Saturday, June 28, 2014

“Hải đảo – đất mẹ thiêng liêng” sưởi ấm ngư dân Lý Sơn

“Hải đảo – đất mẹ thiêng liêng” sưởi ấm ngư dân Lý Sơn


“Hải đảo – đất mẹ thiêng liêng” sưởi ấm ngư dân Lý Sơn

Posted: 28 Jun 2014 01:47 PM PDT

 Ngày 28/6, tại đảo Lý Sơn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Sacombank phối hợp với UBMTTQVN tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Hải đảo – đất mẹ thiêng liêng” với nhiều nguồn hỗ trợ cho ngư dân Lý Sơn.

Theo đó, sáng cùng ngày, đoàn công tác đến thăm và tặng 30 triệu đồng cho Đồn Biên phòng huyện Lý Sơn, đồng thời, tặng 20 triệu đồng cho Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi nhằm hỗ trợ cho ngư dân Lý Sơn.

Sacombank đến thăm và tặng quà tại Đồn Biên phòng huyện Lý Sơn.

Bên cạnh hoạt động “Hải đảo – đất mẹ thiêng liêng”, đơn vị Sacombank hỗ trợ 2.000 bảo hiểm thân thể và bảo hiểm Bảo Minh hỗ trợ 2.000 bảo hiểmthân thể (trong đó huyện Lý Sơn 800 thẻ, Bình Sơn 1.600 thẻ và Đức Phổ 1.600 thẻ). Mỗi thẻ bảo hiểm có trị giá bồi thường 30 triệu đồng.

Ngoài ra, Sacombank hỗ trợ 50 ngư dân nghèo (1 triệu đồng/ngư dân), 50 trẻ em thiếu nhi (500.000 đồng/em); tặng 3 gia đình ngư dân Đặng Dùm (bị chết), Trần Văn Đông (mất tích) và ngư dân Nguyễn Chí Thạnh (nổ gây chìm tàu cá ở Hoàng Sa), mỗi hộ 5 triệu đồng.

Hỗ trợ gia đình ngư dân Đặng Dùm bị chết trên biển.

Thượng tá Huỳnh Anh Tuấn – Chính trị viên Đồn Biên phòng huyện Lý Sơn cho biết: “Với sự hỗ trợ kịp thời cho ngư dân Lý Sơn đã tạo điều kiện cho ngư dân an tâm bám biển, đặc biệt là sự gắn bó của đơn vị Sacombank. Bên cạnh đó, lực lượng biên phòng luôn kề vai, sát cánh với hoạt động của ngư dân mỗi khi có hiểm nguy trên biển”.

Trực tiếp đến với Lý Sơn, ông Phan Huy Khang – Tổng Giám đốc Sacombank bày tỏ: “Lần đầu tiên tôi đến với Lý Sơn, cảm giác thật lạ khi ngư dân đang hối hả ra khơi, mang về lộc biển cho quê hương. Mặc dù ngư dân Quảng Ngãi gặp bất lợi trên biển Đông, tuy nhiên họ vẫn kiên cường, dũng cảm bám biển quê hương ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Với tấm lòng của Sacombank, không chỉ chúng tôi hỗ trợ như hôm nay, trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ đưa điện từ đảo Lớn ra đảo Bé thân thương”.

UBMTTQVN tỉnh và Sacombank hỗ trợ gia đình ngư dân Trần Văn Đông bị mất tích.

Theo kế hoạch, tối hôm nay (28/6), Sacombank tổ chức chương trình văn nghệ phục vụ người dân Lý Sơn, thông qua chủ đề “Hải đảo – đất mẹ thiêng liêng” tại Nhà Văn hóa thể thao huyện Lý Sơn.

Sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển Việt Nam, vào ngày 14/5/2014, đơn vị Sacombank đã ủng hộ 300 triệu đồng vào Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu, vì tuyến đầu Tổ quốc”; ngày 19/5, ủng hộ 500 triệu đồng đến lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và 500 triệu đồng đến lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Nguồn hỗ trợ vừa qua, do 11.000 cán bộ, nhân viên Sacombank đóng góp nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hồng Long

​Theo dantri


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết "Hải đảo - đất mẹ thiêng liêng" sưởi ấm ngư dân Lý Sơn

Tai nạn giao thông nghiêm trọng, 4 người chết

Posted: 27 Jun 2014 09:08 AM PDT

Khuya 26.6, trên quốc lộ 1A đoạn qua địa phận thôn Năng Tây, xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm bốn người chết tại chỗ, một người bị thương nặng.

Tai nạn giao thông nghiêm trọng, 4 người chết

Lực luợng công an khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân vụ tai nạn

Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, xe gắn máy mang biển kiểm soát 76F1-077.57, trên xe có 3 người đều ở huyện Tư Nghĩa, gồm: Lê Văn Tú (23 tuổi), Nguyễn Thi (22 tuổi) và Nguyễn Duy Thanh (24 tuổi), chạy theo hướng nam – bắc. Xe gắn máy mang biển kiểm soát 76G1-0873, trên xe có 2 người là Lê Văn Thường (ở xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) và  Hồ Tấn Toàn (20 tuổi, ở TP.Quảng Ngãi) chạy theo chiều ngược lại.

Khi chạy đến đoạn đường trên, cả 2 xe gắn máy đều chạy với tốc độ nhanh, xảy ra va chạm, làm 5 người đi trên xe văng xuống đường. Lúc này, xe tải biển kiểm soát 77C- 035.79 chạy hướng bắc – nam không kịp xử lý, cán và kéo lê một người ra xa thêm khoảng 30 m.  

Hậu quả của vụ tai nạn làm Tú, Thanh, Thường, Toàn chết tại chỗ, còn Thi bị thương nặng.

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, lực lượng Công an huyện Tư Nghĩa và Công an Quảng Ngãi đã có mặt tại hiện trường phân luồng giao thông, đồng thời khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Theo TNO


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Tai nạn giao thông nghiêm trọng, 4 người chết

Trung Quốc dùng hải quân uy hiếp ở giàn khoan 981 để rảnh tay ở Trường Sa

Posted: 27 Jun 2014 08:59 AM PDT

Bày binh bố trận ở khu vực giàn khoan 981 uy hiếp “khiến Việt NamPhilippines không dám manh động”, thừa cơ Bắc Kinh biến đá thành đảo nhân tạo.

Trung Quốc dùng hải quân uy hiếp ở giàn khoan 981 để rảnh tay ở Trường Sa

Tham vọng bành trướng lãnh thổ và hành động Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự uy hiếp trên Biển Đông đang khiến khu vực và quốc tế đặc biệt quan ngại.

Tờ China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 28/6 bình luận, có khả năng Bắc Kinh và Đài Bắc đã ngầm bắt tay nhau trong vụ giàn khoan 981 (hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam – PV) để thu hút sự chú ý của Việt Nam, Philippines và “rảnh tay” cải tạo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, trong đó có 7 bãi đá bị Trung Quốc xâm lược các năm 1988 (Gạc Ma, Chữ Thập, Gaven, Su Bi, Tư Nghĩa, Châu Viên), 1995 (Vành Khăn), còn Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp đảo Ba Bình, bãi Bàn Than – PV.

Để thực hiện âm mưu này, Trung Quốc đã kéo nhiều tàu chiến, máy bay quân sự ra bày binh bố trận ở khu vực giàn khoan 981 uy hiếp “khiến Việt Nam và Philippines không dám manh động”, thừa cơ Bắc Kinh biến đá thành đảo nhân tạo để xây dựng sân bay còn Đài Loan mở rộng sân bay quân sự trên đảo Ba Bình, China Times bình luận.

