Saturday, December 13, 2014

Để mất rừng, lỗi thuộc về... toàn dân!

Để mất rừng, lỗi thuộc về... toàn dân!


Để mất rừng, lỗi thuộc về... toàn dân!

Posted: 13 Dec 2014 02:52 AM PST

Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân chồng lấn với công trình quốc phòng. Nóng vấn đề dự án bỏ hoang tại Khu Kinh tế Dung Quất
Sáng 12-12, tại buổi làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, giải trình về dự án Khu du lịch World Shine - Huế tại mũi Cửa Khẻm, núi Hải Vân. Theo ông Cao, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã làm đúng quy trình về thu hút và phê duyệt cấp giấy phép đầu tư cho Công ty CP Thế Diệu (Hồng Kông). Ông Cao cho biết dù dự án được phê duyệt gần 200 ha nhưng thực tế chỉ có 60 ha được xây dựng. Sau khi Quân khu 4 (Bộ Quốc phòng) kiểm tra thì phát hiện dự án này có một phần diện tích chồng lấn lên các công trình quốc phòng nên ngày 26-11, tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định dừng dự án. "Chính phủ giao tỉnh Thừa Thiên - Huế chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành chức năng giải quyết các bước tiếp theo. Chúng tôi cũng rút kinh nghiệm để không xảy ra trường hợp tương tự" - ông Cao khẳng định.




Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân đã bị dừng Ảnh: QUANG NHẬT


Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VIII ngày 12-12 về chuyện để mất rừng, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đắk Lắk - đơn vị được giao quản lý bảo vệ rừng - cho rằng trách nhiệm này thuộc về cả... hệ thống chính trị và toàn dân! Đại biểu Trần Tuấn Anh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk, cho biết trong năm qua, rừng trên toàn tỉnh bị tàn phá nghiêm trọng, trong đó có nhiều vụ cơ quan chức năng hoàn toàn bị động, khi báo chí phản ánh mới vào cuộc. "Diện tích rừng giảm nghiêm trọng như vậy, trách nhiệm này thuộc về ai?" - ông Anh đặt câu hỏi. Ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT, trả lời: "Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định liên quan, công tác quản lý bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân! Theo số liệu thống kê, tính riêng trong năm 2014, toàn tỉnh Đắk Lắk để mất hơn 125.000 ha rừng, giảm 9,6% độ che phủ, trong đó diện tích rừng tự nhiên giảm hơn 73.000 ha, rừng trồng giảm 52.000 ha". Theo ông Thành, diện tích rừng giảm không hoàn toàn do mất rừng mà còn do phương pháp thống kê trước đây và sau này có sự sai lệch lớn. Tuy nhiên, đại biểu Anh cho rằng Sở NN-PTNT giải trình chưa đúng vì phạm vi rừng bị phá nghiêm trọng hơn.

Cũng trong ngày 12-12, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XI bước vào phiên chất vấn với nhiều nội dung quan trọng. Nhiều đại biểu bức xúc vì hàng loạt dự án đăng ký đầu tư vào Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất nhưng chỉ để chiếm đất, không tiến hành xây dựng, bỏ hoang nhiều năm nay. Ông Phạm Như Sô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý KKT Dung Quất, cho biết hiện KKT Dung Quất có 23 dự án chậm tiến độ, trong đó nhiều dự án với vốn đầu tư đến vài trăm triệu USD nhưng không còn khả năng thực hiện. Trong số 23 dự án này, tỉnh đã thu hồi 5 dự án, chấm dứt đầu tư 4 dự án đã hình thành tài sản trên đất. Theo ông Sô, hiện có một số dự án tại KKT Dung Quất được cấp đất nhưng không xây dựng mà nằm "chờ thời" hoặc chuyển nhượng để hưởng chênh lệch đầu tư, chủ yếu là các dự án thương mại dịch vụ. Việc thu hồi các dự án này hết sức gian nan và cần có lộ trình. "Mỗi năm, KKT Dung Quất thu hút khoảng 10 dự án đăng ký đầu tư và cũng có từng ấy dự án bị thu hồi. Đây là việc hết sức đáng tiếc!" - ông Sô bày tỏ.

