Tàu Trung Quốc liên tục tăng tốc, ghi hình tàu Việt Nam |
- Tàu Trung Quốc liên tục tăng tốc, ghi hình tàu Việt Nam
- Trung Quốc sợ điều gì?
- Lộ diện trốn nã khi viết đơn xin đi tu
- Ngư dân Việt Nam cứu sống 11 người Malaysia
- Bài 2 : Trung Quốc và tham vọng thay đổi cán cân quyền lực thế giới
- “Trung Quốc lừa dối cả Liên hợp quốc”
- Đảo hóa trái phép Gạc Ma không giúp Trung Quốc có thêm 200 hải lý
- Nếu không có Mỹ ở châu Á, Trung Quốc sẽ còn gặp rắc rối hơn nhiều
- Ngô Sĩ Tồn: Trung Quốc sẽ không cần quan tâm đến phán quyết trọng tài
- Việt Nam, Philippines nên đoàn kết chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc
Tàu Trung Quốc liên tục tăng tốc, ghi hình tàu Việt Nam Posted: 22 Jun 2014 08:02 PM PDT Các tàu Hải cảnh của Trung Quốc liên tục có hành vi tăng tốc nhằm chạy song song với tàu CSB để chụp ảnh, quay phim, trinh sát nắm tình hình hoạt động của ta. Theo tin tức mới nhất từ Cục Kiểm ngư, ngày(22/6), trên khu vực hiện trường giàn khoan, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 133-137 tàu các loại, trong đó có 42-44 tàu hải cảnh, 14-15 tàu vận tải, 18-19 tàu kéo, 54 tàu cá và 5 tàu quân sự. Các tàu hải cảnh, hải giám, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc thường xuyên có hành động ngăn cản, ép hướng, tăng tốc độ bám sát các tàu của ta, lúc gần nhất cách tàu ta khoảng 30m, sẵn sàng đâm va, phun nước khi các tàu ta cơ động vào cách giàn khoan 10-12 hải lý. Liên quan đến tình hình Biển Đông, lực lượng kiểm ngư cũng cho biết, vào lúc 6h40 và 8h13 đã phát hiện 2 máy bay trinh sát của Trung Quốc bay qua khu vực Tây – Tây Nam và Nam – Tây Nam giàn khoan, cách giàn khoan khoảng 12-13 hải lý, ở độ cao 1.000-1.200 mét.
Tàu Trung Quốc luôn bám sát và điên cuồng tấn công, đâm va vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam Trên Biển Đông nơi Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn cơ động vào cách giàn khoan từ 10-12 hải lý, tiếp tục đấu tranh, tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các tàu của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tàu cá của ngư dân Việt Nam trên ngư trường tuyền thống Hoàng Sa vẫn tổ chức đánh bắt cá ở khu vực phía Tây – Tây Nam, cách giàn khoan khoảng 35-40 hải lý. Trên khu vực nhóm tàu cá của ta đánh bắt thường xuyên có khoảng 54 tàu cá dưới sự hỗ trợ của 1 tàu hải cảnh số hiệu 46102 của Trung Quốc. Các tàu của Trung Quốc tổ chức dàn hàng ngang với chiều dài khoảng 14-16 hải lý, theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, sử dụng tốc độ cao để ngăn cản, chặn ép hướng, áp sát các tàu cá của ta ở khoảng cách 100m. Dưới sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường đánh bắt cá, đồng thời tuyên truyền phản đối Trung Quốc. Theo thông tin từ lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, trong vài ngày gần đây, Trung Quốc đã huy động thêm nhiều máy bay cánh bằng và máy bay trực thăng để trinh sát hoạt động của lực lương thực thi pháp luật Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Ngay từ sáng sớm ngày 20/6, lực lượng trinh sát đã phát hiện một máy bay trực thăng số hiệu 9237 bay 6 vòng xung quanh đội hình các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư ở độ cao khoảng 250 mét. Tiếp đó, trưa ngày 21/6, một máy bay trinh sát (không rõ số hiệu) lại hoạt động phía trên khu vực các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam. Đại tá Lưu Tiến Thắng – Phó Chủ nhiệm chính trị Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: “Những ngày gần đây, các tàu Hải cảnh của Trung Quốc liên tục có hành vi tăng tốc nhằm chạy song song với tàu CSB để chụp ảnh, quay phim, trinh sát nắm tình hình hoạt động của ta”. Tuy nhiên, với sự chủ động, sáng tạo, mưu trí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ truyền, vận động, đấu tranh trước hành vi của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, các biên đội tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân Việt Nam đã hạn chế được các cuộc uy hiếp, tấn công, đâm va, phun vòi rồng gây thiệt hại về vật chất, con người. Theo ĐSPL Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Tàu Trung Quốc liên tục tăng tốc, ghi hình tàu Việt Nam |
Posted: 22 Jun 2014 07:32 PM PDT Phải vạch trần các hành động của TQ, liên hệ các hành động này với an ninh thế giới và khu vực. Cũng nên hiểu tại sao TQ lại phải đi "la làng" như thế đó là vì chính TQ cũng có nỗi sợ của mình. Việc Trung Quốc hạ đặt thêm giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời biểu dương một lực lượng hùng hậu các loại tàu dân sự cũng như quân sự khiến nhiều người trên thế giới đau đầu không hiểu giới lãnh đạo TQ đang… nghĩ gì! Trong lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định lợi dụng cơ hội để "ra tay" với VN. Đầu tháng 5 vừa qua chính là lúc TQ kết luận là thời cơ đã đến. Tại sao vậy? Năm 2012 khi TQ chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines, Mỹ đã làm ngơ. Đến cuộc khủng hoảng ở Syria năm 2013, Mỹ lúng túng rõ rệt – lúc đầu từ chối can thiệp, đến lúc quyết định ra tay thì đã quá muộn. Một năm sau, việc Nga làm ở Crưm đã cho TQ một "con bài độc" để mặc cả với Nga. Hơn thế, việc Mỹ tránh dính líu ở đây càng làm cho giới lãnh đạo TQ cho rằng đã đến lúc nước này trực tiếp nhúng tay vào thay đổi trật tự thế giới cũ không phải bằng sức mạnh mềm (kinh tế, chính trị, văn hóa), mà bằng công khai gây hấn với nước láng giềng Việt Nam. Đồng thời với các hành động bành trướng, TQ đang triển khai một chiến dịch tuyên truyền nội bộ và và quốc tế kiểu "vừa ăn cắp vừa la làng". Còn trên trường quốc tế, TQ bố trí một "dàn đồng ca tuyên truyền" với số lượng đông đảo tại các diễn đàn từ nhỏ tới lớn. Dù nơi nào, dù với ai, dù trong hoàn cảnh nào, đặc điểm chung nhất của phương thức của họ là "lớn giọng," thậm chí phớt lờ tất cả lập luận lô-gic của người xung quanh. Làm sao họ dám làm như thế? Họ dám làm đơn giản bởi họ thấy họ có thể làm! Họ sẽ chỉ dừng lại khi họ thấy việc làm của mình sẽ gây hậu quả. Trung Quốc rất khôn ngoan trong tuyên truyền quốc tế. Với Mỹ, TQ "khóa họng" bằng cách buộc tội Mỹ đang câu kết vây hãm vì TQ đe dọa vị trí số 1 của Mỹ. Với các nước lớn khác, TQ một mực hứa hẹn là chỉ định "vươn lên một cách hòa bình" (peaceful rise). Trong chiến tranh thế giới thứ 2, phương Tây ngồi đó "ngó" Đức vươn lên và chỉ hành động khi thấy chính họ cũng trở thành con mồi; còn Mỹ, mặc dù hứa là sẽ tham chiến nhưng phải đợi tới khi bị Nhật tấn công thì mới thực sự vào cuộc, và chỉ đổ quân vào châu Âu 1 năm trước khi chiến tranh kết thúc. Nhắc lại những bài học cũ để ta hiểu thêm tại sao mặc dù TQ đang có những hành động bành trướng ngang ngược như vậy mà họ vẫn có thể và dám thuyết phục thế giới là họ "vì hòa bình" – bởi thế giới cũng rất muốn tin vào điều đó. Hiểu như thế để ta đưa ra cách đối phó có hiệu quả. Phải vạch trần các hành động của TQ; phải liên hệ các hành động này với an ninh thế giới và khu vực. Và phải hiểu tại sao TQ lại phải đi "la làng" như thế – đó là vì chính TQ cũng có nỗi sợ của mình.
Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép tại Vùng đặc quyền kinh tế của VN Việt Nam tranh thủ được gì? Thứ nhất, việc TQ vươn lên thành cường quốc như hiện nay có một phần không nhỏ nhờ vào sự bảo trợ của chính Mỹ. Từ năm 1972 khi Mỹ và TQ trở nên thân thiện với nhau, Mỹ đã nhượng bộ rất nhiều: gạt bỏ vấn đề Đài Loan sang một bên, ủng hộ TQ gia nhập Liên hợp quốc và sau đó là WTO, mở cửa thị trường cho TQ và đầu tư với tốc độ chóng mặt vào nước này. Thứ hai, dù TQ có rêu rao rằng nước này có dự trữ ngoại hối và vàng lớn nhất thế giới, là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới đi chăng nữa, thì sự thực là đây là một nền kinh tế được thổi phồng. Khoảng 30-40% hàng hóa của TQ là xuất sang Mỹ, và tăng trưởng của TQ dựa vào xuất khẩu ra toàn thế giới. Ngoài ra, GDP của TQ lớn, nhưng chỉ số này có thể sụt xuống bất kì lúc nào bởi nó dựa vào lượng đầu tư từ bên ngoài. Tóm lại, nỗi sợ hãi lớn nhất của TQ không phải là quân sự mà là sự cấm vận về kinh tế. Nếu Việt Nam chấm dứt giao thương với TQ, họ có thể phớt lờ vì chúng ta đóng vai trò quá nhỏ trong nền kinh tế TQ. Nhưng nếu chính phủ Mỹ, Nhật, Úc, và chỉ cần một số nước Tây Âu đồng thời cùng tẩy chay TQ, thì nước này sẽ nhanh chóng trở nên náo loạn. Viễn cảnh đó là điều Chính phủ TQ hiện nay sợ, bởi một lượng lớn người TQ đã được hưởng những tiện ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại, họ sẽ không chấp nhận quay lại thời thắt lưng buộc bụng. Đã từ lâu, giới chức Mỹ vẫn đề cao một mối quan hệ kinh tế bền chặt với TQ (nhất là dưới thời Obama – người quan tâm tới nội tình Mỹ hơn là đối ngoại), và cái họ phân vân nhất chỉ là về quân đội Nhân dân Trung Hoa và các bước đi quân sự của nước này. Rõ ràng việc làm gần đây của TQ tại biển Đông đã cho họ câu trả lời và từ đó giúp đẩy chính sách của Mỹ với TQ sang một hướng khác. Đây là yếu tố chúng ta cần lưu ý tranh thủ . Hơn nữa, các nước nhỏ hơn nhưng với cấu trúc về cơ sở hạ tầng và trình độ tay nghề dân số tương tự TQ (như Ấn Độ, Indonesia và nhiều nước khác) cũng sẽ rất ủng hộ tẩy chay TQ. Bởi nó có nghĩa là chính họ sẽ được tăng cường nhận đầu tư nước ngoài thay vì chỉ có một "công xưởng" duy nhất của thế giới là TQ. Vấn đề là liệu ta có tạo điều kiện cho các nước đó làm như thế hay không? Ngoài việc tăng cường thông tin cho thế giới trên các diễn đàn song phương và đa phương, bằng ngoại giao chính thức và ngoại giao nhân dân, ta còn phải đưa việc làm của TQ ra trước dư luận thế giới bằng việc kiện ra tòa quốc tế. Chỉ khi đó ta mới có thể thuyết phục nhân dân thế giới và chính quyền các nước mới có cơ sở để hành động. Nếu có một tòa án quốc tế phán quyết rằng hành động của TQ là hành động xâm lược và sai trái, thì việc trừng phạt không phải là để kéo bè kéo cánh "kìm hãm peaceful rise" của TQ mà là biện pháp răn đe. Cuộc chiến quan trọng nhất và gay cấn nhất chính là lúc này: đó là cuộc chiến bằng công lý, bằng ngoại giao, bằng lương tri, đó là cuộc chiến để đẩy lùi tất cả các cuộc chiến bằng sắt thép và bằng xương máu. Theo Vietbao Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc sợ điều gì? |
Lộ diện trốn nã khi viết đơn xin đi tu Posted: 22 Jun 2014 07:06 PM PDT Sư thầy hỏi rất nhiều về hoàn cảnh gia đình như thế nào, quê quán ở đâu, nguyên nhân chọn tu hành…. Đáp lại, Sơn nại lý do buồn chuyện gia đình và đã quyết tâm nương nhờ cửa phật. Sáng ngày 30/5, công an xã Tam Mỹ Đông (huyện Núi Thành, Quảng Nam) đang họp triển khai nhiệm vụ trong tuần, bất ngờ có một phật tử khoảng hơn 20 tuổi mặc áo cà sa đi vào xin xác nhận lá đơn để xuất gia đi tu. Vị Phật tử này lấy ra một tờ giấy đã soạn sẵn đưa cho cán bộ công an nhờ ký. Lá đơn có điều bất thường khi nơi sinh sống của Phật tử này ghi ở thị trấn Đắk Mâm (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) nhưng lại xin xuất gia đi tu vào chùa Bửu Phước (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Lẽ ra Phật tử này phải đưa đơn này về nơi gia đình mình sinh sống để công an địa phương xác nhận, vì sao lại đến Công an xã Tam Mỹ Đông xin chữ ký? Công an xã Tam Mỹ Đông yêu cầu chờ đợi để xác minh, trả lời sau. Tuy nhiên, thấy người này cứ nài nỉ trình bày hoàn cảnh cần gấp để vào lại chùa nhưng luống cuống nói về nhân thân, công an một mặt cầm chân, một mặt cấp báo Phòng truy nã tội phạm (PC52, Công an tỉnh Quảng Nam) tra cứu nhân thân người có tên trong lá đơn. Chỉ vài phút với vài cú nhấp chuột, tập hồ sơ nhân thân, hình ảnh của “người