Wednesday, May 25, 2016

Vi vu qua đèo Violăk

Vi vu qua đèo Violăk


Vi vu qua đèo Violăk

Posted: 24 May 2016 09:46 PM PDT

Đèo Violăk! Cái tên này cứ… nhấp nha nhấp nháy trong ước muốn phượt của mình. Ước muốn vẫn chỉ là… muốn ước nếu không có một sáng đẹp trời, thằng em lái xe tải nhỏ chở cá khô đi ngang nhà chợt dừng lại: “Ba Tơ không? Nếu anh đi, mình vọt ngay và luôn con đèo Violăk. Lên đó chụp ảnh đã lắm.

Vi vu qua đèo Violăk

 

Và nếu anh đủ dũng khí không… sợ vợ chỉ một ngày thôi, mình vi vu qua Kon Tum làm vài chai bia rồi về. OK?”.

Bỏ qua “yếu tố” khiêu khích và bụi bặm trong lời rủ rê của nó, mình chạy rật rật vô nhà lấy máy ảnh, nhảy tót lên ca bin, hất mặt bảo nó: “Khởi hành!”.

 

Vi vu qua đèo Violăk

 

Qua sông thì phải lụy đò. Lên xe cũng phải lụy… bác tài. Mình gãi đầu gãi tai nói anh bước một chân vô hội nghệ sĩ nhiếp ảnh rồi, còn một chân nữa phụ thuộc vào chuyến đi này, do em định đoạt… Nó nói biết rồi, anh miễn lăn tăn, đã rủ anh đi, hễ gặp chỗ đẹp thì em dừng lại cho anh “bắn”. Mình ái ngại: “Còn mấy tạ cá khô của mày thì sao? Bán không hết, vợ nó véo cho bầm mình”, mình ái ngại. Nó nói anh yên tâm, em bỏ sỉ mà, vài chỗ là xong. Anh cứ nghĩ là anh đang đi sáng tác, chuyến đi này là… do anh và vì anh.

 

Vi vu qua đèo Violăk

 

Từ Sa Huỳnh (H. Đức Phổ) đến Thạch Trụ (H. Mộ Đức, Quảng Ngãi) mất 25 phút. Từ đây, theo quốc lộ 24 “tây tiến” lên Ba Tơ. Mới tới Ba Động, xã đầu tiên của huyện Ba Tơ, đã thấy đẹp rồi. Những con đường hai bên viền bóng thông mát rượi khiến mình thoáng nghĩ đến xứ sở ngàn hoa Đà Lạt. Xe qua Ba Vì, thằng em bảo anh ngồi vịn cửa xe cho chắc, đang vi vu lên đèo Violăk đây. Mình hỏi sao không có dây an toàn? Nó nói có… đùm dây cao su buộc cá phía sau, anh tạm quàng vào người đi. Rồi nó cười khì khì, nói đi sáng tác bằng xe chở cá khô mà bày đặt!

 

Vi vu qua đèo Violăk

 

Đường lên đèo Violăk quá đẹp, càng lên cao càng hùng vĩ, vẻ đẹp hoành tráng như thách thức mọi chiều kích của đại ngàn. Xe vòng vèo, lắt léo, uốn lượn, trườn bò qua hàng trăm khúc cua tay áo. Trong hiểu biết của mình, đèo Violăk dài bao nhiêu chưa thấy tài liệu nào ghi. Nhưng mình … đoán khoảng trên dưới 50 km. Càng lên cao sắc mây càng đẹp, sắc trời càng trong. Hai bên đường, một bên là sườn núi dựng đứng treo những chùm hoa dại đỏ bừng, vàng rực, tím sẫm; một bên là vực sâu, trải rộng với những thung lũng xanh rờn màu lúa vụ xuân – hè. Thằng em biết giữ chữ “tín” đã dừng lại năm sáu lần để mình giương máy ảnh, “bắn” vào những “tọa độ” đẹp như tranh thủy mặc. Những vạt rừng nắng vàng như mật ong. Những cánh đồng xanh biếc loáng nước, những kênh mương thủy lợi chạy vòng vèo tít tắp, những làng bản, những nếp nhà nho nhỏ, xinh xắn như cái móng tay, những con đường ngoằn ngoèo dẫn về đâu đó xa, xa lắm.

