Thursday, September 18, 2014

Người mẹ thứ hai

Người mẹ thứ hai


Người mẹ thứ hai

Posted: 18 Sep 2014 09:37 AM PDT




Con còn nhớ ngày dì ngượng ngùng cầm bịch trái cây đến, khi con nằm mệt nhoài trên giường bệnh. Bố bảo, dì là bạn cũ của mẹ, biết con ốm nên tới thăm. Nhìn dì gọt trái cây, ngồi khiêm nhường, lặng lẽ ở góc giường khi bố tranh thủ về nhà tắm rửa nghỉ ngơi, con đã lặng lẽ khóc. Đơn giản vì lúc ấy con nhớ mẹ.



Mẹ

Từ ngày mẹ ra đi đột ngột, bố vươn mình thay cả vị trí của mẹ, vừa vững chãi vừa hiền dịu. Mất mẹ, con đơn độc hơn nên muốn giữ bố chặt hơn. Bao nhiêu cô trẻ trung, xinh đẹp có ý muốn "tiếp cận" bố, ra sức "lấy lòng" con, đều bị con khước từ lạnh nhạt. Con không muốn bố san sẻ tình cảm cho bất kỳ ai khác, sợ rằng mình sẽ có một "dì ghẻ" độc ác và lạnh lùng, sợ rằng mình sẽ là người thừa trong ngôi nhà của chính mình. Ngày dì xuất hiện, cái dáng ngồi lặng lẽ ấy bất chợt khiến con nao lòng nhớ mẹ da diết. Có lẽ cũng bởi dì không trẻ, không đẹp bằng mẹ con và những cô chân dài trước đó, nên con nhìn dì ít khe khắt hơn chăng? Chỉ biết rằng, những ngày trong bệnh viện ấy, con mở lòng với dì và thấy trái tim mình ấm áp hơn một cách kỳ lạ.

Dì bao giờ cũng lặng lẽ, như thể không muốn ai nhìn thấy mình giữa chốn đông người. Dì ít khi gợi chuyện về bố, chỉ ngồi nghe con kể chuyện bạn bè, trường lớp, những kỷ niệm tuổi thơ, bóng dáng mẹ và những năm tháng gia đình tràn trề hạnh phúc. Dì thường nhìn ảnh trong cuốn album của con, khen mẹ cười tươi và có đôi mắt thật đẹp. Thỉnh thoảng dì đến nói chuyện cùng con, nấu ăn rồi trở về trước khi bố về tới nhà. Thân với dì hơn, con biết được quá khứ nhiều nỗi đau của dì, khi dì vô sinh và bị chồng cùng gia đình chồng hắt hủi, ép ly hôn sau hai năm chung sống; khi người đàn ông thứ hai thương dì thật lòng nhưng chẳng đủ can đảm để vượt qua rào cản gia đình. Nhìn dì, con chợt hiểu về nỗi trần ai của một người đàn bà, cơ cực, nhẫn nhịn đến tội nghiệp.

Dì chẳng bao giờ nói chuyện về bố, nhưng nhìn ánh mắt dì khi nấu những món ăn bố thích, khi con kể rằng bố khen dì nấu ăn ngon, con hiểu tình cảm ấy chắc không hề ít. Bố cũng rất quý dì, con có thể nhận ra điều đó. Chiếc áo dì và con lựa mà con nói dì tặng thường được bố ưu ái mặc vào những dịp quan trọng. Thế mà, khi con ngỏ ý với dì, dì lại im lặng thở dài, ánh mắt xa xăm đến khó hiểu. Hỏi bố, bố chỉ khẽ đáp: "Dì ấy không tiện". Lần đầu tiên con muốn có thêm bóng một người phụ nữ khác trong gia đình, thế mà…

Với một người kiệm lời, luôn chôn chặt nỗi đau trong lòng như dì và một người giỏi lảng tránh câu chuyện như bố, có lẽ con sẽ chẳng biết được lý do thật sự ngăn cản hai người bước tới phía nhau. Nhưng, có một điều con chắc chắn rằng, trong lòng con, dì đã quan trọng hơn một người bạn. Con đã yêu quý dì như một người mẹ thứ hai và thật sự mong dì được hạnh phúc, nhất là cùng bố và đứa con gái mà dì đã lặng lẽ quan tâm suốt mấy năm qua.

sưu tầm

Ba Mẹ ;) http://yeuquangngai.net/33-Nhat-Ky-T...21/Ba-Mẹ.yqn








----------
Nguồn www.yeuquangngai.net

Ba Mẹ

Posted: 18 Sep 2014 09:34 AM PDT




"Vợ của anh vì một lý do ngoài ý muốn đã qua đời được 4 năm, anh vì không có cách nào có thể chăm sóc được bố mẹ nên cảm thấy chán nản và mệt mỏi.


