Tuesday, September 15, 2015

Quảng Ngãi có tân Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

Yêu Quảng Ngãi - Quảng Ngãi

Quảng Ngãi có tân Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh


Quảng Ngãi có tân Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

Posted: 14 Sep 2015 11:19 PM PDT




Ngày 15/9, tại kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XI, nhiệm kỳ 2011-2016, HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã bầu chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh.


Lãnh đạo tỉnh chúc mừng ông Lê Viết Chữ giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh.


Tại kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua các Nghị quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011- 2016 đối với ông Trần Ngọc Căng và miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011- 2016 đối với ông Lê Viết Chữ. Đồng thời tiến hành bầu bổ sung đối với chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011- 2016.

Theo đó, ông Lê Viết Chữ đã được đại biểu HĐND tỉnh bầu giữ chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011- 2016, với số phiếu 49/49, 100% đại biểu tán thành.

Ông Trần Ngọc Căng được bầu giữ chức danh Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011- 2016, với số phiếu 49/49, 100% đại biểu nhất trí tán thành.

Ông Lê Viết Chữ, sinh ngày 20/01/1963, quê quán: xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, dân tộc Kinh, tôn giáo không, vào Đảng chính thức ngày 28/5/1995, trình độ học vấn: đại học, trình độ chuyên môn: Kỹ sư Hàng hải, trình độ lý luận chính trị: cao cấp. Ông Lê Viết Chữ hiện đang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, đại biểu HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2011- 2016.


Ông Trần Ngọc Căng - Tân Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh VOV

Ông Trần Ngọc Căng, sinh ngày 20/9/1960, quê quán: xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trình độ học vấn: đại học, trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế, trình độ lý luận chính trị: Cử nhân. Hiện ông Trần Ngọc Căng đang giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, đại biểu HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2011- 2016.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Viết Chữ khẳng định, việc sớm kiện toàn các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt là hết sức cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ chuẩn bị đại hội Đảng bộ tỉnh và những công việc hết sức quan trọng của tỉnh trong 5 năm tới.

[TAGS]Bí thư Tỉnh ủy[/TAGS]- Chủ tịch HĐND tỉnh [TAGS]Lê Viết Chữ[/TAGS] cũng cảm ơn sự tín nhiệm của cử tri trong tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh và hứa quyết tâm sẽ cố gắng phấn đấu hết mình để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và cử tri giao phó.

Nguồn Chinhphu.vn









----------
Nguồn www.yeuquangngai.net

Bắt đầu bán vé tàu tết qua mạng từ ngày 1-10

Posted: 14 Sep 2015 08:42 PM PDT




Từ ngày 25 đến hết 30-9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ dành khoảng 20% tổng số vé tàu tết để bán cho các tập thể.

Năm nay là năm đầu tiên hành khách có thể mua vé tàu tết qua hình thức online hoàn toàn và hình thức vé tàu cũng mới so với những năm trước.

Từ ngày 1-10 sẽ triển khai bán vé tàu tết qua mạng thông qua các website [TAGS]www.dsvn.vn[/TAGS] [TAGS]vietnamrailway.vn[/TAGS] và [TAGS]vetau.com.vn[/TAGS] và các điểm bán vé.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa công bố kế hoạch chạy tàu trong dịp Tết Bính Thân 2016.

Theo đó, thời gian phục vụ tết được tính một tháng, từ ngày 25-1-2016 đến hết 25-2-2016. Trong dịp này, ngành đường sắt vẫn chạy thường xuyên 5 đôi tàu khách Thống Nhất chính gồm: SE1/2; SE3/4; SE5/6; SE7/8; TN1/2 (hoặc tàu TN17/18).

Ngoài ra, còn tổ chức chạy thêm các đôi tàu Thống Nhất tăng cường như: SE17/18; SE13/14; SE29/30 và các tàu TN3/4; TN5/6; TN7/8 giữa Sài Gòn - Hà Nội và ngược lại.


