Thursday, November 27, 2014

Vắng bị hại, vụ buôn bán trẻ sơ sinh gây chấn động Sài Gòn hoãn xử

Vắng bị hại, vụ buôn bán trẻ sơ sinh gây chấn động Sài Gòn hoãn xử


Vắng bị hại, vụ buôn bán trẻ sơ sinh gây chấn động Sài Gòn hoãn xử

Posted: 27 Nov 2014 01:38 AM PST

 Các đối tượng núp bóng danh nghĩa môi giới nuôi con nhưng thực chất chúng mang các em bé mới sinh đi bán lấy tiền.

Vắng bị hại, vụ buôn bán trẻ sơ sinh gây chấn động Sài Gòn hoãn xử

Ngày 26/11, TAND TPHCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Mua bán trẻ em”. Các bị cáo gồm Tường Đình Thương (SN 1979, ngụ Hải Phòng), Ngô Thị Lan (SN 1970, ngụ Q.1), Trần Ngọc Quý (SN 1970, ngụ Q.Tân Phú), Phạm Tuấn Phương (SN 1962, ngụ Đắk Nông) và Nguyễn Văn Viễn (SN 1970, ngụ Quảng Ngãi). Tuy nhiên phiên tòa đã phải hoãn xử do sự vắng mặt của các bị hại.

Theo cáo trạng, khoảng tháng 10/2013, Nguyễn Văn Viễn quen biết và sống chung với chị V.T.K.T. như vợ chồng. Lúc này, T. đang mang thai 4 tháng và tâm sự với Viễn là lo sợ bị gia đình phát hiện và không có đủ điều kiện để nuôi con. Viễn liền nói T. cứ sinh con rồi tìm người bán lại lấy tiền tiêu xài và cô gái đồng ý. Sau đó, qua một người bạn Viễn quen biết với Trần Ngọc Quỳ và nhờ tên này “giúp đỡ”.

Ngày 14/2/2014, T. hạ sinh một bé gái nặng 3,15 kg tại Bệnh viện Từ Dũ. Quỳ liền liên hệ với Ngô Thị Lan chào bán em bé sơ sinh với giá 7 triệu đồng. Đến ngày 27/2 thì T. xuất viện, chiều hôm đó Quỳ nói Viễn và T. bế đứa bé đến trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 1 bán cho Ngô Thị Lan. Trong lúc 2 bên đang thực hiện giao dịch thì bị công an ập đến bắt quả tang.

Quá trình điều tra, Lan và Quỳ còn khai nhận từ tháng 2/2014 đến khi bị bắt, chúng cùng Tường Đình Thương và Phạm Tuấn Phương đã thực hiện trót lọt 3 vụ mua bán trẻ em khác.

Theo đó, Tường Đình Thương lập ra một trang wep có tên là “mamsongviet.com” chuyên môi giới nhận con nuôi, nhưng thực chất là mua bán trẻ em. Đọc được thông tin trên trang wep này, một người phụ nữ hiếm muộn tên Trâm ở Q.Phú Nhuận đã nhờ Thương môi giới.

Ngày 15/2/2014, Ngô Thị Lan, Phạm Tuấn Phương (là người chạy xe ôm trước cổng Bệnh viện Từ Dũ) gọi điện thông báo cho Thương có một sản phụ sinh một bé trai ở Bệnh viện Từ Dũ cần cho con. Thương liền nói cho chị Trâm và báo giá đứa trẻ là 25 triệu đồng.

Vụ mua bán trót lọt, bọn chúng chia cho sản phụ 10 triệu đồng tiền thuốc men, còn lại nhóm buôn người chia nhau tiêu xài. Ngoài vụ này, chúng còn bán 1 bé gái khác cho chị Trâm với giá 23 triệu đồng và bán 1 em bé khác cho 1 cặp vợ chồng ở Tây Ninh với giá 35 triệu đồng.

Công Quang

​Theo Dantri


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Vắng bị hại, vụ buôn bán trẻ sơ sinh gây chấn động Sài Gòn hoãn xử

Hàng chục tàu cá Quảng Ngãi bị đập phá từ đầu năm đến nay

Posted: 26 Nov 2014 10:52 PM PST

Quảng Ngãi thống kê có ít nhất 34 tàu cá của tỉnh này bị nước ngoài ngăn cản, đập phá, tịch thu tài sản trong lúc đánh bắt thủy sản trên biển. 

Tại Hội nghị tỉnh ủy sáng 27/11, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ cho biết, từ đầu năm đến nay có 7 tàu cá với 72 ngư dân địa phương bị nước ngoài bắt giữ. Ít nhất 34 tàu và 422 ngư dân bị nước ngoài (chủ yếu Trung Quốc) ngăn cản, đập phá, tịch thu tài sản trong lúc hành nghề trên biển. 

Hàng chục tàu cá Quảng Ngãi bị đập phá từ đầu năm đến nay

Tàu cá của ông Lê Khởi (quê huyện đảo Lý Sơn) bị đập phá tan hoang trong lúc hành nghề hợp pháp ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 8. Ảnh: Trí Tín.

Trước tình hình phức tạp, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ ngư dân tiếp tục bám biển; đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng Trung ương có giải pháp kịp thời nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản, đưa ngư dân về nước an toàn và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo.

Để giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt, Quảng Ngãi kiến nghị Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành Trung ương có giải pháp can thiệp, chấm dứt tình trạng bắt giữ, xử phạt, đánh đập, tịch thu tài sản bất hợp pháp của ngư dân Việt Nam. Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo các địa phương điều tra, khởi tố nhóm người móc nối, tổ chức đưa tàu cá đi khai thác thủy sản trái phép ở nước ngoài.

Tỉnh này cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với các nước trong khu vực, ký các hiệp định nghề cá để ngư dân có thể khai thác hải sản hợp pháp với các vùng biển nước ngoài. Buộc tàu cá có công suất 90 CV trở lên phải trang bị thông tin liên lạc tầm xa tích hợp định vị vệ tinh (GPS) để quản lý và có cơ sở xác định vị trí tàu khi bị nước ngoài bắt giữ. 

Hiện, Quảng Ngãi có hơn 5.450 tàu cá với 38.000 ngư dân lao động trên biển, trong đó có hơn 2.800 tàu có công suất lớn hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ. 

Trí Tín

Theo VNE


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Hàng chục tàu cá Quảng Ngãi bị đập phá từ đầu năm đến nay

No comments:

Post a Comment