Thursday, November 23, 2017

Quảng Ngãi: Thạc sĩ viết văn bản không được thì lãnh đạo kiểu gì?

Quảng Ngãi: Thạc sĩ viết văn bản không được thì lãnh đạo kiểu gì?


Quảng Ngãi: Thạc sĩ viết văn bản không được thì lãnh đạo kiểu gì?

Posted: 23 Nov 2017 07:28 AM PST

“Thực tế, nhiều cán bộ tốt nghiệp đại học tại chức, từ xa sau khi lấy bằng thạc sĩ và được bổ nhiệm làm lãnh đạo ở các phòng ban của sở, huyện, xã. Nhưng viết văn bản không được thì lãnh đạo kiểu gì?”, ông Nguyễn Thanh Quang – Phó bí thư tỉnh Quảng Ngãi đặt câu hỏi.

Chiều 23.11, liên quan đến việc tỉnh Quảng Ngãi ban hành và thực hiện quy định “Cán bộ sinh từ năm 1975 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp đại học chính quy mới được bổ nhiệm chức danh Trưởng, Phó phòng và tương đương thuộc sở, ban, ngành UBND huyện, thành phố” gây nhiều tranh cãi, ông Nguyễn Thanh Quang – Phó bí thư tỉnh Quảng Ngãi đã có trao đổi với PV Dân Việt.

Theo ông Nguyễn Thanh Quang, những năm trước đó, do điều kiện nguồn cán bộ của địa phương quá khó khăn nên phải tuyển nhiều trường hợp trình độ trung cấp, cao đẳng… Trong quá trình công tác, số cán bộ này đã hoàn thiện tốt nghiệp đại học tại chức, từ xa. Đến năm 2015, để nâng dần chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đáp ứng tình hình phát triển của địa phương, tỉnh đã đề ra yêu cầu cán bộ sinh từ năm 1965 trở về sau, nếu không tốt nghiệp đại học chính quy thì phải có bằng thạc sĩ mới được bổ nhiệm.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, tiếp thu ý kiến từ cơ sở và nhận thấy do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số người tốt nghiệp đại học tại chức, từ xa dù đã có bằng thạc sĩ nhưng trình độ, năng lực vẫn không khác trước. “Không ít trường hợp tiếng là thạc sĩ nhưng viết văn bản không được thì lãnh đạo kiểu gì?” - ông Quang bày tỏ. Vì vậy, cùng với sửa đổi độ tuổi cán bộ bổ nhiệm từ 1965 thành 1975 trở về sau, tỉnh đã đề ra tiêu chuẩn “phải tốt nghiệp đại học chính quy” mới được bổ nhiệm, bổ nhiệm cao hơn.

Quảng Ngãi: Thạc sĩ viết văn bản không được thì lãnh đạo kiểu gì?

Ông Nguyễn Thanh Quang – Phó bí thư tỉnh Quảng Ngãi.

Vị phó Bí thư tỉnh ủy nói thêm: “Tước khi đề ra chủ trương trên, tập thể tỉnh ủy đã họp, cân nhắc và xem xét rất nhiều. Cùng với mục đích nâng cao dần chất lượng của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi mong muốn hạn chế bớt đi các trường hợp “con ông cháu cha” học hành làng nhàng cứ đưa vào, bổ túc lên cho đạt chuẩn rồi bổ nhiệm. Trong khi đó, hàng ngàn con em khác của người dân học hành tử tế, đào tạo chính quy nhưng bằng cấp thấp hơn không được nhận, bổ nhiệm”.

“Đại học như nhau chỉ là một cách nói, còn trên thực tế ai cũng hiểu không phải như vậy. Làm gì có chuyện năng lực của một người rất vất vả mới thi đỗ và tốt nghiệp đại học chính quy, lại ngang bằng với người học tại chức, từ xa hay thạc sĩ “9+3″ mà báo đã nêu” - ông Quang thẳng thắn.

Theo vị lãnh đạo này, nói như vậy không phải là nói đa số tại chức, từ xa và sau đó học lên thạc sĩ. Bởi lẽ rất nhiều cán bộ dù tại chức, từ xa nhưng có quá trình công tác và năng lực thực tiễn vượt trội, có uy tín, phẩm chất đạo đức tốt, được đơn vị tín nhiệm… vẫn được xem xét và bổ nhiệm, bổ nhiệm cao hơn. Tương tự ở các huyện miền núi, dù không thể hiện trong văn bản nhưng trên thực tế, tỉnh đã nới lỏng rất nhiều trong việc bổ nhiệm cán bộ học tại chức, từ xa.

“Tỉnh đề ra chủ trương này là để nâng chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo được bổ nhiệm ngày càng cao hơn, đáp ứng tình hình ngày càng phát triển của địa phương và xu hướng chung của đất nước; loại bỏ dần số cán bộ không có năng lực đang ngồi choán chỗ ở các cấp ngành của địa phương. Vì thế, nếu thật sự là người có năng lực thì dù tại chức, từ xa… vẫn được trọng dụng và bổ nhiệm bình thường. Trong quá trình triển khai nếu yêu cầu, tiêu chuẩn bổ nhiệm nào chưa phù hợp thì tỉnh sẽ điều chỉnh sửa đổi để phù hợp hơn”, ông Quang nói thêm.