Báo Ngườ iLao Động

Tiêu tốn gần 10 tỷ đồng, dự án vẫn trên giấy

Posted: 13 Dec 2014 01:49 AM PST

Sau nhiều năm triển khai, dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc đã tiêu hết gần 10 tỷ đồng, nhưng công trình vẫn còn trên giấy.


Khu vực đập dâng theo dự án được xây dựng
cách cầu Trà khúc 2 khoảng 1.000m về phía hạ lưu.. Hình Baoquangngai.vn

Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Quảng Ngãi ngày 12/12, dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc được đại biểu đặc biệt quan tâm. Ông Nguyễn Duy Nhân, Giám đốc Sở Lao động đặt câu hỏi: "Vì sao dự án có tính khả thi chưa cao mà Tỉnh cứ phê duyệt, cho khởi công vội vàng rồi để mãi không làm".

Sau khi nêu vấn đề công trình đập dâng tiêu tốn hết gần 10 tỷ đồng và chậm tiến độ, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Ngọc Căng thẳng thắn hỏi: "Ai là người phải chịu trách nhiệm. Cần xác định rõ trách nhiệm, xử lý cá nhân liên quan đến khâu chuẩn bị đầu tư". Rút kinh nghiệm từ dự án này, ông Căng đề nghị thời gian tới UBND tỉnh cần đánh giá lại quy trình đầu tư, nhất là các công trình trọng điểm, tránh gây thất thoát, lãng phí.

Trả lời đại biểu, ông Dương Văn Tô, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho rằng, nguyên nhân dừng dự án là tổng mức đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp, Tỉnh chưa quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung vốn.

Thừa nhận khuyết điểm với cử tri và đại biểu, ông Lê Viết Chữ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giải thích thêm, sở dĩ có tình trạng trên là do đơn vị tư vấn kém trong quản lý, năng lực kinh nghiệm. "Công trình khởi công nhưng sau đó vướng Nghị quyết 11 về chính sách đầu tư, khó khăn về mặt tài chính và còn nhiều phân vân về kỹ thuật nên dừng", ông Chữ nói.

Theo Chủ tịch tỉnh, sau phiên chất vấn này, UBND tỉnh sẽ trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho dừng dự án với các lý do: Không có nguồn vốn, yếu tố kỹ thuật chưa cho phép. Mặt khác, trong cuộc họp ngày 27/9 vừa qua, Thủ tướng đã đồng ý cho phép tỉnh nghiên cứu nạo vét, chỉnh trị lòng sông và đầu tư hạ tầng hai bên bờ theo hình thức BT (đầu tư - chuyển giao). Về mặt xử lý kỹ thuật, UBND tỉnh sẽ đề xuất thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài giàu kinh nghiệm về chỉnh trị dòng sông, tính toán kỹ khi nào ổn định mới cho triển khai.

Công trình đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) do Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Quảng Ngãi làm chủ đầu tư vào năm 2002. Mục tiêu của dự án là tạo mực nước dâng hợp lý cho đoạn sông Trà Khúc đi qua thành phố nhằm mang lại cảnh quan phục vụ du lịch và ngăn xâm nhập mặn vào mùa khô hạn…


Tháng 4/2004, dự án lại được duyệt hơn 60 tỷ đồng với thân đập làm bằng cao su. Năm 2009, dự án được xác định là công trình trọng điểm của tỉnh và điều chỉnh thành đập bê tông với tổng vốn hơn 225 tỷ đồng. Tháng 9/2010, công trình khởi công rầm rộ thế nhưng sau đó tiếp tục điều chỉnh bổ sung, nâng cấp. Chủ đầu tư thuê tư vấn lập lại thiết kế, đến nay công trình đã tăng vốn lên gần 450 tỷ đồng.


