Friday, May 8, 2015

Hé lộ nhiều tình tiết giật mình vụ nhặt được 5 triệu yen

Hé lộ nhiều tình tiết giật mình vụ nhặt được 5 triệu yen


Hé lộ nhiều tình tiết giật mình vụ nhặt được 5 triệu yen

Posted: 08 May 2015 08:07 AM PDT

Vụ việc chị Hồng – người gom ve chai nhặt được 5 triệu yen đang xuất hiện nhiều tình tiết mới với những lời khai của các bên không trùng khớp.

Vào thời điểm nhặt được 5 triệu yên, tương đương hơn 1 tỉ đồng tiền Việt, vợ chồng chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (38 tuổi, quê gốc Quảng Ngãi, tạm trú phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM) không nghĩ rằng lại có ngày hai vợ chồng liên tục phải lo lắng, suy nghĩ, thu xếp thời gian, công việc để đi giải quyết bởi hơn 1 năm sau khi nhặt được tiền, vợ chồng chị vẫn chưa được sở hữu nó trong khi nhiều người xuất hiện nhận mình là chủ nhân thật sự.

Những lời khai không trùng khớp

Cuối tháng 4 vừa qua, bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) bất ngờ xuất hiện và nhận mình là chủ nhân thực sự của số tiền 5 triệu yên trong chiếc loa thùng mà chị Hồng mua được. Cũng từ đây, vụ việc xuất hiện nhiều tình tiết mới với những lời khai của các bên không trùng khớp.

Bà Ngọt cho biết, bên ngoài chiếc loa có màu xám tro làm bằng sắt, có một số khe nằm ở giữa loa, bên trong làm bằng gỗ, hình chữ nhật. Tuy nhiên, chị Hồng thì miêu tả bên ngoài chiếc loa chị mua có màu gạch làm bằng gỗ, có 4 chân và có rất nhiều dây dẫn điện.

Chị Hồng thông tin rằng mua chiếc loa là ở giao lộ Trần Văn Quang – Âu Cơ (quận Tân Bình). Bà Ngọt lại nói, anh họ của bà là ông Phạm Đức Hòa (52 tuổi, quê Bình Thuận, hiện ở đường Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân) bán loa cho một người ve chai nói giọng miền Bắc tại hẻm 277, đường Hương Lộ 2 (phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân).

 Hé lộ nhiều tình tiết giật mình vụ nhặt được 5 triệu yen

Chị Hồng – người nhặt ve chai nhặt được 5 triệu Yen Nhật hơn 1 năm trước

Chia sẻ với báo chí, bà Ngọt kể rằng, tháng 9/2013, khi dọn dẹp nhà, bà thấy chiếc máy nghe nhạc cũ của ông Caleb (chồng bà Ngọt, quốc tịch Nam Phi) bị hỏng. Sau đó khoảng tháng 11/2013, bà đưa máy nghe nhạc cho ông Hòa để sử dụng. Thế nhưng, thông tin với báo giới trong nước, ông Phạm Đức Hòa khẳng định, ông nhớ đó là loa nghe đài chứ không phải máy nghe nhạc như bà Ngọt nói.

Trước đó, có đến 2 người làm đơn nhận số tiền 5 triệu yên Nhật này là của họ và Công an quận Tân Bình đã bác đơn của một người đàn ông. Hiện tại, số tiền 5 triệu yên vẫn do Công an quận Tân Bình giữ.

Tuy nhiên, Thẩm phán Phạm Công Hùng (tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM) nhận định trên tờ Tuổi Trẻ rằng, trong vụ 5 triệu yên tìm thấy trong chiếc loa mua ve chai, thẩm quyền xử lý không thuộc về công an. Vị này phân tích, theo khoản 2, điều 9 của nghị định số 96/2009 thì Sở Tài chính TP.HCM sẽ là nơi tiếp nhận, quản lý và xử lý tài sản 5 triệu yên này.

Theo đó, Công an Tân Bình phải chuyển vụ việc này sang cho cơ quan tài chính giải quyết. Lúc này, cơ quan công an có chức năng tham mưu đối với cơ quan tài chính trong việc xử lý các thông tin tiếp theo.

Hé lộ nhiều tình tiết giật mình vụ nhặt được 5 triệu yen

Bà Phạm Thị Ngọt, người vừa xuất hiện tự nhận mình là chủ nhân của 5 triệu yên trong chiếc loa cũ

Người đàn bà xuất hiện ở "phút 89" nói gì?