Hành vi này rõ ràng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, luật pháp quốc tế và tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, dùng vũ lực thay đổi hiện trạng – PV.

Tờ báo bình luận, trên thực tế các nước ven Biển Đông không mấy “khách khí” với Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc) kể cả về tranh chấp lãnh thổ hay vùng đặc quyền kinh tế, việc lực lượng chức năng Philippines bắn chết ngư dân Đài Loan năm ngoái là một ví dụ.

Nhưng ngược lại, các nước này “vừa yêu vừa hận” Trung Quốc (?!), vừa cần thị trường của Trung Quốc nhưng vừa không chấp nhận chủ nghĩa bành trướng bá quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Do Trung Quốc lớn xác hơn người, nên các nước này không dám đánh nhau với họ, China Times bình luận.

China Times cho rằng, chính trong bối cảnh đó Đài Loan đang ra sức củng cố lực lượng đồn trú (bất hợp pháp) trên đảo Ba Bình, mở rộng căn cứ thì các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông – Trường Sa chỉ biết “im lặng quan sát, vừa không dám phản đối, vừa không thể ngăn cản”, vì nếu phản đối Đài Loan như một chủ thể quốc gia (Trung Hoa Dân quốc), sẽ vi phạm luật chơi với Bắc Kinh (không công nhận Đài Loan là 1 quốc gia).

Trên thực tế, đã nhiều lần Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối hành động bất hợp pháp của nhà cầm quyền Đài Loan, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa – PV.

Lâu nay trong quan hệ quốc tế, Trung Quốc ép tất cả các nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với mình phải tôn trọng nguyên tắc “một Trung Quốc”, tiếng Anh là China. Tuy nhiên, Bắc Kinh giải thích “một Trung Quốc” là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, còn Đài Loan xem “một Trung Quốc” là “Trung Hoa Dân quốc”.

Vì nguyên tắc này, Đài Loan đã mất dần không gian quốc tế cũng như sân chơi. Ở Biển Đông, Đài Loan là 1 bên chiếm đóng (bất hợp pháp) đảo Ba Bình và bãi Bàn Than nhưng chưa bao giờ được tham gia một tiến trình đàm phán, thương lượng về vấn đề Biển Đông, mặc dù chính “Trung Hoa Dân quốc” mới là tác giả của đường lưỡi bò bất hợp pháp mà “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” đang theo đuổi, biến nó thành của mình để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ, độc chiếm Biển Đông.

Nhưng với những gì đang diễn ra ngoài quần đảo Trường Sa hiện nay, “một Trung Quốc” lại trở thành chiếc phao cho Đài Loan thực hiện các hoạt động phi pháp ở Trường Sa.

Còn vụ giàn khoan 981 vừa là chiêu thu hút dư luận, vừa là nơi Trung Quốc uy hiếp dằn mặt láng giềng bằng sức mạnh cơ bắp để tiếp tục các hoạt động phi pháp biến đá thành đảo ở Trường Sa – PV.

Trung Quốc dùng hải quân uy hiếp ở giàn khoan 981 để rảnh tay ở Trường Sa

Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc buông lời thách thức, hiếu chiến.

Thêm một bằng chứng nữa chứng minh cho nhận định của China Times khi trong cuộc họp báo ngày hôm qua, Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã cao giọng đe dọa Việt Nam và Philippines “gánh chịu mọi hậu quả với hành vi khiêu khích ở Biển Đông”?!

Theo tờ Văn Hối tại Hồng Kông hôm 27/6 đăng tin xấc xược: “Hải quân Trung Quốc tuần tra sẵn sàng chiến đấu, Việt Nam lãnh hậu quả tự chịu”, nội dung trích dẫn nguyên văn nội dung họp báo của Dương Vũ Quân.

Trong cuộc họp báo này, phóng viên đặt câu hỏi: “Thời gian gần đây khi Trung – Việt đối đầu, Trung Quốc – Philippines va chạm, cục diện Biển Đông ngày một căng thẳng. Điều này có đồng nghĩa với việc hải quân Trung Quốc sẽ ‘tuần tra’ thường xuyên hơn ở Biển Đông hay không? Ngoài ra, một số nước chỉ trích hành vi của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông là gây bất ổn với an ninh khu vực. Ông có bình luận gì về điều này?”

Dương Vũ Quân trả lời: “Để duy trì (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải quốc gia, quân đội Trung Quốc đã thiết lập chế độ tuần tra sẵn sàng chiến đấu trên các vùng biển liên quan, chúng tôi đã làm tốt các công việc liên quan theo chiến lược thống nhất của quốc gia. Hành động của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông là hoàn toàn bình thường và hợp pháp (?!)”.

“Về một số căng thẳng xuất hiện trên Biển Đông gần đây đều do quốc gia cá biệt khiêu khích, trách nhiệm không thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc nhất quán chủ trương tôn trọng (cái gọi là) sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế, đàm phán giải quyết tranh chấp với nước liên quan. Nếu có nước nào đó cứ cố tình hành động theo ý mình, tiếp tục tạo ra đối đầu sẽ phải lãnh mọi hậu quả từ những hành động của họ”, Dương Vũ Quân (ngang nhiên xuyên tạc và) đe dọa Việt Nam, tờ Văn Hối nhận định.

Phóng viên đặt câu hỏi: “Gần đây phía Philippines chỉ trích Trung Quốc xây dựng trái phép sân bay ở (cái gọi là) quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam – PV), xin hỏi Trung Quốc có bình luận gì về điều này?”

Dương Vũ Quân công khai thừa nhận các hoạt động thay đổi hiện trạng ở Trường Sa bằng vũ lực, vi phạm DOC và thách thức các bên liên quan, dư luận và luật pháp quốc tế khi tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với (cái gọi là) quần đảo Nam Sa và vùng biển xung quanh. Ngay từ thập niên 70 của thế kỷ trước Philippines đã vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế khi chiếm đóng trái phép một số đảo, đá ở (cái gọi là) Nam Sa, bao gồm đảo Trung Nghiệp (tức đảo Thị Tứ)”.

Viên Thượng tá Trung Quốc tiếp tục luận điệu kẻ cướp la làng khi nói: “Từ năm ngoái đến nay, quân đội Philippines tuyên bố sẽ cải tạu sân bay và cơ sở quân sự trên đảo Trung Nghiệp (đảo Thị  Tứ), Trung Quốc kiên quyết phản đối. Cần phải nhấn mạnh rằng, Philippines một mặt đã có hành động khiêu khích, mặt khác chỉ trích vô lý (cái gọi là) hành động bình thường của Trung Quốc trong phạm vi chủ quyền của chúng tôi”.

Cái gọi là “hành động bình thường” mà Dương Vũ Quân nhắc tới chính là việc Trung Quốc đang xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa đã bị Philippines lên án, các bên liên quan trong đó có Việt Nam phản đối.

Từ những bằng chứng về những gì đang diễn ra trên thực địa cho tới những phát ngôn hiếu chiến, uy hiếp và đe dọa, thách thức dư luận và luật pháp quốc tế của người phát ngôn Bộ Quốc phòng và giới tướng lĩnh quân đội cấp cao đương nhiệm của Trung Quốc có thể thấy, Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh cơ bắp vừa uy hiếp các bên liên quan, vừa bảo kê cho những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa, vừa phá vỡ ổn định, an ninh khu vực và luật pháp quốc tế cần phải được lên án mạnh mẽ và ngăn chặn – PV.

