Wednesday, November 12, 2014

Học sinh ‘cưỡi’ bè tre vượt sông tìm chữ

Học sinh ‘cưỡi’ bè tre vượt sông tìm chữ


Học sinh ‘cưỡi’ bè tre vượt sông tìm chữ

Posted: 12 Nov 2014 05:21 AM PST

Ngày nắng cũng như ngày mưa, hơn 170 học sinh của Trường THCS Sơn Bao, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi), ngày 2 buổi “liều mình” lênh đênh trên những bè tre để vượt sông đến trường tìm con chữ.

Cám cảnh bữa cơm với muối ớt của học sinh Vân Kiều

Những ngày này, khi những dòng nước lũ cuộn cuộn xuôi về từ thượng nguồn, khiến con sông Tang, sông Rin đỏ ngầu vì phù sa.

Ngay từ sáng những chiếc bè tre tròng trành được kết bằng những sợi dây rừng tạm bợ lại hối hả sang ngang để đưa 170 học sinh của Trường THCS Sơn Bao đến trường, đây là phương tiện duy nhất để các em đi lại qua sông.

Thoáng nhìn bên ngoài những bè tre này được kết bởi hàng chục cây tre, hai bên đầu sông là hai chiếc cọc tre được chôn sâu và được nối lại bằng sợi dây thép vắt ngang dòng sông tạo thành“chiếc phao” duy nhất để các em kéo chiếc bè “chở” ước mơ của mình đến trường mỗi ngày.

Học sinh 'cưỡi' bè tre vượt sông tìm chữ

Học sinh 'cưỡi' bè tre vượt sông tìm chữ

Ngày ngày các em học sinh của Trường THCS Sơn Bao trên chiếc bè tre nhỏ vượt sông đến trường rất nguy hiểm

Nhìn chiếc bè tre nửa nổi nửa chìm lênh đênh giữa dòng nước dữ, thầy Trần Văn Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Bao dù đã quen với hình ảnh này, nhưng ông vẫn không khỏi rùng mình và cho biết, dù rất lo lắng cho tính mạng của các em, nhưng nhà trường cũng không còn cách nào khác, bởi đây là con đường duy nhất các em đến lớp.

Thầy Hải bảo: “Biết sang sông như vậy là nguy hiểm, nhưng nhà trường và địa phương không còn cách nào, bởi nếu xây cầu thì phải cần khoản kinh phí rất lớn và phải có sự hỗ trợ của nhà nước nên lực bất tòng tâm, thầy cô giáo mỗi ngày nhìn các em học sinh của mình đến trường trên những chiếc bètrẻ nhỏ đơn sơ trước dòng nước dữ mà ruột nóng như lửa đốt “.

Những ngày này, cả ngày trời mưa như trút nước, nước lũ thường xuyên về bất ngờ, trên các bến sông nơi có chiếc bè tre chính quyền địa phương phải phân công một người lớn thường trực đưa đón các cháu qua sông và đề phòng nếu có bất trắc xảy ra.

Ông Đinh Văn Phơn, người được giao nhiệm vụ thường trực tại bến đò phải quây cho mình một cái chòi nhỏ để “canh” và chở các cháu học trò mỗi ngày khi tan trường. Đã nhiều năm rồi ông làm công việc này, nên thấu hiểu được nỗi khổ không có cầu qua lại đoạn sông này không chỉ của các em học sinh mà còn là nổi khổ của người địa phương.

“Năm nay lũ lớn chưa về, nhưng nếu trời đổ mưa lớn thì nước lên rất nhanh, lũ bất ngờ ập về là mình phải kéo bè lên bờ, chỉ khổ cho các cháu phải ở lại trường hoặc không thể qua sông đi học”- ông Phơn kể.

Em Đinh Văn Nam, học sinh lớp 8 trường THCS Sơn Bao kể: Hơn3 năm nay em và các bạn phải đi bè tre đến trường, nhiều hôm nước từ thượng nguồn đổ về chảy cuồn cuộn, bè tre bé nhỏ không chịu được sức nước nên lật nghiêng khiến tụi em ướt như chuột lột, sách vở bị ngấm nước hư hỏng hết.