Cũng theo ông Quang, sắp tới, tỉnh ủy sẽ chỉ đạo kiểm tra, đề ra biện pháp để ngăn chặn, hạn chế tình trạng thạc sĩ “giấy” đi học lại đại học để được bổ nhiệm cao hơn mà báo đã đưa tin.

Như đã phản ánh, đến tháng 8.2017, tuy sửa đổi hạ mốc năm sinh (tính từ năm 1975 thay cho năm 1965 trở về sau), nhưng tỉnh Quảng Ngãi vẫn giữ tiêu chuẩn phải có bằng tốt nghiệp đại học chính quy mới được bổ nhiệm và thăng chức. Theo đó, nhiều trưởng, phó phòng ban của cấp huyện đã là thạc sĩ nhưng bằng tốt nghiệp đại học là tại chức, từ xa nên phải đăng ký học lại đại học chính quy.


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quảng Ngãi: Thạc sĩ viết văn bản không được thì lãnh đạo kiểu gì?

Quảng Ngãi: Hồ chứa đồng loạt xả lũ, cắt giao thông lên Sơn Tây

Posted: 23 Nov 2017 02:50 AM PST

Cùng với lũ từ thượng nguồn đổ về, 2 hồ chứa thủy điện Đăkđrinhhồ chứa Nước Trong cùng xả lũ đã làm ngập cầu sông Rin, cắt đứt giao thông giữa huyện Sơn Tây với đồng bằng Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi: Hồ chứa đồng loạt xả lũ, cắt giao thông lên Sơn Tây

(Ảnh: Facebook Phan Huỳnh Sơn)

Trưa 23.11, trao đổi nhanh với Dân Việt, ông Phùng Tô Long – Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hà – cho biết, đến thời điểm này, nước vẫn đang tràn qua cầu sông Rin, thị trấn Di Lăng. Địa phương đã cử lực lượng canh gác, không cho người và phương tiện qua lại. Theo đó, giao thông của huyện miền núi nằm phía trên là Sơn Tây với đồng bằng đã bị cắt đứt.

Quảng Ngãi: Hồ chứa đồng loạt xả lũ, cắt giao thông lên Sơn Tây

Quảng Ngãi: Hồ chứa đồng loạt xả lũ, cắt giao thông lên Sơn Tây

(Ảnh: Bạn đọc V.T)

“Trước đó cùng với nước từ thượng nguồn đổ về, phía vận hành hồ chứa thủy điện Đăkđrinh đã thông báo xả lũ từ 22h ngày 22.11, với lưu lượng xả khoảng 600m3/giây; còn hồ chứa Nước Trong xả lũ với lưu lượng khoảng 1000m3/giây”, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết thêm.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quảng Ngãi: Hồ chứa đồng loạt xả lũ, cắt giao thông lên Sơn Tây

Quảng Ngãi: Thu hút 82 tiến sĩ, thạc sĩ, đại học chính quy về làm việc

Posted: 23 Nov 2017 02:47 AM PST

Năm 2017 này, tổng số thạc sĩ, tiến sĩ, đại học chính quy mà tỉnh Quảng Ngãi ký quyết định thu hút về làm việc là 82 người, thuộc nhiều lĩnh vực và chuyên ngành khác nhau.   

Cụ thể trong quyết định phê duyệt danh mục ngành nghề đào tạo thuộc các lĩnh vực ưu tiên thu hút tuyển dụng năm 2017 mà tỉnh này đã ký, gồm Sở Y tế thu hút tuyển dụng 67 đại học (bác ​sĩ ) ở các ngành đa khoa, dự phòng; y học cổ truyền, xét nghiệm.

Quảng Ngãi: Thu hút 82 tiến sĩ, thạc sĩ, đại học chính quy về làm việc

Các bác sĩ, dược sĩ về Quảng Ngãi công tác theo chính sách thu hút (ảnh Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Trường Đại học Phạm Văn Đồng thu hút tuyển dụng 4 tiến sĩ kinh tế, khoa học máy tính; chuyên ngành nền móng xây dựng và tiếng Anh; trình độ đại học 5 người, gồm: Sư phạm Toán học; Vật lý; Hóa học; Sinh học và Tin học. Trường Cao đẳng Y tế  Đặng Thùy Trâm tuyển dụng 4 đại học Điều dưỡng; Y đa khoa; Y học dự phòng. Sở NN&PTNT tuyển dụng 1 thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi. Huyện Trà Bồng thu hút tuyển dụng 1 đại học Tài chính- Ngân hàng.

Được biết giai đoạn 2013-2016, Quảng Ngãi đã thu hút được 197 người, gồm 2 tiến sĩ ; 1 thạc sĩ; 168 bác sĩ và đại học dược sĩ trở lên 26 người. Cũng trong giai đoạn trên, tỉnh Quảng Ngãi đã cử đi đào tạo 27 tiến sĩ, 190 thạc sĩ, chuyên khoa II là 24 người và chuyên khoa I là 95 người.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quảng Ngãi: Thu hút 82 tiến sĩ, thạc sĩ, đại học chính quy về làm việc

No comments:

Post a Comment