Theo Giáo Dục


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc dùng hải quân uy hiếp ở giàn khoan 981 để rảnh tay ở Trường Sa

Washington Times: Việt Nam muốn Mỹ làm gì ở Biển Đông?

Posted: 27 Jun 2014 08:54 AM PDT

Tờ Thời báo Washington của Mỹ vừa có bài viết nhận định sự hung hăng của Trung Quốc đang đẩy MỹViệt Nam tiến lại gần nhau.

Mỹ nên hành động thiết thực hơn

Vừa qua, Bắc Kinh có những hành vi hung hăng khiêu khích khi điều giàn khoan khổng lồ trị giá 1 tỷ USD Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Không những vậy, lực lượng tàu bảo vệ của giàn khoan này còn có hành vi chủ động đâm, va chạm và phun vòi rồng vào tàu cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam cũng như đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam.

Washington Times: Việt Nam muốn Mỹ làm gì ở Biển Đông?

Tàu Kiểm Ngư 951 bị tàu Trung Quốc hung hăng đâm nát phần đuôi tàu.

Trước động thái hung hăng khiêu khích kể trên, Việt Nam hoan nghênh Mỹ và cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối các hành vi hiếu chiến và bành trướng của Trung Quốc.

“Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của các quốc gia và đối tác, trong đó có Mỹ, đóng vai trò là đối tác toàn diện của Việt Nam, đóng góp vào giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp này”, ông Hà Huy Thông, Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại của quốc hội Việt Nam, tuyên bố.

Tại cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức, diễn ra chiều 5/6 tại Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cũng trả lời câu hỏi của phóng viên tờ Washington Times (Mỹ) về việc Việt Nam có kỳ vọng như thế nào về vai trò của Mỹ trong hỗ trợ Việt Nam bảo vệ chủ quyền.

Theo đó, ông Lê Hải Bình khẳng định: “Việc duy trì hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực là lợi ích và cũng là trách nhiệm của các quốc gia liên quan cả ở trong và ngoài khu vực. Mỹ là một cường quốc thế giới và cũng là một cường quốc châu Á – Thái Bình Dương. Trong thời gian qua, cùng với cộng đồng quốc tế và Mỹ đã có những tiếng nói nhằm đóng góp vào hòa bình ổn định an ninh hàng hải ở khu vực và vào việc giải quyết căng thẳng hiện nay ở khu vực. Chúng tôi mong muốn Mỹ tiếp tục có những tiếng nói mạnh mẽ hơn, những hành động thiết thực hơn, có tính xây dựng để đóng góp vào hòa bình ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở khu vực, vào việc giải quyết các tranh chấp ở khu vực thông qua luật pháp quốc tế”.

Washington Times: Việt Nam muốn Mỹ làm gì ở Biển Đông?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình phát biểu kêu gọi Mỹ và cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc.

Theo tờ Thời báo Washington, trong bối cảnh chính quyền Obama thực thi chiến lược “Trục châu Á”, tới nay Washington mới dừng lại ở việc trấn an các đồng minh và chưa có nhiều hành động cụ thể.

Từ lâu, các quan chức Mỹ vẫn luôn khẳng định chiến lược này nhằm giúp Mỹ chú ý và điều động trở lại các nguồn lực tới châu Á, không phải nhằm kiềm chế Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc ỷ lại vị thế là quốc gia có sức mạnh quân sự và kinh tế lớn nhất châu Á để “o ép” các quốc gia láng giềng nhỏ hơn.

“Tôi quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông và những hành động của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp khiến dư luận đặt câu hỏi về cam kết vì hòa bình và an ninh của nước này”, Thượng nghị sĩ Benjamin L. Cardin, thành viên Ủy ban quan hệ ngoại giao của Thượng viện Mỹ, nhận xét trong cuộc hội đàm với các quan chức Việt Nam tại Hà Nội vào tháng 5.

Mỹ có mối quan hệ đồng minh với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực gồm Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Đài Loan trong khi Mỹ và Việt Nam chỉ đóng vai trò đối tác toàn diện.

Mỹ tăng hiện diện… Trung Quốc bớt hung hăng

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995, Mỹ và Việt Nam đã mở rộng quan hệ và có triển vọng trở thành các đối tác chiến lược. Thỏa thuận thương mại song phương năm 2001 đã giúp kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng lên từ 1,5 tỷ USD năm 2001 thành 29 tỷ USD vào năm 2013.

Việt Nam cũng nằm trong kế hoạch hợp tác phát triển kinh tế với châu Á của Washington. Cùng với 9 quốc gia khác, Mỹ và Việt Nam đang thương lượng để kí kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận kinh tế nhằm mục tiêu thúc đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Mỹ và châu Á trong thế kỷ 21.

Washington Times: Việt Nam muốn Mỹ làm gì ở Biển Đông?

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS McCain và tàu cứu hộ đa năng USNS Safeguard đến thăm Việt Nam tháng 4/2014.

Tờ Thời báo Washington cũng nhận định, Việt Nam đang thắt chặt quan hệ với Washington ở các lĩnh vực then chốt khác. Trong tháng 5, Việt Nam tuyên bố tham gia vào Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI). Động thái này của Việt Nam đã “mở cánh cửa” giúp hai bên tiến hành các hoạt động giám sát hàng hải chung.

Tờ Stars and Stripes trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cũng vừa đăng tải bài viết của tác giả Erik Slavin nhận định: mặc dù chưa rõ liệu các lực lượng Mỹ có thể sử dụng Cam Ranh, một cảng biển có giá trị bên Biển Đông hay không nhưng việc Việt Nam hoan nghênh các chuyến thăm của tàu chiến và máy bay Mỹ đang khiến khả năng đó tiến gần hơn tới hiện thực.

Các nhà phân tích cho rằng, ngoài các cuộc thảo luận song phương về quốc phòng, chống khủng bố và các hoạt động hành pháp, con đường để Việt – Mỹ tiến tới mối quan hệ đối tác chiến lược đang ngày càng được rộng mở.

“Việt Nam có thể yêu cầu Mỹ trợ giúp về năng lực giám sát và trinh sát trên biển, liên quan tới việc điều động các hệ thống ra đa và các thiết bị kĩ thuật khác”, giáo sư Carlyle Thayer từ ĐH New South Wales (Australia) nhận định và cho biết thêm: Việc Mỹ tăng cường hiện diện ở Biển Đông cũng khiến Trung Quốc hành động bớt hung hăng hơn.

Theo Kiến Thức


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Washington Times: Việt Nam muốn Mỹ làm gì ở Biển Đông?

Tàu Trung Quốc hú còi, vây ép tàu Việt Nam tại Hoàng Sa

Posted: 27 Jun 2014 08:30 AM PDT

Các tàu của Trung Quốc dàn hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, sẵn sàng đâm va vào các tàu của Việt Nam.

Cục Kiểm ngư Việt Nam chiều 27/6 cho biết, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn các tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 gồm 110 đến 114 tàu các loại. Máy bay trinh sát cánh bằng không rõ số hiệu, từ 9h00-9h36 đã bay 3 lần qua khu vực tàu Việt Nam ở độ cao 1.000-2.000m, sau đó bay ra ở hướng Tây Bắc.

