GS Jerome Cohen: Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là sự hoang tưởng |
- GS Jerome Cohen: Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là sự hoang tưởng
- Biển Đông: Trung Quốc ném mọi nguyên tắc đối ngoại qua cửa sổ
- Trung Quốc nói và làm ở Biển Đông
- Tác nghiệp trên tàu CSB bị Trung Quốc đâm thủng ở điểm nóng Hoàng Sa
- Sức mạnh của truyền thông chính nghĩa
- Trung Quốc liên tục tăng cường tàu hải cảnh siêu lớn xuống biển Đông
- Chém trọng thương “con nợ” vì không đòi được tiền cá độ
- Trung Quốc đặt giàn khoan mới cách đảo Cồn Cỏ 130 hải lý
- Quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm
- Trung Quốc biên chế liền 2 tàu hộ tống Type 056 cho Hạm đội Nam Hải
GS Jerome Cohen: Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là sự hoang tưởng Posted: 20 Jun 2014 07:00 PM PDT Đó là một trong nhiều nhận định chung được các học giả trong và ngoài nước đưa ra tại hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” tổ chức tại Đà Nẵng ngày 20/6. Sau một ngày làm việc khẩn trương, hội thảo đã kết thúc chiều 20/6 sau 2 phiên và 4 phần thảo luận đi sâu làm rõ sự thật lịch sử về các chứng cứ pháp lý, lịch sử liên quan vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các khía cạnh pháp lý liên quan đến tranh chấp ở biển Đông..
Cuộc hội thảo quốc tế "Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử" tổ chức tại Đà Nẵng ngày 20/6 Các đại biểu đã được nghe hàng chục tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trình bày các bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên cơ sở khoa học và luật pháp quốc tế; các diễn giả đã đưa ra những đánh giá, thảo luận khách quan khẳng định sự thật hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Các đại biểu nhất trí rằng, việc căn cứ vào những chứng cứ pháp lý, lịch sử phù hợp luật pháp quốc tế về quyền thụ đắc lãnh thổ để giải quyết tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo tự do, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông. Những hành động sử dụng sức mạnh cố ý vi phạm luật pháp quốc tế, phá vỡ nguyên trạng, gây bất ổn khu vực, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nước khác nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm biển Đông của bất kỳ bên nào đều không thể chấp nhận được. “Các ý kiến tại hội thảo cho rằng, hành động của Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và chiếm đóng bất hợp pháp một số bãi ở quần đảo Trường Sa năm 1988 là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc. Đồng thời nhấn mạnh hành động xâm chiếm bằng vũ lực không thể tạo ra danh nghĩa về chủ quyền” – PGS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng nhấn mạnh. Tại hội thảo lần này, nhiều ý kiến cũng thẳng thắn phê phán yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” ở biển Đông mà Trung Quốc đưa ra quốc tế năm 2009. Theo đó, “đường lưỡi bò” là hết sức mơ hồ và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, đi ngược lại các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Rõ ràng đây chính là nguyên nhân gây ra tình hình bất ổn, căng thẳng ở biển Đông.
Các đại biểu trong và ngoài nước hết sức chú ý phát biểu của Tướng Daniel Schaeffer (chuyên gia Bộ Quốc phòng Pháp, chuyên nghiên cứu về tranh chấp biển Đông) Tướng Daniel Schaeffer (chuyên gia Bộ Quốc phòng Pháp, chuyên nghiên cứu về tranh chấp biển Đông) nêu rõ: “Đường lưỡi bò” không có chút giá trị nào đối với nhân loại, bởi nó không đi kèm bất cứ giải thích chính thức nào. Hành động của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” trong thời gian qua đã vi phạm luật pháp quốc tế. Đây là điểm gây bất ổn đối với các cuộc đối thoại hòa bình, công bằng về vấn đề biển Đông”. GS Jerome Cohen (Chủ tịch Viện Luật pháp Hoa Kỳ – Châu Á, ĐH Luật New York) nêu rõ, vấn đề đấu tranh với yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không thuộc trách nhiệm của riêng nước nào trong khu vực mà là của cả cộng đồng quốc tế. Cần phải đạt được sự đồng thuận quốc tế để yêu cầu Trung Quốc từ bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”. Ông nói: “Trung Quốc đang thách thức các nước về yêu sách “đường lưỡi bò” trên biển Đông. Cá nhân tôi cho rằng tuyên bố “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là hoang tưởng và mơ hồ. Tôi cho rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý cho yêu sách “đường lưỡi bò” của mình. Dư luận quốc tế đang chờ đợi để Trung Quốc đưa ra lập luận chứng minh cho yêu sách của họ. Nhưng Trung Quốc không làm được điều đó!”. Từ đó, các đại biểu đã kêu gọi các bên tranh chấp ở biển Đông cần xác định các vùng biển của mình phù hợp với các quy định của UNCLOS, lấy đó làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp, bất đồng ở biển Đông. Nhiều ý kiến cho rằng, các nước đang tranh chấp cần coi trọng hơn các công cụ pháp lý và cơ chế trọng tài quốc tế theo UNCLOS. Việt Nam có thể sử dụng công cụ pháp lý này thông qua trọng tài quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình trước hành vi xâm lấn của Trung Quốc ở biển Đông.
