Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi: Ngổn ngang giải phóng mặt bằng |
- Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi: Ngổn ngang giải phóng mặt bằng
- Đầu tư, ‘đắp chiếu’ rồi… chuyển giao
- Tàu Đài Loan tấn công tàu cá Quảng Ngãi ở Trường Sa
Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi: Ngổn ngang giải phóng mặt bằng Posted: 24 Jan 2016 05:48 PM PST Công tác giải phóng mặt bằng đang trong tình trạng “báo động đỏ” do một số hộ dân cố tình không nhận đất, không nhận tiền đền bù… Tết Nguyên đán đang đến gần nhưng nhiều hộ dân trong diện di dời phục vụ Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vẫn “bám trụ” trong căn nhà cũ. Có những hộ đã nhận tiền đền bù, nhận đất tái định cư nhưng vẫn đòi Nhà nước chi trả thêm. Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, đến cuối năm 2016, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi phải thông xe kỹ thuật đoạn từ Đà Nẵng đến thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Hiện dự án này đang bị "báo động đỏ” về tiến độ thi công. Tại vị trí cầu vượt Tỉnh lộ 609 giao với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi thuộc địa phận thôn Phong Thử 1, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đang có 2 hình ảnh trái ngược nhau. Bên mố cầu phía Bắc đã thi công xong đang hoàn thiện. Còn bên mố cầu phía Nam, 16 hộ dân chưa đồng ý di dời vẫn làm ăn, sinh sống bình thường.
Hiện dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đang bị "báo động đỏ” về tiến độ thi công. Ông Nguyễn Đình Thành, một hộ dân ở thôn Phong Thử 1, Thị xã Điện Bàn cho biết, hiện gia đình chưa nhận đất tái định cư và cũng chưa nhận tiền đền bù vì đang khiếu nại một số vấn đề chưa thỏa đáng. Số đất vườn tái định cư diện tích nhiều nhưng đến nay gia đình chưa được cấp đủ, do đó gia đình còn chờ công tác tái định cư ổn định, dự án giải quyết bàn giao xong mới di dời. Không chỉ gặp trở ngại trong giải tỏa đền bù, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi qua xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam còn gặp phải sự cản trở quyết liệt từ một số hộ dân khi tiến hành di dời 2 mạch điện 500 kV và 220 kV từ trụ điện cũ qua trụ điện mới để phục vụ thi công. Chủ đầu tư là Tổng Công ty đường Cao tốc Việt Nam (VEC) đang đứng ngồi không yên vì lịch cắt điện sắp hết thời gian cho phép. Bà Trần Thị Nở, 62 tuổi, một trong những hộ dân ở đây nêu lý do: “Gia đình sống dưới đường dây điện từ năm 2001 đến nay chịu ảnh hưởng rất nhiều mà không được giải quyết, không được đền bù. Đến nay, dự án nói thả đường dây điện xuống gia đình cũng không được hưởng quyền lợi, trong khi đó nhiều nhà được lĩnh tiền đền bù, riêng nhà tôi không được lĩnh”. Trong khi đó, ông Hoàng Việt Hưng, Giám đốc Ban quản lý Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi cho biết, nếu công tác giải phóng mặt bằng không bảo đảm kế hoạch sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung của dự án quan trọng này. “Theo kế hoạch của Bộ GTVT cũng như Tổng Công ty, từ nay đến cuối năm 2016 sẽ thông xe tuyến từ Đà Nẵng đến Tam Kỳ. Hiện tại TP Đà Nẵng vướng mắc một số công trình công cộng, tái định cư. Thị xã Điện Bàn đang vướng nặng nhất Khu tái định cư Phong Thử với khoảng hơn 100 hộ dân chưa di dời, chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Dự án đang rất cấp thiết, từ nay đến tháng 3 chủ đầu tư không bàn giao mặt bằng cho nhà thầu dự án sẽ bị vỡ tiến độ”, ông Hưng cho biết.
