp cần thiết”. Bà Vân nhận định: “Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ dừng lại. Và mỗi khi tiến hành một động thái “dân sự” như hạ đặt giàn khoan như thế này, hầu như chắc chắn Bắc Kinh cũng chuẩn bị các nguồn lực quân sự và bán quân sự cần thiết để bảo vệ các tài sản “dân sự” như thế”. Các chuyên gia cũng đồng ý là những động thái hạ đặt giàn khoan như thế đã được Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng nhằm phục vụ cho các động cơ chính trị chứ không phải kinh tế. Tiến sĩ Euan Graham (ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore) nói với Thanh Niên: “Vị trí của giàn khoan Nam Hải số 9 gần đảo Hải Nam cho thấy Bắc Kinh muốn tận dụng vị trí và cơ sở hạ tầng để từ đó Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) có thể hỗ trợ hậu cần và bảo vệ giàn khoan. Đây có thể là lý do vì sao bất chấp những nỗ lực hàn gắn và kêu gọi hợp tác trong những năm qua, Việt Nam luôn bị Trung Quốc nhắm đến cho những động thái như thế này. Bắc Kinh đang ngày càng có những động thái khó lường”. Ngoại giao hai mặt Theo các chuyên gia, Trung Quốc ngày càng có những hành động đơn phương chỉ bởi vì nước này tự cho mình cái quyền được làm như vậy. Hơn thế nữa, điều quan trọng nhất là Bắc Kinh tin chắc sẽ không ai có thể can thiệp vào những hành động đơn phương liên tục của họ. Giáo sư Adam Fforde (Đại học Victoria, Úc), nhận định: “Những hành động mang tính khiêu khích của Trung Quốc nhằm làm yếu đi sự đoàn kết hay liên minh chống lại tham vọng bá quyền của họ. Cụ thể là Bắc Kinh muốn hướng dư luận tin là sự đoàn kết sẽ vô ích vì Mỹ sẽ không thể ngăn chặn tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam hay hạ đặt một giàn khoan”. Theo Giáo sư Fforde, cứ bằng những hành động gây hấn như vậy, ngày qua ngày, Trung Quốc sẽ tạo ra tình hình mới và đặt các bên liên quan vào “thế đã rồi”. Giáo sư Dennis McCornac (ĐH Loyola Maryland, Mỹ) cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục những bước đi khiêu khích khác của mình, vì: “Đối với Bắc Kinh, lùi bước bây giờ là một sự hổ thẹn và do vậy họ không còn cách nào khác là tiếp tục vai trò của kẻ bắt nạt. Rõ ràng Trung Quốc đang làm những gì mình muốn, nhưng liệu họ có đạt được những gì muốn hay không? Nếu cái Trung Quốc muốn nhắm đến là vị thế của một nước lớn và có tầm ảnh hưởng, thì rõ ràng họ đã và đang thất bại”. GS McCorac cũng cảnh báo Trung Quốc sẽ có những động thái khó lường trong trường hợp Việt Nam điều tàu ra khu vực giàn khoan Nam Hải số 9. Bà Tôn Vân đúc kết: “Chính sách đối ngoại của Trung Quốc luôn có hai khía cạnh: “Đàm phán ngoại giao để cho dư luận thấy mình cũng muốn hòa khí và thân thiện; nhưng lại sử dụng các phương thức cưỡng bức ở thực địa để khẳng định cái gọi là chủ quyền. Với động thái đưa giàn khoan thứ 2 ra biển Đông, đã đến lúc các nước trong khu vực và Mỹ phải quyết định có thể và sẽ phải làm gì, hay là chấp nhận nhìn Trung Quốc tiếp tục với những hành động đơn phương”. Bao nhiêu giàn khoan nữa ? Không dừng lại ở giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981), đầu tháng 6.2014, báo mạng Hải Dương Trung Quốc (ocean.china.com.cn) từng đưa tin Trung Quốc đang ồ ạt đóng thêm ít nhất 3 giàn khoan lớn khác nữa là Hải Dương-982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6,65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD). Một số cư dân mạng nước này còn cho rằng Trung Quốc ít nhất sẽ tung tới 4 giàn khoan ra khu vực tranh chấp với Việt Nam trên biển Đông và ngay sau khi giàn khoan thứ 2 là Nam Hải số 9 đã yên vị, giàn khoan thứ 3 sẽ được kéo ra. Theo TNO Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc đang bất chấp tất cả |