GS Jerome Cohen (phải, Chủ tịch Viện Luật pháp Hoa Kỳ – Châu Á, ĐH Luật New York) trao đổi với các đại biểu bên lề cuộc hội thảo Cuộc hội thảo lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Đồng thời đưa hàng trăm tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động trái phép trên vùng biển của Việt Nam, có hành động hung hăng vây hãm, cố tình đâm va, phun vòi rồng công suất lớn vào các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt Nam đang thực thi pháp luật trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, thậm chí cố tình đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt bình thường trong vùng biển Việt Nam. “Cộng đồng quốc tế bao gồm các nước và các tổ chức quốc tế, khu vực đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ những hành động gây hấn bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các quý vị tham gia hội thảo này đã có tiếng nói phê phán hành vi sai trái của Trung Quốc. Ngày mai sẽ có cuộc tọa đàm riêng biệt để thảo luận, đánh giá sâu thêm về hành vi hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 bất hợp pháp của Trung Quốc. Chúng tôi cũng sẽ bố trí để quý vị đại biểu tham quan tàu cá ĐNa 90152 và gặp gỡ các nhân chứng là các ngư dân của tàu này. Đồng thời mời quý vị tham dự triển lãm “Hoàng Sa – Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” tại Bảo tàng Đà Nẵng!” – PGS.TS Trần Văn Nam nói.. Ông nêu rõ, mục đích của các hoạt động trên là để các đại biểu tham dự hội thảo được tận mắt chứng kiến những tư liệu pháp lý, lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. “Với những gì được “tai nghe, mắt thấy” tại cuộc hội thảo lần này, kính mong quý vị qua các bài viết và trả lời phỏng vấn của mình sẽ giới thiệu với cộng đồng quốc tế về sự thật lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để thế giới có cái nhìn khách quan về thực trạng tranh chấp ở biển Đông!” – PGS.TS Trần Văn Nam bày tỏ. Theo Infonet Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết GS Jerome Cohen: Yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc là sự hoang tưởng |
Biển Đông: Trung Quốc ném mọi nguyên tắc đối ngoại qua cửa sổ Posted: 20 Jun 2014 06:00 PM PDT Theo Reuters, vì cái mà Trung Quốc tự coi là lợi ích cốt lõi, ông Chủ tịch Tập Cận Bình sẵn sàng ném tất cả những nguyên tắc đối ngoại vốn có ra ngoài cửa sổ, và đơn phương hành động rất hung hăng. Reuters cho rằng, Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc lớn nhất trên thế giới về cả kinh tế và quân đội. Do đó, lời nói và hành động của họ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và an ninh toàn cầu. Tuy nhiên, theo Reuters, vấn đề là, đối với cả ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama, những cam kết quốc tế không phải là mối bận tâm hàng đầu. Họ muốn hạ thấp vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình để tập trung hơn vào các mối quan tâm ở trong nước. Mặc dù vậy, họ vẫn sẵn sàng theo đuổi một cách đơn phương và kiên quyết ở nước ngoài để bảo vệ cái gọi là lợi ích cốt lõi của mình. ‘Hai mặt của một đồng xu’ là cụm từ mà The Diplomat (tạp chí chuyên về chính trị, văn hóa, xã hội ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương) từng đặt cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói chuyện với Tổng thống Mỹ Obama, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân ở The Hague hồi đầu năm nay. Theo Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có trong tay một bộ những cải cách tham vọng nhằm thay đổi mô hình kinh tế của Trung Quốc. Đây là một thử nghiệm chưa từng có tiền lệ, và là một phần lớn lý do tại sao Trung Quốc vẫn không muốn và không thể trở thành một “phần có trách nhiệm” trên trường quốc tế. Ông Tập muốn hạ thấp sức mạnh toàn cầu của Trung Quốc cho đến khi nước này thực sự trở nên mạnh mẽ hơn. Chính vì đều này mà Trung Quốc đã nhất quyết đi theo chính sách đối ngoại là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác trong nhiều thập kỉ qua. Thậm chí, mặc dù có rất nhiều lợi ích ở Iraq, nhưng khi các chiến binh nổi dậy dòng Sunni chiếm đóng thành phố lớn thứ hai của Iraq, Trung Quốc vẫn không có một tuyên bố chính thức nào lên án các cuộc tấn công. Trung Quốc cũng bỏ phiếu trắng ở Liên hợp quốc về việc Crimea sáp nhập vào Nga, và tất nhiên là hoàn toàn đứng ngoài cuộc khủng hoảng Ukraine, không thể hiện lập trường ủng hộ Nga hay phương Tây. Tuy nhiên, theo Reuters, đối với những thứ mà Trung Quốc tự coi là “lợi ích cốt lõi” của mình, ông Tập vẫn sẵn sàng ném tất cả những nguyên lý đối ngoại đó ra ngoài cửa sổ, và đơn phương hành động rất hung hăng. Hồi năm ngoái, Trung Quốc đã thiết lập một ‘vùng phòng không’ trên biển Hoa Đông. Trung Quốc vô lý khi tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông và bất chấp tất cả để bảo vệ cái tuyên bố đó, khơi mào và gây căng thẳng với nhiều quốc gia láng giềng. Reuters cho rằng, Bắc Kinh đã bước lên một cấp độ hung hăng hoàn toàn mới khi đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cùng theo đó là một đội hơn trăm chiếc tàu, uy hiếp, đâm vào các tàu chấp pháp và tàu đánh cá của Việt Nam. Theo Reuters, chính sách đối ngoại của ông là một bước đi cực kỳ nguy hiểm với Trung Quốc, làm suy yếu lợi ích kinh tế lâu dài của Trung Quốc.
Ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thực hiện một bước đi cực kỳ nguy hiểm đối với Trung Quốc. “Hai mặt của một đồng xu” cũng là từ mà Reuters dùng để miêu tả chính sách đối ngoại của ông Obama. Vấn đề trong chính sách đối ngoại của ông Obama là thiếu tính nhất quán. Trong bài phát biểu gần đây tại West Point, ông bày tỏ sự phản đối không tham gia vào các cuộc xung đột không ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi của Mỹ. Ông nhấn mạnh vào việc sử dụng các biện pháp quân sự là phương án cuối cùng. Ông nói: “Chúng ta có cái búa tốt nhất không có nghĩa là mọi vấn đề đều chỉ nhỏ như móng tay”. Tuy nhiên, theo Reuters, thực tế là ông Obama đã cầm búa. Theo ước tính, hàng ngàn người đã thiệt mạng bởi các cuộc tấn công của máy bay không người lái. Những cuộc tấn công này cũng đã liên tục vi phạm chủ quyền lãnh thổ của các nước khác. Reuters cho rằng, ông Obama rất sợ những rủi ro có thể gặp phải khi can thiệp quân sự thông thường nên ông đã sẵn sàn dùng các lựa chọn thay thế khác. Phản ứng với việc nhóm Hồi giáo cực đoan đang chiếm giữ thành phố Mosul của Iraq và định tấn công vào thủ đô Baghdad, ông Obama tuyên bố: “Tôi không loại trừ bất cứ điều gì” về phản ứng của Mỹ. Nhưng ông cũng tuyên bố rằng ông “sẽ không gửi binh sĩ Mỹ trở lại chiến đấu tại Iraq”. Tình hình ở Iraq đã thể hiện rõ nhất sự mâu thuẫn của ông Obama. Theo Reuters, trọng tâm trong chính sách đối ngoại của ông Tập Cận bình và ông Obama đều rất mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn này tàn phà ‘sức khỏe’ lâu dài của Mỹ và Trung Quốc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ của Trung Quốc và Mỹ đối với đồng minh và các nước láng giềng. Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới. Theo Infonet Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Biển Đông: Trung Quốc ném mọi nguyên tắc đối ngoại qua cửa sổ |
Trung Quốc nói và làm ở Biển Đông Posted: 20 Jun 2014 05:45 PM PDT Điều quan trọng là không phải Bắc Kinh nói gì, mà quan trọng là họ hành động như thế nào trên Biển Đông. Trang tin tức trực tuyến Manila Bulletin của Philippines ngày 20/6/2014 đăng bài viết “China, US deploy submarines in disputed South China Sea” của cây bút Roy Mabasa về tình hình tại Biển Đông. Bài viết cho rằng việc triển khai các tàu ngầm của Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông có thể dẫn đến sự leo thang xung đột ở vùng biển tranh chấp này. Một tác nhân gây ra tiềm năng bất ổn ở Biển Đông là việc triển khai thêm tàu ngầm của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp, theo dự báo được thực hiện bởi Wikistrat, một công ty tư vấn phân tích chiến lược và dự báo.