Trong ngày, tàu Kiểm ngư VIệt Nam cơ động vào cách giàn khoan từ 10-11,5 hải lý đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tàu Trung Quốc hú còi, vây ép tàu Việt Nam tại Hoàng Sa

Tàu cá Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam

Cục Kiểm ngư cũng cho biết, khi tàu của Việt Nam vào gần giàn khoan để thực hiện nhiệm vụ thì các tàu Hải cảnh, Hải giám, Hải tuần, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc đã tổ chức dàn thành hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, hú còi, vây ép, ngăn cản và sẵn sàng đâm va vào các tàu của Việt Nam.

Các tàu Kiểm ngư cơ động vòng tránh linh hoạt, an toàn và kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.

Tàu các của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở Tây- Tây Nam, cách giàn khoan từ 42-44 hải lý. Khoảng 40 tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của tàu Hải cảnh tổ chức ngăn cản các tàu cá Việt Nam trong quá trình tiếp cận gần giàn khoan để đánh bắt thủy sản./.

Theo VOV


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Tàu Trung Quốc hú còi, vây ép tàu Việt Nam tại Hoàng Sa

Trung Quốc mưu toan quốc tế hóa vấn đề biển Đông

Posted: 27 Jun 2014 08:20 AM PDT

Trung Quốc vừa “tố cáo” Việt Nam ra Liên Hiệp Quốc. Phải chăng họ đang muốn “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp Biển Đông hay ẩn đằng sau đó là mưu đồ thâm hiểm gì khác?

Vừa ăn cướp, vừa hô hoán!

Mặc dù ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong Vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhưng ngày 9/6, Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Vương Dân lại trắng trợn vu khống Việt Nam tại LHQ.

Trong kháng thư gửi LHQ, Trung Quốc đã yêu cầu người đứng đầu LHQ phải cho lưu hành bức thư đến tất cả 193 quốc gia thành viên của Đại hội đồng Bảo an. Trung Quốc nói rằng, Công ty Dầu khí CNOOC (chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981) “đã hoạt động thăm dò địa chất ở khu vực đặt giàn khoan trong vòng 10 năm qua, và việc đưa giàn khoan ra đây chỉ là sự tiếp tục công việc thăm dò thường xuyên. Và quan trọng nhất là giàn khoan này “nằm hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền kinh tế và quyền tài phán của Trung Quốc”.

Trung Quốc mưu toan quốc tế hóa vấn đề biển Đông

Trung Quốc mưu toan quốc tế hóa vấn đề biển Đông

Theo nội dung của bức thư, Trung Quốc nói đã có 4 thường dân vô tội của mình “bị giết hại dã man” và có tới tận 300 người bị thương trong các cuộc bạo loạn ở Việt Nam.

Trung Quốc còn trắng trợn tố cáo Việt Nam cản trở hoạt động của giàn khoan “một cách phi pháp trái với luật pháp quốc tế”, bịa đặt ra việc Việt Nam điều tàu quân sự ra khu vực tranh chấp và đâm tàu Trung Quốc đến 1.416 lần. “Việt Nam triển khai nhiều người nhái và các thiết bị hoạt động dưới nước ra vùng biển này, kèm theo đó đã thả xuống biển rất nhiều chướng ngại vật bao gồm lưới cá và các vật gây cản trở tàu Trung Quốc” – một phần nội dung của bức thư.

Trong thư, Trung Quốc còn ngang ngược lên án hành động của Việt Nam “xâm phạm chủ quyền” và đe dọa nghiêm trọng tới các công nhân đang làm việc trên giàn khoan. Trung Quốc thậm chí tố Việt Nam “vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển” v.v và v.v…

Luận điệu vu cáo trắng trợn của chính quyền Bắc Kinh đã khiến dư luận bất bình. Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Oai, nói với các phóng viên quốc tế rằng, những tố cáo của phía Việt Nam đều dựa trên bằng chứng thực tế: “Tất cả những hành động đâm va, quấy phá từ Trung Quốc, Việt Nam đều có bằng chứng cả. Ngược lại, Trung Quốc không có bằng chứng. Thứ hai, tàu cá Trung Quốc tổng công suất gấp 3,4 lần tàu cá Việt Nam thì làm sao tàu cá Việt đâm tàu cá Trung Quốc được? Tàu cá Việt Nam đều là vỏ gỗ, không có vỏ sắt. Tàu cá Trung Quốc đều là tàu vỏ sắt. Đến nay, trong mấy tuần qua, hàng chục tàu cá Việt Nam bị các lực lượng chấp pháp Trung Quốc xua đuổi, đâm va. Trong đó có một tàu bị đâm chìm và nhiều tàu khác hỏng hóc”.

Trung Quốc mưu toan quốc tế hóa vấn đề biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston cùng với các đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida và Itsunori Onodera ngày 11/6 tại Tokyo.

Ông Oai khẳng định Việt Nam chỉ có hơn 30 tàu của cả lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển tại thực địa, làm nhiệm vụ tuyên truyền thuyết phục Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston cùng với các đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida và Itsunori Onodera ngày 11/6 tại Tokyo.

Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia quốc tế về vấn đề Biển Đông, nhận xét những cáo buộc của Trung Quốc không có cơ sở thuyết phục so với tố cáo của phía Việt Nam.

Ông nói: “Trước tiên, tôi không thể tin vào con số Trung Quốc đưa ra là tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc trên 1.400 lần. Thứ nhì, tàu cá lẫn tàu chấp pháp của Trung Quốc lớn gấp nhiều lần so với các tàu của Việt Nam. Cho tới nay, tôi chưa từng thấy bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào bằng hình ảnh video cho thấy tàu của phía Việt Nam tìm cách đâm húc tấn công tàu của Trung Quốc. Theo tôi, đây là cách điển hình mà Trung Quốc sử dụng cuộc chiến thông tin để hoàn toàn lật ngược mọi chuyện. Số lượng tàu của Trung Quốc tại thực địa cũng nhiều hơn lực lượng tàu Việt Nam gấp nhiều lần.

Tôi không thấy Việt Nam được lợi gì khi đâm vào tàu Trung Quốc. Việt Nam không thể hy vọng đẩy lùi phía Trung Quốc bằng cách gây thương tích cho phía Trung Quốc. Thực tế cho thấy phía Việt Nam, để duy trì sự hiện diện của tàu họ ở đây, đã gặp nhiều khó khăn rồi. Nhìn vào kháng thư của Trung Quốc hôm 9/6 chúng ta thấy rõ sự mâu thuẫn của họ khi họ nêu lên các giải pháp có thể giải quyết vấn đề theo luật quốc tế, nhưng rốt cuộc họ lại nói rằng không điều nào sẽ được áp dụng vào trường hợp này vì Bắc Kinh sẽ không lùi bước dù một li”. Rõ ràng với Trung Quốc, luật pháp quốc tế chả là gì cả!

Động thái dọn đường

Ngay sau kháng thư của Trung Quốc, ngày 10/6, phát ngôn viên LHQ, ông Stephane Dujarric, cho biết, trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon có thể sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải nếu như các bên liên quan yêu cầu. Phát ngôn viên LHQ cũng nói rằng, Tổng thư ký Ban Ki-moon bày tỏ hy vọng các tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Từ đó đến nay, Bắc Kinh vẫn “im như thóc”. Xưa nay họ luôn khước từ một bên thứ ba can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông vì muốn dùng áp lực nước lớn “nói chuyện” với các nước nhỏ.

Trung Quốc mưu toan quốc tế hóa vấn đề biển Đông

Hình ảnh do Bộ Ngoại giao Philippines cung cấp về tiến độ xây dựng, cải tạo trái phép ở bãi đá Gạc Ma từ ngày 13/3/2012 đến 11/3/2014.