lạ” đã có trong tay cảnh sát. Đó là Phan Như Sơn (21 tuổi), đang trốn nã. Theo hồ sơ, tối ngày 20/5/2013, vừa từ rẫy về, Sơn liền rủ em trai đi chơi. Mới chạy xe đến ngã ba Jốc Linh thuộc thị trấn Đắk Mâm, anh em Sơn xảy ra mâu thuẫn với một nhóm thanh niên địa phương. Lý do, trước đây đang chơi trò chơi mà hết nhẵn tiền, lại thấy đám trai làng "rủng rẻng" nên Sơn xin một suất chơi. Thế nhưng, những người này không giúp đỡ còn yêu cầu chủ quán trục xuất anh ta ra khỏi tiệm. Cho rằng bị miệt thị, giữa Sơn và nhóm người này thường xuyên gây hấn, cãi vã nhau. Sơn luôn nuôi ý định "quyết hơn thua". Trong một lần đụng độ, Sơn hung hăng lao vào thách thức, đòi đánh. Trong lúc lời qua tiếng lại, Sơn nhờ một người tên Lê Thế Lợi (ngụ cùng buôn) dùng xe máy chở về nhà để lấy hung khí. Sau khi tìm được một cây rựa thường dùng để phát rẫy, Sơn trở lại hiện trường rồi lao vào chém anh Dương Văn Đông (21 tuổi, ở thị trấn Đắk Mâm) bị thương nặng, thương tật sau giám định tạm xếp 35%. Sau khi gây án, Sơn bỏ trốn ngay trong đêm. Cuối tháng 8/2013, Công an huyện Krông Nô đã khởi tố bị can đối với Phan Như Sơn cùng đồng phạm. Do Sơn đã bỏ trốn, giữa tháng 9/2013, công an huyện Krông Nô ra quyết định truy nã trên toàn quốc đối với Sơn về tội Cố ý gây thương tích.
Sơn khi bị bắt giữ. Xin xuất gia đi tu, được đi tù Với những thông tin nhận được từ công an tỉnh bạn, PC52 Quảng Nam nhanh chóng có mặt, đưa Sơn về trụ sở cơ quan điều tra. Theo khai nhận của Sơn, gây án xong, hắn ta trốn chui lủi khắp các tỉnh Tây Nguyên. Vì không có tiền, để kiếm sống, Sơn phải xin làm phụ hồ, chạy bàn, thậm chí cả ngồi lê lết ngoài đường, đóng giả người tàn tật để xin ăn. Nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan công an, Sơn cũng khôn ngoan không trú một chỗ mà liên tục di chuyển, thay tên đổi họ khác nhau. Tuy nhiên, cuộc sống không nhà, không người thân cũng khiến anh ta nhiều lúc rơi vào tận cùng tuyệt vọng. Qua nhiều lần suy nghĩ, đầu năm 2014, khi không còn một đồng bạc nào trong túi, Sơn nhảy chui xe khách, định tìm về quê gốc ở Quảng Nam nhờ giúp đỡ. Tuy nhiên, xe mới tới Quảng Ngãi, Sơn bị chủ xe phát hiện đuổi xuống. Bí thế, Sơn tìm tới các cảng cá xin bốc vác, làm thuê, nhưng hễ có được đồng nào lại nướng vào các trò chơi online. Sơn cho biết thêm, ngày đầu tìm đến chùa Bửu Phước, sư thầy hỏi rất nhiều về hoàn cảnh gia đình như thế nào, quê quán ở đâu, nguyên nhân chọn tu hành…. Đáp lại, Sơn nại lý do buồn chuyện gia đình và đã quyết tâm nương nhờ cửa phật.Trong một lần ngồi quán internet, Sơn tình cờ đọc được thông tin về một số kẻ trốn nã chọn cửa chùa làm nơi ẩn thân. Ngẫm tới lui, thấy phương án này hay, Sơn dạt xuống huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) xin vào chùa Bửu Phước tá túc. Nghe vậy, sư thầy khuyên Sơn rất nhiều, hơn nữa, do thấy tuổi đời Sơn còn trẻ, có thể chưa suy nghĩ chín chắn nên chỉ đồng ý tiếp nhận vào thử thách một tháng, sau đó nếu không có gì thay đổi sẽ cho làm đơn xuất gia. Ở chùa thời gian này, Sơn được tin tưởng giao chăm sóc vườn. Công việc ở chùa nhẹ nhàng mà tránh công an phát hiện, Sơn tỏ ra thích nghi rất nhanh và hầu như không ra ngoài. Hết một tháng thử thách, ngày 26/5, Sơn được nhà chùa đồng ý cho viết đơn xin xuất gia nhưng phải được chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận. Biết bản thân đang mang lệnh truy nã toàn quốc, Sơn không dám về thị trấn Đăk Mâm mà về quê nội tại xã Tam Mỹ Đông để nhờ địa phương này xác nhận giúp. Sơn hồn nhiên nói: "Em tưởng lệnh truy nã không về được vùng quê xa như thế này. Mà công an xã ở đây vốn cũng không biết mặt mũi của em nên chắc chắn không phát hiện ra. Mới đầu đưa đơn, thấy cán bộ công an xã cầm đọc mà không có ý kiến, em cứ nghĩ đã qua mặt được rồi. Không ngờ, họ chỉ vờ đồng ý rồi giữ em lại để chờ công an tỉnh tới bắt". "Nhận tin báo, gia đình thật sự bất ngờ khi biết Sơn xuống Quảng Ngãi rồi xin vào chùa Bửu Phước xuất gia đi tu. Mà Sơn bị bắt thế này, gia đình tôi lại rất vui. Có khi nhờ cửa Phật đưa đẩy, con tôi mới mong tìm về được nẻo thiện", người cha bộc bạch. Theo Pháp luật Việt Nam Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Lộ diện trốn nã khi viết đơn xin đi tu |
Ngư dân Việt Nam cứu sống 11 người Malaysia Posted: 22 Jun 2014 07:03 PM PDT Một tàu hàng chở theo 131 container cùng 11 thuyền viên mang quốc tịch Malaysia gặp sự cố trôi tự do trên vùng biển đang có mưa to gió lớn, vừa được tàu cá Việt Nam cứu hộ thành công.