Tình hình Biển Đông căng thẳng do hành động gây hấn của Trung Quốc. Trong ảnh là một tàu Hải cảnh Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào bên sườn tàu CSB Việt Nam Đầu năm nay, Trung Quốc đã triển khai cả ba tàu ngầm tên lửa hạt nhân Type 094 của mình trong Biển Đông, như một phần trong chiến lược hải quân của mình để răn đe hạt nhân. Hoa Kỳ phản ứng lại bằng cách gửi một trong những tàu ngầm của họ, là USS North Carolina, đến khu vực để bắt đầu tuần tra và giám sát hoạt động của Trung Quốc. Theo Wikistrat, điều này có thể dẫn đến sự leo thang của cuộc xung đột. Nhưng các nước khác chuyển hướng lực lượng và tàu ngầm hải quân của họ đến Biển Đông là tốt, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Để đối phó với sự tăng cường triển khai tàu ngầm của Trung Quốc, Việt Nam đã nỗ lực hiện đại hóa hải quân của mình, bao gồm việc mua các tàu hộ vệ lớp Gepard có khả năng săn ngầm của Nga và các tàu hộ vệ lớp Sigma có khả năng tàng hình của Hà Lan. Các nhà phân tích của Wikistrat nói việc Việt Nam triển khai một tàu ngầm Kilo ở khu vực tranh chấp, cùng với các tàu mặt nước, là để theo dõi tàu ngầm của Trung Quốc và đảm bảo nó không đâm hoặc đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam. Nhật Bản sẽ không đứng ngoài cuộc “Nếu Trung Quốc phản ứng bằng cách triển khai các tàu ngầm Type 093 của họ vào biển Biển Đông, Nhật Bản có thể sẽ bắt đầu tung ra một lớp tàu ngầm Soryu mới, mỗi năm một chiếc, nâng tổng số lên 11 vào năm 2020,” Wikistrat nói. “Các tác động xoắn ốc của sự phát triển của tàu ngầm ở Biển Đông làm cho các quốc gia như Philippines và Việt Nam tin rằng họ không còn lựa chọn nào khác là thúc đẩy chương trình hải quân của mình, vì sợ tụt lại phía sau.” Trong khi Việt Nam tập trung vào việc phát triển hải quân của mình, Philippines tìm đến các quốc gia khác cũng có những tranh chấp với Trung Quốc – đặc biệt Nhật Bản và Hàn Quốc để cải thiện khả năng quân sự của mình. Quan tâm của Hàn Quốc Hàn Quốc, nước có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những hành động “đáng lo ngại” gần đây được gây ra bởi Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. “Không chỉ là khiêu khích mà còn là điều thực sự nghiêm trọng đối với các bạn (Philippines và Việt Nam) và đối với cả chúng tôi”, đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Philippines Min Kyong-Ho nói với Manila Bulletin trong một cuộc phỏng vấn độc quyền.
Trung Quốc đang xây căn cứ quân sự (trái phép) trên đảo Gạc Ma, Trường Sa “Việc cải tạo các đảo đá (ở quần đảo Trường Sa) và xây dựng đường băng quân sự (của Trung Quốc) là rất đáng lo ngại”, ông nói. “Các rạn san hô đẹp đang bị phá hủy với việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo.” Ông Min Kyong-Ho đã đề cập đến các báo cáo gần đây rằng Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng căn cứ quân sự của mình trong một khu vực gây tranh cãi trong Biển Đông bằng cách thiết lập một hòn đảo nhân tạo với một đường băng và nơi neo đậu cho tàu chiến. Tuân thủ luật pháp quốc tế Ông Min Kyong-Ho nhấn mạnh rằng mối quan tâm cơ bản của Hàn Quốc là “tất cả các loại rắc rối với Trung Quốc nên được giải quyết một cách hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.” “Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) cần được sớm thỏa thuận để đạt được,” ông tuyên bố. “Trong khi đó, DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông) nên được theo dõi. Đó là nguyên tắc chung của chúng ta.” “Tự do hàng hải phải được bảo đảm,” ông Min Kyong-Ho nhấn mạnh. Hàn Quốc đã công bố Khu vực nhận dạng phòng không của riêng mình (ADIZ) để đối phó với việc Trung Quốc thành lập ADIZ ở Biển Hoa Đông “vì (TQ) đã có hành vi xâm phạm lãnh thổ (của Hàn Quốc)”, ông Min Kyong-Ho nói. Với Philippines, ông cho biết là Hàn Quốc quan tâm đến việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ trong mọi lĩnh vực với các quốc gia này bao gồm quốc phòng, chính trị, kinh tế và văn hóa. Một sự kiện tăng thêm vào những nỗ lực tăng cường quan hệ giữa hai nước là việc ký kết gần đây của một hợp đồng 420 triệu USD, theo đó Hàn Quốc sẽ bán 12 máy bay chiến đấu tấn công hạng nhẹ FA-50 cho Philippines. “Trung Quốc yêu hòa bình” (?) Mặc dù căng thẳng leo thang ở các vùng biển tranh chấp, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc “vốn dĩ yêu hòa bình” và sẽ “có biện pháp kiên quyết” để bảo vệ sự ổn định khu vực (thực tế là Trung Quốc thường gây căng thẳng với các nước láng giềng, làm mất ổn định khu vực-PV). Ông Lý cũng khẳng định chính sách đối ngoại hòa bình bất chấp căng thẳng với các quốc gia khác, bao gồm cả Nhật Bản và Việt Nam. Ông Lý nhấn mạnh rằng “Sự bành trướng không có trong gen của người Trung Quốc” và một “môi trường láng giềng ổn định” là cần thiết cho sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc. Ông đã phát biểu trong khu tài chính của thành phố London, trong một chuyến đi ba ngày nhằm mục đích xây dựng quan hệ thương mại và làm giảm quan hệ căng thẳng khi Thủ tướng Anh David Cameron gặp nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2012. “Chúng tôi muốn có một môi trường bên ngoài ổn định. Trung Quốc vốn dĩ yêu chuộng hòa bình. Khổng Tử dạy chúng ta rằng chúng ta không nên làm cho người khác những gì mà chúng ta không muốn. Điều này đã được in vào trong gen của dân tộc Trung Hoa”(?), ông Lý cho biết trong một bài phát biểu với các chuyên gia chính sách đối ngoại, các nhà lãnh đạo kinh doanh và chính trị gia. “Bành trướng không có trong gen của người Trung Quốc. Chúng ta cũng không thể chấp nhận logic rằng một quốc gia mạnh mẽ thì chắc chắn phải là bá chủ.” Nhưng ông nói thêm rằng Trung Quốc sẽ có hành động “để bảo vệ sự ổn định của khu vực” khi cần thiết. “Đối với những hành vi gây sự cố và phá hoại hòa bình, Trung Quốc sẽ phải có biện pháp kiên quyết để ngăn chặn chúng, để ngăn tình hình vượt ra ngoài tầm kiểm soát”, ông nói, “Điều này là để bảo vệ sự ổn định của khu vực.” Quả thật, đối với các vị lãnh đạo Trung Quốc, lời nói và việc làm thường không đi đôi với nhau, hay như người ta vẫn thường nói là “nói một đằng, làm một nẻo”. Họ nói “hữu nghị”, “yêu hòa bình”, “bảo vệ sự ổn định của khu vực”… nhưng ai cũng thấy rõ là Bắc Kinh luôn gây sự với hầu hết các quốc gia láng giềng, từ Ấn Độ, Nhật Bản, đến Hàn Quốc, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Gần đây nhất là họ đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và DOC. Hành động “khiêu khích” này đã bị dư luận thế giới phản đối mạnh mẽ. Cho nên, dù ngài Dương Khiết Trì có sang Việt Nam để xoa dịu tình hình, thì Việt Nam cũng cần sáng suốt, cảnh giác với chiêu trò “vừa đấm, vừa xoa” của Trung Quốc. Điều quan trọng là không phải Bắc Kinh nói gì, mà quan trọng là họ hành động như thế nào trên Biển Đông. Theo Giáo Dục Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc nói và làm ở Biển Đông |
