Thursday, January 16, 2014

Mô tô đối đầu, 2 thanh niên thương vong

Mô tô đối đầu, 2 thanh niên thương vong


Mô tô đối đầu, 2 thanh niên thương vong

Posted: 16 Jan 2014 10:04 AM PST

Khoảng 20h tối ngày 14-1, trên tỉnh lộ 623B đoạn qua xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 mô tô làm 2 thanh niên thương vong.

Mô tô đối đầu, 2 thanh niên thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông

Nguyên nhân do Bùi Thanh Hậu, 22 tuổi, ở thôn An Hoà Bắc, xã Nghĩa Thắng điều khiển mô tô không BKS từ trong nhà vừa ra ngõ thì bất ngờ bị mô tô BKS 76K3-9990 do Nguyễn Văn Hải, 22 tuổi, ở xã Nghĩa Thắng điều khiển trên đường đâm vào. Vụ tai nạn làm Hậu chết trên đường đi cấp cứu, Hải bị thương.

​Theo ANTD


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Mô tô đối đầu, 2 thanh niên thương vong

Chàng trai chết thảm trên đường thăm người yêu

Posted: 16 Jan 2014 08:15 AM PST

 Tối ngày 15-1, trên đoạn tỉnh lộ 624 thuộc thôn Phú Bình, thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm một nam thanh niên tử vong.

Chàng trai chết thảm trên đường thăm người yêu

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến anh Mỹ tử vong

Nạn nhân tử vong được xác định là anh Trương Hồng Mỹ, 32 tuổi, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Được biết, tối ngày 15-1, anh Mỹ điều khiển mô tô từ nhà lên huyện Nghĩa Hành để thăm người yêu. Khi đến đoạn đường trên bất ngờ đâm vào mô tô biển số 47E1-042.84 do chị Đoàn Thị Hạnh (26 tuổi, ở thị trấn Chợ Chùa) điều khiển ngược chiều. 

Vụ tai nạn làm anh Mỹ chấn thương nặng và tử vong ngay sau đó.

Theo ANTD


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Chàng trai chết thảm trên đường thăm người yêu

Khởi tố kẻ rạch mặt bé hàng xóm vì thấy giống chồng mình

Posted: 16 Jan 2014 05:40 AM PST

Thấy khuôn mặt của cháu T giống với chồng mình, Dung đã nổi cơn cuồng ghen tìm cách “trả đũa” mẹ của T. Thế nhưng, không tìm được cớ gì để đánh mẹ cháu T, ác phụ đã trút cơn thịnh nộ lên đứa bé chưa đầy 3 tuổi.

Gần một năm nay, Dung đã nhiều lần dùng kéo rạch mặt T ở nhiều chỗ khác nhau, khiến hàng xóm hết sức phẫn nộ.

Ngày 20/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi cho biết vừa tiến hành khởi tố Lê Thị Thanh Dung (31 tuổi, ngụ xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa) về hành vi Cố ý gây thương tích. Dung là người đã dùng kéo, rạch vào mặt con chị Giỏi nhiều lần. Lý do chỉ đơn giản vì cháu T (3 tuổi, ngụ xã Nghĩa An) có khuôn mặt giống chồng mình. Dù kẻ ác phụ phải trả giá những hành động của mình trước pháp luật, nhưng nỗi đau dường như không bao giờ hết trong gia đình cháu T.

Chồng chị Giỏi đi biển cùng bạn thuyền và chị thì phải sớm tối “chạy chợ” để kiếm miếng ăn nên gửi cháu T cho Dung. Trong lúc T ở nhà Dung thì ác phụ nhẫn tâm dùng kéo rạch mặt và những chỗ khác trên cơ thể của đứa bé.

Nhiều lần hàng xóm thấy T chạy về trong tình trạng bê bết máu, chị Giỏi thấy kinh hoàng,xót xa nhưng vì không rành về pháp luật nên chị cũng chẳng biết làm gì. Không chỉ những lúc T bị gửi bên nhà Dung thì chị ta mới “hành hạ” đứa bé mà ngay cả lúc ở nhà cũng nhiều lần bé bị Dung sang rạch mặt.

