Monday, September 15, 2014

Về Quảng Ngãi ăn mít hông

Về Quảng Ngãi ăn mít hông


Về Quảng Ngãi ăn mít hông

Posted: 15 Sep 2014 12:43 AM PDT

Múi mít hông ăn lúc nóng bốc hơi thơm lừng nơi mũi, khi nhai vị ngọt hòa quyện lan tỏa cùng vị béo, bùi của dừa của đậu phộng… Đáng nhớ làm sao. Nếu là khách phương xa tìm đến Tam Kỳ để thưởng thức món mít hông, bạn chỉ cần hỏi: “Quán bán mít hông ở đâu?”, ngay tức khắc người dân nào cũng có thể chỉ dẫn. Ở thành phố Tam Kỳ có mấy quán bán mít hông rất hấp dẫn. Nổi tiếng ngon và lâu đời có quán bà cụ Nhạn (đường Hoàng Diệu) và quán chú Kế (đường Huỳnh Thúc Kháng).

Trên đĩa mít hông có đậu phộng rang giã giập, dừa nạo, dầu phộng đã phi thơm… chỉ đơn giản thế thôi nhưng có sức hút đến lạ, khiến bao bạn bè tôi đến đây ăn đều muốn quay lại.

Năm nay 80 tuổi, bà Nguyễn Thị Nhạn đã có hơn 30 năm làm mít hông. Hòa bình lập lại, từ xứ than Quảng Ninh bà cùng chồng rời quê chọn đất Quảng Nam làm nơi lập nghiệp. Hết những năm làm nhân viên nhà nước, bà mở quán nhỏ ngay trong chính ngôi nhà của mình để bán mít hông.

“Để có được miếng mít hông ngon phải biết cách chọn những trái mít mật đã bắt đầu "trở tiếng" (gần chín) chứ không chọn quả già, chín quá. Đã có nhiều người ở Núi Thành (Quảng Nam), Đà Nẵng tìm đến quán bà học cách làm mít hông về quê mở quán nhưng rồi chẳng ai trụ được lâu bởi họ không nắm được bí quyết làm nên múi mít thành phẩm ngon”, bà Nhạn chia sẻ.

Về Quảng Ngãi ăn mít hông

Mùa mít rộ từ tháng 2 đến tháng 3 (âm lịch), bà Nhạn hay ra chợ Tam Kỳ mua mít quê được tập kết từ các huyện trên địa bàn Quảng Nam đổ về (chủ yếu từ huyện Tiên Phước), những tháng trái vụ bà phải đặt mua từ Gia Lai.

Mít sau khi đưa về nhà được gọt vỏ, chùi mủ sạch sẽ, xẻ ra làm nhiều miếng rồi cắt cùi, tách múi. Sau đó, dùng dao rạch từng múi mít để bóc lấy hạt và lớp vỏ lụa ra ngoài.

Nhân bỏ trong múi mít không cầu kỳ, tốn kém mà được làm từ hạt mít luộc chín. Hạt mít đã lột vỏ cho vào cối xay nát, sau đó lấy muỗng múc ra thau và dùng đũa bếp đánh tơi ra. Bấy giờ mới trộn các loại gia vị như tiêu bột, mì chính, muối hầm với tỉ lệ ước lượng theo kinh nghiệm từng người.

Công đoạn này có tính chất quyết định mùi vị của món mít hông. Đó cũng là bí quyết riêng của mỗi chủ quán để hương vị của từng múi mít níu giữ chân khách, “một lần đến là nhiều lần quay lại”.

Sau khi trộn các loại gia vị thấm đều, lấy xoong đổ dầu phộng phi hành tỏi cho thơm rồi cho nhân vào xào khoảng năm phút. Nhân nguội, dùng muỗng xúc cho vào từng múi mít. Công đoạn cuối cùng là sắp xếp những múi mít vào xửng và hông (hấp) cách thủy chừng ba mươi phút cho chín. Khi sắp mít hông vào đĩa, rắc lên trên ít đậu phộng rang giã giập, dừa nạo, dầu phộng đã phi thơm…

Trung bình mỗi trái mít già chế biến được 20-30 đĩa mít hông, giá bán mỗi đĩa 7.000 đồng. Ngày thường trung bình mỗi ngày quán cụ Nhạn bán khoảng 5-6 trái; ngày lễ, tết bán khoảng 8-10 trái. Khách đến ăn phần lớn là học sinh, sinh viên.

Nếu có dịp ghé qua Tam Kỳ sau khi thưởng thức món cơm gà “tám ký”, bạn đừng quên tìm đến quán mít hông thưởng thức. Hai quán mít hông được cho lâu đời và có “thương hiệu” của Tam Kỳ luôn đáp ứng nhu cầu của khách quanh năm suốt tháng, giúp bạn có chỗ ghé thăm mỗi khi chợt thèm mít.