Tác nghiệp trên tàu CSB bị Trung Quốc đâm thủng ở điểm nóng Hoàng Sa Posted: 20 Jun 2014 05:43 PM PDT PV Báo điện tử Infonet đã tận mắt chứng kiến sự hung hãn của tàu Trung Quốc, trải qua cảm giác tàu cảnh sát biển VN bị tàu Trung Quốc đâm thủng sau đó tàu TQ vẫn lồng lên uy hiếp, đuổi theo để tiếp tục đâm. Chuyến công tác Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép đã cho chúng tôi được gặp cảnh sát biển Việt Nam, kiểm ngư viên tại nơi thực địa nóng bỏng, được chứng kiến sự dũng cảm, vất vả, nguy hiểm của các anh và cũng hiểu được sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền của các anh. Bồi hồi phút lên đường 8 giờ tối ngày 26/5, tại Cảng Sông Thu, Đà Nẵng, 26 phóng viên trong nước và 8 phóng viên nước ngoài đã có mặt trên tàu CSB 2013. Sau khi làm công tác chuẩn bị, điểm danh, chỉ huy tàu hô: “Toàn đơn vị sẵn sàng…”, chiếc tàu hú một hồi còi dài chào đất liền. Mặc dù trong đêm tối, nhưng chúng tôi vẫn nhận ra những cánh tay giơ lên tiễn biệt nhau thắm đượm tình đồng chí, đồng bào. Một cảm giác bâng khuâng, hứng phấn khó tả đang trào dâng trong mỗi phóng viên lần đầu ra Hoàng Sa. Chính thức từ hôm nay, những phóng viên như chúng tôi sẽ ăn ở, sát cánh bên cạnh những chiến sĩ cảnh sát biển và cùng đối mặt với khó khăn và hiểm nguy nơi điểm nóng Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép. Ai cũng biết ở ngoài kia Trung Quốc đang hung hãn, bất chấp luật pháp đi những bước đi nguy hiểm. Ai cũng biết, giữa trùng khơi sóng vỗ sẽ là những cuộc sống thiếu thốn, có thể không ti vi, không điện thoại, Internet, không vui chơi giải trí, thậm chí không được tắm thường xuyên và trùng trùng, điệp điệp những lo lắng của người thân nơi đất liền.
Phóng viên tác nghiệp tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 Ra hết Vịnh Đà Nẵng, con tàu chuyển từ yên ả nhẹ trôi, sang trạng thái gập ghềnh trên sóng. Cảm giác nao nao nhớ đất liền pha trộn sự hứng khởi của người lên đường làm nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc đang bừng bừng trong huyết quản những phóng viên Việt Nam. 10h sáng ngày 27/5, biển gần Hoàng Sa sóng vỗ bốn bề, nhìn xa chỉ thấy trời, nước và những con tàu Trung Quốc màu trắng đang “đứng tấn” ngạo ngược. Khoảng cách 12 hải lý đủ để nhìn thấy giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép mờ ảo như con bạch tuộc trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu CSB 2013 bắt đầu chuyển phóng viên sang các tàu khác để tác nghiệp. Theo kế hoạch, phóng viên Báo điện tử Infonet cùng 3 phóng viên khác được chuyển đến tàu Cảnh sát biển CSB 2016, chỉ khoảng 3 giờ chiều là có thể hoàn tất việc chuyển tàu. Nhưng tàu CSB 2013 phải thả trôi mấy tiếng đồng hồ chờ đợi mà không cập mạn để chuyển phóng viên sang được. Mãi đến gần tối, phóng viên Báo điện tử Infonet mới được chuyển sang tàu CSB 2016. Sau này, khi đã lên tàu 2016, chúng tôi mới biết lý do chờ đợi không lên được tàu từ 3 giờ chiều vì tàu Trung Quốc vô cùng manh động và không có đạo lý. Ở vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc không chỉ mang giàn khoan cắm xuống đáy biển thăm dò hút dầu mà còn ngạo ngược cản trở đâm va, phun vòi rồng vào tàu chúng ta. Tệ hơn nữa, Trung Quốc còn cản trở tàu Việt Nam cập mạn tiếp tế, chuyển người.
Có ra biển mới biết, thời điểm chuyển người từ tàu nọ sang tàu kia là nguy hiểm nhất. Giữa sóng gió, 2 con tàu bị nhồi lên đập xuống thì khoảng cách giữa 2 thân tàu luôn là nỗi khiếp sợ của người đi biển. Ấy vậy mà những lúc nguy hiểm, tàu Trung Quốc lại luôn rình rập để cản trở, để phá rối. Với tinh thần cảnh giác cao độ, đảm bảo an toàn tốt nhất cho phóng viên ra tác nghiệp tại vùng biển Trung Quốc xâm phạm, lực lượng Cảnh sát biển luôn lựa chọn thời điểm thích hợp để chuyển anh em phóng viên lên tàu mà không có sơ suất nào. Đối mặt với tàu Trung Quốc và cơn say sóng Ở trên tàu CSB 2016, chúng tôi tiếp cận trực diện với bộ mặt thật của Trung Quốc tại thực địa, chứng kiến sự hung hãn của tàu Trung Quốc tại nơi mà họ xâm lấn vùng biển của Việt Nam. Các ngày từ 27 đến 31/5, không ngày nào tàu Trung Quốc không cản trở, không phun vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Ngược lại, tàu Việt Nam luôn kiềm chế, ứng xử đàng hoàng. Ngày 1/6, tàu Trung Quốc điên cuồng hơn, một ngày tổ chức ngăn cản tàu Việt Nam đến 3 lần. Cả 3 lần tàu chúng tôi chỉ cách tàu Trung Quốc chừng 20-30m. Khi có tàu Trung Quốc áp sát, anh em phóng viên sẵn sàng có mặt trên boong tàu để nhìn, quay trực diện những tàu được anh em gọi với mệnh danh như “trâu điên”, “hổ con”, “hải cẩu”… Dưới cabin, các chiến sĩ cảnh sát biển luôn dõi theo từng hành động, cử chỉ của tàu Trung Quốc để vòng tránh kịp thời, hạn chế đâm va từ hành động của Trung Quốc. Không uy hiếp được tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, tàu Trung Quốc mở đợt ngăn cản thứ 3, lần này tàu Trung Quốc chạy với tốc độ cao, áp sát, dùng vòi rồng phun nhằm phá hủy thiết bị trên tàu CSB 2016. Dùng vòi rồng không làm gì được, tàu Trung Quốc quay ngang với mục đích đâm va tàu Việt Nam. Do đã phán đoán trước được tình huống này, chỉ huy tàu Quản Đình Dương lệnh cho tàu đánh tay lái sang trái, cú đâm trực diện chuyển thành cú đâm chéo. Dường như đã quen với cú đâm va và với tâm thế sẵn sàng, các chiến sĩ cảnh sát biển không hề nao núng trước sự hung hăng của tàu Trung Quốc. Cảm giác vững vàng của các chiến sĩ cũng lây lan sang anh em phóng viên. Những con tàu gớm ghiếc kia không thể làm chúng tôi khiếp sợ. Khác với một số đồng nghiệp tác nghiệp trên