Nếu Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối Việt Nam lên LHQ thì liệu họ có chấp thuận để cho tổ chức này phân xử những tranh chấp không? Các chuyên gia quốc tế nói là không. Sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế với hành động của Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ và việc Trung Quốc gửi thư phản đối lên LHQ giống một nỗ lực làm giảm bớt sức cộng hưởng của vấn đề này trong dư luận thế giới.

Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định: “Từng động thái với giàn khoan Hải Dương 981 đã dẫn tới sự chỉ trích nghiêm trọng từ phía Việt Nam, Philippines. Một số quốc gia mạnh mẽ lên án Trung Quốc, một số tỏ ra kiềm chế nhưng cũng phê phán”.

Theo ông Mosyakov, công hàm phản đối Việt Nam của Trung Quốc, nói đúng ra, sẽ gây những phản ứng chống Trung Quốc từ các thành viên trong LHQ. Tuy thấy trước điều này, nhưng Bắc Kinh hy vọng đạt được mục tiêu khác. Ngày 7/5/2009, Trung Quốc trình tấm bản đồ có đường 9 đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký LHQ. Tình hình dường như đang được lặp lại.

Theo chuyên gia Mosyakov, có lẽ lần này Trung Quốc coi LHQ như một tổ chức sẽ hợp thức hóa việc họ hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Rõ ràng, Trung Quốc đã thực hiện một động thái dọn đường. Kháng thư gửi LHQ còn có thể được hiểu rằng, Trung Quốc chấp nhận khả năng leo thang mới với Việt Nam và tìm cách xoa dịu trước những tác động tiêu cực tiềm năng do hành động của họ sẽ gây nên.

Lại “dày công xây dựng tiền đồn” trên bãi đá Trường Sa

Trong một diễn biến khác, ngày 11/6, một quan chức cao cấp Mỹ đã đề nghị Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên kiềm chế mọi hành động có thể được coi là khiêu khích để cùng giảm căng thẳng trên Biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel cho biết, ông đã đưa ra gợi ý nêu trên để các bên liên quan đến căng thẳng trên Biển Đông suy nghĩ. “Các nước liên quan tự mình có thể nhận biết cách ứng xử thế nào là khiêu khích”.

Cũng trong ngày 11/6, trong cuộc đối thoại quốc phòng song phương tại Tokyo, Nhật Bản và Australia quyết định gia tăng hợp tác quân sự để đối phó với các tham vọng trên biển gia tăng của Bắc Kinh. Hai bên đã ký một thỏa thuận trao đổi thiết bị quân sự. Nhật – Australia một lần nữa lên án thái độ gây hấn nhằm “thay đổi nguyên trạng” tại Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Cuộc hội đàm mang tên “2+2″ với sự tham gia của các bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai phía. Hai bên đặc biệt đề cập đến khả năng chuyển giao công nghệ Nhật về tàu ngầm cho Canberra, vào thời điểm Australia định thay thế toàn bộ hạm đội tàu ngầm, với tổng ngân sách ước tích 37 tỉ USD trong những năm tới.

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang nóng lên từng ngày, việc các tàu Trung Quốc miệt mài chở sắt, thép, cát, xi măng ra vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam, lại càng làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng quốc tế. Ngay từ giữa tháng 5/2014, ngư dân Philippines đánh bắt cá trong vùng đã báo động về việc Trung Quốc vận chuyển cát, gỗ, xi măng và thép đến bãi đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) giống như là để xây nhà trên đảo.

Thị trưởng đảo Kalayaan của Philippines, ông Eugenio Nito-onon, ngày 28/5 cũng đã nhận xét là việc xây dựng được tiến hành rất lớn và ồ ạt. Theo ông Eugenio, những nỗ lực của Trung Quốc gợi nhớ đến phong cách cải tạo đất của Dubai. Và chẳng mấy chốc, hiện trạng ở vùng biển quần đảo Trường Sa sẽ thay đổi với sự xuất hiện của những hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc “dày công” xây dựng, với chi phí ước tính lên tới 5 tỉ USD, theo tính toán của trang web Qianzhan.com.

Mô típ quen thuộc mà Bắc Kinh luôn áp dụng trong quá trình xâm lấn ở Biển Đông đầu tiên là lấy cớ xây dựng nơi trú ẩn tạm thời cho ngư dân ở khu vực tranh chấp. Sau đó, biến chúng thành các cấu trúc bê tông và nơi đồn trú của quân đội như những gì Trung Quốc từng làm ở bãi đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Trung Quốc cũng có thể phát triển các hòn đảo nhân tạo này thành các căn cứ quân sự để tự cho mình quyền kiểm soát trên Biển Đông.

Theo cựu Cố vấn An ninh quốc gia Philippines – ông Roilo Golez, Trung Quốc có đủ khả năng xây dựng một hòn đảo nhân tạo gần bãi đá Chữ Thập hoàn chỉnh, với một căn cứ quân sự trên diện tích 5km2. Việc xây dựng này sẽ thay đổi “cục diện cuộc chơi”, không chỉ với Philippines mà còn với toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đẩy sự ổn định của các nước Đông Nam Á rơi vào tình thế nguy hiểm.

“Căn cứ mà Trung Quốc dự tính xây bao gồm cả bến tàu để họ có thể tiếp tế và hỗ trợ cho các tàu khu trục. Ngoài ra, bạn có thể thấy đường băng có chiều dài hơn 1,6 km. Điều này thực sự nguy hiểm vì đây có thể làm căn cứ cho các máy bay chiến đấu, như chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc (có phạm vi hoạt động hơn 3.200 km). Bãi đá Gạc Ma là chấm tròn ở giữa, vòng tròn xung quanh bán kính khoảng hơn 1.600 km. Phạm vi này bao gồm toàn bộ Philippines, và thực tế là toàn bộ Việt Nam, một phần lãnh thổ Malaysia, một phần của Borneo. Do vậy tất cả căn cứ của chúng ta đều bị đe dọa”, ông Golez cảnh báo.

Trong khi đó, Hãng tin Bloomberg trích lời giáo sư Richard Javad Heydarian, thuộc Đại học Anteneo de Manila (Philippines) nhận định rằng, Trung Quốc muốn “tạo sự đã rồi” bằng cách khai hoang, cải tạo các đảo, bãi đá và chiếm đóng trái phép các vùng biển tranh chấp cùng những phần đảo, bãi đá tại đó. Xây các đảo nhân tạo mà trên đó sẽ có đường băng quân sự cũng có thể là tiền đề để Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, giống như họ đã tuyên bố thiết lập trên vùng biển Hoa Đông. Trung Quốc có thể sẽ sử dụng phi cơ bay trên khu vực này để yểm trợ cho các hạm đội bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa.

Nhưng bất luận thế nào, việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự là trái với tinh thần bản Tuyên bố ứng xử giữa các bên trên Biển Đông 2002 (DOC), ở điểm quy định các bên tranh chấp không được biến các đảo không người ở thành nơi có người ở

Theo An Ninh Thế Giới


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc mưu toan quốc tế hóa vấn đề biển Đông

RSIS: Hoàng Sa 40 năm qua

Posted: 27 Jun 2014 08:18 AM PDT

Từ khi vụ giàn khoan Haiyang 981 xảy ra (2/5/2014) đến nay, RSIS – Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, trực thuộc ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore – vẫn là một think-tank (viện tư tưởng) rất có ảnh hưởng đối với dư luận quốc tế quan tâm đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Sau khi RSIS đăng bài của học giả thân Trung Quốc Sam Bateman, theo hướng “khuyên” Việt Nam chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và cùng hợp tác vì lợi ích chung, TS. Dương Danh Huy (từ Anh quốc) và TS. Phạm Quang Tuấn (từ Úc) đã có bài viết phản biện. Cuộc bút chiến giữa Sam Bateman và hai chuyên gia người Việt ở nước ngoài kéo dài từ 15/5 đến 5/6.