Theo tuổi trẻ


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Về Quảng Ngãi ăn mít hông

“Ém nhẹm” bản án, Tòa đẩy người dân vào nguy cơ “màn trời chiếu đất”

Posted: 14 Sep 2014 10:02 PM PDT

 Lo bôn ba mưu sinh ở TPHCM nuôi 2 con học Đại học, người chồng đành vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm vào ngày 26/3/2013. Tuy nhiên, sau khi xét xử cho đến nay (tháng 9/2014), gia đình bị đơn chưa nhận bản án và có nguy cơ bị đẩy ra đường.

Sinh ra và lập nghiệp ở miền quê nghèo, hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Út (SN 1964) và bà Nguyễn Thị Hạnh (SN 1972, thường trú ở Đội 1, thôn Tập An Nam, xã Phổ Văn, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) hạ sinh 3 người con. Để kiếm tiền lo con cái ăn học trong thời buổi kinh tế khó khăn, gia đình ông Út vay mượn tiền tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi (gọi tắt là Vietcombank) hành ghề làm chổi đót.

Vào năm 2007, ông Nguyễn Văn Út cùng vợ vay lần thứ nhất với số tiền 290 triệu đồng và thế chấp sổ đỏ (gồm nhà và đất với diện tích 502m2 nằm trên tuyến Quốc lộ 1A). Cho đến năm 2009, ông Út không có khả năng trả nợ vì làm ăn thua lỗ, con đi học Đại học và vợ bị tai nạn. Tính cả gốc lẫn lãi và phạt quá hạn lên đến 360 triệu đồng, Vietcombank làm hợp đồng vay tín dụng lần 2 cho hai vợ chồng ông Út với số tiền 360 triệu đồng.

Tương tự như trên, vào ngày 21/12/2010, ông Út ngậm đắng nuốt cay khi tiếp tục thực hiện hợp đồng tín dụng lần 3 với số tiền 440 triệu đồng. Sau đó, Vietcombank yêu cầu làm hợp đồng tiếp tục lần 4. Lúc này, ông Út không đồng ý, yêu cầu ngân hàng khoanh nợ để gia đình ông Út trả nợ, vì được nhận tiền đền bù mở rộng QL1A gần 300 triệu đồng và bà con, người dân đồng ý cho mượn số tiền còn lại.

Ém nhẹm bản án, Tòa đẩy người dân vào nguy cơ màn trời chiếu đất

Hợp đồng vay tín dụng với Vietcombank lần 3 lên đến 440 triệu đồng.

Trên cơ sở sự việc trên, Vietcombank khởi kiện hai vợ chồng ông Út và Tòa án nhân dân huyện Đức Phổ tổ chức xét xử vào ngày 26/3/2013. Tuy nhiên, sau ngày xét xử lại xuất hiện nhiều điều bất thường, khiến gia đình ông Út hoang mang và người dân địa phương bức xúc.

Bản án có hiệu lực?

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 26/3/2013, ông Nguyễn Văn Út vắng mặt vì đang làm công nhân ở TPHCM nhưng bà Nguyễn Thị Hạnh – vợ ông Út có mặt tại phiên tòa.

Qua đó, TAND huyện Đức Phổ tuyên xử hai vợ chồng ông trả cho Vietcombank tổng số tiền 635.928.946 đồng (trong đó tiền gốc 440 triệu đồng, tiền lãi trong hạn 156.735.335 đồng và nợ quá hạn 39.193.611). Đồng thời, nộp tiền án phí là 14.718.578 đồng.

“Từ ngày xét xử đến nay, gia đình tôi chưa nhận quyết định tuyên xử theo bản án số 01/2013/KDTM-ST của Tòa án nhân dân huyện Đức Phổ. Khi tôi hỏi thì họ nói do tôi không có ở nhà nên không biết gửi ai, chỉ niêm yết bản án ở bên ngoài nhà tôi. Xin thưa rằng, ở nhà tôi còn có vợ, hàng ngày buôn bán bánh xèo và trứng vịt lộn để mưu sinh, còn có đứa con trai út đang học cấp 3. Tôi không hiểu, liệu bản án số 01 này đến khi nào có hiệu lực?”, ông Nguyễn Văn Út bức xúc cho biết.

Trở về quê nhà, ông Út gõ cửa các cơ quan để tìm hiểu kết quả xét xử. Sau khi ông Út làm đơn và yêu cầu TAND huyện Đức Phổ cung cấp bản án, lúc này TAND huyện “sao y bản chính” với bút lục từ số 147 – 150 vào ngày 21/5/2014, do ông Huỳnh Ngọc Kháng – Quyền Chánh án ký xác nhận bản sao. Đến ngày 24/5/2014, hai vợ chồng ông Út làm đơn kháng cáo nhưng TAND huyện Đức Phổ ra thông báo số 273/2014/TB-TA “trả lại đơn kháng cáo” với lý do hết thời gian 15 ngày kháng cáo.