những tàu khác, phóng viên Báo điện tử Infonet đã tận mắt chứng kiến sự hung hãn của tàu Trung Quốc, trải qua cảm giác tàu mình bị tàu Trung Quốc đâm thủng mà tàu Trung Quốc vẫn lồng lên uy hiếp, trải qua cảm giác tàu bị thương vẫn chạy hết tốc lực để tránh đâm va. Thậm chí, có ngày sóng lớn nhiều anh em vừa lái tàu, vừa để thùng nôn bên cạnh. Sóng gió chẳng trừ một ai, nhưng vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, họ sẵn sàng vượt qua tất cả. Để lại những dòng chữ tận đáy lòng mình, họ đều bày tỏ tình cảm thân thương và quyết tâm bảo vệ biển đảo đến cùng. Thượng úy Nguyễn Quốc Huy, Chính trị viên tàu, viết: “Chúng tôi, những người trực tiếp làm nhiệm vụ sẽ quyết tâm đấu tranh, chiến đấu đến cùng để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”. Chuyến công tác đã cho tôi được gặp cảnh sát biển Việt Nam tại nơi thực địa nóng bỏng, được chứng kiến sự dũng cảm, vất vả của anh em. Ở nơi biển Hoàng Sa không chỉ có sóng gió mà còn có sự nguy hiểm bởi tàu Trung Quốc luôn rình rập từng giờ. Chúng tôi tin tưởng ở các anh, những con người kiên gan bền chí, những thành đồng của Tổ quốc trên Biển Đông. Theo infonet Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Tác nghiệp trên tàu CSB bị Trung Quốc đâm thủng ở điểm nóng Hoàng Sa |
Sức mạnh của truyền thông chính nghĩa Posted: 20 Jun 2014 05:18 PM PDT Tới chúc mừng tập thể CBCS Báo An ninh Thủ đô nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6, Trung tướng Tô Lâm – Thứ trưởng Bộ Công an biểu dương chủ trương của Ban Biên tập Báo ANTĐ là quan tâm, phát triển hơn nữa Báo ANTĐ điện tử trong thời gian tới. Thứ trưởng Tô Lâm nêu bật thế mạnh của loại hình thông tin này: Đó là Báo ANTĐ điện tử sẽ phủ sóng thông tin không chỉ ở phạm vi Thủ đô mà trên toàn quốc, ra thế giới.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh trả lời đầy thuyết phục bằng tiếng Anh trên kênh truyền hình CNN về tình hình Biển Đông Nhận định của Trung tướng Tô Lâm là hoàn toàn có cơ sở. Bởi những ngày này, Việt Nam bằng sức mạnh của truyền thông chính nghĩa, đã thuyết phục cho dư luận thế giới thấy rõ thực chất tình hình căng thẳng ở Biển Đông, cũng như thấy rõ sự khẩn trương, minh bạch của Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo đảm ANTT, tạo môi trường làm ăn kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Nói đến sức mạnh của các loại hình truyền thông trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay thì không thể không nhắc đến sức lan truyền với tốc độ chóng mặt của truyền hình, báo điện tử và mạng xã hội. Và quả thật, Việt Nam đã sử dụng mọi kênh truyền thông để bảo vệ chủ quyền bất khả xâm phạm với đầy đủ sự tỉnh táo, trung thực và chính nghĩa của mình. Chẳng thế mà Truyền hình Mỹ CNN dẫn lời Sam Bateman, thành viên cấp cao của Chương trình an ninh hàng hải của trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Namyang, Singapore nhận định rằng: “Trung Quốc đang cố bắt kịp Việt Nam trong cuộc chiến dư luận”. Bởi liên tục trong những tuần vừa qua kể từ khi Trung Quốc gây hấn, hạ đặt giàn khoan trái phép vào sâu trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam, chúng ta dùng chính truyền thông để tố cáo Trung Quốc và kêu gọi được dư luận quốc tế ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. “Trung Quốc đang cố bắt kịp Việt Nam nhưng không thành. Tôi nghĩ Việt Nam đã giành ưu thế vượt trội trong trận chiến dư luận suốt nhiều tuần kể từ khi căng thẳng nổ ra trên Biển Đông”, ông Bateman nói sau khi Trung Quốc đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon lưu hành văn bản vu cáo Việt Nam.
Phóng viên nước ngoài đi cùng tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam tác nghiệp tại Hoàng Sa trong những ngày Biển Đông “dậy sóng” Để thuyết phục cho thế giới thấy sự chính nghĩa của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, chúng ta đã biết tận dụng thế mạnh của mọi loại hình truyền thông: từ báo in, báo điện tử, truyền hình, mạng điện thoại di động, mạng xã hội. Việt Nam tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của mình bằng biện pháp hòa bình. Và một trong 3 biện pháp được Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ trong cuộc đấu tranh này là: Đấu tranh bằng dư luận, thông tin trung thực cho nhân dân và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hành vi xâm phạm của Trung Quốc cũng như các biện pháp đấu tranh hòa bình của Việt Nam; kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Đã là chính nghĩa thì chẳng ngán ngại trước bất cứ một thế lực cường quyền nào. Và truyền thông chính nghĩa của chúng ta đã thể hiện sức mạnh khi thuyết phục cộng đồng quốc tế. Truyền thông Việt Nam lên tiếng, truyền thông thế giới cùng cộng hưởng, sức lan truyền không có biên giới. Đấy chính là những hình ảnh Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc trả lời trực tiếp bằng tiếng Anh với Truyền hình CNN, Hãng thông tấn AP thể hiện quan điểm và chủ quyền của Việt Nam một cách thuyết phục và truyền cảm. Tính chính nghĩa khi có sự cộng hưởng của các loại hình truyền thông đã tạo nên những sức mạnh khó cưỡng nổi. Nhận ra điều này và vận dụng bài bản sức mạnh của truyền thông chính nghĩa chính là một kinh nghiệm quý báu, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền Tổ quốc. Theo ANTD Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Sức mạnh của truyền thông chính nghĩa |
Trung Quốc liên tục tăng cường tàu hải cảnh siêu lớn xuống biển Đông Posted: 20 Jun 2014 05:15 PM PDT Kể từ khi ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan phi pháp Hải Dương 981 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc liên tiếp hạ thủy và biên chế các loại tàu cỡ lớn cho lực lượng đồn trú của mình tại khu vực biển Đông. Ngày 20-06, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin, tàu chấp pháp trên biển cỡ lớn lớp 3.000 tấn do nước này tự đóng mới mang số hiệu “3306”, sau khi tiến hành thử nghiệm thành công, đã chính thức biên chế cho lực lượng Hải cảnh Nam Hải. Được biết, theo quy định của Trung Quốc, tàu Hải Cảnh nước này dùng số hiệu 4 và 5 chữ số. Trong đó, vị trí số thứ nhất hoặc vị trí số thứ nhất và thứ 2 biểu thị khu vực biển mà nó đảm nhiệm.