Muốn lang thang, lãng đãng, chần chừ, dùng dằng với những cung đường đẹp đến ngỡ ngàng. Muốn lắm! Nhưng mục tiêu là đỉnh đèo, là bên kia Kon Tum vẫy gọi nên mỗi lần dừng ngắm và “chộp” không quá 5 phút.

 

Vi vu qua đèo Violăk

 

Rồi cũng tới đỉnh đèo. “Violăk – Kom Tum 100 km”, dòng chữ trên cột cây số bên đường cho mình nhiều cảm xúc. Thằng em nói bên này đèo trời đang nắng. Nhưng lát nữa mình đổ đèo, qua Kon Tum, anh sẽ thấy khác ngay. Mây mù hơn, nắng hiếm hoi, trời hơi se lạnh. Có lẽ Violăk phân cách hai miền khí hậu đông – tây Trường Sơn như câu thơ của một nhà thơ nổi tiếng: “Trường Sơn đông nắng tây mưa / Ai chưa đến đó như chưa rõ mình”.

Xe qua địa phận Kon Tum, mình cảm nhận rõ điều cậu em nói. Tiết trời dìu dịu. Trời nhiều mây, có vẻ sắp mưa. Và rồi mưa thật. Nhưng nhẹ thôi, kiểu như rây bột. Mình lâng lâng trong ý nghĩ: Vậy là mình đã đi “Tây” được hai lần. Lần thứ nhất là… Tây Bắc với Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai. Và lần này là… Tây Nguyên! Huyện lỵ KonKlong chuẩn bị phát triển với những cửa hàng bán đồ gia dụng, đồ điện tử. Nhưng phố xá hơi vắng. Có gì đó giống giống Pleiku, “đi dăm phút trở về chốn cũ…”. Thằng em giữ chữ “tín” thêm lần nữa. Nó rủ làm vài chai bia. “Bia bình thường mình vẫn uống nhưng không gian lạ lẫm nên thấy bia hơi nồng hơn một chút, lâng lâng hơn một chút. Có lẽ bia Kon Tum đậm đặc hương vị đại ngàn?".

 

Vi vu qua đèo Violăk

 

Về lại Ba Tơ theo đường cũ trong cơn mưa chiều Tây Trường Sơn thật buồn. Thằng em xuýt xoa nói không sao, lát mình qua bên kia đèo, cỡ bốn rưỡi năm giờ, Đông Trường Sơn trời ráo hoảnh. Anh sẽ gặp một biển mây đẹp mê hồn… trận. Em biết chắc vậy vì em quen thời tiết trên này rồi. Anh chuẩn bị “súng” đi.

 

Vi vu qua đèo Violăk

Vi vu qua đèo Violăk

 

Vi vu qua đèo Violăk

 

Quả thật, xe vừa chào tạm biệt Kon Tum, xuôi về phía Quảng Ngãi là y như đi trong rừng mây. Mây thấp, mây cao, mây chờn vờn giăng giăng bốn bề, chẳng khác nào những thước phim mô tả chốn bồng lai tiên cảnh. Mình đã mấy lần “qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi” như lời một câu hát. Giờ hình ảnh này lặp lại, rạo rực hơn, nao lòng hơn, chùng chình hơn khi chứng kiến cả một biển mây. Mây – như khí thiêng rừng núi – trắng xốp vật vờ, lãng đãng, giăng giăng, vắt mình qua mỏm núi, qua con suối, qua dòng sông, qua cánh đồng, qua rừng vắng. Cảnh vật ẩn hiện, mơ màng, chập chờn, lung linh trong mây. “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, câu thơ của Quang Dũng chợt hiện về. Mình nghịch trong ý nghĩ: “súng” (máy ảnh) của mình cũng đang “ngửi trời” đây, độ cao 1.300 m chứ ít đâu?

Đường về, Sông Re tiễn hai anh em mình tới Ba Tơ rồi khuất trong chạng vạng. Tạm biệt Violăk, tạm biệt một chuyến đi tuy bất ngờ nhưng vẫn đạt tới độ… vi vu.