Một buổi tối khi anh trở về nhà, vì quá mệt mỏi nên anh chỉ chào hỏi đứa con ngắn gọn và không muốn ăn cơm, cởi xong bộ comple liền lên giường nằm. Đúng lúc đó, ầm một tiếng, bát mì tôm làm bẩn hết chăn và ga trải giường, hóa ra trong chăn có một bát mì tôm. "Cái thằng danh con này", anh ta liền vớ một chiếc móc quần áo chạy ra ngoài đánh cho đứa con trai đang ngồi chơi một trận.

Đứa con trai vừa khóc vừa nói:

- Cơm sáng đã ăn hết rồi, đến tối con chưa thấy bố về thấy đói bụng nên đi tìm đồ ăn, con tìm thấy mì tôm trong tủ bếp, muốn nấu mì tôm ăn nhưng bố dặn không được tùy tiện dùng bếp gas nên con lấy nước nóng từ trong vòi tắm pha mì tôm, con pha một bát ăn, còn một bát để phần bố. Sợ mì tôm bị nguội nên con mang vào giường ủ trong chăn đợi bố về ăn cho nóng. Con mải chơi đồ chơi mới mượn được của bạn nên khi bố về đã quên không nói với bố.

Anh không muốn đứa con thấy mình khóc nên vội vã vào nhà vệ sinh, mở vòi nước và khóc. Khi đã ổn định tinh thần, anh mở cửa phòng con trai và nhìn thấy đứa con trai trong bộ quần áo ngủ, nước mắt giàn giụa và tay đang cầm bức hình của mẹ nó.

Từ đó trở đi, anh chăm sóc con trai tận tâm hơn, chu đáo hơn, khi con trai mới vào học cấp I, anh đánh con một trận nữa. Hôm đó, thầy giáo gọi điện về nhà báo con anh không đi học, anh lập tức xin nghỉ về nhà, chạy đi tìm con khắp nơi, sau vài tiếng đồng hồ đi tìm anh đến một cửa hàng bán văn phòng phẩm nhìn thấy đứa con đang đứng trước một đồ chơi điện tử, thế là anh tức giận đánh con, đứa con không một lời giải thích, chỉ nói "Con xin lỗi".

Một năm sau, anh nhận được điện thoại từ bưu điện, nói con trai anh đã bỏ một loạt các bức thư không viết địa chỉ vào hòm thư, cuối năm là lức bưu điện bận rộn nhất nên điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho họ. Anh lập tức đến bưu điện, mang những bức thư đó về ném trước mặt con trai nói:

- Sao mày lại làm những trò tai quái thế này hả?

Thằng bé vừa khóc vừa trả lời:

- Đây là những bức thư con gửi cho mẹ.

Mắt người bố cay cay hỏi con:

- Thế sao một lúc gửi nhiều thư như vậy?

Đứa con nói:

- Trước đây con còn thấp nên không bỏ thư vào hòm thư được, bây giờ con lớn có thể bỏ thư vào được rồi nên con mang gửi hết những bức thư con viết từ trước đến giờ.

Ông bố nghe xong, tâm trạng rối bời không biết nói gì với con. Một lát sau ông bố nói:

- Mẹ con giờ ở trên thiên đàng, sau này con viết thư xong, hãy đốt nó đi thì có thể gửi thư cho mẹ được đấy.

Đợi đứa con ngủ, anh mở những bức thư đó xem đứa con muốn nói gì với mẹ, trong đó có một bức thư khiến anh vô cùng xúc động.
"Mẹ thân yêu của con: Con nhớ mẹ lắm! Mẹ ơi, hôm nay ở trường con có một tiết mục mẹ cùng con biểu diễn, nhưng vì con không có mẹ nên con không tham gia, con cũng không nói cho bố biết vì sợ bố sẽ nhớ mẹ. Thế là bố đi khắp nơi tìm con, nhưng con muốn bố nhìn thấy con giống như đang đi chơi nên con đã cố ý đứng trước một đồ chơi điện tử. Tuy bố đã mắng con nhưng con đã kiên quyết không nói cho bố biết vì sao. Mẹ ơi, con ngày nào cũng thấy bố đứng trước ảnh mẹ ngắm rất lâu, con nghĩ bố cũng như con rất nhớ mẹ đấy!