“Tôi không ngờ rằng lòng dạ nó ác như vậy, những lúc có tôi ở nhà thì ả giấu cái kéo vào người, còn khi tôi lỡ vắng nhà thì ả lấy ra rạch mặt con tôi ngay tại nhà một cách không thương tiếc. Thật đáng sợ khi có lần tôi vừa lui hui dưới bếp nấu cơm lên thì kinh hoàng khi thấy mặt đứa con trai tôi toàn là máu với chi chit những vết rạch ngang dọc. Quá hoảng loạn, tôi gặng hỏi nhưng nó chỉ sợ thất thần rồi khóc như lần trước. Gia đình tôi đành cắn răng đưa con đi chạy chữa”, chị Giỏi nhớ lại.

Khởi tố kẻ rạch mặt bé hàng xóm vì thấy giống chồng mình

Chị Giỏi kể chuyện với PV.

Sau lần đó, vì chị không nghĩ người hàng xóm là Dung lại có thể làm chuyện như vậy nên chị vẫn tin tưởng gửi con cho Dung. Liên tiếp sau đó nhiều lần như vậy nữa, nhưng thời gian Dung rạch mặt cháu cách nhau khoảng 15-20 ngày (để vết thương khô và không chảy máu nữa-PV) nên khiến cho gia đình rất khó phát hiện.

Cũng theo lời chị Giỏi, không phải khi cháu T lớn như bây giờ mới bị Dung rạch mặt mà ngay từ lúc 2-3 tháng tuổi thì đã bị ác phụ “hành hạ”. Theo đó, vì cuộc sống khó khăn nên sau khi con chào đời được khoảng 2-3 tháng tuổi thì chị Giỏi gửi con cho Dung trông coi cho mình đi chợ buôn cá. Lúc trở về thì thấy mặt con đầy những vết cắt, nhưng lúc này quá nhỏ nên không thể phát hiện được, vả lại chị cứ tưởng con mình bò dưới đất nên va phải vật cứng mới bị như thế. Mãi đến bây giờ gia đình chị mới vỡ lẽ.

“Cứ nhìn khuôn mặt của đứa con chưa đầy 3 tuổi mà tôi không thể nào cầm được nước mắt, người làm mẹ như tôi làm sao chịu đựng được sự thật cơ chứ. Sao lại có người đàn bà ác độc như vậy, bà ta cũng là một người mẹ đã có hai đứa con rồi cơ mà. Làm chuyện độc ác với đứa con nít như vậy, ả không thấy ghê tay hay sao mà làm đến cả mấy chục lần như vậy", người mẹ nghẹn ngào

Chị Giỏi cũng cho biết vì mối quan hệ thân thiết, hơn nữa, hai nhà gần sát bên nhau, lại dùng chung một nguồn điện nên thường xuyên qua lại với nhau như chị em họ hàng nên chị Giỏi tin tưởng gửi mấy đứa con nhỏ cho Dung trông coi giúp mỗi khi hai vợ chồng đi làm xa.

Trước đó, ngày 3/9/2012, bà L (47 tuổi) đang lúc đi làm đồng về thì thấy mặt cháu T máu me bê bết, đứng bên cạnh là bà Dung. Bà L vội hỏi: Dung, sao mặt cháu bé lại như thế?. Cùng lúc này chị Giỏi nghe tin đã vội về ngay để xem tình hình con thế nào. Lúc chị gặng hỏi T là ai đã rạch mặt con như vậy, thì T chỉ thẳng vào Dung. Lập tức, nhiều người hàng xóm ở quanh đó tụ tập lại để chứng kiến sự việc kinh hoàng này.

Khởi tố kẻ rạch mặt bé hàng xóm vì thấy giống chồng mình

Cháu T.

Lúc đầu, Dung chối bay chối biến và nói rằng mình không biết gì cả. Nhưng sau khi biết không thể trốn tránh được, ác phụ lại khai rằng rạch mặt cháu T vì cháu bé này đánh con của chị ta. Sự việc nhanh chóng được báo lên chính quyền địa phương.

Sau đó Công an xã Nghĩa An đã mời những người liên quan đến cơ quan để tiến hành thu thập thông tin, tại đây Dung đã nhận là có rạch mặt cháu T. Về phía gia đình nạn nhân, chị Giỏi cho biết: “Chỉ cần có tiền làm phẫu thuật cho cháu lành lặn khuôn mặt là được, còn hành vi độc ác của Dung thì để pháp luật xử lý”.