Giàn khoan thứ hai của Trung Quốc gần bờ biển Việt Nam Posted: 19 Jun 2014 05:54 PM PDT Trang web của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17/6 thông báo từ ngày 18 đến 20/6, Trung Quốc đưa giàn khoan Nan Hai Jiu Hao (Nam Hải số 9) vào Biển Đông. Theo đó, giàn khoan này sẽ được tàu lai dắt kéo từ toạ độ 17 độ 38 phút vĩ Bắc – 110 độ 12 phút 3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14 phút 6 vĩ Bắc – 109 độ 31 phút kinh Đông trên Biển Đông, với tốc độ 4 hải lý/giờ. Chiều 19/6, trao đổi với Báo Người Lao Động, Đại tá Ngô Ngọc Thu – Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng CSB Việt Nam – cho biết, CSB Việt Nam đã nắm được thông tin về giàn khoan thứ hai này của Trung Quốc và đang tiến hành theo dõi rất sát những động thái cũng như việc di chuyển của giàn khoan. "Nếu đúng như thông tin Cục Hải sự Trung Quốc thông báo thì tọa độ này nằm ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và là nơi giữa ta và Trung Quốc đang bàn vòng 5 để phân định. Giàn khoan thứ hai này nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50 – 60 hải lý, nằm ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa và thuộc phía nam Du Lâm thuộc đảo Hải Nam, cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý. Như vậy, việc Trung Quốc kéo giàn khoan ra khu vực này là bình thường. Chúng tôi cũng đang tiến hành theo dõi rất sát hướng di chuyển của giàn khoan số 9" – Đại tá Ngô Ngọc Thu khẳng định.
Giàn khoan Nan Hai Jiu Hao. Ảnh: shipspotting.com Chiều cùng ngày, Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết trong ngày, Trung Quốc duy trì khoảng 106-115 tàu các loại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trong đó có 37-39 tàu hải cảnh, 12-14 tàu vận tải, 17-19 tàu kéo, 35-38 tàu cá, 5 tàu quân sự để bảo vệ giàn khoan. Theo quan sát, vị trí của giàn khoan Hải Dương 981 không có sự dịch chuyển. Trong ngày, các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển đã cơ động vào cách giàn khoan 9-10 hải lý để tiếp tục đấu tranh, tuyên truyền và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu kéo của Trung Quốc thường xuyên bám sát, chủ động ngăn cản, ép hướng, ngăn chặn quyết liệt, áp sát tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển ở khoảng cách chỉ từ 50-200m. Các tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển vẫn kiên trì bám trụ, cơ động vòng tránh. Các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam vẫn tổ chức đánh bắt trên ngư trường truyền thống, kết hợp với tuyên truyền đấu tranh ở phía Tây Nam giàn khoan, cách giàn khoan 37-41 hải lý. Ở gần khu vực ngư dân ta đánh bắt cá có khoảng 35-38 tàu cá được sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102, 44608 tiến hành dàn hàng ngang, ngăn cản, chặn hướng và ép các tàu cá của Việt Nam ra xa không cho hoạt động ở gần giàn khoan. "Dưới sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, tàu cá của nước ta vẫn bám sát ngư trường đánh bắt cá và hỗ trợ nhau đảm bảo an toàn" – Cục Kiểm ngư cho biết. Theo Văn Duẩn (Người Lao Động) Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Giàn khoan thứ hai của Trung Quốc gần bờ biển Việt Nam |
Quyết liệt ngăn cản giàn khoan thứ hai vào Biển Đông Posted: 19 Jun 2014 05:39 PM PDT "Nếu giàn khoan có xu hướng vi phạm vào vùng biển của chúng ta thì phải kịp thời có biện pháp quyết liệt ngăn cản, tránh lặp lại tình trạng như giàn khoan Hải Dương 981", Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội – ông Trần Văn Hằng nói tại nghị trường chiều nay. Trước đề xuất của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa về việc Quốc hội cần ra ngay một Nghị quyết về vấn đề Biển Đông tại nghị trường sáng nay, trao đổi với báo giới vào buổi chiều, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội – ông Trần Văn Hằng cho rằng thời điểm này chưa cần thiết có Nghị quyết đó. Cụ thể, trao đổi với báo giới, ông Trần Văn Hằng cho rằng: Lời phát biểu khai mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đặc biệt là Thông cáo số 2 của kỳ họp thứ 7 cũng là một hình thức tuyên bố mạnh mẽ nhất thể hiện thái độ quyết liệt và rõ ràng của Quốc hội Việt Nam đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. “Không những thế, mới đây Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội đã có thông báo về vấn đề này gửi đến nghị viện tất cả các nước trên thế giới, các đại sứ của ta cũng tiếp cận các nghị viện, trao công hàm, chuyển thư và nghị viện các nước cũng lên tiếng ủng hộ Việt Nam” – Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết.
