Tuesday, June 30, 2015

Chuyện ly kỳ về đại ca “lâm tặc” lột xác thành vua bảo vệ rừng

Chuyện ly kỳ về đại ca “lâm tặc” lột xác thành vua bảo vệ rừng


Chuyện ly kỳ về đại ca “lâm tặc” lột xác thành vua bảo vệ rừng

Posted: 29 Jun 2015 07:06 PM PDT

Từng là lâm tặc khét tiếng một thời, nhưng sau quá khứ đau buồn đó, cuộc đời của Minh “lâm tặc" rẽ sang hướng mới, hoàn lương làm lại cuộc đời nhờ điểm tựa gia đình và nghị lực vươn lên của bản thân.

Làm lại cuộc đời sau bản án

Chúng tôi tìm về nhà ông Nguyễn Văn Minh (57 tuổi, ngụ thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) không quá khó. Nhắc đến tên ông, từ trẻ đến già tất thảy đều biết. Ông Minh được cư dân ở xã núi Bình An mệnh danh là "vua rừng".

 Chuyện ly kỳ về đại ca lâm tặc lột xác thành vua bảo vệ rừng

"Vua rừng" Nguyễn Văn Minh.

Xen lẫn giữa những ngôi nhà cấp bốn còn nhiều khó khăn, ngôi nhà lầu hai tầng khang trang của gia đình ông Minh hiện lên như điểm xuyết nét hiện đại của miền quê heo hút. Chúng tôi đến đúng lúc ông Minh đang đào ao chuẩn bị thả cá. Thấy có người đến tìm, ông bỏ ngay công việc đang làm dở, vồn vã đón khách.

Trải lòng với chúng tôi, ông Minh nhớ lại những tháng ngày như mây mù đen tối che trên đầu mình. Như bao thanh niên khác, từ năm 14 tuổi, ông Minh tham gia vào đội du kích địa phương. Từng vào sinh ra tử trong nhiều trận chiến suốt một thời trai trẻ, có lẽ cuộc đời của ông sẽ đẹp biết bao nếu không có lầm lỗi năm ấy.

Đất nước giải phóng, ông trở về địa phương và lập gia đình. Sống trên mảnh đất Bình An khô cằn, sỏi đá, anh thương binh hạng 4/4 một mình chạy vạy nuôi vợ và 5 con còn nhỏ ăn học, cuộc sống vô cùng túng quẫn.

Bình An thời đó với những cánh rừng bạt ngàn, các cây gỗ quý như chò, sến, lim… nhiều vô kể, trong khi đất trồng lúa và hoa màu lại chẳng bao nhiêu nên nhiều người dân ở đây đổ xô vào rừng đốn gỗ để bán. Sáng sớm họ đùm cơm kéo nhau vào rừng, chặt cây rồi đẽo thành từng khúc bán cho dân buôn gỗ. Vào thời điểm đó, số tiền bán gỗ gấp hàng chục lần so với trồng lúa.

Đói ăn vụng, túng làm liều. Thấy được lợi nhuận từ gỗ, không ít lần ông Minh lên rừng đốn gỗ, bán đổi lấy miếng cơm manh áo cho vợ con. Rồi dần dần ông trở thành một lâm tặc chuyên nghiệp, cai quản cả khu rừng Bình An.

Không chỉ đốn gỗ, ông Minh còn thu mua gỗ của người dân địa phương rồi chuyển đi các tỉnh khác để thu lợi. Nhưng rồi trong một lần đi đốn hạ gỗ trong rừng sâu, ông Minh bị lực lượng kiểm lâm phát hiện và bắt giữ. Sau đó, TAND huyện Bình Sơn xét xử, tuyên phạt 18 tháng tù giam về tội Vi phạm những điều quy định bảo vệ rừng, phải thi hành án tại trại giam Công an tỉnh Quảng Ngãi (xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa).

Trả nợ rừng

Năm 2003, sau gần hai năm sống trong trại giam, ông Minh ra tù với hai bàn tay trắng. Cuộc sống vốn đã túng thiếu càng thêm khó khăn. Vợ ông phải chạy vạy khắp nơi làm thuê, làm mướn để lo từng bữa ăn cho gia đình. Con cái vì cảnh túng quẫn phải nghỉ học, càng đau đớn hơn khi gia đình ông bị bà con hàng xóm kỳ thị chỉ vì ông là một kẻ đi tù về.

"Lúc đó, tôi chẳng biết đi đâu về đâu. Gia đình tôi phải chịu bao điều tiếng của xã hội. Tôi nhớ lúc tôi mới ra tù, đứa con út bị đau nặng cần tiền để đi bệnh viện nhưng tôi đi mượn tiền không ai dám giúp vì tôi là người mới ở tù ra", ông Minh chua xót kể. Nhìn cảnh vợ con đói khổ, ông Minh quyết tâm làm lại cuộc đời từ những mảnh ghép bị vỡ. Ông đi khắp nơi để xin làm thuê, làm mướn, nhưng không nơi nào dám nhận một kẻ tù tội như ông.