Sau khi đã làm việc với cơ quan công an, Dung đã đến nhà chị Giỏi để “xin lỗi” và hứa sẽ dẫn cháu T đi Sài Gòn để phẫu thuật mặt. Nhưng sau đó, các bác sĩ cho biết, cháu T còn quá nhỏ nên không thể phẫu thuật cho cháu được, sợ nguy hiểm đến tính mạng.

Gia đình yêu cầu phía Dung phải chuẩn bị tiền để đưa cháu T phẫu thuật tư nhân. Nhưng vì số tiền phẫu thuật khá lớn, nên tạm thời Dung không có được. Hiện, khuôn mặt cháu bé vẫn còn chằng chịt những vết sẹo ngang dọc.

“Không những một con trai, mà cả con gái tôi cũng bị rạch mặt vài lần, nhưng không hiểu vì lý do gì mà chúng không dám nói với vợ chồng tôi, để sự việc xảy ra như hôm nay. Hai vợ chồng tôi đau khổ tột cùng khi nhìn hai đứa con đau đớn vì bị người khác hành hạ trong một thời gian dài”, chị Giỏi chia sẻ.

Theo Phan Liệu

Pháp luật Việt Nam


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Khởi tố kẻ rạch mặt bé hàng xóm vì thấy giống chồng mình

Hoàng Sa: VN cần hành động để thế giới hiểu

Posted: 15 Jan 2014 07:53 PM PST

Việt Nam cần phải có những hành động, hoặc ủng hộ hoặc tự mình làm, để chứng minh cho thế giới biết là Việt Nam đấu tranh để bảo vệ an ninh và luật pháp quốc tế.

LTS: Ngày 11.1.1914, nhân kỷ niệm 40 năm Hải Quân Trung Quốc cưỡng chiếm phần còn lại của Hoàng Sa từ tay Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, một nhóm học giả Mỹ đã đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo tại không viên Đại học Harvard. Tuần Việt Nam có bài phỏng vấn GS Lịch sử Ngô Vĩnh Long của Đại học Maine (Hoa Kỳ), người có bài tham luận lại hội thảo này.

GS Ngô Vĩnh Long

Hoàng Sa: VN cần hành động để thế giới hiểu

Như trong phần giới thiệu, mục đích của những người tổ chức hội thảo là tìm ra khả năng câu chuyện Hoàng Sa được soi xét dưới khía cạnh đa phương, thay vì song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc như hiện nay. Vậy kết quả hội thảo có nêu ra được những ý kiến nào thuyết phục không?

Theo tôi hiểu, những người tổ chức hội thảo không những muốn vấn đề Hoàng Sa được soi xét dưới khía cạnh đa phương, mà còn dưới khía cạnh đa chiều.

Hoàng Sa chỉ là điểm khởi đầu vì kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm toàn bộ Hoàng Sa, tức ngày 17-19 tháng Giêng năm 1974. Nhưng từ đó đến nay Trung Quốc đã tiếp tục lấn chiếm các khu vực khác trên Biển Đông vào 1988, hay 1995.

Do đó, hội thảo có phần trình bày về khía cạnh lịch sử của không những Hoàng Sa, mà cả về Trường Sa, phần về địa chính trị và an ninh khu vực, phần về một số khả năng hợp tác trong khu vực, và phần về các giải pháp qua lăng kính luật pháp, ngoại giao và chính trị.

Về câu chuyện Hoàng Sa, hiện nay khá gây tranh cãi trong giới học giả. Có những học giả quốc tế, như Stein Tonnesson (Na Uy), nói rằngViệt Nam đấu tranh chủ quyền là vô vọng khi so sánh thực lực giữa hai nước.

Trong khi đó có học giả người Việt thì lại cho rằng cần phải tiếp tục đấu tranh đòi chủ quyền Hoàng Sa, bởi ngoài ý nghĩa tượng trưng, thực tế lịch sử Việt Nam cho thấy từ Thục Phán tới Hai Bà Trưng mất khoảng 300 năm, rồi khoảng 500 năm nữa mới có Lý Bí, và gần 500 năm nữa mới đến Ngô Quyền và Nhà Lý thực sự là kỷ nguyên độc lập. Như vậy, cuộc đấu tranh giành lại Hoàng Sa cũng vẫn có thể thành công, dù rất lâu dài.