Hải Cảnh 3306 neo đậu cạnh Hải Cảnh 1306 cũng thuộc lớp 3.000 tấn, của Tổng đội Bắc Hải Trong trường hợp tàu Hải cảnh 4 số, nếu vị trí thứ nhất là số 1 thì nó thuộc khu vực biển Bắc Hải, số 2 – Đông Hải và số 3 là Nam Hải – tức biển Đông; vị trí thứ 2 chỉ lượng giãn nước (ví dụ vị trí thứ 2 là 3 thì tàu có lượng giãn nước từ 3-4.000 tấn), 2 vị trí cuối chính là số hiệu tàu. Đối với các tàu Hải cảnh 5 số, 2 vị trí đầu tiên là số hiệu của chi đội Hải cảnh (ví dụ 44 là chi đội hải cảnh tỉnh Quảng Đông); còn các vị trí sau giống như tàu Hải cảnh 4 số.
Tàu Hải Cảnh 3306 của Tổng đội Nam Hải thuộc lớp 3.000 tấn Chiếc tàu Hải cảnh này mang số hiệu “3306”, có nghĩa đây là tàu Hải Cảnh 06, thuộc lớp 3.000 tấn, trực thuộc quyền quản lý của Tổng đội hải cảnh Nam Hải. Hải Cảnh “3306” được hạ thủy ngày 23-01-2014 tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc. Tàu được thiết kế và đóng mới theo nguyên mẫu của tàu Hải Giám 50 lớp 4.000 tấn (Tàu này được đóng mới và đưa vào sử dụng hồi tháng 06-2011, đến tháng 06-2013 được cải trang và hoán đổi thành tàu Hải Cảnh 2350, thuộc biên chế của tổng đội hải cảnh Đông Hải).
Tàu Hải Cảnh 3402 của Tổng đội Nam Hải thuộc lớp 4.000 tấn Theo thiết kế, nguyên mẫu tàu này có chiều dài 98m, chiều rộng 15,2m, cao 7,8m, trọng tải 3.000 tấn (tùy theo số lượng trang thiết bị đi kèm mà lượng giãn nước của nó có thể tăng lên tới 4.000 tấn), tốc độ tối đa 18 hải lý/h, hành trình liên tục 10.000 hải lý, với khả năng tự cung cấp 60 ngày đêm, được trang bị nhiều trang thiết bị tiến tiến. Tính đến thời điểm này, kể từ sau khi đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào biển Đông tác nghiệp (02-05), ngoài tàu Hải Cảnh “3306”, Trung Quốc đã tiến hành biên chế cho lực lượng đồn trú tại đây nhiều loại tàu cỡ lớn, ví dụ như tàu khu trục tên lửa Type 056 “Lô Châu”, tàu Hải Cảnh “3402” lớp 4.000 tấn và 2 tàu Ngư Chính lớp 1,000 tấn mang số hiệu “45005” và “45013”. Theo ANTD
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc liên tục tăng cường tàu hải cảnh siêu lớn xuống biển Đông |
Chém trọng thương “con nợ” vì không đòi được tiền cá độ Posted: 20 Jun 2014 02:17 PM PDT CATP Quảng Ngãi cho biết, vừa bắt đối tượng Đặng Thành Trung (SN 1986, trú tại xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi) về hành vi cố ý gấy thương tích.
Đối tượng Trung tại cơ quan điều tra Theo hồ sơ, khoảng 8h ngày 17-6, tại một quán ăn sáng trên địa bàn xã Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), Đặng Thành Trung dùng dao chém ông Nguyễn Thành Lưu trú cùng địa phương, khiến ông Lưu phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng thương tích nặng. Quá trình điều tra, cơ quan công an làm rõ, ông Lưu nợ Trung hơn 4 triệu đồng tiền cá độ bóng đá, khi gặp nhau lúc ăn sáng, Trung đòi nợ nhưng ông Lưu không trả nên giữa 2 người nảy sinh mâu thuẫn. Tức mình, Trung cầm dao chém khiến ông Lưu bị thương. Hiện vụ việc đang được CATP Quảng Ngãi tiếp tục điều tra làm rõ. Theo ANTD Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Chém trọng thương "con nợ" vì không đòi được tiền cá độ |
Trung Quốc đặt giàn khoan mới cách đảo Cồn Cỏ 130 hải lý Posted: 20 Jun 2014 12:44 PM PDT Theo như Trung Quốc công bố thì vị trí giàn khoan mới sẽ hạ đặt cách các đảo của Việt Nam là đảo Cồn Cỏ chừng 130 hải lý, đảo Lý Sơn khoảng 140 hải lý. Ngày 19-6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay, theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1 vĩ bắc, 109 độ 31 kinh đông trên biển Đông.
Giàn khoan Nam Hải số 9 của Trung Quốc Vị trí này cách các đảo của Việt Nam là đảo Cồn Cỏ chừng 130 hải lý, đảo Lý Sơn khoảng 140 hải lý. Hiện Việt Nam vẫn theo dõi sát sao tình hình và đã có những phương án dự liệu luôn sẵn sàng các kịch bản đối phó với nhiều tình huống có thể xảy ra. Lãnh đạo Cảnh sát biển cũng cho biết thêm, giàn khoan Nam Hải 9 là loại giàn nửa chìm nửa nổi thuộc Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Giàn khoan này bắt đầu di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh đông đến vị trí mới từ ngày 18-6. Dự kiến, hôm nay 20-6 giàn khoan Nam Hải 9 sẽ đến vị trí dự kiến hạ đặt. Nếu chiến tranh, Trung Quốc sẽ chiếm Kobe của Nhật? Nếu chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản bùng nổ, Kobe, thành phố lớn thứ 6 Nhật Bản, sẽ là mục tiêu tấn công đầu tiên của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, theo nhận định của tuần san Shukan Gendai. Kobe là mục tiêu tấn công đầu tiên của Trung Quốc bởi vì thành phố này là nơi có hai nhà sản xuất tàu ngầm lớn của Nhật Bản, tuần san Shukan Gendai (Nhật Bản) ngày 18-6 dẫn lời nhận định của chuyên gia quân sự Nhật Mitsuhiro Sera. Đồng quan điểm với ông Sera, một quan chức giấu tên thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tiết lộ ông cũng sẽ chọn tấn công Kobe đầu tiên nếu ông là một viên tướng Trung Quốc. Mitsubishi và Kawasaki là hai nhà sản xuất tàu ngầm cho Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản, đặt các nhà máy đóng tàu của họ ở thành phố Kobe, theo Shukan Gendai. Tờ “Thời báo Hoàn cầu” của Trung Quốc cũng có bài bình luận cho rằng nếu PLA đánh vào Kobe sẽ khiến Nhật Bản suy yếu vì tàu ngầm đóng vai trò quan trọng trong hải chiến. Căng thẳng đang leo thang giữa hai nước liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Sera cho biết các chiến đấu cơ của PLA thường bay cách máy bay chiến đấu Nhật ít nhất 800 m khi đối đầu trên không. Ông Sera cho biết, thời gian gần đây Trung Quốc đã thay đổi chiến lược, điều chiến đấu cơ bay áp sát máy bay chiến đấu Nhật quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tàu tuần duyên và máy bay Trung Quốc – Nhật Bản thường xuyên “đụng độ”, chơi trò “mèo vờn chuột” gần quần đảo tranh chấp này. Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ sẽ tập trận chung ở tây Thái Bình Dương Cuộc tập trận mang tên Malabar 2014 giữa hải quân ba nước Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ sẽ diễn ra ở khu vực tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 7-2014. Theo báo Times of India (Ấn Độ) cho biết, hải quân Ấn Độ sẽ gửi 4-5 tàu chiến, bao gồm tàu khu trục lớp Rajput và tàu khu trục nhỏ tàng hình lớp Shivalik, tham gia tập trận. Hiện vẫn chưa thể xác nhận Nhật Bản và Mỹ sẽ điều động các tàu chiến gì. Nhưng các tàu chiến Nhật, Mỹ sẽ tham gia một cuộc tập trận với Nga trước khi đến tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 7-2014 để tham gia Malabar. Cuộc tập trận của ba nước này là nhằm để “dằn mặt” và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở khu vực tây Thái Bình Dương. Lần đầu tiên Nhật Bản và Ấn Độ tham gia tập trận Malabar hồi 2007 ở vịnh Bengal, mặc dù cách xa bờ biển Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối. Cuộc tập trận Malabar năm nay có thể sẽ khiến Trung Quốc “tức giận” bởi vì căng thẳng Nhật Bản – Trung Quốc leo thang do tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Mỹ và Philippines sẽ tập trận hải quân bắn đạn thật trong tháng này Lính Mỹ và Philippines sẽ tập trận hải quân trong tháng này ở gần bãi cạn tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc trên biển Đông. Theo Reuters đưa tin, năm tàu chiến, bao gồm tàu khu trục có tên lửa dẫn đường, khoảng 1.000 binh sĩ hai nước sẽ tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài một tuần ngoài khơi đảo Luzon. Cuộc tập trận diễn ra gần các tàu tuần duyên Trung Quốc đang tuần tra quanh bãi cạn Scarborough trên biển Đông. Trung Quốc được cho là chiếm bãi cạn này từ Philippines vào năm 2012. Ông Rommel Rodriguez, người phát ngôn hải quân Philippines, cho biết đây là cuộc tập trận thường niên, nhằm tăng cường năng lực tham chiến cho lực lượng hai nước trong những chiến dịch đổ bộ và trên biển. Tàu khu trục USS Halsey được trang bị tên lửa dẫn đường sẽ có mặt tại căn cứ quân sự của Philippines ở vịnh Subic vào ngày 26-6 để tham gia tập trận, cùng hai tàu chiến Mỹ khác là USNS Safeguard và USS Ashland. Manila sẽ điều động tàu chiến BRP Ramon Alcaraz, vốn là một tàu tuần duyên cũ của Mỹ cung cấp cho Philippines, một tàu chiến lớp Peacock và các trực thăng. Ngày 19-6 Manila tuyên bố sẽ đề nghị Tòa án Liên Hiệp Quốc về luật Biển (ITLOS) xúc tiến giải quyết sớm đơn kiện của Philippines liên quan đến yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh nuốt trọn gần cả biển Đông trong năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc từ năm 2013. Theo ANTD
