Wednesday, April 2, 2014

Huyện nghèo phản đối xây dựng thủy điện

Huyện nghèo phản đối xây dựng thủy điện


Huyện nghèo phản đối xây dựng thủy điện

Posted: 02 Apr 2014 07:48 AM PDT

Theo quy hoạch, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) có 9 thủy điện trực tiếp và 9 thủy điện gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và nguồn nước tưới sản xuất nông nghiệp. Huyện Sơn Hà đang ra sức xin không đầu tư thủy điện trên địa bàn.

Qua thống kê, thực trạng hiện nay của 9 thủy điện trực tiếp ở huyện Sơn Hà, có 1 thủy điện đã vận hành (hồ chứa nước kết hợp thủy điện Nước Trong với 16,5MW – Sở NN&PTNT Quảng Ngãi), 2 thủy điện đã thu hồi giấy phép, 3 thủy điện tỉnh đề nghị loại khỏi quy hoạch. Còn lại 3 thủy điện (Sơn Trà 1, Dakrinh 2 và Trà Khúc 1) đang được huyện Sơn Hà “đấu tranh”.

Huyện nghèo phản đối xây dựng thủy điện

Đầu tư thủy điện cũng triệt hạ nhiều khu rừng

“Xẻ thịt” rừng phòng hộ

Thủy điện Sơn Trà 1 do Công ty CP 30-4 Quảng Ngãi đầu tư, được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy phép vào tháng 6/2010 (điều chỉnh tháng 6/2012), với công suất lắp máy 42MW, dung tích hồ chứa 5,479 triệu m3, chiếm diện tích đất theo dự án là 95,43ha.

Phạm vi dự án thủy điện nằm ngang con sông Xà Lò (tên gọi khác là Đăk-Sê-lô), đây là 1 trong 4 nhánh con sông đổ về sông Trà Khúc. Dự án xây dựng tại Tiểu khu 247 và 253 thuộc xã Sơn Kỳ (huyện Sơn Hà) và Tiểu khu 182 ở xã Sơn Lập (huyện Sơn Tây).

Trao đổi riêng về thủy điện Sơn Trà 1, ông Đoàn Ngọc Thạch – Giám đốc BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham – cho biết: “Nếu thực hiện thủy điện Sơn Trà 1, diện tích rừng bị “khai tử” không chỉ dừng ở con số báo cáo trong dự án, mà còn hơn 2.300ha rừng phòng hộ khác ở 3 Tiểu khu 247, 253 và 182 đều bị ảnh hưởng trầm trọng”.

Theo thống kê, khu vực rừng bị ảnh hưởng có nhiều gỗ quý hiếm từ hàng chục đến hàng trăm năm tuổi.

Ngoài ra, thủy điện Đăkrinh 2 chiếm dụng gần 200ha, trong đó có 5,38ha rừng phòng hộ (do Công ty CP thủy điện Miền Trung đầu tư, công suất lắp máy 13MW, dung tích hồ 9,3 triệu m3 và cách trung tâm huyện Sơn Hà khoảng 5km), hiện nay so với thời gian dự kiến thi công đã chậm hơn 2 năm.

Đối với thủy điện Trà Khúc 1, diện tích bị “nuốt” là hơn 290ha thuộc xã Sơn Giang (huyện Sơn Hà), do Công ty CP thủy điện Huy Măng đầu tư, với công suất lắp máy 36MW và hồ chứa nước là 11,07 triệu m3

Trước thực trạng thủy điện “chồng” thủy điện, huyện Sơn Hà có nguy cơ mất sạch rừng phòng hộ, kéo theo đời sống người dân bị đe dọa, ông Đặng Ngọc Dũng – Bí thư Huyện ủy Sơn Hà – bức xúc: “Đau đớn hơn khi chủ đầu tư không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch trồng lại rừng, rồi việc trùng tu và đầu tư đường sá đi lại cũng không thấy đá động gì. Nếu cho phép xây dựng các thủy điện này, huyện Sơn Hà sẽ là “vùng đất chết” đầu tiên, khi thủy điện tích nước thì khô hạn, còn xả là chìm trong biển nước. Đến đời sau, con cháu sẽ gánh hệ lụy sai lầm này”.

Huyện nghèo phản đối xây dựng thủy điện

Mùa mưa lũ, nhiều thủy điện đua nhau xả lũ, người dân hạ lưu lĩnh đủ

Mùa nắng kiệt nước, mùa mưa ngập lũ

Trong số 9 dự án bị ảnh hưởng trực tiếp, huyện Sơn Hà chỉ còn đối mặt với 4 thủy điện trên. Đối với 9 dự án gián tiếp trong quy hoạch, hiện nay thủy điện Đăkrinh (huyện Sơn Tây) đã tích nước và dự kiến phát điện vào giữa tháng 4/2014.

Mới vào cuối tháng 3/2014, 2 thủy điện Nước Trong và Đăkrinh đã làm kiệt quệ nguồn nước trên các con sông để về đập Thạch Nham, kiến dòng sông Trà Khúc đang trơ đáy. Nguy cơ thiếu nước tưới cho khoảng 52.000ha đất sản xuất là điều có thể.