Theo nguồn tin từ Hệ thống Đài Thông tin duyên hải Việt Nam (TTDH), tối ngày 22/6, hệ thống TTDH Nha Trang nhận được thông tin từ tàu cá QNG 97068 TS với nội dung tàu vừa phát hiện sà lan HUB 18, quốc tịch Malaysia trôi dạt tại vị trí có tọa độ 08-12N – 115-46E thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Tàu này này có màu xám tro, dài khoảng 160 mét, đang chở 131 container, trôi tự do. Trên tàu lúc đó có 11 thuyền viên nước ngoài. Nhận định được tình hình, tàu cá của ngư dân Việt Nam đã cùng tàu cá BĐ91705 TS hỗ trợ cứu hộ 11 thuyền viên đang gặp nạn lên tàu của mình an toàn. Ngoài ra các ngư dân còn phát tín hiệu cứu hộ đến các tàu cá khác đang đánh bắt tại các ngư trường gần đó để đến giúp sức. Theo đó tàu cá BĐ 95698 TS đã hỗ trợ sà lan HUB 18 để tiếp tục phát tín hiệu cứu hộ trong điều kiện thời tiết xấu. Thông tin này đã được Hệ thống Đài TTDH Việt Nam khẩn cấp thông báo tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương. Đồng thời, Hệ thống Đài TTDH Việt Nam đã yêu cầu tàu QNG 97068 TS giữ liên lạc trên sóng duyên hải để cập nhật thông tin về tình trạng của sà lan HUB 18, quốc tịch Malaysia cùng 11 thuyền viên này. Hiện công tác cứu hộ lai dắt con tàu HUB 18 vẫn đang được ưu tiên thực hiện. Hoài Anh Theo dantri Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Ngư dân Việt Nam cứu sống 11 người Malaysia |
Bài 2 : Trung Quốc và tham vọng thay đổi cán cân quyền lực thế giới Posted: 22 Jun 2014 06:09 PM PDT Lý giải về hàng loạt các hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc trên biển Đông, ông Chu Công Phùng cho rằng, nước này đang muốn phô trương sức mạnh "cơ bắp", thể hiện tham vọng làm thay đổi cán cân quyền lực của thế giới.
Tiếp tục cuộc trao đổi cùng Dân trí, ông Chu Công Phùng – nguyên Bí thư Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc (1987-1991), nguyên đại sứ Việt Nam tại Myanmar cho rằng "với những động thái hung hăng xâm chiếm cương thổ Việt Nam, Trung Quốc đã tự đánh rơi chiếc mặt nạ mà họ dày công tô vẽ suốt hơn hai chục năm qua". Trung Quốc đã đánh rơi chiếc mặt nạ của mình Nhiều ý kiến cho rằng, sự kiện Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam không đơn giản là hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam mà chính là hành động xâm lược mới của Trung Quốc, ông nhìn nhận như thế nào về ý kiến này? Trong lịch sử gần 3000 năm của dân tộc Việt Nam, các triều đại Trung Quốc từ phong kiến đến những năm 80 của thế kỷ 20 đã đem quân xâm lược Việt Nam 20 lần. Cụ thể: nhà Ân 1 lần, nhà Tần 1 lần, nhà Hán 4 lần, nhà Lương 3 lần, nhà Tống 2 lần, nhà Nguyên 3 lần, nhà Minh 1 lần, nhà Thanh 1 lần, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 4 lần, tức với tần suất trung bình 150 năm một lần xâm lược. Chắc chắn trên thế giới chưa từng có một quốc gia nào đem quân đi xâm lược nước láng giềng của mình nhiều lần đến như vậy. Trong tổng số 20 cuộc xâm lược đó, chỉ riêng từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 đến nay, trong thời gian 65 năm qua họ đã thực hiện 4 lần việc xâm lấn nước ta. Lần thứ nhất, năm 1956, sau hiệp định Genève, chớp thời cơ người Pháp phải rút khỏi Việt Nam, bàn giao quần đảo Hoàng Sa cho chính quyền miền Nam Việt Nam, hải quân Trung Quốc đã xâm chiếm toàn bộ phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Lần thứ hai, tháng 1/1974, tận dụng thời cơ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang tập trung lực lượng giải phóng miền Nam, Trung Quốc đã huy động hải quân và không quân đánh chiếm phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa lúc đó do quân đội Việt Nam Cộng Hòa đóng giữ. Lần thứ ba là vào tháng 2 năm 1979, Trung Quốc huy động 60 vạn quân gây ra cuộc chiến tranh xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Lần thứ tư, tháng 4/ 1988, Trung Quốc đã huy động hải quân đánh chiếm đảo Gạc Ma và các đảo khác của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Như vậy, trong hơn nửa thế kỷ kể từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời năm 1949 đến nay, cứ trung bình 15 năm một lần Trung Quốc lại thực hiện một cuộc xâm lược Việt Nam, tần suất dày gấp 10 lần so với tần suất xâm lược Việt Nam từ các triều đại phong kiến Trung Quốc. Các sự kiện kể trên từ 1956 đến nay đã chứng minh rất rõ ràng chính sách của Trung Quốc luôn sử dụng cơ bắp để lấn chiếm lãnh thổ và khuất phục Việt Nam. Tuy nhiên, sự việc lần này, bản chất và bộ mặt thật của Trung Quốc đã hiện rõ. Trước đây, mỗi lần nước này gây ra các vụ việc xâm lấn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên bộ và trên biển, thậm chí vô nhân đạo bắn chết các ngư dân Việt Nam và bị Việt Nam kháng nghị, phản đối, phía Trung Quốc luôn giở chiêu bài “đồng chí anh em”, “vì đại cục”, “không công khai hóa vấn đề”, “đàm phán song phương hiệp thương giải quyết”… để xoa dịu phản ứng của Việt Nam và lấp liếm tội lỗi của họ. Nhưng lần này, Trung Quốc không nhắc lại các luận điệu cũ nữa, họ đã tự đánh rơi chiếc mặt nạ mà họ dày công tô vẽ suốt hơn hai chục năm qua. Như vậy, rõ ràng sau hàng loạt các hành động gây hấn, khiêu khích ở Biển Đông, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc dù muốn hay không đã tất yếu “bước sang một trang mới”, thưa ông? Tôi cho rằng sau sự kiện 2/5/2014 lần này, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc đã chuyển sang một giai đoạn mới khác hẳn 23 năm trước kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Vì sao vậy? Vì Trung Quốc đã đơn phương vứt bỏ “16 chữ”, “4 tốt”, “4 tương”, đã lộ nguyên hình là nước lớn láng giềng “rộng vai” nhưng “hẹp bụng”, hung hăng xâm lấn chủ quyền lãnh thổ của nước láng giềng “đồng chí anh em”. Lâu nay chúng trân trọng đối xử tình nghĩa với nước láng giềng như bát