Trình bày với cơ quan công an, bà Ngọt đưa ra được một số chứng cứ chứng minh cho lời trình bày của mình. Dựa vào đó, cơ quan công an đang xác minh các chứng cứ do bà Ngọt đưa ra, nên chưa thể thực hiện thủ tục xử lý số tiền trên cho chị Hồng khi ngày đến hạn đã cận kề.

Theo đó, nếu đúng quy định, đến ngày 28/4 (1 năm sau ngày cơ quan chức năng đăng thông báo tìm người chủ thật sự), nếu không tìm được chủ nhân thật sự của 5 triệu yên kể trên thì chị Hồng sẽ chính thức được sở hữu vì là người nhặt được.

Trao đổi với PV, bà Ngọt cho biết bà có chồng tên là Efolayan Caleb gốc Nigeria, giảng viên dạy tiếng Anh và từng lao động ở Nhật. Khoảng năm 2003 đến 2005, chồng bà dạy tiếng Anh tại Nhật Bản.

Thời gian sau, năm 2009 chồng bà đến Việt Nam trực tiếp giảng dạy tiếng Anh ở một số trường cấp 2 và trung tâm ngoại ngữ. Lúc làm việc ở đây, ông Efolayan Caleb được một người bạn nữ giới thiệu, gặp gỡ bà Ngọt. Từ đó, hai người biết nhau và kết hôn, được sự chứng nhận hợp pháp của cơ quan chức năng Nigeria.

Sau đó, hai vợ chồng bà đến tạm trú ở số 45/8c Xuân Thới Đông 2, xã Xuân Thới Sơn (Hóc Môn). Năm 2012, khi bà Ngọt dọn về sống chung với ông Caleb tại địa chỉ trên thì bà thấy ông Caleb có ba chiếc loa, không biết mua lúc nào. Trong đó có hai chiếc loa lớn và một loa nhỏ.

Thời gian sống chung, ông Caleb có nói với bà Ngọt rằng có để dành được khoảng 6 triệu yên Nhật cất trong một hộp. Tuy nhiên ông không nhớ nổi là cất giấu hộp đựng tiền ở đâu do chuyển nhà rất nhiều lần từ năm 2009 đến 2012.

Tới tháng 6/2013, ông Caleb nhận tin từ thân nhân ở Nigeria báo mẹ ông (86 tuổi) đang lâm bệnh rất nặng. Ông đã một mình về nước chăm sóc mẹ đến bây giờ. Trước khi đi, ông Caleb cho vợ biết có dành dụm được 6 triệu yên Nhật, nhưng không nhớ cất ở đâu. Ba tháng sau (tháng 9/2013), bà Ngọt dọn dẹp nhà thì thấy ba chiếc loa thùng cũ. Trong số đó có một loa thùng bị hỏng nên mang tới cho người anh họ.

Trước khi đưa cho người này, bà Ngọt còn dặn dò sửa chữa lại để sử dụng. Đến tháng 3/2015, bà Ngọt đọc một số thông tin trên báo mới hay về việc có 5 triệu yên trong thùng loa cũ. Bà sực nhớ lại chiếc loa cũ đang cho anh họ vội tìm hiểu sự việc.

Khi tới nhà dò hỏi, bà biết được anh trai sau khi nhận chiếc loa bà mang tới đã cho thợ sửa nhưng không được, ông này đã bán lại cái loa cho một người phụ nữ mua ve chai, nói giọng Bắc. Lúc này, bà Ngọt mới giật mình nhớ ra món tiền đó có thể chính là số tiền chồng bà từng đề cập nên mới làm đơn trình báo sự việc, muốn chứng thực chiếc loa đó là của mình.

Sau khi làm việc với cơ quan công an, các bên đưa ra lời khai không trùng khớp nhau, bà Ngọt nói: "Tôi không chắc rằng số tiền đó là của chồng tôi nhưng tôi muốn nhờ công an làm rõ trắng đen, công bằng. Nếu may mắn đó đúng là số tiền của chồng tôi thất lạc thì phải được trả lại cho chủ sở hữu…”.

Còn chị Hồng cũng cho biết: "Qua nghỉ lễ 30/4, tôi sẽ lên Công an quận Tân Bình, yêu cầu họ cho tôi một cái mốc thời gian cụ thể là sẽ giải quyết dứt điểm vụ việc này. Tôi không yêu cầu họ phải trả số tiền trên cho tôi, mà là yêu cầu công an nhanh chóng xác minh số tiền là của ai, để đỡ mất thời gian của chúng tôi. Hiện giờ vợ chồng tôi rất mệt mỏi với vụ việc này".