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc đặt giàn khoan mới cách đảo Cồn Cỏ 130 hải lý |
Quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm Posted: 20 Jun 2014 12:39 PM PDT Trả lời báo chí ngày 20-6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm. Đối với bất cứ người Việt Nam nào, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Trước tình hình dư luận trong nước, quốc tế, nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vấn đề này. - Thưa Chủ tịch nước, xin Chủ tịch cho biết tình hình quan hệ Việt-Trung hiện nay khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam? Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Ngày 2-5, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 tại vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc đã đơn phương vi phạm thỏa thuận cấp cao hai nước về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các thỏa thuận giữa ASEAN-Trung Quốc (DOC).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn của TTXVN về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn quý trọng và làm hết sức mình để tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc, giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, bởi nhân dân ta từng trải qua hàng chục năm bị chiến tranh xâm lược tàn phá và hủy diệt; đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc cũng phải làm như vậy. Như tôi đã nói với cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh khi vừa mới xảy ra vụ việc này, rằng chúng ta không chấp nhận việc bất cứ ai, bất cứ nước nào, dù mạnh đến đâu, bắt ta phải nhượng bộ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng ta kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm. Đối với bất cứ người Việt Nam nào, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. - Xin Chủ tịch cho biết, kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 vừa qua đã thể hiện thái độ trước sự kiện này như thế nào? Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Kỳ họp thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã dành thời gian thỏa đáng để thảo luận về vấn đề này. Với lập trường trước sau như một, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị luôn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, trong đó có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, là thiêng liêng, không thể nhân nhượng. Nhân dân Việt Nam ta, Đảng và Nhà nước ta có đủ bản lĩnh, ý chí kiên cường và quyết tâm, cũng như có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước. Không thể chấp nhận tình trạng cứ nước mạnh là không tôn trọng đạo lý và lẽ phải. Nhân dân ta từng trải qua và kiên cường trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc từ hàng nghìn năm nay. Vụ việc xảy ra vừa qua, ít thấy nước nào và tổ chức quốc tế nào lên tiếng ủng hộ phía Trung Quốc về việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển của Việt Nam cũng như yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn vô lý. Những bằng chứng lịch sử và pháp lý cho thấy, chính nghĩa thuộc về chúng ta. Thái độ của cộng đồng quốc tế là khá rõ ràng trong việc này. - Chủ tịch đánh giá như thế nào về lòng yêu nước và cách thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta? Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Mỗi khi độc lập, chủ quyền đất nước bị đe dọa thì nhân dân ta luôn đoàn kết một lòng, đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Tôi hết sức xúc động và trân trọng tinh thần cao cả đó của đồng bào, đồng chí chúng ta. Tất cả đồng lòng hướng về biển Đông. Những người dân bám biển đã kiên cường ở tuyến đầu dù luôn bị tàu Trung Quốc o ép, đe dọa, thậm chí có trường hợp bị đâm chìm. Họ vẫn bám ngư trường truyền thống từ nhiều đời nay của ông cha, không bao giờ bị khuất phục. Các lực lượng bảo vệ pháp luật của Việt Nam không lùi bước, dũng cảm vượt qua mọi thách thức để thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Nhân dân cả nước đã biểu hiện lòng yêu nước bằng rất nhiều hình thức phong phú, sáng tạo. Đồng bào ta ở khắp nơi trên thế giới đã tỏ thái độ mạnh mẽ, lên án việc làm phi pháp của phía Trung Quốc. Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, cần phải cảnh giác với những lời nói và việc làm mang tính kích động, nhân danh lòng yêu nước. Khi đất nước đứng trước những khó khăn, thử thách, thì càng phải đoàn kết. Việc chia rẽ, kích động, rõ ràng không giúp đất nước vượt qua thử thách. - Người dân rất quan tâm đến quan hệ kinh tế giữa nước ta và Trung Quốc. Dư luận cho rằng Việt Nam có thể đã bị lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế. Đề nghị Chủ tịch cho biết ý kiến về vấn đề này? Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Từ khi thực hiện đường lối Đổi mới đến nay, đã gần 30 năm, chúng ta luôn nhất quán thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới, đồng thời xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Theo đó, nước ta đã có quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chúng ta luôn thực hiện phương châm Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế, chung sống hòa bình với tất cả các dân tộc trên thế giới trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các nước, chúng ta luôn phấn đấu bảo đảm cùng có lợi và dứt khoát không để phụ thuộc vào bất cứ nước nào trong cả kinh tế và chính trị. Thực hiện đường lối đối ngoại như vậy, thời gian qua, chúng ta đã thu được những thành tựu rất quan trọng, đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, một số lĩnh vực thực hiện không đúng chủ trương này, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. Với Trung Quốc, quan hệ kinh tế, thương mại những năm qua phát triển khá nhanh, nhưng tình hình Việt Nam nhập siêu ngày càng lớn, liên tục diễn ra, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất. Một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam quá tập trung vào thị trường Trung Quốc. Lĩnh vực đấu thầu EPC, BOT và cung cấp thiết bị ở một số ngành quan trọng như điện, thông tin viễn thông và một số ngành kinh tế khác, nhà đầu tư Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn, nhiều dự án chất lượng công nghệ không cao, chi phí đầu tư thường tăng lên so với ban đầu, thời gian hoàn thành kéo dài… Tình hình này cần phải sớm được chấn chỉnh.