Ngày 9/6, một trong số rất ít học giả trong nước chuyên về công pháp quốc tế và vấn đề Biển Đông, TS. Nguyễn Thị Lan Anh (Học viện Quan hệ Quốc tế), đã có bài viết đăng trên RSIS, chỉ ra rằng: Trung Quốc cố ý đặt giàn khoan dầu 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tiến tới buộc Việt Nam phải cùng đàm phán với Trung Quốc để dàn xếp một thỏa thuận tạm thời.

Ngoài ra, cũng xin bạn đọc chú ý: Trung Quốc không chỉ cần chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, mà muốn nhiều hơn thế nhiều: Toàn bộ vùng biển nằm trong đường 9 đoạn (đường lưỡi bò).

* * *

HOÀNG SA 40 NĂM QUA

Nguyễn Thị Lan Anh

Tóm tắt

Hành động của Trung Quốc – đặt giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa đang bị tranh chấp – còn hơn là một sự tranh cãi về chủ quyền. Nó là sự kháng lại luật biển quốc tế.

Bình luận

Một tháng đã qua (bài viết đăng ngày 9/6 – ND) kể từ khi Biển Đông, vùng gần quần đảo Hoàng Sa, lại một lần nữa xáo trộn. 40 năm về trước, vào tháng 1/1974, Hoàng Sa là chiến trường giữa Trung Quốc và lực lượng khi đó là quân đội miền Nam Việt Nam.

Khi giành quyền kiểm soát quần đảo từ tay miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã đánh chìm một tàu hải quân Nam Việt và phá hỏng bốn tàu khác, làm 53 lính Việt Nam chết, 16 người bị thương. Trận chiến đưa đến việc Trung Quốc lần đầu tiên giành quyền kiểm soát hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa.

Còn hơn cả tranh chấp chủ quyền

Yêu sách chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa dựa vào việc triều đình nhà Nguyễn đã chiếm hữu Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất từ thế kỷ 17, khi các đảo này không thuộc về ai cả (vô chủ). Trong suốt thời kỳ thực dân phương Tây, Pháp – nước bảo hộ Việt Nam – đã thực thi liên tục chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Sau đó, chủ quyền ấy được chuyển từ Pháp sang miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Geneva 1954, và sau đó được kế tục bởi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khi Bắc Việt và Nam Việt thống nhất vào năm 1975. Việt Nam đã tiếp tục khẳng định yêu sách chủ quyền của mình bằng việc phản đối các hoạt động của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa.

Mặc dù yêu sách chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa có cơ sở pháp lý rất mạnh, nhưng Trung Quốc vẫn khẳng định họ có chủ quyền “không tranh cãi”. Trung Quốc không chịu thừa nhận rằng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hiện còn đang tranh chấp, và họ từ chối thảo luận vấn đề chủ quyền với Việt Nam trong các cuộc đàm phán song phương. Bên cạnh đó, họ cũng không đồng ý đưa tranh chấp chủ quyền này ra một tòa án quốc tế.

Hành động khiến cho Hoàng Sa trở thành điểm nóng mới nhất trên Biển Đông là việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa.

Ban đầu, tranh cãi xoay quanh giàn khoan dầu có vẻ giống như tranh cãi về việc ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa. Tuy nhiên, nhìn sâu hơn vào vấn đề này, sẽ thấy đó cũng là một sự đối đầu xung quanh luật biển quốc tế.

Khoảng cách địa lý không phải vấn đề

Đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu nước sâu Haiyang Shiyou 981, là một đảo san hô và cát rộng 1,6 km2, không thích hợp cho con người ở cũng như không thể tự nó có đời sống kinh tế. Do đó, theo Công ước về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, nó là “đá” và không thể được hưởng nhiều hơn lãnh hải 12 hải lý. (Xem Chú thích). Ngay cả khi một số đảo thuộc Hoàng Sa, trên nguyên tắc, được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đi chăng nữa, thì giàn khoan vẫn đang nằm trên “vùng biển tranh chấp”, vì hai lý do sau.

Thứ nhất, bởi vì cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa, cho nên bất kỳ vùng đặc quyền kinh tế nào phát sinh từ Hoàng Sa cũng là khu vực tranh chấp.

Thứ hai, giàn khoan được đặt trong một khu vực có những yêu sách chồng lấn, bởi lẽ nó nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tính từ đất liền, cũng như nằm trong vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc nhận là của họ, tính từ quần đảo Hoàng Sa.

Khu vực đặt giàn khoan sẽ vẫn là khu vực tranh chấp cho tới khi nào Trung Quốc và Việt Nam nhất trí được với nhau về cách phân định biên giới trên biển ở nơi này. Theo thông lệ của các nước trong việc phân định biên giới trên biển, đảo Tri Tôn và các đảo khác thuộc Hoàng Sa chỉ được hưởng “hiệu lực thấp” khi xác định ranh giới hàng hải, bởi vì đường bờ biển của những hòn đảo nhỏ như vậy ngắn hơn nhiều so với đường bờ biển của Việt Nam. (Xem Chú thích).

RSIS: Hoàng Sa 40 năm qua

Trung Quốc và Việt Nam từng làm theo thông lệ này khi đàm phán biên giới trên biển. Khi xác định biên giới biển của họ trên vùng cực bắc của Vịnh Bắc Bộ, hai nhà nước đã nhất trí chỉ cho Bạch Long Vĩ – một hòn đảo của Việt Nam nằm trong Vịnh Bắc Bộ – 25% hiệu lực. Điều này đã được áp dụng mặc dù Bạch Long Vĩ có diện tích 2,33 km2 và có dân định cư trên đảo.

Dù thế nào đi chăng nữa, do trong khu vực tranh chấp hiện nay không có thỏa thuận nào về biên giới biển, nên quan điểm cho rằng giàn khoan nằm gần Hoàng Sa hơn gần bờ biển Việt Nam là quan điểm sai. Giàn khoan đang được đặt trong vùng biển tranh chấp, nơi Trung Quốc không thể thực thi độc quyền nào.

Hành động triển khai giàn khoan của Trung Quốc đã vi phạm DOC

Thật ra căn cứ để Trung Quốc đòi sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không phải là chuyện họ tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế cho quần đảo Hoàng Sa, mà (căn cứ đó) là những yêu sách của Trung Quốc, đòi quyền lợi và quyền tài phán đối với toàn bộ tài nguyên trong một vùng biển rộng, được bao quanh bởi đường 9 đoạn mà Trung Quốc đã vạch ra trên bản đồ Biển Đông của họ. (Ảnh trên)

Mặc dù không đưa ra một tài liệu chính thức nào biện hộ cho yêu sách hoặc cơ sở pháp lý của mình theo luật quốc tế, nhưng Trung Quốc vẫn dùng bản đồ đường 9 đoạn để tuyên bố quyền sở hữu đối với tất cả tài nguyên của khu vực biển nằm nằm trong đường 9 đoạn, ngay cả khi khu vực biển ấy thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác.