Dự kiến tổng số chỗ phục vụ của tàu Thống Nhất là 12.000 chỗ/ngày.

Bên cạnh đó, để đáp ứng tối đa nhu cầu hành khách tại từng thời điểm, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng tổ chức chạy thêm các đoàn đôi tàu SE9/10 (Hà Nội - Nha Trang) trước tết và chạy thêm một đôi tàu chặng Sài Gòn - Đồng Hới dịp sau tết.

Chặng Vinh - Sài Gòn và chặng Thanh Hóa - Sài Gòn cũng sẽ được tăng cường nhiều chuyến tàu trước và sau tết để phục vụ hành khách.

Trong những ngày cao điểm, ngành đường sắt sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để chuyển đổi loại chỗ giường nằm tầng 1 thành 3 ghế ngồi mềm để phục vụ hành khách (áp dụng toa nằm mềm khoang 4 giường).

Những hành khách về quê ăn tết muộn hoặc đi chúc tết, du lịch trong dịp tết cũng có thể đi lại bằng tàu hỏa do ngành đường sắt vẫn chạy thường xuyên 5 đôi tàu Thống Nhất trong những ngày tết.


Vé tàu

Về kế hoạch bán vé, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ dành khoảng 20% tổng số vé tàu Thống Nhất để bán cho các tập thể trong giai đoạn từ ngày 25-9 đến hết 30-9. Sau đó ngành đường sắt sẽ đưa tất cả chỗ còn lại lên hệ thống bán vé điện tử để phục vụ hành khách.

Hành khách có thể mua vé qua các website [TAGS]www.dsvn.vn[/TAGS] [TAGS]vietnamrailway.vn[/TAGS] và [TAGS]vetau.com.vn[/TAGS] và các điểm bán vé kể từ ngày 1-10.

nguồn tuoitre.vn

[TAGS]vé tàu tết[/TAGS]
[TAGS]vé tàu sài gòn[/TAGS]
[TAGS]giá vé tàu tết[/TAGS]
[TAGS]đặt vé tàu tết[/TAGS]








----------
Nguồn www.yeuquangngai.net

Chuyện “mồ côi” ở làng hủ tiếu

Posted: 14 Sep 2015 08:13 PM PDT




1g30 sáng, khi Sài Gòn đã chìm sâu vào giấc ngủ thì ở góc đường Nguyễn Thị Huỳnh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), cặp vợ chồng lặng lẽ ngồi chờ khách bên nồi hủ tiếu nóng hổi bốc hơi nghi ngút.

Nửa đêm, hai vợ chồng anh Vinh - chị Ngọc bán hủ tiếu trên đường Nguyễn Thị Huỳnh (Q. Phú Nhuận, TP.HCM) - Ảnh: Ngọc Hiển

"Nồi hủ tiếu này nuôi sống bảy miệng ăn nên đêm hôm khuya khoắt chi cũng phải ráng mà bán, được thêm đồng mô hay đồng nấy", chị Võ Thị Ngọc (38 tuổi), vợ anh Bùi Quang Vinh (46 tuổi), bắt đầu câu chuyện bên nồi hủ tiếu.

Trích:

Xã có khoảng 3.500 hộ làm nghề bán hủ tiếu ở khắp nơi. Riêng tại thôn Mỹ Trang có hơn 1.000 người làm nghề này. Nhờ nghề hủ tiếu mà các gia đình cũng có kinh tế ổn định. Nhưng cái lo nhất là không có cha mẹ chăm sóc, con cái sẽ hư hỏng. May là số hư rất ít, còn lại đều tự lập được.
Ông LÊ ĐỨC THIỆN (chủ tịch UBND 
xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi)
Nuôi con 
chẳng quản chi thân

21 năm trước anh Vinh theo mẹ khăn gói vào Nam đẩy xe hủ tiếu mưu sinh. Cũng từ nghề này mà anh phải lòng một cô gái duyên dáng kém anh 8 tuổi vừa là đồng hương, vừa "đồng nghiệp" mà sau này là vợ anh.