Tàu Trung Quốc (bên phải) áp sát, ngăn cản, sẵn sàng đâm va, uy hiếp tàu Kiểm ngư Việt Nam. (Ảnh: Khánh Hiếu-Quang Vũ/TTXVN) - Thưa Chủ tịch, nhân dân ta rất quan tâm Đảng và Nhà nước đã và đang có những chủ trương, giải pháp gì trước việc giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam? Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Ngay sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã kịp thời đề ra chủ trương để xử lý tình hình. Một mặt, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam, mặt khác, kiên trì giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng đất nước; giữ quan hệ láng giềng hữu nghị với nhân dân Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Trên cơ sở chủ trương đó, các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, tiến hành toàn diện đấu tranh ngoại giao cả song phương và đa phương; đấu tranh ngăn chặn trên thực địa bằng lực lượng dân sự thực thi pháp luật; thông tin kịp thời, thường xuyên và chân thực, làm cho nhân dân ta và bạn bè thế giới hiểu rõ tình hình đang diễn ra. Chúng ta luôn sử dụng các biện pháp hòa bình, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tỏ thiện chí giải quyết thỏa đáng vấn đề bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và những thỏa thuận giữa Trung Quốc-ASEAN, Trung Quốc-Việt Nam. Biện pháp pháp lý cũng được sử dụng khi cần thiết để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc. Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là lâu dài, gian khổ, đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết, nhưng phải bình tĩnh, kiên trì nhằm đạt hiệu quả. Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện các chủ trương và giải pháp đáp ứng nguyện vọng chính đáng, tha thiết của hơn 90 triệu đồng bào ta. Tôi xin nhắc lại lời của vua Lê Thánh Tông từng nói với triều thần đã được ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!” - Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước. Theo ANTD Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm |
Trung Quốc biên chế liền 2 tàu hộ tống Type 056 cho Hạm đội Nam Hải Posted: 20 Jun 2014 12:26 PM PDT Ngày 20-6, Jane’s Defence Weekly dẫn lời một trang tin điện tử của Quân đội Trung Quốc cho biết, hải quân nước này đã biên chế 2 chiếc tàu hộ vệ tên lửa lớp Jiangdao (Type 056) cho Hạm đội Nam Hải. Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố, sẽ biên chế thêm các tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 cho lực lượng đồn trú trái phép của nước này tại quần đảo Hoàng Sa, trong bối cảnh biển Đông đang căng thẳng vì nước này đã đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) trái phép sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo đó, tàu hộ vệ Luzhou (592) và Qinyuan (589) đã lần lượt được biên chế hoạt động vào ngày 7-6 và 11-6 cho Hạm đội Nam Hải có trụ sở tại Hải Nam, sau đó chúng sẽ được đưa đến hoạt động tại khu vực Hoàng Sa.
Tàu hộ vệ Bengbu 582 (Type 056) của Trung Quốc phóng tên lửa chống hạm Tàu hộ vệ Luzhou do Nhà máy đóng tàu Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc chế tạo và được hạ thủy ngày 16-7-2013. Trong khi tàu hộ vệ Qinyuan được hạ thủy ngày 31-5-2013 tại Nhà máy đóng tàu Hoàng Phố ở tỉnh Quảng Châu. Các tàu lớp Jiangdao là tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ thế hệ mới nhất của Trung Quốc, tàu có chiều dài 90m, chiều rộng 11,6m, trọng lượng giãn nước 1.440 tấn, tốc độ 25 hải lý/giờ, hành trình liên tục 3.500 hải lý (khoảng 6.500km), thủy thủ đoàn trên tàu là 60-80 người. Lớp tàu hộ vệ tên lửa này được trang bị bệ phóng 8 ống ở đuôi tàu để phóng tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N, 4 bệ phóng tên lửa đối hạm C-802, một pháo hạm AK-176 76 mm, 2 pháo hạm 30 mm, 2 ống phóng ngư lôi, và một bãi đáp trực thăng.
Tàu hộ vệ Meizhou 584 (Type 056) của Trung Quốc thuộc biên chế Hạm đội Nam Hải Tàu được trang bị hệ thống radar thám không/thám biển SR64, 1 radar điều khiển hỏa lực TR47, 1 hệ thống sonar chủ/bị động chuyên trinh sát tàu ngầm và một số thiết bị điện tử, dẫn đường, thông tin liên lạc khác. Ngoài ra, tàu còn có khả năng tàng hình tốt, trình độ tích hợp thông tin hóa cao, chi phí sản xuất thấp, vận hành đơn giản, biên chế thủy thủ đoàn tinh gọn… Sau khi được đưa vào biên chế, tàu lớp này chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ tác chiến gần bờ, tuần tra cảnh giới, hộ tống, độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng khác để tiến hành tác chiến săn ngầm, tăng cường lực lượng tác chiến phòng vệ cho lực lượng hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc có kế hoạch đóng tổng số 43 chiếc tàu hộ vệ tên lửa lớp Jiangdao trong lô thứ nhất và lô thứ 2 sẽ đóng thêm hơn 20 chiếc nữa. Đến nay, 13 chiếc đã được biên chế hoạt động cho cả 3 hạm đội của Hải quân Trung Quốc, trong đó, Hạm đội Nam Hải 5 chiếc và lực lượng hải quân đồn trú tại Hồng Kông 2 chiếc, và 9 chiếc khác đang trong quá trình đóng. Theo ANTD
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc biên chế liền 2 tàu hộ tống Type 056 cho Hạm đội Nam Hải |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |