Monday, January 13, 2014

Siêu trộm chuyên đột nhập bằng thang dây sa lưới

Siêu trộm chuyên đột nhập bằng thang dây sa lưới


Siêu trộm chuyên đột nhập bằng thang dây sa lưới

Posted: 13 Jan 2014 08:56 AM PST

Ngày 13-1, CAH Tư Nghĩa, Quảng Ngãi cho biết, vừa khởi tố đối tượng Huỳnh Trần Thưởng (51 tuổi, ở phường Chánh Lộ, Tp Quảng Ngãi) và Nguyễn Sáng (49 tuổi, ở xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa) về hành vi trộm tài sản

Siêu trộm chuyên đột nhập bằng thang dây sa lưới

Đối tượng Huỳnh Trần Thưởng

Huỳnh Trần Thưởng có tiền án 20 năm tù giam về tội trộm tài sản và trốn khỏi nơi giam giữ. Sau khi ra tù năm 2011, đối tượng tiếp tục gây án. 

Theo đó, lợi dụng đêm tối, đối tượng Thưởng trèo lên mái nhà các hiệu bán tạp hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, sử dụng bộ đồ nghề cắt tôn, tháo ngói trần nhà và dùng thang dây trèo xuống lấy tài sản đưa ra ngoài. Sau đó liên kết đối tượng Nguyễn Sáng, 49 tuổi, ở xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa đem toàn bộ số tài sản trộm được bán cho người khác. 

Bước đầu Huỳnh Trần Thưởng khai nhận gây trên 20 vụ trộm tài sản hiệu tạp hóa.

Theo ANTD


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Siêu trộm chuyên đột nhập bằng thang dây sa lưới

Ngư dân Việt bình thản ra khơi trước lệnh cấm phi lý từ Trung Quốc

Posted: 13 Jan 2014 08:40 AM PST

“Tuy bị mất mát rất lớn nhưng chúng tôi càng quyết tâm ra Hoàng Sa. Dù phía họ có tàu lớn, vũ khí uy hiếp, nhưng với sự đoàn kết của anh em ngư dân trên tàu, cũng như các tàu cá khác, sẽ vững vàng bảo vệ nhau đánh bắt hải sản trên vùng biển của mình. Mình là ngư dân Việt Nam thì phải đánh bắt trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc mình…”.

Ngư dân Việt bình thản ra khơi trước lệnh cấm phi lý từ Trung Quốc

Tàu cá Quảng Ngãi thẳng tiến ra khơi, bất chấp lệnh cấm phi lý 

Tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, vừa thông qua “Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam” và có hiệu lực từ 1-1-2014. Theo đó, người nước ngoài và tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng nước tỉnh Hải Nam quản lý, bao gồm phần lớn diện tích biển Đông, để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính. 

Tuyên bố phi lý, ngang ngược trên lại một lần nữa gây phản ứng kịch liệt nhiều nước trên thế giới.

Gặp chúng tôi, thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh (ở huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn còn bức xúc khi bị tàu kiểm ngư Trung Quốc tấn công: “Trưa 3-1-2014, chúng tôi đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa thì bất ngờ bị lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc xông tới tấn công. Họ dùng roi điện, dùi cui khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ, nhiên liệu trên tàu, ước tính thiệt hại có thể lên tới 300 triệu đồng”. 

Thiệt hại là vậy, nhưng ông Thạnh cũng như 12 thuyền viên trên tàu vẫn tiếp tục vay mượn tiền sửa chữa, sắm lại phương tiện chuẩn bị cho chuyến ra khơi sắp tới. “Tuy bị mất mát rất lớn, nhưng chúng tôi càng quyết tâm ra Hoàng Sa. Dù phía họ có tàu lớn, vũ khí uy hiếp, nhưng với sự đoàn kết của anh em ngư dân trên tàu cũng như các tàu cá khác, chúng tôi sẽ vững vàng bảo vệ nhau đánh bắt hải sản trên vùng biển của mình. Mình là ngư dân Việt Nam thì phải đánh bắt trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc mình…”.

Những ngày qua các tàu cá ở huyện đảo Lý Sơn, sau khi cập bến mang đầy tôm cá, thì lại tiếp tục thẳng tiến ra Hoàng Sa, Trường Sa cho kịp phiên biển cuối năm trước Tết nguyên đán. Hiện nay, phần lớn tàu cá của ngư dân Lý Sơn đều tham gia khai thác hải sản tại ngư trường vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Đây là ngư trường truyền thống. Mấy trăm năm trước, tổ tiên ông bà của ngư dân Lý Sơn đã đổ xương máu, đạp sóng ra đây để đo đạc hải trình, dựng bia cắm mốc chủ quyền. Phi lý thay, những năm qua hết lần này đến lần khác Trung Quốc ban hành lệnh cấm không cho đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Thuyền trưởng Hoàng Tuấn Thanh, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cho biết, vừa cập bờ 4 ngày nay và anh đang chuẩn bị cho chuyến ra Hoàng Sa trong vài ngày tới. Anh Thanh biết rất rõ về lệnh cấm biển phi lý của Trung Quốc cả về thời gian, vùng lãnh hải…, song anh không mấy quan tâm đến lệnh cấm này. “Chúng tôi ra khơi, đánh bắt trên vùng biển truyền thống là Hoàng Sa của Việt Nam. Chúng tôi là ngư dân, mong sao đánh được nhiều cá trên ngư trường của mình, chẳng quan tâm và cũng chẳng phải lo sợ gì”, anh Thanh cho biết.

Cùng song hành với ngư dân, chính quyền huyện Lý Sơn luôn kề vai sát cánh  hỗ trợ ngư dân tiếp tục bám biển, bám ngư trường. Địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền vận động ngư dân về chủ quyền an ninh biên giới biển đảo, về ý nghĩa của việc bảo vệ chủ quyền trên biển. Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, thời gian qua, phía Trung Quốc đã không ít lần đập phá tài sản, ngư lưới cụ… gây thiệt hại kinh tế cho ngư dân. Vì thế huyện Lý Sơn chỉ đạo các Nghiệp đoàn Nghề cá mỗi lần xuất tàu ra khơi cần tăng số lượng từ 3 đến 5 chiếc để hỗ trợ lẫn nhau. 

Cùng với đó, lực lượng Cảnh sát Biển sẽ liên kết chặt chẽ với Hải quân và các lực lượng khác thường xuyên tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, kịp thời hỗ trợ, bảo vệ ngư dân. Ngư dân Đỗ Thanh Hồng, ở huyện Bình Sơn dõng dạc nói: “Tiếp nối truyền thống bao đời nay, ngư dân miền Trung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng luôn vững vàng, tự tin trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Dù Trung Quốc có tàu cá bọc sắt, tàu hải giám với vòi rồng, vũ khí tối tân, cũng không ngăn chặn được ngư dân Việt Nam mưu sinh trên vùng biển của Tổ quốc mình. Mãi mãi con cháu sau này vẫn nối tiếp truyền thống bám biển Hoàng Sa, Trường Sa, giữ lấy chủ quyền thiêng liêng mà cha ông ta đổ máu xương xác lập và gìn giữ…”.

Tỉnh Quảng Ngãi là địa phương có ngư dân ra Hoàng Sa, Trường Sa đông nhất. Toàn tỉnh hiện có khoảng 6.000 tàu thuyền đi biển, trong đó phân nửa đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa – ngư trường quen thuộc bao đời nay của ngư dân Việt Nam. Lần này, ngư dân Quảng Ngãi vẫn bình thản ra khơi, ra vùng biển thiêng liêng của mình. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước và người dân mọi miền đất nước, ngư dân Quảng Ngãi càng tự tin đạp sóng ra khơi bám biển, bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc…

Theo ANTD


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Ngư dân Việt bình thản ra khơi trước lệnh cấm phi lý từ Trung Quốc

Bắt nhóm đối tượng chuyên ăn cắp xe máy ở các đám cưới

Posted: 12 Jan 2014 11:13 PM PST

Lợi dụng người dân đi đám cưới mất cảnh giác trên địa bàn các tỉnh Quảng NamQuảng Ngãi, hai “chuyên gia” đã trà trộn trộm cắp hàng loạt xe máy các loại.

Công an TP Tam Kỳ (Quảng Nam) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Quang Nhất (SN 1992, hộ khẩu tại xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, Đắk Lắk) và Đinh Hoàng Ngọc Sơn (SN 1993,  trú xã Tam Thành,huyện Phú Ninh, Quảng Nam) về hành vi “Trộm cắp tài sản”.