Trước đó, trong suy nghĩ của chị Hồng, khi nhận được số tiền đó, việc đầu tiên chị làm là mua gạo phát cho những người nghèo khổ, ủng hộ cho nhóm trẻ mồ côi cư ngụ tại chùa. Sau đó, chị sẽ mang tiền về quê sửa sang lại căn nhà cũ, gửi sổ tiết kiệm để lo cho con ăn học đầy đủ.

Chị kể, một năm qua, sau khi phát hiện được số tiền, không ít người gặp chị trong lúc đi mua ve chai hỏi thăm, chúc mừng, nhưng cũng có một vài người tỏ thái độ mỉa mai. Khi ấy chị chỉ biết cúi mặt, lẳng lặng bỏ đi.

Vào ngày 21/3/2014, vợ chồng chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (38 tuổi, trú tại phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM) tháo thùng loa cũ mua được vài tháng trước để lấy sắt đồng thì phát hiện có hơn 5 triệu yên được cất giấu bên trong. Tin đồn vợ chồng chị Hồng nhặt được tiền lan đi, nhiều người kéo đến khu phòng trọ để xin khiến an ninh trât tự bị ảnh hưởng.

Ngay sau đó, vợ chồng chị Hồng giao số tiền nhặt được cho cơ quan công an giữ. Tổng cộng là 520 tờ tiền Nhật, mỗi tờ mệnh giá 10.000 yên. Khoảng một tuần sau khi chị Hồng giao nộp cho cơ quan công an giữ thì đã có gần 10 người đến nhận là chủ nhân số tiền. Tuy nhiên, qua xác minh, tất cả những trường hợp đó đều không có căn cứ nào để chứng minh.

​Theo nguoiduatin


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Hé lộ nhiều tình tiết giật mình vụ nhặt được 5 triệu yen

Yêu cầu kiểm tra tình trạng dân Lý Sơn đào giếng ‘khủng’ tìm nước ngọt

Posted: 07 May 2015 11:10 PM PDT

Ngày 8.5, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã ra văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn khẩn trương tổ chức kiểm tra thực tế tình trạng khai thác nước ngầm trên địa bàn huyện, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh trước ngày 25.5. UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng giao Sở TN-MT đánh giá trữ lượng, quản lý, khai thác, sử dụng nước ngầm trên địa bàn huyện Lý Sơn. 

Yêu cầu kiểm tra tình trạng dân Lý Sơn đào giếng khủng tìm nước ngọt

Thiếu nước tưới cho hành, tỏi, gia đình anh Nguyễn Quảng (ở thôn Tây, xã An Vĩnh) phải bò ra khoảng 150 triệu đồng đào giếng “khủng” thứ 4

Như Thanh Niên Online đã phản ánh, thời gian qua, người dân Lý Sơn đua nhau đào giếng “khủng” để khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho việc tưới hành, tỏi.

Anh Nguyễn Quảng (ở thôn Tây, xã An Vĩnh) cho hay gia đình anh có 13 sào đất trồng hành, tỏi. Do nguồn nước ngầm rất ít, gia đình anh Quảng phải đào 3 giếng nhưng cũng không đủ nước để tưới nên hiện tại tiếp tục bỏ ra khoảng 150 triệu đồng đào thêm giếng thứ 4 có đường kính 5,5 m. Theo lời anh Quảng, khi giếng thứ 4 hoàn thành cũng chỉ đủ tưới cho vài sào hành, tỏi.

Không riêng gia đình anh Quảng mà nhiều hộ dân ở Lý Sơn, mỗi gia đình đều đào 2 đến 4 giếng, thậm chí có gia đình đào đến 5 giếng nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, số lượng giếng khoan và giếng đào trên địa bàn huyện Lý Sơn tăng nhanh, nhất là khi huyện đảo có nguồn điện lưới quốc gia, từ 546 giếng nước (năm 2014) đến nay tăng lên gần 1.300 giếng.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm ở Lý Sơn ngày càng cạn kiệt và bị nhiễm mặn khiến hàng chục hàng người dân trên đảo đang đứng trước nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng.

Tin, ảnh: Hiển Cừ

Theo Thanhnien


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Yêu cầu kiểm tra tình trạng dân Lý Sơn đào giếng 'khủng' tìm nước ngọt

No comments:

Post a Comment