Theo iHay


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Vi vu qua đèo Violăk

Bãi Con nồng nàn hương biển rộng

Posted: 24 May 2016 09:44 PM PDT

Ở đâu không biết chứ ở Quảng Ngãi, Bãi Con là cảnh đẹp nhỏ nhất, nhỏ đến mức nhiều du khách gọi là 'thắng cảnh bỏ túi'. Người địa phương thì hay nói: 'Bãi Con có chút bíu bìu biu'.

Bãi Con nồng nàn hương biển rộng

Trong mỹ cảm của du khách

Với chiều dài khoảng 150m, rộng không đầy 100m, Bãi Con nằm gọn gàng giữa hai gành đá theo hướng đông – tây, thuộc bán đảo Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi), cách trung tâm xã khoảng 3km về phía đông nam. Nhỏ thó vậy nên có thể xem Bãi Con là “lát cắt”, là tiểu cảnh trong cái mênh mang hùng vĩ của non nước trời biển Sa Huỳnh.

Bãi cát dài trên 10 km uốn lượn dọc biển từ bắc xuống nam bị núi Cấm chặn lại để tạo thành cửa biển Sa Huỳnh. Ghềnh đá chạy đến đây cũng đột ngột dừng lại một quãng. Chính nơi đây Bãi Con ra đời, biệt lập với “bãi mẹ” trong kia gần 2km.

Từ núi Cấm nhìn xuống, Bãi Con như dải lụa vàng rực, óng ánh phơi bên thềm biển. “Màu vàng tinh khôi, óng ả nơi đây buộc người ta phải nhìn hoa cúc cho đỡ nhớ khi xa”, một du khách nói. Có người ví von rằng Bãi Con là đứa con sớm tự lập của “bãi mẹ”, đã ra riêng từ thuở lập địa khai thiên nên phải tự đẹp để sống trong mỹ cảm của bao người yêu biển.

 

Bãi Con nồng nàn hương biển rộng

Nếu cái lạ thứ nhất của Bãi Con là…nhỏ con thì cái lạ thứ hai là quanh năm nơi này chỉ có những gợn sóng lăn tăn, vừa đủ để nhắc rằng “bên em là biển rộng”. Tuyệt nhiên không hề thấy sóng ào ạt “như nghiến nát bờ em” ở Bãi Con, dù là những ngày biển động.

 

Bãi Con nồng nàn hương biển rộng

 

Có lẽ vì thấy Bãi Con có vẻ mảnh dẻ nên sóng dữ chỉ xô nhau, gầm gào cách xa hàng trăm mét rồi trực chỉ “bãi mẹ” trong kia. Vì vậy, cả trong mùa đông, vào những ngày thứ bảy, chủ nhật se lạnh mà không mưa, vẫn có từng nhóm bạn trẻ đến với bãi con, đùa với những gợn sóng dịu êm, thả tóc bay theo gió trong cảm hứng thiên nhiên lãng mạn.

Bãi con thật là “bé hạt tiêu”. Có chút xíu nhưng có thể đón hàng trăm khách du lịch sinh thái mà không hề cho cảm giác chật chội bởi vì Bãi Con mới chỉ là “tiền sảnh ” thôi. Ngôi nhà du lịch sinh thái biển chính là những gành đá, những vách núi hoang sơ, kéo dài mãi về phía đông, đợi chân người khám phá.

 

Bãi Con nồng nàn hương biển rộng

Bãi Con nồng nàn hương biển rộng

Khu vực gần Bãi Con

 

Say sưa giấc mộng hải hồ

Từ Bãi Con men theo ghềnh đá hiểm trở, cheo leo, bạn sẽ thích thú với trùng trùng thạch trận. Trên vách núi dựng đứng, chim biển lắc lư trên những cành cây nhỏ xíu rồi buông mình lao xuống muôn trùng sóng trắng, thả tiếng hót rơi tự do làm không ít du khách giật mình trong thích thú.

Chắc chắn bạn sẽ dừng lại dưới bóng mát của một tảng đá khổng lồ nào đó khi gặp những cụm khói bay lên từ những người đốt hàu. Đây là kiểu thưởng thức món hàu vừa dân dã, vừa thoát tục của người dân sống quanh Bãi Con. Những lúc thư nhàn, họ thường mang những bó rơm ra gành, chọn tảng đá có nhiều hàu bám và đốt. Nhiệt độ cao làm hàu há miệng, để lộ phần thịt nhưng phần thân vẫn bám trên đá.