Sau khi chấp hành xong án phạt 1 năm  của TAND quận Thủ Đức (TPHCM), Nguyễn Quang Nhất dạt ra Quảng Nam sống lang thang và gặp Đinh Hoàng Ngọc Sơn. Cả hai “tâm đầu ý hợp” trong việc “làm ăn” nên rủ nhau trộm cắp xe máy ở các đám cưới để bán lấy tiền tiêu xài

Bắt nhóm đối tượng chuyên ăn cắp xe máy ở các đám cưới

3 xe máy bị Nhất và Sơn trộm cắp được thu hồi

Phi vụ đầu tiên cả hai thực hiện ngay tại đám cưới tại nhà cậu ruột của Nhất. Hôm đó cậu Nhất tổ chức đám cưới cho con, Nhất có đến dự và kiêm luôn vai trò giữ xe rồi chôm một chiếc xe máy và đem đi bán mà không ai hay biết.

Vụ đầu tiên thành công, Nhất và Sơn tiếp tục “tia” những đám cưới ở khu vực miền quê để trộm cắp. Từ tháng 10/2013, cả hai đã tiến hành trót lọt 8 vụ trộm cắp xe máy tại hai tỉnh Quảng NamQuảng Ngãi.

Ngày 21/12/2013, như thường lê, để có tiền tiêu xài, Nhất rủ Sơn đi trộm cắp xe máy. Khi đến thôn Kim Đới (xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ), phát hiện có một nhà dân đang tổ chức đám cưới, phía trước rạp đám cưới có để rất nhiều xe máy nhưng không có ai trông coi xe. Tại đây, Nhất đứng giữ xe máy của Sơn và canh chừng, còn Sơn cầm vam phá khóa do Nhất đưa đến bẻ ổ khóa chiếc xe máy hiệu Sirius màu đen-đỏ BKS 92B1-039.03 của anh Nguyễn Phi (SN 1994, trú thôn Kim Thành, xã Tam Thăng).

Sau khi bẻ được ổ khóa, Sơn điều khiển xe máy trộm cắp được đưa vào bệnh viện đa khoa Minh Thiện (phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ) gửi. Sau đó cả hai về nhà của Sơn tại xã Tam Thành (huyện Núi Thành).

Chiều cùng ngày, Sơn gọi điện thoại cho Nguyễn Song Toàn (SN 1993, trúphường Trường Xuân, TP Tam Kỳ) để bán chiếc xe máy vừa trộm được. Nghe có xe, Toàn gọi cho Đỗ Quang Cảnh (SN 1993, trú xã Tiên Phong, Tiên Phước, Quảng Nam) để Cảnh liên hệ với Sơn mua xe với giá 2,7 triệu đồng.

Sau khi mua xe máy Sirius biển số 92B1-039.03 trên, Cảnh bán lại cho Nguyễn Mạnh Cường (SN 1987, trú phường An Sơn, TP Tam Kỳ) cũngvới giá 2,7 triệu đồng. Vài ngày sau, Cường trộm một biển số xe máy 92L1-3126 về gắn vào xe máy sirius đã mua. Ngày 3/1, Cường sử dụng xe máy sirius gắn BKS 92L1-3126 lưu thông trên địa bàn TP Tam Kỳ thì bị Công an TP Tam Kỳ mời lên làm việc và đã khai nhận toàn bộ sự việc trên.

Ngoài các vụ trộm cắp trên, Nguyễn Quang Nhất và Đinh Hoàng Ngọc Sơn còn khai nhận đã thực hiện 7 vụ trộm cắp xe máy khác tại địa bàn các huyện Thăng Bình, Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) và các huyện Sơn Tịnh, Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi).

Hiện cơ quan công an đã thu giữ 3 chiếc xe máy do Nhất và Sơn trộm cắp; một giấy chứng nhận đăng ký xe máy hiệu Sirius BKS 76D1-109.83 mang tên Lê Văn Thiên; một bộ vam phá khóa hình chữ T… Vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

Công Bính

Theo Dantri


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Bắt nhóm đối tượng chuyên ăn cắp xe máy ở các đám cưới

No comments:

Post a Comment