Ngoài ra, Việt Nam không chỉ đối mặt tay đôi với Trung Quốc, như trong lịch sử ngày xưa nữa, mà còn có cộng đồng quốc tế và khu vực đứng bên cạnh…

Xin cho biết quan điểm của ông?

Hoàng Sa: VN cần hành động để thế giới hiểu

Hải chiến Hoàng Sa khai hỏa

Một số học giả quốc tế nghiên cứu vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, hay Biển Đông trong một giai đoạn ngắn và từ khía cạnh chuyên môn của họ cho nên họ không thấy được vấn đề lớn và vấn đề lâu dài. Đối với Hoàng Sa, nếu Việt Nam chỉ chú trọng vào việc đấu tranh chủ quyền thì có thể là "vô vọng" vì vô hình trung làm cho người ta nghĩ đây chỉ là việc song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc "trứng chọi đá".

Nhưng vấn đề Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực, giết 74 thuỷ thủ của Nhà nước Việt Nam Cộng Hoà, rồi từ đó tiếp tục bành trướng gây mất an ninh cho toàn khu vực thì vấn đề không phải chỉ song phương mà là đa phương.

An ninh trên biển của phần lớn các nước trên thế giới có lưu thông hàng hải qua khu vực Biển Đông cũng bị Trung Quốc đe doạ qua nhiều hình thức. Khoảng 90% mậu dịch quốc tế là trên biển, và khoảng 60% tổng số mậu dịch nầy là qua Biển Đông.

Do đó, Việt Nam nên thường phải nhắc nhở thế giới về lợi ích và trách nhiệm chung bằng cách chứng minh cho thế giới biết vấn đề đấu tranh với Trung Quốc về Hoàng Sa không phải chỉ vì "tranh chấp chủ quyền" trên các hòn đảo. Ngoài vấn đề an ninh còn có vấn đề luật quốc tế, trong đó có các điều khoản của hiến pháp Liên Hiệp Quốc về việc dùng vũ lực thôn tính lãnh thổ, hay lãnh hải, của nước khác, và đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Do đó, Việt Nam cần phải có những hành động, hoặc ủng hộ hoặc tự mình làm, để chứng minh cho thế giới biết là Việt Nam đấu tranh để bảo vệ an ninh và luật pháp quốc tế. Việt Nam là nước có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển Đông, và Việt Nam bị "đường 9 đoạn" cùng những hành động ngang trái khác của Trung Quốc đe doạ và gây thiệt hại lớn nhất. Vì vậy, tiếng nói của Việt Nam có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn hiện tại. Tương lai gần hay xa sẽ ra sao là tuỳ hành động hiện nay có cương quyết và hiệu quả hay không.

Chuyến đi Quảng Ngãi năm ngoái dự Hội thảo về Hoàng Sa do đại học Phạm Văn Đồng tổ chức có giúp ích gì cho ông trong hội thảo vừa rồi? Theo ông, Việt Nam có nên tiếp tục những hội thảo về Hoàng Sa như vậy, nhất là về vấn đề chứng cớ lịch sử để cung cấp thêm thông tin cho các học giả quốc tế?

Tôi đã đi Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn nhiều lần trong những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước với vai trò một người làm bản đồ.

Tôi cũng đã nghiên cứu lịch sử vùng nầy và đã tiếp tục theo dõi tình hình diễn biến trong những năm qua. Cho nên, đối với riêng tôi, việc ích lợi nhất là được về thăm và làm quen với một số đồng nghiệp ở Quảng Ngãi.

Đối với một số học giả quốc tế mà tôi có trao đổi thì phần đông cũng cho vấn đề gặp gỡ là quan trọng, còn vấn đề chứng cớ lịch sử được cung cấp thì có một số thông tin lý thú cho một vài người vì nó cho họ biết về một số quan điểm của phía Việt Nam.

Nhưng, như Tiến sĩ Vũ Quang Việt lưu ý tại hội thảo vừa qua ở Harvard, vấn đề lịch sử chủ quyền phải được cung cấp và phân tích trên khía cạnh luật quốc tế mới có ích.

Xin cám ơn Giáo sư.

Huỳnh Phan (thực hiện)

Theo_VietNamNet


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Hoàng Sa: VN cần hành động để thế giới hiểu

No comments:

Post a Comment