Các chuyên gia về đập, thủy lợi phân tích, nếu đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ đập ngăn nước để tạo cảnh quan môi trường cho TP Quảng Ngãi thì khó đem lại hiệu quả kinh tế. Việc xây đập dâng ngăn nước trên một dòng sông thông thường gắn với nhiệm vụ giao thông, làm cầu nối hai bên bờ sông, tạo thuận tiện cho người dân khi đi lại. Còn vấn đề ngăn xâm nhập mặn vào mùa khô, nếu có thì đập dâng này chỉ có thể giảm xâm nhập mặn cho sông từ thân đập trở lên, còn phía hạ lưu của đập khó giải quyết được.

Theo Vnexpress

Dừng xây đập trên sông Trà Khúc

Dự án treo ở Quảng Ngãi: 17 năm nuôi bò giữa lòng thành phố

Dự án treo ở Quảng Ngãi: 17 năm nuôi bò giữa lòng thành phố

Posted: 13 Dec 2014 01:44 AM PST

Suốt 17 năm qua, gần một nghìn người dân dù sống giữa trung tâm thành phố Quảng Ngãi vẫn được gọi là xóm "3b": nuôi bò, trồng bắp, trồng bông, do bị "treo" trong các dự án, trong đó có dự án Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Quảng Ngãi. Cùng lúc, dự án công trình đập dâng sông Trà Khúc đã ngốn cả chục tỷ đồng, nhưng 10 năm vẫn nằm trên giấy.


Vì bị vướng quy hoạch dự án Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh
nên người dân không được sửa chữa nhà đã hư hỏng, xuống cấp

Treo trước nối treo sau

Đó là cảnh khổ của gần 300 hộ dân tổ 14, phường Lê Hồng Phong (TP Quảng Ngãi) suốt 17 năm qua. Từ năm 1997, khu vực này "dính" vào dự án khu dân cư. Sau 11 năm dự án bất động, đến năm 2008, khu vực này lại dính tiếp vào dự án Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Quảng Ngãi. Theo quy hoạch, trung tâm này tọa lạc tại khu đê bao II, rộng 16,5ha, quanh các trục đường Hai Bà Trưng, Chu Văn An, Tôn Đức Thắng và Phan Bội Châu. Dự kiến kinh phí xây dựng khoảng 1.565 tỷ đồng, lấy từ tiền bán các trụ sở cơ quan của tỉnh, thành phố… Thế nhưng, theo nhận định của lãnh đạo một số sở, ngành: Do không có tiền, nên có thể khẳng định dự án này khó triển khai trước năm… 2020!

Trích:

"Trong lúc chưa triển khai dự án thì phải sắp xếp, tái định cư, ổn định cuộc sống cho người dân. Không để người dân loay hoay trong khó khăn mãi được. Việc này phải làm ngay trong năm 2015".

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ
Từ lâu, tổ 14 Lê Hồng Phong được mệnh danh là "xóm 3b", nghĩa là chỉ có nuôi bò, trồng bắp, trồng bông. Đêm đêm, điện sáng lung linh từ đường Hai Bà Trưng hắt vào xóm tối hiu hắt, bóng dáng của đô thị loại II chỉ cách nhau mấy bước chân. Phụ nữ trong xóm trở nên nổi tiếng với nghề đạp xe bán bắp dạo. Bán bắp đã trở thành nghề tại đây. Mấy thế hệ dân cư con cái lập gia đình phải dắt díu nhau đi ở thuê, vì dù nhà cửa có đó nhưng không được xây sửa, cơi nới. Các công trình thoát nước, đường sá ngập úng nghiêm trọng vào mùa mưa.
Theo Bí thư Đảng ủy phường Lê Hồng Phong, ông Nguyễn Ngọc Nam: Gần 20 năm rồi, người dân không ai nộp thuế đất, vì họ bảo không có quyền sử dụng đất, không biết diện tích bao nhiêu thì nộp bằng cách nào.