nước đầy, nay người láng giềng đã cố ý đổ toẹt bát nước đó đi, thì không thể vớt vát lại được. Dù muốn hay không chúng ta cũng buộc phải điều chỉnh lại mối quan hệ với họ theo khuôn khổ mới: quan hệ láng giếng chung sống hòa bình, hai bên cùng có lợi, bình đẳng, không ai lệ thuộc ai, giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa hai nước bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế với Trung Quốc, chúng ta cũng cần phải điều chỉnh lại chính sách cho phù hợp với quan hệ chính trị. Nhất là vừa rồi phía Trung Quốc đã có lệnh hạn chế và cấm các hoạt động đầu tư, đấu thầu tại Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có quyền chủ động giảm dần nhập siêu, chuyển hướng sang các thị trường khác; lựa chọn kỹ các hạng mục đầu tư, đấu thầu từ Trung Quốc, không cho phép thương lái Trung Quốc tự do ra vào thu mua tài nguyên khoáng sản và những thứ “cây, con, rễ, lá” kỳ cục, không loại trừ có tính chất phá hoại sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Trung Quốc đang thực hiện sự trỗi dậy bằng quân sự “Trỗi dậy hòa bình” là khái niệm Trung Quốc đưa ra và triển khai với nhiều tham vọng. Thực tế khi Trung Quốc “trỗi dậy”, các hành động của họ khiến các nước xung quanh phải cảnh giác cao độ? Trong những năm đầu thực hiện chính sách cải cách mở cửa, để tranh thủ thu hút nguồn vốn và công nghệ tiên tiến từ Mỹ và Phương Tây, kim chỉ Nam cho mọi chính sách đối ngoại của Trung Quốc luôn là là phương châm “giấu mình, chờ thời” do ông Đặng Tiểu Bình đề ra. Chính sách ngoại giao “giấu mình, chờ thời” đã làm dịu đi mối quan ngại của thế giới về “hiểm họa Trung Quốc”, giúp Trung Quốc từng bước vươn lên vị trí cao hơn trên trường quốc tế. Tuy nhiên, với những hành động hung hăng vừa rồi của Trung Quốc đối với Mỹ, Nhật, Philippnes, Việt Nam … cho thấy Trung Quốc không còn “giấu mình chờ thời”. Thay vào đó, Trung Quốc đang thực hiện sự trỗi dậy bằng sức mạnh quân sự, họ nhận thấy rằng đã đủ mạnh để thách thức vị trí thống trị toàn cầu của Mỹ và họ sẵn sàng phô trương sức mạnh cơ bắp trong các cuộc đụng độ với các nước láng giềng về các vấn đề liên quan tới tranh chấp chủ quyền. Khi chủ nghĩa bành trướng Đại Hán chi phối Trung Nam Hải thì Trung Quốc sẽ gây sự, xâm phạm đến lợi ích sống còn của các nước láng giềng, thậm chí vươn xa hơn ra trong khu vực và trên thế giới. Chính vì thế, lo lắng thuyết “mối đe dọa từ Trung Quốc” do Mỹ và Phương Tây đưa ra là có cơ sở. Viễn cảnh trở thành quốc gia cô độc nhất trong lịch sử Rõ ràng Trung Quốc đang ngày càng muốn khẳng định vị thế “nước lớn” của mình và mong muốn làm cho cán cân quyền lực của thế giới thay đổi theo hướng có lợi nhiều nhất cho Trung Quốc? Trung Quốc là một quốc gia có đường biên giới dài 22.143km trên đất liền, tiếp giáp với 14 quốc gia khác, và có đường bờ biển dài trên 14.500 km, Trung Quốc cũng là quốc gia có nhiều tranh chấp biên giới với hầu hết các nước láng giềng. Có lẽ đó là một kỷ lục không quốc gia nào trên thế giới muốn “cạnh tranh” với Trung Quốc. Ai cũng biết, Trung Quốc đã vượt Nhật trở thành nền kinh tế mạnh thứ hai sau Mỹ, chí phí quốc phòng của Trung Quốc hàng năm đều ở mức 3 con số tỉ USD. Với sức mạnh kinh tế và quân sự như vậy, Trung Quốc không còn giấu diếm tham vọng làm thay đổi cán cân quyền lực của thế giới, thách thức và cạnh tranh với vị trí siêu cường của Mỹ. Tuy nhiên, không giống với các nước lớn khác, một nghịch lý đã xảy ra với Trung Quốc là Trung Quốc càng lớn mạnh, càng hung hăng thì càng ít bạn bè và hầu như không có đồng minh. Tôi hoàn toàn đồng ý với bình luận của ông Nguyễn Hùng Sơn – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông, Bộ Ngoại giao đăng trên báo Straitstimes của Singapore tháng 5/2014: “Nếu Trung Quốc để mất niềm tin và tình bạn của ASEAN, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia cô độc nhất trong lịch sử trên đường trở thành cường quốc, vì sẽ không có người bạn thực thụ nào trong số tất cả các nước láng giềng”. Chính vì thế dù có trở thành một cường quốc thì phát triển ấy cũng khó mà bền vững. Ông có nghĩ rằng với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ khiến thế giới hình thành hai “cực” quyền lực như thời chiến tranh lạnh hay không? Chúng ta đã biết, trong thời kỳ chiến tranh lạnh thế giới tồn tại hai cực đã gây ra rất nhiều hậu quả cho an ninh thế giới nhất là các nước nhỏ. Khát vọng muốn vươn lên thành một cực, cân bằng chiến lược với Mỹ ở cả sân chơi quyền lực toàn cầu lẫn ưu thế chiến lược vượt trội tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chính là động lực thôi thúc cho Bắc Kinh gần đây đã thực hiện hàng loạt các hoạt động gây hấn, căng thẳng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Tôi cho rằng, Trung Quốc chưa thể vươn lên thành một cực đối chọi với Mỹ như hai cực Xô – Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh. Trung Quốc chưa đủ tầm cỡ, càng không có đồng minh để phát triển thành một siêu cường như Liên Xô trước đây. Tuy nhiên, “giấc mộng Trung Hoa” đã khiến Trung Quốc như kẻ mộng du đang bước những bước dài phiêu lưu đe dọa an ninh khu vực , đe họa hòa bình thế giới và đe dọa tới sự tồn vong của đế chế Trung Hoa. Thiết nghĩ, để cảnh tỉnh kẻ mộng du này, không chỉ là việc Việt Nam đang làm mà cũng là trách nhiệm chung của ASEAN, các nước lớn và cộng đồng quốc tế. Hà Trang Theo dantri Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Bài 2 : Trung Quốc và tham vọng thay đổi cán cân quyền lực thế giới |
“Trung Quốc lừa dối cả Liên hợp quốc” Posted: 22 Jun 2014 04:22 PM PDT Sáng 20-6, tại buổi tọa đàm “Tình hình an ninh tại Biển Đông hiện nay” được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an đã đề cập đến nhiều vấn đề xoay quanh tình hình Biển Đông”.