 

Bãi Con nồng nàn hương biển rộng

Hàu tươi ngon bên bãi đá

 

Người ta chỉ việc nặn chanh, rắc muối tiêu, mì chính vào miệng hàu, trộn qua vài lượt rồi dùng thìa cà phê múc ra; cùng với chai rượu đế, chiếc ly con, là đã có một bữa nhậu tuyệt vời, rất sinh thái và không kém phần sành điệu. Chắc chắn bạn sẽ được những “tửu ông” hiếu khách mời thưởng thức món hàu độc đáo này. Bạn cũng có thể mua một ít hàu tươi sống (35.000 đồng/kg) được bày bán ven đường vào Bãi Con và chọn một hốc đá kín gió nào đó, tự nấu nồi cháo hàu thơm lừng vị biển.

Tầm 4-5 giờ chiều, bạn hãy cùng với một em nhỏ làng chài bơi thuyền đi dọc gành đá Bãi Con, say sưa với “mộng hải hồ” khi thuyền trôi chầm chậm qua những rặng đá rêu phong. Nếu mang theo ống nhòm, bạn có thể quan sát bầy khỉ đi ăn đâu đó trên mỏm núi cao ngất trên kia. Hình ảnh này đưa bạn về với nét hoang sơ của hàng trăm năm trước.

Nếu bạn quyết định qua đêm nơi này giữa mùa trăng, Bãi Con sẽ thủ thỉ cùng bạn huyền thoại biển từ thuở khai thiên lập địa. Bạn đừng sợ. Người dân phía sau Bãi Con sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ nếu bạn thiếu những phương tiện cần thiết.

Sau một đêm ngon giấc trong nồng nàn hương biển, ánh mặt trời đầu tiên sẽ đến với bạn trên Bãi Con – bãi xa nhất của Sa Huỳnh về phía đông – trước khi ban phát một ngày mới cho những làng chài trù phú sau những rặng dừa xanh biếc.

Theo iHay


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Bãi Con nồng nàn hương biển rộng

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

Posted: 24 May 2016 09:21 PM PDT

Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) lưng tựa vào núi rừng trùng điệp, mặt hướng về biển biếc bao la.

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

Đứng trên đồi cao nhìn xuống Sa Huỳnh, bãi cát vàng, bờ sóng trắng chạy một “nét mi” cong lao xao, mềm mại. Đường sắt cách biển không xa, chạy song song với quốc lộ, trông như hai sợi dây đàn căng ngang khiến tâm hồn bao du khách đong đầy nhạc cảm.

 

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

 

Còn nếu nhìn Sa Huỳnh từ ngọn Hải đăng trên bán đảo Thạnh Đức (cách Sa Huỳnh 3 km về phía đông), đầu tiên bạn sẽ thấy sắc xanh mềm mại của những lũy tre, tiếp đến là xanh sẫm những bóng dừa rồi đến xanh trong của dòng sông mở lòng ra biển lớn. Những con tàu buông neo đợi giờ xuất bến. Những xóm chài yên bình, êm ả nép bên nhau.

 

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

 

Chắc chắn bạn sẽ lưu giữ vẻ đẹp góc cạnh của những chàng trai biển bên tấm lưới giăng trên bãi cát. Đó là những tấm ngực trần vồng lên hình ngọn sóng. Đó là những bắp thịt cuồn cuộn từng kéo xoăn tay chùm cá nặng giữa biển khơi. Đó là những bàn chân trần vững vàng trên dập dềnh sóng cả.

Ngồi với họ, bạn sẽ được nghe kể về những bữa cơm chan hòa vị biển, những giấc ngủ chao đảo trong ca bin mùa biển động, những giấc ngủ chênh vênh, một đêm có khi ướt ráo mấy mươi lần. Họ sẽ kể cho bạn nghe chuyện đảo xa, không chỉ là chuyện sóng gió của biển trời mà còn là những câu chuyện “sóng gió” của lòng người xoay trở.