Ông Trần Văn Hằng – Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội. Cần nhớ rằng, trong thông cáo số 2 của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII đã khẳng định: việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam…, vi phạm luật pháp, cam kết quốc tế và thoả thuận giữa hai Ðảng, Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc. Do đó, Quốc hội kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam… Cũng theo ông Hằng, hàng ngày các lực lượng thực thi pháp luật của ta trên thực địa vẫn duy trì việc bảo vệ chủ quyền cùng với các hoạt động đấu tranh hoà bình và tình hình thực tế cho thấy cũng có sự điều chỉnh nhất định. “Do vậy tôi thấy rằng chưa cần thiết phải ra một nghị quyết hay tuyên bố riêng về vấn đề Biển Đông cũng như không cần tăng thêm thời gian để Quốc hội bàn về vấn đề Biển Đông” – ông Hằng chia sẻ. Về việc giàn khoan thứ hai có tên Nam Hải 9 – loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang dịch chuyển vào Biển Đông, ông Trần Văn Hằng đề nghị: “Nếu giàn khoan có xu hướng vi phạm vào vùng biển của chúng ta thì phải kịp thời có biện pháp quyết liệt ngăn cản, tránh lặp lại tình trạng như giàn khoan Hải Dương 981”. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết hiện chưa nắm rõ hướng đi của giàn khoan Nam Hải số 9, vì thế lực lượng chức năng cần theo dõi chặt chẽ. Không chỉ Việt Nam mà các nước có quyền và lợi ích liên quan trên Biển Đông, biển Hoa Đông cũng phải theo dõi sự di chuyển của giàn khoan này vì chắc chắn mọi bước đi của Trung Quốc đều có mục đích, kế hoạch từ trước. Theo Hải Phong (Dân Việt) Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quyết liệt ngăn cản giàn khoan thứ hai vào Biển Đông |
Tàu Trung Quốc dàn hàng ngang, ép tàu Việt Nam Posted: 19 Jun 2014 05:38 PM PDT Tin từ Cục kiểm ngư cho hay, ngày 19/6, tại khu vực giàn khoan, tàu Trung Quốc dàn hàng ngang, ngăn cản, chặn hướng và ép các tàu cá Việt Nam ra xa không cho hoạt động ở gần giàn khoan 981.