Thiếu tướng PGS.TS Lê Văn Cương tại buổi tọa đàm Tại buổi tọa đàm, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương đã thông tin về chuỗi hành động gây hấn của Trung Quốc, những hành động đang bị dư luận quốc tế lên án gay gắt. Thứ nhất, việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Thứ hai, tàu Trung Quốc nhiều lần đe dọa dùng vũ lực và trực tiếp đâm thẳng vào tàu Việt Nam. Hành động này đi ngược lại tất cả các chế định luật pháp quốc tế. Trong khi, điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Việc bất chấp, chà đạp lên luật pháp quốc tế, cho thấy bộ mặt hiếu chiến của Trung Quốc. Thứ ba, Trung Quốc đang phơi bày sự lừa dối một cách lố bịch. Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Hoa Xuân Oánh còn yêu cầu Việt Nam “ngừng quấy rối hoạt động của Trung Quốc, dừng thổi phồng các vấn đề liên quan và làm căng thẳng gia tăng”. Cách đây ít ngày, Trung Quốc còn đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon phổ biến trong 193 thành viên Liên hợp quốc một văn bản nói rằng: “Tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc 1.547 lần”. Nhưng khi được yêu cầu đưa ra bằng chứng thì họ không có. Điều này chứng tỏ Trung Quốc lừa dối cả Liên hợp quốc. Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tác nghiệp trên Biển Đông từ ngày 2-5 đến 15-8. Cũng theo giả định của PGS.TS Lê Văn Cương, nếu đến ngày 15-8 Trung Quốc rút giàn khoan này, họ sẽ tuyên bố “xanh rờn” là “đã hoàn thành nhiệm vụ, không có chuyện gì ở đây nữa”. Ông cho biết: “Phải chăng đây là hành động mở đường cho việc đưa một giàn khoan nhỏ hơn vào đây, thậm chí có thể thông qua hợp đồng kinh tế với nước ngoài, đưa hàng trăm tàu cá vào khu vực này, với sự bảo vệ của hàng chục tàu hải cảnh, hải giám… Khi đó, họ hiện thực hóa sự chiếm hữu cả dưới đáy đại dương, cả trong lòng biển. Cách đây ít ngày, Trung Quốc đã đưa thêm giàn khoan Nam Hải 9 vào Biển Đông. Với hành động này, đúng như dự báo của học giả quốc tế, thì “đỉnh điểm căng thẳng” còn ở phía trước”. Theo ANTD Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết "Trung Quốc lừa dối cả Liên hợp quốc" |
Đảo hóa trái phép Gạc Ma không giúp Trung Quốc có thêm 200 hải lý Posted: 22 Jun 2014 03:31 PM PDT
Chính Trung Quốc lại đang phản đối Nhật Bản đòi áp dụng quy chế đảo cho 1 đảo nhân tạo ở rặng san hô Okinotorishima trên biển Philippines.
Trung Quốc đổ đất cát đắp nền trái phép tại đá Gạc Ma hòng biến nó thành đảo nhân tạo, phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Tờ Trung ương Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Quốc dân đảng Đài Loan ngày 21/6 dẫn lời chuyên gia quốc tế cho rằng, động thái Trung Quốc đang đảo hóa 5 trong 6 bãi đá ở Trường Sa (mà Trung Quốc xâm lược của Việt Nam, đồn trú trái phép từ năm 1988 đến nay, bao gồm: Gạc Ma, Chữ Thập, Gaven, Su Bi, Tư Nghĩa, Châu Viên – PV) là có thể đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, bởi không luật nào cho phép làm điều đó. Trước đó tờ The New York Times dẫn nguồn tin từ Philippines cho thấy, họ có bằng chứng về việc Bắc Kinh đang vận chuyển cát đá, vật liệu xây dựng đến đá Gạc Ma để chuẩn bị biến nó thành đảo nổi (bất hợp pháp) cho người sinh sống đã khiến Việt Nam, Philippines đặc biệt quan ngại và phản đối, đồng thời Washington cũng phải cảnh giác. Giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng sau khi đảo hóa (trái phép) 6 bãi đá ở Trường Sa, Bắc Kinh sẽ đưa ra yêu sách đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, nhưng Bắc Kinh khó có thể thuyết phục được tòa án quốc tế, bởi đảo nhân tạo không có EEZ. UNCLOS một mặt quy định rõ về vùng đặc quyền kinh tế, nhưng mặc khác cũng hạn chế việc xây dựng đảo nhân tạo và các thiết bị, kết cấu vốn không có trên các đảo, bãi đá. Sự tồn tại của các kết cấu này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc xác định vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Giáo sư Lawrence Juda chuyên về luật biển từ đại học tiểu bang Rhode Island cho biết, đảo nhân tạo không phù hợp với định nghĩa “đảo” trong UNCLOS, do đó không được hưởng các quy chế của đảo theo quy định của UNCLOS. Do đó việc Trung Quốc có đòi yêu sách vùng đặc quyền kinh tế đối với 6 bãi đá ở Trường Sa là “không hợp lý, và sẽ không được thừa nhận”. Trong khi đó chính Trung Quốc lại đang phản đối Nhật Bản đòi áp dụng quy chế đảo cho 1 đảo nhân tạo ở rặng san hô Okinotorishima trên biển Philippines. Năm 2012, Nhật Bản đã đầu tư 600 triệu USD đắp đê, đổ đất xây dựng đảo nhân tạo ở đây. Trung Quốc cho rằng, Okinotorishima không phù hợp với định nghĩa đảo trong UNCLOS nên không thể được hưởng quy chế về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo UNCLOS. Theo Giáo Dục Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Đảo hóa trái phép Gạc Ma không giúp Trung Quốc có thêm 200 hải lý |
Nếu không có Mỹ ở châu Á, Trung Quốc sẽ còn gặp rắc rối hơn nhiều Posted: 22 Jun 2014 03:10 PM PDT Stephen Hadley đã ví những hành vi của Trung Quốc gần đây không khác gì thế kỷ 19, bao gồm những động thái khiêu khích ở Biển Đông.
Cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Stephen Hadley. Thông tấn xã Đài Loan ngày 21/6 đưa tin, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống George W Bush, Stephen Hadley đã không nể nang chủ nhà khi thẳng thắn chỉ trích những hành vi khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông đang khiến láng giềng lo ngại. Sáng 21/6 Trung Quốc khai mạc diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ 3 tại Bắc Kinh, hội thảo này do đại học Thanh Hoa phối hợp với hiệp hội Ngoại giao nhân dân Trung Quốc tổ chức, được cho là một diễn đàn an ninh quốc tế phi chính thức cấp cao nhất của Trung Quốc. Năm nay, quan chức Trung Quốc cao cấp nhất tham dự hội thảo này là ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện. Hội thảo này là “sự nối dài” thực lực ngoại giao Trung Quốc từ chính thức đến phi chính thức, Bắc Kinh mời khá nhiều quan chức nghỉ hưu của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Nga tham dự, trong đó có ông Stephen Hadley. Mặc dù là khách mời của Bắc Kinh, nhưng cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ đã không ngần ngại phê phán thẳng thắn và đích danh nước chủ nhà. Trong bài phát biểu với tiêu đề “Quan hệ nước lớn ở châu Á – Thái Bình Dương và hòa bình khu vực”, Stephen Hadley đã ví những hành vi của Trung Quốc gần đây không khác gì thế kỷ 19, bao gồm những động thái khiêu khích ở Biển Đông và đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông. Stephen Hadley nói: “Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc đương nhiên phải nghi ngờ mong muốn của Bắc Kinh về việc xây dựng mô hình mới của quan hệ nước lớn, mặc dù Trung Quốc có giải thích của riêng họ”. Ông cho rằng tại Trung Quốc hiện nay tồn tại một quan điểm gọi là “âm mưu luận”, quan điểm này cho rằng Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc đang hợp mưu đối phó với Bắc Kinh. Thậm chí một số người Trung Quốc cho rằng, không có Mỹ, quan hệ Trung Quốc với láng giềng sẽ tốt hơn nhiều. “Tuy nhiên tôi cần nhấn mạnh, nếu không có Mỹ, những vấn đề Trung Quốc phải đối mặt ở châu Á còn tồi tệ hơn nhiều.” Theo cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, sự hiện diện về mặt quân sự của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương có lợi cho Trung Quốc, giúp Bắc Kinh có một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế. Theo Giáo Dục
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Nếu không có Mỹ ở châu Á, Trung Quốc sẽ còn gặp rắc rối hơn nhiều |
Ngô Sĩ Tồn: Trung Quốc sẽ không cần quan tâm đến phán quyết trọng tài Posted: 22 Jun 2014 02:27 PM PDT Theo Ngô Sĩ Tồn, phán quyết trọng tài sẽ không có cơ chế thực hiện, “tư pháp hóa” vấn đề Biển Đông là một xu thế mới của tình hình Biển Đông hiện nay.
Ngô Sĩ Tồn – viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông – Trung Quốc Tân Hoa xã ngày 21 tháng 6 đăng bài viết nhan đề vừa thách thức vừa xuyên tạc cho biết “Trung Quốc không nên tham gia trọng tài Biển Đông, có đầy đủ căn cứ luật pháp quốc tế”. Bài viết dẫn lời Ngô Sĩ Tồn, viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc cho rằng, lập trường “không chấp nhận, không tham gia” Philippines đưa tranh chấp Biển Đông lên tòa án trọng tài quốc tế của Trung Quốc “có đủ căn cứ luật pháp quốc tế” (?), đồng thời “do trọng tài quốc tế hoàn toàn không có cơ chế thực hiện, bất kể cuối cùng đưa ra phán quyết như thế nào, Trung Quốc cũng không cần quan tâm”. Cùng ngày, trong thời gian Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ ba do Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh, Ngô Sĩ Tồn trả lời báo chí cho rằng, căn cứ vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, tranh chấp quyền lợi biển có liên quan đến “quy thuộc lãnh thổ” (sở hữu lãnh thổ) “đứng ngoài trình tự giải quyết tranh chấp mang tính cưỡng chế”. Ngô Sĩ Tồn coi “tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, hoàn toàn không áp dụng được (với luật pháp quốc tế)”. Như vậy, Trung Quốc nhấn mạnh tranh chấp quyền lợi biển hiện nay là tranh chấp lãnh thổ và tòa án trọng tài không có quyền hạn phán quyết. Tuy nhiên, Philippines kiện nội dung Trung Quốc giải thích sai Công ước, chứ không kiện Trung Quốc về lãnh thổ, tất nhiên vấn đề Philippines kiện sẽ có lợi cho bác bỏ tuyên bố “đường lưỡi bò” bất hợp pháp của Trung Quốc. Ngoài ra, Ngô Sĩ Tồn lý sự cho rằng, căn cứ vào Công ước, tiền đề của trọng tài cưỡng chế đơn phương là hai bên tranh chấp hoàn toàn không gạt bỏ cơ chế trọng tài bên thứ ba, “mà giữa Trung Quốc-Philippines hoàn toàn có thỏa thuận song phương, đã loại trừ cơ chế trọng tài bên thứ ba” (Nhưng, thực tế và rõ ràng là, Philippines đã thấy không thể đàm phán với Trung Quốc, nên họ quyết tâm kiện). Theo Ngô Sĩ Tồn, điều 4 của Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các nước ASEAN trong đó có Philippines công bố năm 2002 quy định, tranh chấp Biển Đông do các nước đòi hỏi chủ quyền liên quan trực tiếp thông qua tham vấn, đàm phán hữu nghị, dùng phương thức hòa bình để giải quyết. Ông Ngô Sĩ Tồn phán tiếp: Thứ ba, năm 2006, Trung Quốc đã căn cứ vào điều 298 của Công ước công khai tuyên bố, Trung Quốc tự động đứng ngoài trình tự trọng tài cưỡng chế trong các vấn đề như quy thuộc đảo đá liên quan, phân định ranh giới biển, quyền lợi lịch sử, hành động quân sự hoặc hành động mà Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã đưa ra quyết định. Sau 2 tháng Philippines đưa ra “cáo trạng” lên tòa trọng tài quốc tế về tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc-Philippines, đầu tháng 6 năm 2014, tòa án trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc trình báo cáo phản hồi chậm nhất là vào ngày 15 tháng 12 năm 2014. Đối với vấn đề này, chính phủ Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh lập trường: Không chấp nhận, không tham gia.
Tàu chiến Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Theo Ngô Sĩ Tồn, tòa án trọng tài quốc tế này được thiết lập lâm thời dựa vào phụ lục 7 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, vẫn chưa mở phiên tòa thụ lý, điều họ trước tiên phải làm là xem xét bản thân có quyền xử lý vụ kiện hay không. Chuyên gia Trung Quốc hiện nay đang theo dõi chặt chẽ vụ kiện này, đồng thời tập trung nghiên cứu vấn đề quyền xử lý vụ kiện của tòa trọng tài nhưng thực chất là đang tìm kẽ hở để đưa ra, biện minh cho những hành động ngang ngược của mình. Ông ta cho rằng, mặc dù vấn đề Biển Đông được đưa ra phán quyết, do tòa án trọng tài quốc tế không có cơ chế thực hiện cưỡng chế, Trung Quốc “hoàn toàn không quan tâm” đến phán quyết. Phía Philippines biết rõ điều này, họ “cố ý đưa ra vụ kiện với mục đích thực sự là tạo ra dư luận, bôi đen Trung Quốc” – Ngô Sĩ Tồn lo ngại. Về tình hình khu vực Biển Đông hiện nay, Ngô Sĩ Tồn cho rằng, tình hình tổng thể của Biển Đông tuy “có thể kiểm soát”, nhưng “tranh chấp” chủ quyền đảo đá và khai thác tài nguyên (thực chất là Trung Quốc đang ra sức xâm lấn Biển Đông, cho tàu chiến, máy bay quân sự… xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam…) làm cho tình hình Biển Đông tiếp tục nóng lên, triển vọng tiến hành hợp tác không hề lạc quan. Ông Tồn tuyên truyền, việc “tư pháp hóa” vấn đề Biển Đông là một xu thế mới của tình hình Biển Đông hiện nay. Vấn đề Biển Đông đã có từ lâu, vô cùng phức tạp, không phải là chỉ thông qua cơ chế của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển là có thể giải quyết.