Chán nản, ông trở về quê. Nhìn những mảnh đất cằn cỗi bị bỏ hoang, ông nghĩ sao mình không trồng cây rồi khai thác, sao phải vào rừng làm lâm tặc. "Phải trồng rừng, một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi. Trong cái khó ló cái khôn, trồng rừng không chỉ giúp tôi phát triển kinh tế gia đình mà còn trả món nợ rừng xanh mà mình từng gây ra", ông Minh chia sẻ.

Nói là làm, ban ngày ông đạp xe hơn 30 cây số vào TP. Quảng Ngãi để bán vé số. Còn đêm, ông cùng vợ khai hoang mảnh đất phía sau nhà trồng các loại cây ngắn ngày như ngô, sắn để có tiền nuôi con ăn học. Sau đó, ông tiếp tục khai hoang hơn 15ha đất rừng bị bỏ hoang nhiều năm ở địa phương để trồng keo lai. May mắn thay, vùng đất ấy ngày càng phủ màu xanh, trở thành đất lành nuôi dưỡng quyết tâm làm lại cuộc đời của một lâm tặc từng một thời khét tiếng.

Cơ duyên đổi đời được đánh dấu từ khi ông Minh tiếp cận được nguồn vốn của chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần xóa đói giảm nghèo (chương trình 327) của Chính phủ. Nhờ đồng vốn quý này, vợ chồng ông có thêm động lực phấn đấu thay đổi số phận. Có vốn, ông cùng vợ lăn lộn, khai hoang được 25ha đất rừng. Đến năm 2006, diện tích tăng lên 60ha. Năm 2007, gia đình ông khai thác lứa keo đầu tiên, thu về hơn 700 triệu đồng. Điều này nằm ngoài mong ước của ông.

Đến năm 2010, ông tiếp tục khai thác và thu về hơn 1 tỉ đồng, ông trích ra 700 triệu đồng để xây dựng căn nhà khang trang trên đất núi Bình An. Nhìn cơ ngơi hôm nay, ông ngậm ngùi: "Cất nhà xong, tôi và vợ nhìn nhau mà khóc vì quá hạnh phúc. Trước đây chỉ mong có chỗ che nắng che mưa chứ không dám nghĩ đến căn nhà khang trang thế này. Còn bây giờ, tôi cất được căn nhà to, con cái được ăn học thì còn gì bằng".

 Chuyện ly kỳ về đại ca lâm tặc lột xác thành vua bảo vệ rừng

Ngôi nhà khang trang của gia đình ông Minh.

Sau hơn 10 năm, nhờ sự chăm chỉ, kiên trì và quyết tâm, ông Minh đã làm được việc mà nhiều người khó có thể vượt qua. Hiện nay, bình quân mỗi năm, gia đình ông có thu nhập hơn 300 triệu đồng. Ngoài diện tích đất rừng gần 100ha, ông còn sở hữu 3ha đất trồng mỳ, lúa, đậu… và 2 chiếc ô tô tải chạy đường dài. Ông Minh cho biết, sắp tới ông dự định mua thêm ô tô tải và mở rộng quy mô thành doanh nghiệp vận tải, vận chuyển hàng hóa liên tỉnh. Bên cạnh đó, ông sẽ xây dựng mô hình trang trại nuôi bò, cá và trồng cây ăn quả…

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Minh còn góp phần giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Và không biết từ bao giờ, căn nhà của gia đình ông trở thành địa điểm tin cậy để nhiều người đến học hỏi mô hình làm kinh tế hiệu quả. Ông Minh “lâm tặc" ngày nào trở thành người "thầy" chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách trồng rừng.

Đấu tranh chống lâm tặc

Ông Lê Quốc An, Phó Chủ tịch UBND xã Bình An cho biết tin tức, trước đây, tình trạng vi phạm luật Bảo vệ rừng xảy ra thường xuyên ở Bình An. Địa phương luôn trăn trở tìm mọi biện pháp ngăn chặn. May mắn thay có sự đồng hành của những người như ông Minh.

Đều đặn mỗi tháng một lần, cùng với lực lượng kiểm lâm địa phương, ông Minh cần mẫn tham gia vào công tác bảo vệ rừng, đấu tranh chống lại nạn khai thác gỗ trái phép và tình trạng lấn chiếm đất rừng ở địa phương.

Như Ý

Theo_Người Đưa Tin 


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Chuyện ly kỳ về đại ca "lâm tặc" lột xác thành vua bảo vệ rừng

No comments:

Post a Comment