Trung Quốc dùng bản đồ đường 9 đoạn làm căn cứ đòi chủ quyền, bởi vì khu vực biển có tiềm năng dầu khí lớn ngoài khơi Việt Nam hoàn toàn không nằm trong vùng biển mà Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền theo công pháp quốc tế về luật biển. Do đó, Trung Quốc quyết định phớt lờ luật biển quốc tế, và khẳng định chủ quyền của họ dựa vào bản đồ đường 9 đoạn, chiếm tới 85% diện tích Biển Đông.

Đối với Trung Quốc, điều rất quan trọng là phải đặt được giàn khoan vào vùng biển đang tranh chấp. Theo luật biển, chừng nào Trung Quốc và Việt Nam chưa đạt được một thỏa thuận về phân định ranh giới trên biển, thì chừng đó hai nhà nước vẫn có nghĩa vụ pháp lý là phải nỗ lực để xác lập những dàn xếp tạm thời, có tính thực tiễn (Điều 74 UNCLOS – ND). Luật biển quốc tế cũng buộc Trung Quốc và Việt Nam không được có các hoạt động đơn phương có thể gây hại hoặc cản trở việc đàm phán về một hiệp định biên giới cuối cùng.

Các tòa án quốc tế đã từng có phán quyết rằng, trong khu vực có nhiều yêu sách hàng hải chồng lấn, sẽ là bất hợp pháp nếu một nước tìm cách thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, bởi vì hành động đơn phương như vậy sẽ làm thay đổi vĩnh viễn hiện trạng khu vực, và do đó, gây hại hoặc cản trở việc đàm phán về một hiệp định biên giới chung cuộc.

Khi thảo luận với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC), vốn có tính ràng buộc pháp lý, Trung Quốc đã liên tục nói rằng phải thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố năm 1992 về Cách Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Tuy nhiên, việc Trung Quốc đơn phương triển khai giàn khoan là sự vi phạm rõ ràng các điều khoản của DOC – văn kiện quy định rằng các bên liên quan phải tự kiềm chế, không tiến hành những hoạt động gây phức tạp tình hình hoặc làm tranh chấp leo thang.

Hy vọng Trung Quốc sẽ sớm hiểu ra rằng, bắt nạt các nước láng giềng, vi phạm luật quốc tế, không phải là cách hành xử của một siêu cường có trách nhiệm trên trường quốc tế.

Nguồn: http://www.rsis.edu.sg/publications/Perspective/RSIS1092014.pdf

——-

Chú thích:

Điều 121 UNCLOS định nghĩa đảo là “một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên, vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”. Khoản 3, Điều 121 quy định: “Các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì chỉ được phép có lãnh hải tối đa 12 hải lý, không được phép có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế”.

Theo tác giả – TS. Nguyễn Thị Lan Anh, do không thích hợp cho con người ở, không có đời sống kinh tế riêng, Tri Tôn (diện tích 1,6 km2) không phải đảo mà chỉ là đá, và vì vậy chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Trung Quốc đặt giàn khoan 981 ở tọa độ cách Tri Tôn 17 hải lý (ngày 2/5) tức là đã không còn trong lãnh hải của Tri Tôn.

Ngoài ra, ngay cả khi Tri Tôn hay một số cấu trúc địa lý khác thuộc Hoàng Sa có được coi là “đảo” đi chăng nữa, thì chúng cũng không thể có hiệu lực đầy đủ trong phân định biên giới trên biển (hiệu lực đầy đủ nghĩa là được chọn là điểm cơ sở khi phân định biên giới.

Trong luật pháp quốc tế, từng có những án lệ theo đó, nếu so giữa bờ biển đất liền và đảo thì bờ biển đất liền có giá trị hơn là đảo trong việc phân định nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Lý do có thể là bởi các đảo đó quá nhỏ, không thích hợp cho con người ở… Chẳng hạn, trong Hiệp định phân định biên giới trên Vinh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam chỉ được 25% hiệu lực chứ không được hưởng hiệu lực đầy đủ, dù đảo này rộng tới 2,33 km2 và có người ở.

Theo blog Đoan Trang (dịch từ RSIS)


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết RSIS: Hoàng Sa 40 năm qua

Mỹ ra “thông điệp” về Biển Đông, Trung Quốc chỉ còn biết bực tức

Posted: 27 Jun 2014 07:20 AM PDT

Washington nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phải tuân thủ “quyền tự do hàng hải” và thảo luận vấn đề Biển Đông trong các diễn đàn khu vực với các đồng minh của Mỹ. Yêu cầu này của Mỹ đã khiến Trung Quốc bực tức.

Mỹ ra

Tàu Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông.

Theo RFI, các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông tiếp tục bị giới lãnh đạo Mỹ lên án. Vào hôm 25/6/2014, trong hai sự kiện riêng biệt, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á – Thái Bình Dương Daniel Russel lại tố cáo những hành vi có nguy cơ gây bất ổn của Trung Quốc trong khu vực.

Theo hãng tin Pháp AFP, trong cuộc hội đàm với khách mời là Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cập đến điều được ông gọi là “hành vi gây bất ổn” của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong một thông cáo, Nhà Trắng cho biết là “hai lãnh đạo đã thảo luận về những mối quan ngại chung liên quan tới kiểu hành vi gây bất ổn tại Biển Đông và nhắc lại quan tâm chung của hai nước đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế, quyền tự do hàng hải và giải pháp hòa bình cho những vụ tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải”.

Hãng tin Pháp nhắc lại: Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả tại vùng biển gần bờ biển các nước láng giềng. Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh càng lúc càng lấn tới hơn trong việc áp đặt yêu sách chủ quyền của họ.

Trước tình hình đó, Washington nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phải tuân thủ “quyền tự do hàng hải” và thảo luận vấn đề Biển Đông trong các diễn đàn khu vực với các đồng minh của Mỹ. Yêu cầu này của Mỹ đã khiến Trung Quốc bực tức.

Cho dù vậy, vào hôm 25/6, tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương Daniel Russel đã không ngần ngại tố cáo những “cố gắng mang tính cưỡng bức của Trung Quốc nhằm áp đặt và xác lập các yêu sách chủ quyền của họ tại các vùng biển tranh chấp”.

Theo ông Russel, các hành động đơn phương này vừa làm gia tăng căng thẳng, vừa phá hoại vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Theo NTD/Bizlive


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Mỹ ra "thông điệp" về Biển Đông, Trung Quốc chỉ còn biết bực tức

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố tuần tra định kỳ ở Biển Đông

Posted: 27 Jun 2014 07:17 AM PDT

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ khẳng định, quân đội nước này đã thiết lập chế độ tuần tra chiến lược định kỳ ở Biển Đông.

Tiếp sau việc ngang nhiên công bố bản đồ khổ dọc “nuốt trọn” Biển Đông, Bắc Kinh lại tuyên bố thiết lập cơ chế tuần tra định kỳ ở Biển Đông.

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố tuần tra định kỳ ở Biển Đông

Tàu hải cảnh TQ bắn vòi rồng xối xả vào tàu kiểm ngư VN.

Phát biểu trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 26/6, người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ Dương Vũ Quân khẳng định, quân đội nước này đã thiết lập chế độ tuần tra chiến lược định kỳ ở Biển Đông, đồng thời ngang nhiên tuyên bố đây là hành động “hoàn toàn hợp pháp và chính đáng” nằm trong sự sắp đặt công tác tổng thể của TQ.