Tàu tuần tiễu săn ngầm Hải quân Trung Quốc tham gia xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam Ông Tồn nói: “Một số nước đơn phương đưa tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc ra cơ chế bên thứ ba, chỉ có thể làm cho tranh chấp tiếp tục phức tạp hóa, khiến cho các nước liên quan tiếp tục đối đầu, cũng không có lợi cho việc giải quyết tranh chấp”. Có lẽ, theo ông ta, Trung Quốc tìm cách biến đá ngầm của Việt Nam thành đảo, xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bắn chìm tàu cá của Việt Nam, cắt đứt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough… thì đây là những hành động hòa bình, sẽ làm cho Biển Đông hòa bình, ổn định, an ninh? Đây đúng là bản chất “phát triển hòa bình”, “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc! Ngô Sĩ Tồn đưa ra đề xuất: Các bên ở khu vực Biển Đông tăng cường lòng tin, tích cực thúc đẩy hiệp thương để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), làm cho nó trở thành cơ chế kiểm soát khủng hoảng quan trọng của Biển Đông. Nhưng, ông ta quên rằng, ASEAN luôn mong muốn xây dựng cơ chế này, song Trung Quốc luôn làm chậm trễ nó và chỉ muốn làm dần dần, hòng kiếm thời gian từng bước xâm lấn, tạo hiện trạng mới có lợi cho họ, thực chất đó là những hành động vi phạm trắng trợn DOC. Đối với hợp tác giữa các bên ở khu vực Biển Đông, Ngô Sĩ Tồn dụ dỗ và đánh lạc hướng cho rằng: Các bên cần “dần dần từng bước, từ lĩnh vực ít nhạy cảm quá độ sang lĩnh vực nhạy cảm, chẳng hạn học tập kinh nghiệm thành công xử lý tràn dầu ở các khu vực như vịnh Mexico, xây dựng cơ chế phản ứng nhanh tràn dầu khu vực Biển Đông, ngăn chặn sự cố tràn dầu đe dọa môi trường sinh thái và an toàn hàng hải ở khu vực Biển Đông; xây dựng cơ chế tìm kiếm cứu nạn liên hợp trên biển; triển khai hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng hóa sinh học và lĩnh vực năng lượng.
Trung Quốc âm mưu biến đá ngầm thành đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam Như vậy, Ngô Sĩ Tồn đang tìm cách đánh lạc hướng dư luận, tìm kiếm hợp tác ở các lĩnh vực khác, trong khi vấn đề cấp bách trước mắt và vô cùng nóng bỏng hiện nay là Trung Quốc đang xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam, vấn đề cấp bách hiện nay là Trung Quốc rút giàn khoan 981 vô điều kiện khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam… chứ không phải làm những việc xa vời như ông ta kiến nghị. Ông Tồn “dịu giọng” nói: “Trông đợi các bên phá vỡ cục diện bế tắc tranh chấp chủ quyền đảo đá và quyền quản lý biển hiện nay, lấy dũng khí siêu phàm và tầm nhìn chiến lược, thúc đẩy tiến trình hợp tác khu vực Biển Đông, từ đó thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển khu vực này”. Với lời lẽ này có lẽ ông Tồn muốn các nước ven Biển Đông phải lấy “dũng khí siêu phàm” để chịu đựng Trung Quốc bắt nạt và dùng “tầm nhìn chiến lược” để Trung Quốc lấn dần, không phản ứng, bảo đảm giữ “hòa bình” cho Trung Quốc “phát triển”? Theo bài báo, diễn đàn hòa bình thế giới do Đại học Thanh Hoa Trung Quốc chủ trì thực hiện, Viện ngoại giao nhân dân Trung Quốc tham gia, là diễn đàn an ninh quốc tế cấp cao, phi chính thức đầu tiên do Trung Quốc tổ chức. Theo Giáo Dục Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Ngô Sĩ Tồn: Trung Quốc sẽ không cần quan tâm đến phán quyết trọng tài |
Việt Nam, Philippines nên đoàn kết chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc Posted: 22 Jun 2014 02:21 PM PDT Trong cuộc phỏng vấn với trang tin tức Rappler (Philippines), Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam, Philippines cùng đoàn kết để đối phó với các hành động ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông
Tàu Trung Quốc (trái) hung hãn lao vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Đại sứ Dương nhấn mạnh rằng Việt Nam và Philippines đang ở cùng một phía và “cùng đoàn kết, hai nước sẽ chiến thắng”. Đại sứ Dương cho biết Việt Nam hết sức bất bình với hành động ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông, đồng thời khẳng định dân tộc Việt Nam có truyền thống bảo vệ đất nước chống lại ngoại xâm. “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam từ ngàn năm nay. Vì thế chúng tôi không thể để nước khác đến và chiếm lấy”, ông Dương nói với Rappler. Ngoài ra, đại sứ cũng thẳng thắn chỉ trích rằng Trung Quốc luôn tuyên bố nước này đang trỗi dậy hòa bình, nhưng sự thật thì hoàn toàn trái ngược. “Việt Nam đã sống cạnh Trung Quốc hàng ngàn năm nay, nên chúng tôi biết cách đối phó với họ… Tuy nhiên, chiến tranh là giải pháp cuối cùng chúng tôi dùng đến trong tình hình hiện tại”, ông Dương cho hay. Khi được trang tin Philippines yêu cầu miêu tả về đặc tính của người Việt Nam, đại sứ Dương tự hào nói: “Chúng tôi là một dân tộc dũng cảm và yêu nước”. Ngoài ra, đại sứ cũng khẳng khái tuyên bố Việt Nam không hề run sợ trong các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. “Chúng tôi sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào. Sợ hãi không phải là điều chúng tôi đang cảm thấy ngay lúc này. Chúng tôi không sợ bất kỳ điều gì. Chúng tôi sẵn sàng đối đầu với bất kỳ điều gì diễn ra sắp tới”, ông Dương trả lời khi được Rappler hỏi rằng liệu Việt Nam có sợ hãi không khi gặp phải tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Theo Thanh Niên
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Việt Nam, Philippines nên đoàn kết chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |
No comments:
Post a Comment