“Mùa này, lũ thường xuyên đổ về nên khi đu dây đưa bè đến trường, tới giữa sông sâu, nếu gió thổi mạnh thì bọn em phải chụm lại một chổ lại, tất cả bám vào dây thép dùng hết sức kéo thật mạnh để mau vào bờ, chứ lũ xuống bất ngờ thì bị cuốn trôi là cái chắc”- em Nam kể lại.

Học sinh 'cưỡi' bè tre vượt sông tìm chữ

Học sinh 'cưỡi' bè tre vượt sông tìm chữ

Ngoài bè tre, các em liều mình trên chiếc thuyền nan nhỏ vượt lũ đến trường bất chấp hiểm nguy đe dọa mạng sống

Trường THCS Sơn Bao hiện có 249 học sinh thì có đến 170 học sinh phải đi học bằng bè tre vì nhà bị cô lập. Nỗi khổ này không chỉ có học sinh mà còn là của hơn 500 hộ dân đang sinh sống nơi đây.

Theo khảo sát của UBND xã Sơn Bao, trên địa bàn có bốn thôn:Mang Nà, Nước Bao, Nước Rinh, Nước Tang, với 1.500 nhân khẩu đang ngày ngày bịchia cắt bởi con sông Tang và sông Rin. Muốn đến trung tâm xã, người dân phải dùng bè tre tại ba điểm bến để vượt sông.

Muốn đi lại thì phải dùng bè, nỗi khổ của người dân, chính quyền xã biết rất rõ, nhưng chi phí làm những chiếc cầu treo bắc qua sông quá lớn nên mấy chục năm nay mơ một cây cầu đến bây giờ vẫn mãi là ước mơ chưa thành hiện thực.

Ông Đinh Văn Phèng, Chủ tịch UBND xã Sơn Bao huyện Sơn Hà cho biết: Chính quyền đã nhiều lần kiến nghị lên trên xin xây dựng cầu nhưng đến nay vẫn chưa thấy huyện, tỉnh trả lời. Vì vậy, để đi lại người dân vẫn phải qua sông bằng bè tre rất nguy hiểm. Lo lắng nhất là học sinh qua lại song đến trường hàng ngày rất nguy hiểm.

Đưa tay chỉ chiếc bè chở các em học sinh đang lênh đênh trên sông giữa cơn lũ dữ. Ông Đinh Văn Phèng tâm sự “ Ước mơ xây được cây cầu bắc qua sông để ngày ngày các cháu học sinh và người dân đi lại không biết bao giờ mới thành hiện thực. húng tôi chỉ mong rằng những kiến nghị chính đáng của người dân sớm được giải quyết.”

Theo VNE


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Học sinh 'cưỡi' bè tre vượt sông tìm chữ

Đối tượng lạ đến Quảng Ngãi thả rắn lục đuôi đỏ cắn người?

Posted: 11 Nov 2014 08:18 PM PST

Nhiều người dân xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) nghi ngờ các đối tượng lạ đến địa phương thả rắn lục đuôi đỏ để cắn người.

Đối tượng lạ đến Quảng Ngãi thả rắn lục đuôi đỏ cắn người?

Cách đây khoảng 1 tuần, nhiều người dân ở thôn An Hạ phát hiện rắn lục đuôi đỏ bò vào sân, nhà. Cho rằng loài rắn này chưa từng xuất hiện ở địa phương, những người phát hiện rất hoang mang. Cùng với đó, là sự xuất hiện của một số đối tượng lạ mặt tay cầm theo các bao đựng lúa đi dọc các con đường mương, đồng ruộng, lai vãng ở vườn nhà dân… với hành vi mờ ám, khi được hỏi thì nói đi tìm cây dược liệu, càng làm người dân nghi ngờ trong các bao có chứa rắn.

Em Võ Thanh Thật (17 tuổi, xóm 5, thôn Phổ Văn) bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi vừa đi học về khiến nửa chân trái của em tím tái, sưng vù, đau đầu, ói mửa. Ông Nguyễn Thủy Chí – Trưởng Công an xã Nghĩa Trung – xác nhận có nghe người dân báo một số đối tượng lạ mặt mang bao tải đi dọc sông Phủ, công an xã vẫn đang xác minh thông tin.

Theo Lao Động


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Đối tượng lạ đến Quảng Ngãi thả rắn lục đuôi đỏ cắn người?

No comments:

Post a Comment