Trước câu hỏi của phóng viên về thực tế hành động của quân đội TQ ở Biển Đông gần đây có phải là nhân tố gây bất ổn trong khu vực, người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ ngang nghiên đổ lỗi tình hình căng thẳng ở Biển Đông gần đây “là do một số nước cá biệt gây ra”, đồng thời lớn tiếng đe doạ “các nước sẽ gánh chịu tất cả hậu quả” nếu tiếp tục đối kháng với TQ.

Ông Dương Vũ Quân khẳng định lại lập trường của TQ về việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua đàm phán song phương trực tiếp giữa những nước liên quan, trên cơ sở “tôn trọng sự thực lịch sử”.

Để lờ đi những hành vi gây hấn của TQ thời gian qua, ông Dương Vũ Quân hướng sự quan tâm của dư luận sang vấn đề khác thông qua việc chỉ trích Nhật Bản thúc đẩy quyền phòng vệ tập thể, mở rộng vai trò của quân đội và bày tỏ quan ngại về cuộc tập trận giữa MỹPhilippines sẽ diễn ra ở Biển Đông từ ngày 1/7 tới.

Ông Dương Vũ Quân cho rằng, hợp tác an ninh quốc phòng giữa các quốc gia không được gây tổn hại đến hoà bình và an ninh trong khu vực, không được nhằm vào nước thứ ba.

Theo VOV


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố tuần tra định kỳ ở Biển Đông

Cung cấp nhiều bằng chứng về thủ đoạn mới của Trung Quốc

Posted: 27 Jun 2014 01:41 AM PDT

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định, tàu quân sự Trung Quốc vẫn thường xuyên có mặt tại khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) và những lời nói của Trung Quốc đang không đi đôi với việc làm.

Trung Quốc đang có “thủ đoạn mới”

Cung cấp nhiều bằng chứng về thủ đoạn mới của Trung Quốc

Tàu Trung Quốc đang có nhiều thủ đoạn mới đâm, va vào tàu Việt Nam.

Đưa ra một loạt hình ảnh, video clip chứng thực cho nhận định trên tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Ngoại giao tổ chức hôm nay (26/6), ông Thu cho biết, trong hơn 100 tàu thường xuyên có mặt bảo vệ giàn khoan thì có từ 4-6 tàu chiến. Lực lượng tàu quân sự này gồm các tàu hộ vệ tên lửa, tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh và quét mìn.

“Chúng tôi đã thu thập hình ảnh, tọa độ của lực lượng này. Không riêng chúng tôi mà các bạn phóng viên trong nước và quốc tế đều ghi lại được những hình ảnh đó,” ông Thu lên tiếng.

Bởi vậy, đại diện của lực lượng cảnh sát biển một lần nữa bác bỏ việc Trung Quốc nói tàu quân sự của nước này chỉ “đi ngang qua.”

Cũng theo ông Thu, phía Trung Quốc hiện vẫn tiếp tục huy động 33-43 tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu kéo cùng với 30-40 tàu cá hoạt động vòng ngoài tạo thành vành đai bảo vệ từ xa. Để uy hiếp lực lượng của Việt Nam, Trung Quốc còn sử dụng máy bay như trinh sát, tiêm kích,trực thăng bay ở độ cao thấp 300-500m.

Tuy nhiên, theo ông Thu, Trung Quốc đang sử dụng thủ đoạn mới để uy hiếp tàu Việt Nam. Trước đây, Trung Quốc thường sử dụng tàu hải cảnh để đâm vào tàu Việt Nam nhưng những ngày gần đây đã thay bằng tàu kéo công suất lớn. Những tàu kéo này có hệ thống đệm va tốt nên khi đâm tàu Việt Nam sẽ không gây nhiều hư hại cho tàu Trung Quốc.

Minh chứng cho điều này, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam đã cho chiếu lại những hình ảnh ngang ngược của Trung Quốc cách đây 3 ngày khi những chiếc tàu to lớn của Trung Quốc dồn ép và đâm hỏng tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam. Trong vụ việc này, phía Trung Quốc đã dùng tới 7 tàu để bao vây,ép không cho tàu của Việt Nam vòng tránh và những chiếc tàu kéo công suất lớn đã đâm lún mạn trái thuyền Việt Nam tới 1m, gây đoạn rách boong tàu 2m, hỏng khu y tế, cứu sinh.

Bày tỏ thái độ mạnh mẽ, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho rằng, đây là hành động hết sức nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng của con người Việt Nam.

“Việt Nam mạnh mẽ lên án hành động nguy hiểm này và yêu cầu Trung Quốc thường thiệt hại cho tàu 951 và tàu khác của Việt Nam trong thời gian quan,” ông Lê Hải Bình nói.

Kiên quyết phản đối bản đồ “nuốt chửng” biển Đông

Liên quan việc Trung Quốc phát hành bản đồ bao trùm toàn bộ Biển Đông của Việt Nam, ông Lê Hải Bình khẳng định, việc phát hành bản đồ là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc đã bị nhiều nước phản đối đồng thời Việt Nam cũng kiên quyết phản đối hành động này của Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Lê Hải Bình cũng thông báo những ngày qua, khi giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) cùng lượng lớn máy bay, tàu của Trung Quốc vẫn hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Trung Quốc lại làm tình hình thêm phức tạp khi thông báo đưa giàn khoan Nam Hải số 09 đến vị trí mới.

Theo ông Hải Bình, 13 giờ ngày 21/6 vừa qua, các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan Nam Hải số 09 đã đến vị trí Trung Quốc thông báo. Tiếp đó, Cục Hải sự Trung Quốc đưa tàu khảo sát vật lý địa cầu hoạt động tại Biển Đông. Khu vực giàn khoan Nam Hải số 09 và tàu khảo sát hoạt động là thuộc vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ chưa phân định.

Lý giải rõ hơn, ông Bình đưa ra quan điểm, theo luật pháp quốc tế, không bên nào được thăm dò, khai thác ở vùng chưa phân định. Hành động này diễn ra khi ông Dương Khiết Trì vừa sang thăm Việt Nam. Điều này làm dư luận quốc tế và Việt Nam lo ngại.

“Vị trí hiện tại của Nam Hải 09 đang nằm ở vùng chồng lấn đang được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi đang được phân định, các bên không được có hoạt động đơn phương thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng này. Có thông tin Trung Quốc đưa tiếp những giàn khoan khác, chúng tôi sẽ theo sát hành động này. Không chỉ có Việt Nam mà cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại về các giàn khoan này, vi phạm chủ quyền của các nước liên quan,” người phát ngôn của Bộ Ngoại giao bày tỏ quan ngại.

Trước câu hỏi của phóng viên quốc tế về những hành động hung hăng của Trung Quốc đã vượt quá giới hạn kiểm chế của Việt Nam hay chưa, ông Ngô Ngọc Thu Phó tư lệnh Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định, chủ trương của nhà nước Việt Nam mong muốn giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình. Lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư đang hoạt động trên biển, mặc dù bị tấn công bởi tàu Trung Quốc nhưng chúng tôi vẫn kiên trì biện pháp hòa bình theo chủ trương của Nhà nước.

“Việt Nam sẽ có biện pháp để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia bị xâm hại. Chúng tôi là lực lượng thực thi pháp luật, chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp Nhà nước yêu cầu,” ông Thu cho biết thêm.

Theo Vietnam+


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Cung cấp nhiều bằng chứng về thủ đoạn mới của Trung Quốc

No comments:

Post a Comment