Nhiều gia đình đã nhận tiền đền bù do ảnh hưởng của lưới điện nhưng vẫn cố chây ỳ không chịu di dời. Trao đổi với ông Lê Thương, Giám đốc Trung tâm phát triển Quỹ đất thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được biết, Trung tâm đã giải thích với kiến nghị của người dân về áp giá đền bù thấp, UBND tỉnh Quảng Nam đã đồng ý hỗ trợ thêm. Trung tâm Phát triển Quỹ đất thị xã Điện Bàn đã bổ sung mức chi trả. Tuy nhiên, nhiều hộ dân lại đòi bồi thường cao hơn phần trượt giá mà UBND tỉnh Quảng Nam cho phép nên Trung tâm phải xin ý kiến UBND tỉnh. Với các hộ dân cho rằng vướng đường dây điện và yêu cầu đền bù, trong đó có hộ bà Trần Thị Nở, trước đây khi đường cao tốc chưa đi qua, trụ điện và đường dây đã có trong phần đất nhà bà Nở và bà đã nhận tiền đền bù hơn 24 triệu đồng. Nay làm đường cao tốc, hệ thống điện không ảnh hưởng đến nhà bà Nở. Ông Lê Thương khẳng định, phía UBND thị xã sẽ giải thích cho gia đình bà Nở trên tinh thần là không bồi thường, đồng thời có biện pháp bảo vệ thi công. “Với những trường hợp còn tồn tại, UBND thị xã đã đối thoại theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh. Về cốt nền, UBND tỉnh thống nhất hỗ trợ cao thêm 0,6 mét khối cho từng hộ dân. Người dân cho rằng giá đền bù thấp, không đủ làm nhà lại nhưng trước đây các gia đình đã hỗ trợ trượt giá 1,35%, bây giờ tiếp tục bổ sung 6%”, ông Thương nêu rõ. Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là dự án giao thông trọng điểm quốc gia có vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Để dự án này về đích đúng hạn, rất cần sự ủng hộ của người dân và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan./. Hà Minh – Hoài Nam Theo_VOV > Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi: Ngổn ngang giải phóng mặt bằng |
Đầu tư, ‘đắp chiếu’ rồi… chuyển giao Posted: 24 Jan 2016 08:08 AM PST Chi tiền tỷ giải phóng 30.000 m2 mặt bằng xây Trung tâm Dạy nghề kiểu mẫu huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Nhưng đang xây phần thô giữa chừng thì ngưng, “đắp chiếu” nằm chờ do hụt vốn. Trung tâm Dạy nghề kiểu mẫu (TTDNKM) huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) là một trong 10 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu trên toàn quốc, được Bộ LĐ-TB&XH đầu tư thí điểm giai đoạn 2012-2015, với mục đích đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào làm việc tại các xí nghiệp, công ty ở Khu công nghiệp (KCN) VSIP, KCN Tịnh Phong…
Công trình Trung tâm Dạy nghề kiểu mẫu hoang tàn, xuống cấp sau gần hai năm “đắp chiếu”. TTDNKM huyện Sơn Tịnh được Bộ LĐ-TB&XH phê duyệt với tổng vốn đầu tư gần 38 tỷ đồng. Sau khi khởi công rầm rộ vào tháng 8/2013, đến tháng 3/2014 công trình tạm dừng thi công, “đắp chiếu” nằm chờ do hụt vốn. Tỉnh Quảng Ngãi đã cố gắng giải quyết khó khăn nói trên. Phương án cuối cùng là chuyển giao cho đơn vị mới tiếp quản, tránh tình trạng để lâu công trình tiếp tục xuống cấp. Xuống cấp trầm trọng Theo kế hoạch ban đầu, khi khởi công xây dựng TTDNKM huyện Sơn Tịnh, đến cuối năm 2014 sẽ đưa vào giảng dạy, đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn gắn với đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo, học viên sẽ trở thành công nhân có