Thursday, November 2, 2017

Cơ quan khí tượng đang lo ngại điều gì nhất về bão số 12?

Cơ quan khí tượng đang lo ngại điều gì nhất về bão số 12?


Cơ quan khí tượng đang lo ngại điều gì nhất về bão số 12?

Posted: 02 Nov 2017 07:19 PM PDT

Bão số 12 được dự báo khi vào đất liền nước ta sẽ tiếp tục mạnh lên, ở cấp 10-11, giật cấp 14. Bão đổ bộ đúng lúc có một đợt không khí lạnh rất mạnh nên kết hợp lại với nhau sẽ gây ra mưa lớn, gió mạnh, nguy cơ cao xảy ra ngập úng, sạt lở đất. Cơ quan khí tượng lo ngại, nếu hình thế thời tiết này tĩnh lại ở khu vực nhỏ, nghĩa là lượng mưa dồn lại trong khu vực nhỏ thì thiệt hại là cực kỳ nghiêm trọng.

Cơ quan khí tượng đang lo ngại điều gì nhất về bão số 12?

Hồi 16h ngày 2/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 750km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. (Ảnh: NHCMF).

Đánh giá về cơn bão số 12 đang hoạt động trên Biển Đông, ông Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, bão số 12 được nhận định là rất mạnh, di chuyển nhanh (15-20km/h), khi vào gần bờ bão đi chậm lại nhưng cường độ sẽ tăng lên.

Dự báo, đêm ngày 3 rạng sáng 4/11, bão sẽ vào vùng bờ biển các tỉnh Nam Trung Bộ, với cấp 10-11, giật cấp 14.

Một vấn đề mà ông Cường đang lo ngại, đó là tối 3/11 một bộ phận không khí lạnh rất mạnh sẽ xuống tới vùng biển khu vực Trung Bộ, Nam Trung Bộ và sẽ kết hợp với hoàn lưu bão số 12 gây ra gió mạnh, sóng lớn, mưa lớn, kèm theo đó là sạt lở đất, ngập úng ở các đô thị. Đây là tương tác giữa 2 hình thế thời tiết rất nguy hiểm, đúng thời điểm thường xảy ra mưa lũ lớn ở khu vực Trung Bộ.

“Nếu bão và không khí lạnh kết hợp lại với nhau như nói ở trên mà tĩnh tại trong khu vực nhỏ, nghĩa là lượng mưa dồn lại trong một khu vực nhỏ thì rất nguy hiểm. Năm 1999, bão và không khí lạnh cũng kết hợp, dồn lại ở một khu vực nhỏ từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, lượng hơi ẩm từ biển đổ vào khu vực này hai ngày gây mưa lên tới gần 2.000mm” – ông Cường cho biết.

Ông Cường tiếp tục đưa ra ví dụ cho kịch bản thứ hai như hiện tượng lũ chồng lũ từ Trung Bộ đến Nam Trung Bộ như năm 2016, mặc dù không tập trung trong phạm vi hẹp kỷ lục như năm 1999, nhưng lại trải dài theo diện rộng suốt từ Quảng Bình, Quảng Trị, sau đó từ Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, đều mưa lũ kỷ lục.

Hai kịch bản trên đều rất nguy hiểm và chúng ta đều phải sẵn sàng ứng phó.

Từ phân tích trên, nói về việc sẽ đưa ra cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai như thế nào, ông Cường cho biết: “Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cấp độ rủi ro thiên tai, thì bão đổ bộ vào khu vực này sẽ là ở cấp 3, mưa lũ rất nhiều khả năng lên trên báo động 3 cũng là cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, cùng đó không khí lạnh mạnh kết hợp với bão gây sóng lớn trên biển, gây mưa. Theo quy định nếu kết hợp nhiều hình thế thiên tai đồng thời trên diện rộng như vậy không loại trừ trong thời gian tới chúng ta sẽ phải đối mặt với loại hình thiên tai mà cấp độ rủi ro thiên tai trên cấp 3”.

Nguyễn Dương

Theo Dantri


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Cơ quan khí tượng đang lo ngại điều gì nhất về bão số 12?

Quảng Ngãi: Cho phép nhấn chìm 62.000m3 bùn, cát xuống biển

Posted: 02 Nov 2017 12:35 AM PDT

 Số lượng bùn, cát, sạn… này chính là của quá trình hoạt động nạo vét luồng hàng hải cảng Sa Kỳ. Vị trí nhấn chìm là khu vực biển xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi.

Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp giấy phép (số 63/GP-UBND), do ông Đặng Văn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký, với nội dung cho Tổng Công ty đảm bảo an toàn hàng hải miền Bắc được nhấn chìm cát, sạn sỏi, đá phong hóa, vỏ sò và bùn trầm tích thu được từ hoạt động duy tu nạo vét luồng hàng hải Sa Kỳ năm 2017 xuống lòng biển xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi: Cho phép nhấn chìm 62.000m3 bùn, cát xuống biển

Một góc khu vực biển xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi.

Trong số 62.000m3 được nhấn chìm gồm: 8,8% bùn và 91,2% cát, sạn sỏi… không chứa chất phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường… Diện tích khu vực biển để nhấn chìm gần 5ha, có độ sâu lớn nhất theo hải đồ là  -24,19m. Thời gian thực hiện việc này từ tháng 10.2017 – 3.2018.

Trước khi tiến hành nhấn chìm số cát, sỏi, bùn trên, Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc phải có trách nhiệm báo cáo Sở TNMT, UBND TP.Quảng Ngãi, UBND xã Tịnh Khê và các cơ quan có thẩm quyền liên quan để theo dõi, kiểm tra, giám sát. Được biết Tịnh Khê là xã có khu du lịch biển Mỹ Khê nổi tiếng nhất Quảng Ngãi.

Dân Việt sẽ tiếp tục tìm hiểu và phản ánh vụ việc trên.

Theo Danviet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quảng Ngãi: Cho phép nhấn chìm 62.000m3 bùn, cát xuống biển

No comments:

Post a Comment