Suốt 20 năm sống ở đất Sài Gòn này, ám ảnh nhất đối với chị Ngọc đó là khoảng thời gian để con lại cho bà nội, còn mình trở lại Sài Gòn. "Mỗi lần vô lại Sài Gòn là phải đi vòng đường sau hè chứ không dám đi cửa trước vì sợ bé nhỏ khóc không cầm lòng", chị Ngọc nói.

Hai vợ chồng có đến 4 đứa con gái. Ba đứa đầu đang sống cùng bà nội ở thôn Mỹ Trang (xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi). Còn con gái út mới hơn 2 tuổi sống với cha mẹ ở một căn phòng trọ nhỏ trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (Q. Phú Nhuận, TP.HCM).

Trước đây, mỗi lần nhớ con anh Vinh phải đạp xe chở chị Ngọc ra bưu điện thành phố gọi điện thoại về nhà hàng xóm ở quê nhờ họ đi gọi giùm bà nội. Bây giờ có điện thoại di động rồi nhưng mỗi khi thấy số điện thoại từ quê thì tim hai vợ chồng lại cứ đập thình thịch, sợ có chuyện chẳng lành.

"Thương nhất là con gái đầu phải thay cha mẹ vừa chăm lo cho hai em lại phải săn sóc bà nội đã già yếu nhưng không kêu ca, đòi hỏi gì cả. Khi nào cũng nói cha mẹ cho con mặc gì thì con mặc nấy. Trừ bộ đồ đi học ra thôi chứ toàn bộ áo quần của ba đứa con tui đều là của người ta cho rồi tui đem về cho con hết", chị Ngọc nói.

Ngay cả anh Vinh và chị Ngọc mấy năm nay cũng chẳng sắm sửa gì, mấy bộ đồ hai vợ chồng mặc mỗi ngày cũng là đồ cũ trong xóm người cho kẻ tặng. Xa con, niềm vui không tả xiết của hai vợ chồng là cuối mỗi năm học con cái điện vào khoe giấy khen học sinh giỏi.

"Chỉ lo nếu bà nội già yếu quá rồi, lỡ bỏ con bỏ cháu mà đi thì không biết phải ở hay về đây", anh Vinh vừa nói vừa đẩy chiếc xe hủ tiếu về nhà trọ khi đồng hồ đã điểm 2g30.

Tuổi thơ không cha mẹ

Chúng tôi tìm gặp ba con gái của vợ chồng anh Bùi Quang Vinh khi các cháu đang sống cùng bà nội ở làng Mỹ Trang. Ngôi làng này tuy nhỏ bé nhưng có đến hơn 1.000 người đang bán hủ tiếu khắp các thành phố trên cả nước.

Những đứa trẻ được sinh ra ở làng Mỹ Trang ở lại quê nhà cùng ông bà để cha mẹ tiếp tục cuộc mưu sinh. Ba con gái đầu Huyền, My và Mỹ của gia đình anh Vinh cũng như bao đứa trẻ khác ở làng này với tuổi thơ không cha mẹ.

Ký ức của Huyền và My trong những ngày tháng tuổi thơ chỉ có bà nội đã 80 tuổi. Khi Huyền lên 8 tuổi thì Mỹ ra đời, anh Vinh cũng để con ở nhà tiếp tục khăn gói vào Nam. Không cha mẹ, Huyền và My ngoài những giờ đi học còn đảm đương thêm nhiệm vụ chăm em và phụ giúp người bà bị căn bệnh đau lưng hành hạ.

Xa cha mẹ, chị cả Như Huyền phải đảm đương tất cả công việc trong nhà từ chuyện cơm nước, bày em học bài, khâu vá áo quần cho em. "Em vừa làm chị mà cũng như thay mẹ lo lắng cho các em từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Những khi bà ốm đau em lại nấu cháo đút cho bà ăn từng bữa" - Huyền nói.