tay nghề cung ứng cho các công ty, xí nghiệp ở những KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Thế nhưng, giờ TTDNKM này chỉ là bãi đất trống rộng 30.000 m2 với năm ngôi nhà xây dở dang, chỉ mới hoàn thành phần thô. Vì “đắp chiếu” gần hai năm nên nhiều hạng mục như tường gạch, trụ bêtông, sắt thép… đã xuống cấp nghiêm trọng, cỏ dại mọc khắp nơi. Trung tâm này trở thành nơi chất rơm, chăn bò, dự trữ củi… của người dân sống ở khu vực xung quanh. Nhiều người dân sống gần đó cho biết khu vực này trước đây là đồng ruộng. Khi tỉnh Quảng Ngãi có quy hoạch khu vực nói trên, người dân rất vui giao đất cho đơn vị thi công san lấp mặt bằng để làm TTDNKM huyện Sơn Tịnh. Tỉnh Quảng Ngãi đã chuẩn bị 3 tỷ đồng để đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng công trình này. Người dân chẳng hiểu vì sao đang xây dựng công trình thì đơn vị thi công bỗng rút đi, để lại một công trình nham nhở, không có rào chắn và giao cho một người dân sống gần đó trông coi. Bà Phùng Thị A (thôn Phong Niên Thượng, xã Tịnh Phong) nói: “Hồi mới xây bà con trông miết, cứ nghĩ trung tâm sẽ hoạt động, con em được đi học nghề rồi ra đi làm ở các công ty gần nhà. Ai dè họ xây bấy nhiêu đó rồi không làm nữa, dân đợi mãi chẳng thấy nhúc nhích gì!”. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi (đơn vị chủ đầu tư) cho biết: theo nguồn vốn Bộ LĐ-TB&XH phê duyệt, tổng vốn xây dựng TTDNKM huyện Sơn Tịnh là 37,8 tỷ đồng. Trong đó, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề là 33,8 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương. Tuy nhiên, sau khi rót về 10,3 tỷ đồng, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề đã khóa sổ, chủ đầu tư không tìm ra được nguồn vốn thay thế, dẫn đến công trình bị ách tắc. Ông Nguyễn Duy Nhân, giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Ngãi, cho biết sở đã cố gắng mọi cách để công trình hoàn thành, nhưng nguồn vốn thiếu hụt quá lớn nên không thể tiếp tục thi công. Về vấn đề này, đơn vị chủ đầu tư đã báo cáo đến các cấp liên quan. “Bộ LĐ-TB&XH đã tiếp nhận thông tin này và có phương án xử lý” – ông Nhân nói. Chuyển giao cho CĐ Công thương TP HCM Trước tình trạng công trình TTDNKM đang xuống cấp từng ngày, vào tháng 7-2015 UBND tỉnh Quảng Ngãi đã gửi công văn ra Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ những khó khăn do dự án đầu tư dang dở, tạm dừng thi công trong thời gian dài. Ngoài thực trạng công trình xuống cấp, chủ đầu tư cũng đang nợ nhà thầu kinh phí xây lắp công trình. Cuối năm 2015, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp giải quyết những vướng mắc của TTDNKM tiền tỷ này. Trao đổi về vấn đề nói trên, ông Lê Quang Thích – phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi – cho biết: “Tỉnh đã có phương án giải quyết những vướng mắc ở TTDNKM huyện Sơn Tịnh cụ thể bằng văn bản rồi”. Theo phương án này, tỉnh đã làm việc với CĐ Công thương TP HCM để bàn giao TTDNKM huyện Sơn Tịnh cho đơn vị này tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh, đưa vào khai thác, sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời giao Sở LĐ-TB&XH thực hiện quyết toán công trình, hoàn thành thủ tục hồ sơ, bàn giao công trình cho đơn vị tiếp