Mẹ ơi, con đã sắp quên giọng nói của mẹ rồi, con xin mẹ trong giấc mơ của con hãy để con được gặp mẹ một lần được không, để con nhìn thấy khuôn mặt của mẹ, nghe thấy giọng nói của mẹ, được không mẹ?

Con nghe mọi người bảo nếu ôm bức ảnh của người mình nhớ vào lòng rồi đi ngủ thì sẽ mơ thấy người đó, nhưng mà mẹ ơi, vì sao con tối nào cũng làm như thế mà trong giấc mơ của con vẫn không gặp được mẹ?"

Đọc xong bức thư, ông bố òa khóc. Anh không ngừng tự trách mình: phải làm sao mới có thể lấp được khoảng trống mà người vợ để lại đây?

Chúng ta là những ông bố bà mẹ khi đã mang cuộc sống của đứa con đến với thế giới này có nghĩa là gánh trên vai trách nhiệm vô cùng to lớn. Khi đã là một người mẹ, không nên tăng ca quá nhiều, khi đã là một người bố, không nên uống quá nhiều rượu, đừng nên hút nhiều thuốc, phải chăm sóc tốt cho bản thân mới có thể yêu thương con hết lòng, tuyệt đối đừng nên vì muốn kiếm nhiều tiền mà hủy hoại sức khỏe của mình, không có sức khỏe thì những danh lợi kia có nghĩa lý gì. Và cũng đừng nghĩ rằng đợi đến khi bố mẹ có nhiều tiền thì sẽ như thế này như thế kia, nào ai biết sau này chuyện gì sẽ xảy ra, có thể sau một giây mọi chuyện đã khác.

Những ông bố bà mẹ xin đừng vì những chuyện nhỏ nhặt mà dễ dàng ly hôn. Vì đau thương lớn nhất sau sự đổ vỡ đó không ai hết mà chính là thuộc về đứa con. Bạn đã kết hôn hay chưa kết hôn thì hãy nhớ một điều, xin hãy quý trọng "nó".

(Nguồn: Facebook)








----------
Nguồn www.yeuquangngai.net

Cận cảnh công nghệ làm me vắt... bằng chân bẩn

Posted: 18 Sep 2014 07:53 AM PDT




Những đôi chân trần đi qua đi lại trên nền chợ đầy bùn đất, rác rưởi, ruồi nhặng, rồi chính chân đó lại vô tư đạp, nhào me vắt để bán cho khách.


Cận cảnh công nghệ làm me vắt... bằng chân bẩn

7 giờ sáng 17-9-2014, phóng viên Tuổi Trẻ có mặt tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, TP.HCM và chứng kiến cảnh sơ chế me vắt (gia vị nấu ăn) ở đây vô cùng mất vệ sinh.

Sự việc diễn ra tại sạp Thành Đạt, ở khu chợ A. Sạp này chuyên kinh doanh các loại rau củ, gia vị. Năm người: hai nam, ba nữ tất bật nhận hàng trăm bao me đóng trong bao tải từ xe tải rồi đem cho vào máy đánh tơi. Me đánh tơi được chất ngổn ngang trên nền sạp.

Những đôi chân trần đi qua đi lại trên nền chợ đầy bùn đất, rác rưởi, ruồi nhặng, rồi cứ thể thản nhiên giẫm thẳng lên những đống me vừa được đánh tơi.

Ngay sau đó, số me này được đóng gói vào các bao nilông gọn gàng, đẹp mắt.

Đến hơn 8 giờ sáng, công đoạn đánh tơi me ở đây xong xuôi cũng là lúc các tiểu thương đến lấy hàng đem về bán ở các chợ lẻ.

Cứ thế, không biết bao nhiêu tấn me đã bị giẫm đạp dưới những đôi chân trần mất vệ sinh này, để rồi được đóng vào những gói đẹp đẽ, bán cho người tiêu dùng nêm nếm vào những món ăn hằng ngày.

Mời bạn đọc xem cận cảnh quy trình sơ chế me gia vị bằng chân trần lấm bẩn trên trang truyền hình của báo Tuổi Trẻ tại địa chỉ tv.tuoitre.vn


Những đôi chân đi lại trên nền chợ bẩn rồi thản nhiên giẫm lên đống me - Ảnh: Đình Khánh





tuoitre.vn









----------
Nguồn www.yeuquangngai.net

No comments:

Post a Comment