Ngốn hơn 9 tỷ đồng vẫn nằm trên giấy

Đó là dự án công trình [TAGS]đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc[/TAGS] (TP Quảng Ngãi) triển khai từ năm 2002, chủ đầu tư là Sở NN&PTNT. Dự án nhằm giữ nước, tạo mực nước dâng hợp lý cho đoạn sông Trà Khúc đi qua thành phố, để đem lại cảnh quan phục vụ du lịch, giải trí và ngăn mặn xâm nhập… Tháng 4/2004, tỉnh phê duyệt dự án với mức đầu tư gần 60,7 tỷ đồng, với thân đập làm bằng cao su. Năm 2009, dự án được điều chỉnh thành đập bê tông, với kinh phí đội lên hơn 225 tỷ đồng vốn ngân sách. Tháng 9/2010, dự án khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2012. Sau đó, tỉnh cho phép nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung, nâng cấp từ công trình cấp 5 lên cấp 4, từ tuyến gãy qua tuyến thẳng. Sở NN&PTNT đã thuê tư vấn lập lại thiết kế. Đến năm 2011, kinh phí tăng lên 417 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo thông báo kết luận (số 117, ngày 8/4/2011) của Thường vụ Tỉnh ủy: Theo quy định của Chính phủ thì dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc không thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao); Việc bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh chi trả cho dự án theo hình thức BT trong thời điểm hiện tại là thiếu khả thi. Ông Huỳnh Khương - Giám đốc BQL Dự án đầu tư và xây dựng thủy lợi Quảng Ngãi (Sở NN&PTNT) cho biết, chủ đầu tư đã thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Tỉnh ủy, nhưng chưa nhận được ý kiến từ phía HĐND tỉnh. Do vậy, dự án đến nay vẫn chưa thể biết có tiếp tục thực hiện hay kết thúc.

Cũng theo ông Khương, từ năm 2002 đến nay, kinh phí triển khai dự án đã chi 9,4 tỷ đồng, trong đó, bồi thường cho dân 4,8 tỷ đồng, còn lại là chi phí cho tư vấn, lập thiết kế điều chỉnh dự án, quản lý... Nếu không thể tiếp tục thực hiện dự án thì không thể thanh lý hợp đồng với các đơn vị tham gia dự án.

Báo Tiền Phong

Dừng xây đập trên sông Trà Khúc

Dừng xây đập trên sông Trà Khúc

Posted: 13 Dec 2014 01:23 AM PST

Tại phiên chất vấn HĐND tỉnh Quảng Ngãi ngày 12-12, vấn đề được các đại biểu quan tâm chất vấn là dự án đập dâng sông Trà Khúc.


Sông Trà Khúc

Đại biểu [TAGS]Đào Kim Kinh[/TAGS] (TP Quảng Ngãi) chất vấn dự án đập dâng được tỉnh xác định là công trình trọng điểm từ năm 2009-2011 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện, đã giải ngân hơn 9,4 tỉ đồng, nếu không thực hiện sẽ xử lý như thế nào, hậu quả việc dừng dự án, trách nhiệm thuộc về ai?

Ông [TAGS]Dương Văn Tô[/TAGS], giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi, cho rằng dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, có tổng mức đầu tư lớn, cần được nghiên cứu kỹ nên tỉnh chưa quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và chưa bố trí vốn.

Trường hợp chưa thể tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng dự án, sở sẽ đề nghị UBND tỉnh cho phép kết thúc dự án, thanh lý các hợp đồng đã được ký kết giữa chủ đầu tư với các đơn vị tư vấn, quyết toán công tác chuẩn bị xây dựng.

"Nếu không tiếp tục đầu tư nữa thì cho phép kết thúc dự án, chờ cơ hội đầu tư sau và quyết toán kinh phí" - ông Tô nói.

Nhiều đại biểu đã chất vấn về những lợi ích và hệ lụy khi nạo vét, thông luồng kết hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu ở các cửa biển.

Đại biểu [TAGS]Hà Thị Anh Thư[/TAGS] nói hiện việc nạo vét, thông luồng kết hợp tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu trên địa bàn tỉnh chưa được quản lý chặt chẽ; có doanh nghiệp chưa đủ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công vẫn được triển khai; các doanh nghiệp khai thác không đúng thiết kế, tiến độ, thường khai thác cát quá mức cho phép ở các vùng có điều kiện thuận lợi, còn những vùng cần thông luồng thì chậm thực hiện... gây ra hiện tượng sạt lở, nắn dòng, bồi lấp, ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt người dân.

Báo Tuổi Trẻ

No comments:

Post a Comment