Bạn sẽ bắt gặp những phụ nữ cần mẫn ngồi vá lưới để cho con, cho em, cho anh, cho chồng của họ có một giấc ngủ no mắt trước chuyến biển dài hơi. Một giấc ngủ say trên bờ bằng cả chục đêm ngủ lơ mơ trên biển mà.

 

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

 

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

 

Một "festival" màu sắc sẽ làm bạn mãn nhãn khi ngắm rạng đông trên bãi biển Sa Huỳnh. Mặt trời đỏ rựng trên nền mây lung linh, biển dần xanh lên từ màu sẫm đen của bóng đêm sót lại, bãi cát vàng những tia nắng đầu tiên sẽ làm bạn nhẹ bâng. Ngày mới của bạn sẽ bắt đầu như thế.

 

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

 

Buổi chiều, bãi tắm Sa Huỳnh dập dìu những phượt thủ Tây có, ta có. Bên bãi tắm, những căn lều bình dị, giá hải sản bình dân sẽ cho bạn cảm giác bình yên.

Các cô gái Bắc chẳng biết có phải người Hà Nội không mà trông có vẻ khá tự nhiên và thanh lịch. Có cô ríu ran tang tình thơ phú: “Không đi không biết Sa Huỳnh. Đi rồi mới thấy là mình trẻ ra”. Vâng, thân hình "hot" thế, áo tắm thoáng thế, da dẻ nõn nà thế, tạo dáng chụp ảnh điệu đà thế, bao nhiêu cặp mắt dồn về, các cô không cảm thấy mình trẻ ra mới là chuyện lạ.

 

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

 

Các cô đi qua chỗ bọn nhóc đang nghịch cát, thấy quá dễ thương nên giương máy ảnh. Rất tự nhiên, cười hết cỡ, mắt cười, môi cười, hai ngón tay nhỏ xíu xòe ra như cũng đang… cười. Nụ cười hình chữ V.

 

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

 

Dạo bộ dọc quốc lộ qua thị tứ Sa Huỳnh, hình ảnh sinh động của cánh đồng vào vụ gặt, hình ảnh êm đềm của đàn bò no cỏ vừa đi vừa nhai bóng hoàng hôn, hình ảnh khói lam chiều bảng lảng xóm làng xa cũng có thể cho bạn những phút giây thư thả tâm hồn.

 

Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

 

Sa Huỳnh nhiều cung bậc. Cung bậc nào cũng dìu dịu những thanh âm trong trẻo, tươi ròng vẻ đẹp của cuộc sống trong từng phân cảnh non nước trời mây.

Theo iHay


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Sa Huỳnh dạt dào xúc cảm

1 comment:

  1. [B][I]o THIẾT KẾ QUY TRÌNH GIA CÔNG ỐNG CÔN
    o THIẾT KẾ QUY TRÌNH GIA CÔNG Ổ ĐỠ TRỤC
    o THIẾT KẾ MÁY LĂN ÉP
    o THIẾT KẾ QUY TRÌNH GIA CÔNG BÍCH DẦU
    o THIẾT KẾ QUY TRÌNH GIA CÔNG BÍCH ĐUÔI (RẤT ĐẦY ĐỦ, BAN VE, THUYEY MINH)
    o THIẾT KẾ QUY TRÌNH GIA CÔNG CẦN GẠT
    o THIẾT KẾ QUY TRÌNH GIA CÔNG GIÁ ĐIỀU CHỈNH
    o THIẾT KẾ QUY TRÌNH GIA CÔNG DAO CẮT KIM LOẠI[/I]

    TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HOÁ - CƠ KHÍ ATI [/B]
    Org : ATI Technology Center

    - Nhận làm đồ án công nghệ chế tạo máy
    - Nhận làm đồ án chi tiết máy

    [B]Mọi chi tiết xin liên hệ:[/B]

    Phone: 0909.769.098 – 0918.769.098 – 01699.257.175
    Email: [EMAIL]dientuati@gmail.com[/EMAIL]
    Skype: atibk.vn
    Website :
    luanvantotnghiep.com.vn
    doantotnghiep.com.vn
    phanmemgiare.com.vn
    Fac:
    facebook.com/nhanthietkemachdientuati
    facebook.com/nhanlamdoantotnghiep
    Địa chỉ: Nhận Làm Trên Toàn Quốc

    ReplyDelete