Tàu Trung Quốc dàn hàng ngang, ngăn cản, chặn hướng và ép các tàu cá Việt Nam Cục kiểm ngư Việt Nam cho biết, ngày 19/6, lực lượng bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981 của Trung Quốc có khoảng 106-115 tàu các loại, trong đó có 37-39 tàu hải cảnh, 12-14 tàu vận tải, 17-19 tàu kéo, 35-38 tàu cá và 5 tàu quân sự. Trong ngày, các tàu cảnh sát biển và Kiểm ngư của ta cơ động vào cách giàn khoan 9-10 hải lý, tiếp tục đấu tranh, tuyên truyền và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, tàu thực thi pháp luật của chúng ta thường xuyên bị các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu kéo của Trung Quốc bám sát, chủ động ngăn cản, ép hướng, ngăn chặn quyết liệt, áp sát các tàu ta với khoảng cách từ 50-50m. Các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ, cơ động vòng tránh. Còn tàu đánh cá của ta vẫn ở khu vực ngư trường đánh bắt kết hợp tuyên truyền đấu tranh ở Tây Nam giàn khoan 37-41 hải lý. Gần khu vực tàu cá của Việt Nam đánh bắt có khoảng 35-38 tàu cá Trung Quốc được sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102, 44608 của Trung Quốc dàn hàng ngang, ngăn cản, chặn hướng và ép các tàu cá Việt Nam ra xa không cho hoạt động ở gần giàn khoan. Cục Kiểm ngư cho biết, với sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, nhóm tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường đánh bắt cá và hỗ trợ nhau đảm bảo an toàn. Theo Khampha Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Tàu Trung Quốc dàn hàng ngang, ép tàu Việt Nam |
Ý đồ của TQ đằng sau sự dịch chuyển giàn khoan Nam Hải 9? Posted: 19 Jun 2014 05:30 PM PDT TS Trần Công Trục nhận định về ý đồ của Trung Quốc sau sự kiện dịch chuyển giàn khoan Nam Hải 9 ở Biển Đông. Đây cũng là giàn khoan nước sâu tương đương giàn khoan Hải Dương 981. Theo thông báo trên website của Cục Hải sự Trung Quốc, Trung Quốc ra thông báo giàn khoan Nan Hai Jiu Hao (Nam Hải số 9) từ ngày 18 tới ngày 20/6 sẽ được tàu lai dắt kéo từ toạ độ 170 38’ vĩ Bắc, 1100 12’ 3’’ kinh Đông tới vị trí có tọa độ 170 14’ 6’’ vĩ Bắc, 1090 31’ kinh Đông trên Biển Đông. Đây là giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc kéo xuống Biển Đông. Như vậy, trong khi Uỷ Viên Quốc Vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đang hội đàm với Việt Nam tại Hà Nội, trên thực địa giàn khoan 981, tại thời điểm đó, Trung Quốc có hành động hung hãn và liều lĩnh đâm hỏng tàu Kiểm ngư của Việt Nam đồng thời Trung Quốc tiếp tục thông báo đưa giàn khoan Nam Hải số 9 xuống khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ. Riêng sự kiện thông báo đưa giàn khoan Nam Hải số 9 xuống Biển Đông, theo TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ, đây không còn chỉ là câu chuyện chính trị, câu chuyện vị trí quân sự mà ở đó đã lộ rõ “ý đồ kinh tế”. Trung Quốc đang khát dầu, khát năng lượng, họ thực hiện những bước đi này đều một mũi tên trúng nhiều đích, trong đó có lợi ích về kinh tế. Mục tiêu khai thác tài nguyên ở khu vực này của Trung Quốc đã ngày càng rõ ràng hơn.
Đưa giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã làm phức tạp tình hình, giờ họ lại tiếp tục đưa ra Biển Đông giàn khoan thứ 2 – Nam Hải 9. TS Trần Công Trục cho biết thêm: “Họ muốn làm chủ nguồn tài nguyên khu vực này và tạo ra sức ép sau đó sẽ khống chế tự do hàng hải, độc chiếm ngư trường tại đây. Đây là điều hết sức nguy hiểm vì nếu họ chiếm được 3 yếu tố này chính là họ đã “làm chủ” tình hình. Về vị trí mà Trung Quốc thông báo, theo đánh giá sơ bộ của TS Trần Công Trục, vị trí đó nằm ở khu vực Cửa Vịnh Bắc Bộ, nằm về phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, phía Nam Vịnh Bắc Bộ, phía Đông lãnh thổ Việt Nam, khu vực này có nhiều giao cắt, và có quan điểm khác nhau, nên hiện đang trong quá trình đàm phán. Thêm vào đó, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục biển và Hải đảo Việt Nam cũng cho rằng: Khu vực này là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn và cũng là khu vực đang rất phức tạp giữa ta và Trung Quốc. Trước đó, trao đổi với PV Infonet, TS Trần Công Trục cũng đã thẳng thắn chỉ ra việc Trung Quốc đang đi con bài “tấn công” Biển Đông từ nhiều hướng. Một mặt họ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Mặt khác họ cho xây dựng và mở rộng đá Gạc Ma (địa điểm Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược của Việt Nam năm 1988). Ông cũng khẳng định chính Gạc Ma mới là mũi nhọn nguy hiểm nhất. Vì Gạc Ma là vị trí mà Trung Quốc có thế vươn tới các điểm cực Nam, điểm phía Tây của cái mà họ vạch ra theo đường 9 đoạn. Hơn nữa, điểm Gạc Ma là điểm án ngữ, chia cắt giữa đất liền Việt Nam với một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang thực thi chủ quyền. Thứ nữa, hành động xây dựng các bãi chìm thành đảo nổi, với sân bay, hệ thống như căn cứ quân sự, Trung Quốc đang cố tình biến Gạc Ma thành một tàu sân bay cố định. Từ Hải Nam đến đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp 1974) rồi đến Gạc Ma sẽ thành 3 điểm án ngữ toàn bộ Miền Trung của Việt Nam. TS Trần Công Trục cũng cho rằng chúng ta cần phải lên án, đấu tranh mạnh mẽ với tất cả những “mũi tiến công” của Trung Quốc trên Biển Đông. Cần phải lên án họ vi phạm Công ước Liên hợp quốc 1982, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vi phạm các cam kết mà Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết. Theo Hồng Chuyên (Infonet.vn) Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Ý đồ của TQ đằng sau sự dịch chuyển giàn khoan Nam Hải 9? |
Chuyên gia Đức: Bất ngờ khi Trung Quốc triển khai giàn khoan thứ hai Posted: 19 Jun 2014 02:52 PM PDT Bên lề hội thảo quốc tế “Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật lịch sử” tại Đà Nẵng, Tiến sỹ người Đức Gerhard Will, chuyên gia về Biển Đông, đã bày tỏ bất ngờ trước thông tin Trung Quốc triển khai giàn khoan thứ hai vào Biển Đông.
Tiến sỹ người Đức Gerhard Will, chuyên gia về Biển Đông, trao đổi với phóng viên bên lề Hội thảo quốc tế “Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật lịch sử” tại Đà Nẵng, ngày 19/6. Trả lời phỏng vấn nhanh của phóng viên Dân Trí bên lề Hội thảo quốc tế tế “Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật lịch sử” đang diễn ra ở Đà Nẵng, Tiến sỹ Gerhard Will, chuyên gia Đông Nam Á và châu Á của Quỹ khoa học và chính trị (SWP), Viện Chính trị và An ninh quốc tế Đức, bày tỏ bất ngờ trước thông tin Trung Quốc đang kéo giàn khoan thứ hai vào Biển Đông. Theo thông tin được đăng tải trên trang web Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17/6, giàn khoan Nam Hải số 9 (Nan Hai Jiu Hao) đã được tàu kéo kéo từ vị trí có tọa độ 17°38 vĩ độ Bắc 110°12.3 vĩ độ Đông tới vị trí có tọa độ 17°14.1 vĩ độ Bắc 109°31 vĩ độ Đông trên Biển Đông, phía nam đảo Hải Nam. Giàn khoan này dự kiến di chuyển từ ngày 18-20/6 và sẽ tiến gần hơn tới bờ biển Việt Nam. Thông tin “làm tôi “sốc” bởi Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa mới ở Hà Nội vào ngày hôm qua và cùng lúc họ triển khai giàn khoan thứ hai”, Tiến sỹ Gerhard Will cho hay. Tiến sỹ Gerhard Will cũng nhận định, Trung Quốc có những “nhân tố” khác nhau tham gia vào vấn đề Biển Đông, trong đó có Bộ Ngoại giao, những công ty dầu khí lớn…Và theo ông “hoạt động của những nhân tố này được phối hợp rất chặt chẽ với nhau”. Tuy nhiên ông cũng cho rằng lợi các lợi ích của Trung Quốc “đối chọi nhau”. “Một mặt Trung Quốc yêu sách chủ quyền lịch sử của Trung Quốc với “đường 9 đoạn”, mặt khác Trung Quốc thừa hiểu rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc liên quan mật thiết với mối quan hệ tốt đẹp về kinh tế với các nước láng giềng. Nhưng hai điều này dường như không thể đi cùng nhau”, ông cho hay. Hoặc “một mặt là một cường quốc quân sự, Trung Quốc muốn tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, nhưng mặt khác, là một cường quốc về kinh tế, Trung Quốc phải có mối quan hệ tốt với các nước láng giềng” Ông cũng chỉ trích “Giấc mơ Trung Hoa” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra. Ông cho rằng “giấc mơ” là điều không thực, là điều Trung Quốc phải đuổi theo. Theo ông, sau giấc mơ, “khi thức dậy bạn phải quyết định điều gì là thực, nếu không giấc mơ sẽ trở thành ác mộng”. Thùy Trang Theo Dantri
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Chuyên gia Đức: Bất ngờ khi Trung Quốc triển khai giàn khoan thứ hai |
Trung Quốc đưa các quần đảo tranh chấp vào hệ thống đăng ký đất đai Posted: 19 Jun 2014 02:42 PM PDT Trung Quốc sẽ đưa các vùng biển và quần đảo tranh chấp ở Biển Đông vào hệ thống đăng ký bất động sản mới. Đây là một bước đi nữa của Bắc Kinh nhằm đơn phương khẳng định chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trích dẫn các nguồn tin từ Văn phòng đăng ký bất động sản mới được thành lập, trực thuộc Bộ đất đai và tài nguyên Trung Quốc, tờ Economic Observer tại Bắc Kinh đưa tin tất cả các vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tự nhận là của mình sẽ được đưa vào hệ thống quản lý quyền sở hữu đất đai mới. Các bất động sản thuộc sở hữu của các doanh nghiệp và tư nhân sống trên các vùng biển và quần đảo thuộc của Trung Quốc sẽ được pháp luật bảo vệ. Đặc biệt, các quy định đăng ký đất đai mới nói rằng khái niệm "bất động sản" bao gồm "đất đai, biển, nhà cửa và các công trình tòa nhà, công trình khác, rừng, cây và các đối tượng cố định khác". Quy định mới cũng cho phép bất kỳ ai muốn đăng ký quyền sở hữu bất động sản trên biển lần đầu tiên sẽ phải trình bản đồ biên giới trên biển và các giấy tờ chấp thuận dự án, cũng như các hợp đồng, giấy phép và các tài liệu liên quan. Tờ Economic Observer cũng cho biết cái gọi là "thành phố Tam Sa", do tỉnh Hải Nam ở cực nam Trung Quốc lập ra hồi năm 2012, sẽ được đưa vào hệ thống quản lý mới. Tam Sa hiện quản lý vài nhóm đảo và các bãi san hô ngầm ở Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) và Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa). Tờ báo cho hay, hệ thống quản lý đất đai sẽ được áp dụng đến năm 2018. Việc Trung Quốc đưa các quần đảo trên vào hệ thống quản lý mới cho thấy Bắc Kinh ngày càng hung hăng trong chiến lược mở rộng lãnh thổ quốc gia. Trung Quốc đang vướng vào các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với hàng loạt quốc gia Đông Nam Á. Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, ngang nhiên bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và đảo Đài Loan. Philippines và Việt Nam đã bày tỏ lo ngại ngày càng gia tăng trong những năm gần đây về các hành động liều lĩnh của Bắc Kinh nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã ngang ngược hạ đặt trái phép một giàn khoan dầu sâu trong thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa. Trong khi đó, mới đây, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc cải tạo đất tại các bãi đá nhỏ tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để xây đảo nhân tạo mở các đường băng và các căn cứ quân sự khác. Ninh Vân Theo Dantri
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc đưa các quần đảo tranh chấp vào hệ thống đăng ký đất đai |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |
No comments:
Post a Comment