Ém nhẹm bản án, Tòa đẩy người dân vào nguy cơ màn trời chiếu đất

Bút lục bản án số 01 được Quyền Chánh án đóng dấu như cơ quan công chứng.

Qua nhiều lần gửi đơn khiếu nại thông báo 273 trên, vào ngày 5/8/2014, Chánh án TAND tỉnh Quảng Ngãi ra Quyết định số 103/2014/QĐ-GQKN, khẳng định thông báo 273 của TAND huyện Đức Phổ là chưa đúng quy định. Đồng thời, quyết định hủy thông báo số 273 và yêu cầu TAND huyện Đức Phổ nhận lại đơn kháng cáo ngày 24/5/2014 của hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Út.

“Họ bán đấu giá nhà tôi lúc nào không biết…”

Trong lúc hai vợ chồng ông Út chưa làm sáng tỏ bản án lúc nào có hiệu lực, thời hiệu kháng án hoặc thực hiện trách nhiệm công dân sau khi nhận bản án thì bất ngờ Chi Cục thi hành án dân sự huyện Đức Phổ ra thông báo kết quả bán đấu giá đất 502m2 của gia đình ông Út, với giá 1.105 triệu đồng.

Ém nhẹm bản án, Tòa đẩy người dân vào nguy cơ màn trời chiếu đất

Thông báo bán đấu giá hơn 1 tỷ đồng (dấu gạch đỏ) khiến gia đình ông Út ngỡ ngàng.

“Họ bán đấu giá nhà tôi lúc nào không biết, hàng xóm cũng chẳng hay. Từ lúc nhận thông báo giao nhà cho người mua, gia đình tôi như ngồi trên đống lửa, rồi mai này chỉ sống lang thang ngoài đường thôi. Các cơ quan huyện hành như vậy, phần thì đời sống kinh tế khó khăn, thấy ba mẹ cực khổ, con trai lớn đành bỏ học trường CĐ GTVT Đà Nẵng để làm công nhân bốc vác, kiếm tiền phụ gia đình nuôi 2 đứa nhỏ ăn học”, đôi mắt ông Út dần đỏ hoe, đắng lòng khi bị đẩy đến con đường cùng.

Thấy anh đành nghỉ học, em gái Nguyễn Thị Lý Hữu (SN 1993, hiện là sinh viên năm 2 trường ĐH Đà Nẵng) nuốt nước mắt khi đề nghị ba mẹ cho em nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ gia đình. “Nghe con gái nói vậy, tôi chỉ biết ôm con mà khóc. Rồi động viên con cố gắng, dù có đi ăn xin, tôi cũng cố không để đứa nữa phải nghỉ học”, bà Hạnh tâm sự.

Ém nhẹm bản án, Tòa đẩy người dân vào nguy cơ màn trời chiếu đất

Gia đình ông Út có nguy cơ bị đẩy ra đường từ những "bất thường" của các cơ quan thực thi pháp luật huyện Đức Phổ.

Nỗi cay đắng chưa kịp nguôi ngoa, bất ngờ gia đình ông Út nhận thông báo số 397/TB-CCTHA của Chi Cục thi hành án dân sự huyện Đức Phổ “áp tải” gia đình ông Út ra khỏi nhà với hình thức cưỡng chế vào ngày 30/7/2014. Trước thời điểm cưỡng chế 1 ngày, PV Dân trí kịp thời liên lạc với Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ và sự việc dừng lại ở hành động đưa lực lượng đến đọc lệnh cưỡng chế trước nhà ông Út bà Hạnh.

Ém nhẹm bản án, Tòa đẩy người dân vào nguy cơ màn trời chiếu đất

Ông Út chưa nhận quyết định bản số để thực hiện trách nhiệm công dân, bất ngờ nhận quyết định cưỡng chế từ "trên trời rơi xuống".

Kể từ sau Quyết định hủy thông báo “trả lại đơn kháng cáo” và cưỡng chế, cho đến nay (15/9/2014), các cơ quan trên vẫn “án binh bất động”. Còn TAND huyện Đức Phổ vẫn chưa tống đạt bản án số 01/2013/KDTM-ST cho gia đình ông Nguyễn Văn Út.

“Khi nhận tống đạt bản án, gia đình tôi trả ngay nợ cho Vietcombank từ số tiền đền bù gần 300 triệu đồng và bà con đã đồng ý cho mượn 140 triệu còn lại, việc này phía ngân hàng đã đồng ý. Chứ họ lấy nhà tôi thì cả gia đình chỉ biết sống tạm bợ ngoài đường mà thôi”, ông Út bày tỏ.

 Hồng Long

​Theo dantri


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết "Ém nhẹm" bản án, Tòa đẩy người dân vào nguy cơ "màn trời chiếu đất"

No comments:

Post a Comment