Ở thôn Mỹ Trang này có rất nhiều đứa trẻ phải chịu cảnh "mồ côi" như ba đứa con anh Vinh. Những năm gần đây, nghề bán hủ tiếu thịnh hành ở TP Đà Nẵng, TP Quảng Ngãi, TP Tam Kỳ... nên nhiều người rời TP.HCM trở về những thành phố gần quê nhà để tiện chăm sóc con cái. Riêng vợ chồng anh Vinh là một trong số ít cặp vợ chồng của làng này vẫn ở lại Sài Gòn tiếp tục cuộc mưu sinh, chấp nhận cảnh cha mẹ một nơi, con cái một chốn.

Nguồn tuoitre.vn

Người Quảng Ngãi ở đất Sài thành ;) http://yeuquangngai.net/8-Danh-Nhan-...-Sai-thanh.yqn

Hủ tiếu gõ Sài Gòn ;) http://yeuquangngai.net/80-Huong-Vi-...go-Sai-Gon.yqn

Hủ tiếu gõ - lách cách Sài Gòn đêm ;) http://yeuquangngai.net/80-Huong-Vi-...ai-Gon-dem.yqn

Hủ tíu gõ trên phố Sài Gòn ;) http://yeuquangngai.net/8-Danh-Nhan-...ho-Sai-Gon.yqn

Lang thang mỳ gõ ;) http://yeuquangngai.net/33-Nhat-Ky-T...hang-my-go.yqn

Nhọc nhằn mì gõ đêm ;) http://yeuquangngai.net/8-Danh-Nhan-...-mi-go-dem.yqn








----------
Nguồn www.yeuquangngai.net

Lý Sơn căng mình ứng phó bão số 3

Posted: 14 Sep 2015 07:57 PM PDT




Do ảnh hưởng của bão số 3 từ chiều ngày 13/9 đến sáng nay tại huyện đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi) đã có mưa vừa và mưa to. Mưa to kèm theo gió bão cấp 6 -7 đã khiến tuyến giao thông đi lại nối đất liền với đảo Lý Sơn và tuyến đảo Lớn và đảo Bé phải tạm ngưng hoạt động, nghiêm cấm tàu cá không được phép xuất bến ra khơi tìm nơi tránh trú an toàn.



Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn đã chỉ đạo nghiệp đoàn nghề cá 2 xã An Vĩnh và An Hải phối hợp với bộ đội biên phòng sử dụng hệ thống thông tin liên lạc Icom kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực nguy hiểm tìm nơi tránh trú an toàn.

Đồng thời kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền và các chủ bè lồng nuôi tôm vào neo đậu an toàn trong vũng neo trú tàu thuyền, khẩn trương triển khai phương án ứng phó với [TAGS]bão số 3[/TAGS].




Chỉ đạo cho ngành Giáo dục đào tạo thông báo cho các trường học cho học sinh nghỉ học kể từ trưa 14/9, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân biết để chủ động phòng tránh; triển khai ngay các phương án phòng chống bão, triển khai ngay phương án sơ tán nhân dân tại những vùng trũng, thấp, vùng ven bờ biển có nguy cơ sạt lở;

Chủ động dự trữ lương thực thực phẩm, nước uống để phòng thời tiết xâu kéo dài; tổ chức chằng chống nhà cửa, nhất là các công trình dân sinh, các công trình trọng điểm đang thi công. . . , hạn chế thấp nhất thiệt hại khi mưa bão đổ bộ vào đảo trong đêm tối.










Theo báo cáo của Nghiệp đoàn nghề cá An Vĩnh và An Hải, hiện toàn bộ tàu cá hoạt động trong vùng nguy hiểm của [TAGS]bão số 3[/TAGS] đang trên đường chạy về đảo Lý Sơn để tránh trú.

Nguồn [TAGS]tienphong.vn[/TAGS]









----------
Nguồn www.yeuquangngai.net

No comments:

Post a Comment