Ông Nguyễn Nhung – Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Quảng Ngãi (Sở NN&PTNT) – phân tích: “Đập Thạch Nham phục vụ hơn 30.000ha đất nông nghiệp, lúc thủy điện chưa tích nước, trời hạn hán lắm thì đến tháng 7 hàng năm, mực nước qua đập Thạch Nham mới kiệt nước dưới cao trình 1,87m. Bây giờ mới đến tháng 3 mà các dòng sông, đập Thạch Nham kiệt nước ở mức báo động rồi. Nếu có vài thủy điện nữa thì người dân Quảng Ngãi “trắng” nông nghiệp mất”.

Khi thủy điện đi vào hoạt động, đến mùa khô hạn, thủy điện phải tích nước để vận hành tổ máy phát điện. Mùa lũ đến nếu không xả nước thì có nguy cơ bị vỡ đập. Bài học cay đắng từ thủy điện được minh chứng như ở các tỉnh Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum,…

Bí thư Đặng Ngọc Dũng nhấn mạnh: “Xét về mặt tổng thể, địa phương mất nhiều thứ như rừng phòng hộ, đất sản xuất, xáo trộn đời sống nhân dân, hạn hán, lũ lụt, thời tiết bất thường, an ninh trật tự, an sinh xã hội, đường sá,… Lợi nhuận thì nhà đầu tư bỏ túi, hậu quả thì người dân và địa phương gánh chịu. Tôi đại diện Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sơn Hà đề nghị không đầu tư xây dựng bất kỳ thủy điện nào khác”.

Huyện nghèo phản đối xây dựng thủy điện

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kiểm tra tại thủy điện Nước Trong

Tại công trình hồ chứa nước kết hợp thủy điện Nước Trong vào ngày 14/12/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề cập đến việc các thủy điện đua nhau phá rừng. Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi và các Bộ, ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát các thủy điện, tránh việc phá rừng ồ ạt rồi báo cáo sai sự thật.

Hồng Long

Theo Dantri


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Huyện nghèo phản đối xây dựng thủy điện

Bắt đối tượng chuyên lừa đảo “chạy” việc làm

Posted: 01 Apr 2014 10:04 PM PDT

Trước tình trạng thất nghiệp của sinh viên ra trường, tại Quảng Ngãi, một số đối tượng xấu đã lợi dụng vấn đề này tổ chức ra giá, hứa hẹn xin việc làm cho những sinh viên có nhu cầu việc làm rồi chiếm đoạt số tiền lớn tẩu thoát.

Sau thời gian điều tra, Công an TP Quảng Ngãi vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam đối tượng lừa đảo chuyên nghiêp này.

Tốt nghiệp trường trung cấp y Quảng Ngãi vào năm 2010, nhưng chị Võ Thị Thu Trang (Sn 1989) trú tại phường Nghĩa Lộ (TP Quảng Ngãi) mãi vẫn không tìm được việc làm. Lợi dụng nhu cầu của chị Trang, năm 2012 một thanh niên đến nhà ra giá với số tiền lớn để y xin cho chị vào làm việc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Nhẹ dạ, cả tin, chị Trang và gia đình đã đưa trước cho đối tượng 25 triệu đồng nhưng đến nay, chị Trang chẳng thấy việc làm đâu, tiền cũng bị mất. 

Chị Trang kể: Người này giới thiệu là Nguyễn Văn Hóa, hiện đang là một giám đốc Công ty bảo vệ tại Đà Nẵng, trụ sở chính tại TP Quảng Ngãi. Ban đầu, Hóa ra giá 65 triệu đồng, chị Trang trả lời chỉ có 1/3 số đó, khi nào có việc sẽ đưa đầy đủ. Sau đó chị Trang đưa cho Hóa 25 triệu đồng. Mãi đến năm 2013, chị Trang chẳng thấy việc làm đâu, đòi lại tiền thì Hóa luôn tránh né. Bức xúc sự việc, chị Trang đã gửi đơn đến Công an TP Quảng Ngãi để điều tra làm rõ sự việc.  

Bắt đối tượng chuyên lừa đảo chạy việc làm

Công an TP Quảng Ngãi thực hiện lệnh bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Văn Hóa

Qua mở rộng điều tra, sáng ngày 31-3, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Quảng Ngãi đã xác định được đối tượng lừa đảo và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Văn Hóa (Sn 1984) trú tại phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo hồ sơ, Hóa làm nghề bán quán nhậu vỉa hè chứ chẳng phải là giám đốc của một công ty nào. Hành vi giả mạo của y là để tạo sự tin tưởng cho các nạn nhân. Ngoài việc lừa đảo gia đình chị Trang, năm 2013, đối tượng Hóa còn lừa đảo chị Phạm Thị Phụng ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi chiếm đoạt 15 triệu đồng, cũng với thủ đoạn xin việc làm.

Thời gian qua, Công an TP Quảng Ngãi cũng đã bắt nhiều đối tượng lừa đảo hàng chục người dân chiếm đoạt tài sản với chiêu thức xin việc làm này. Qua vụ việc, Công an TP Quảng Ngãi đề nghị nhân dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác  với loại tội phạm này, đồng thời những ai là bị hại trong vụ án thì đến báo ngay cho cơ quan điều tra Công an TP Quảng Ngãi để giải quyết.

Theo ANTD


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Bắt đối tượng chuyên lừa đảo "chạy" việc làm

No comments:

Post a Comment