quản. Ông Phạm Hoàng Ngọc Khôi, giám đốc CĐ Công thương TP HCM chi nhánh Quảng Ngãi, cho biết trường đã thống nhất phương án với Sở LĐ-TB&XH việc bàn giao nguyên trạng công trình TTDNKM cho đơn vị tiếp tục thi công. Tuy nhiên, hiện tại công trình TTDNKM huyện Sơn Tịnh xuống cấp trầm trọng do ngừng thi công quá lâu. Nhiều hạng mục phải tiến hành tháo dỡ làm lại, như tường gạch bị mục, nhiều trụ bêtông trơ sắt bị gỉ sét… Cũng theo ông Khôi, sau khi hoàn thành các thủ tục bàn giao, trường sẽ tiến hành khởi công lại công trình TTDNKM vào đầu năm 2016, dự kiến khoảng giữa năm 2016 trung tâm đi vào hoạt động chính thức. “Trường vẫn thực hiện mục tiêu đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn cho các công ty, xí nghiệp đóng tại các KCN có nhu cầu. Đồng thời liên kết với các đơn vị này tìm đầu ra cho học viên”. Về số tiền hàng chục tỷ đồng Sở LĐ-TB&XH đã bỏ ra đầu tư xây dựng nhiều hạng mục cho công trình nhưng nay phải bàn giao TTDNKM cho CĐ Công thương TP HCM, ông Khôi cho biết sau khi hoàn thành công trình, đưa vào hoạt động, CĐ Công thương TP HCM sẽ trả dần số tiền trên cho Sở LĐ-TB&XH. Theo Trần Mai/Tuổi Trẻ
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Đầu tư, 'đắp chiếu' rồi... chuyển giao |
Tàu Đài Loan tấn công tàu cá Quảng Ngãi ở Trường Sa Posted: 24 Jan 2016 01:04 AM PST Khi đang hành nghề tại quần đảo Trường Sa, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị 2 tàu tuần tiễu của Đài Loan tấn công, phun vòi rồng. Vào khoảng 14h, ngày 23/1, tàu cá mang số hiệu QNg 90649 Ts, do ngư dân Nguyễn Thành Biên (sinh 1984), ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đã cập cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu. Đồng thời, trình báo với Trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ-Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi về việc bị 2 tàu tuần tiễn của Đài Loan tấn công khi đang hoạt động khai thác tại vùng biển Trường Sa. Ngay sau đó, trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ đã kiểm tra thiệt hại, lấy lời khai từ các ngư dân. Đồng thời tiếp nhận biên bản mà hải quân Việt Nam đóng ở đảo Sơn Ca xác nhận sự việc.
Hình ảnh cắt từ clip ngư dân cung cấp ghi lại tàu tuần tiễu Đài Loan tấn công tàu cá QNg 90649 Trao đổi với Đất Việt, ngày 24/1, trước thông tin trên, ông Ung Đình Hiền – Chánh văn phòng UBND huyện Bình Sơn cho biết: "Chúng tôi cũng đã nắm được thông tin về sự việc, hiện nay tàu đã cập bến an toàn và kiểm tra về thiệt hại". Bên cạnh đó, ông Hiền cho biết thêm: "Thời gian vừa qua, rất nhiều trường hợp tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị đâm trên biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình đánh bắt của ngư dân, sản lượng cũng như tính mạng". Theo ông Hiền, đánh bắt tại vùng biển này cũng gặp khá nhiều nguy hiểm, tàu cá của ngư dân hay gặp nhiều va chạm. Riêng với trường hợp tàu cá của anh Biên, sau khi kiểm tra xong thiệt hại, theo quy định hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh thì huyện cũng sẽ có hỗ trợ về tài chính.
Biên phòng Trạm Tịnh Kỳ lấy lời khai của ngư dân trên tàu cá Cũng cho biết thêm thông tin, ông Lưu Văn Huy – Cục trưởng Cục kiểm ngư, Tổng cục thủy sản Việt Nam nói: "Hiện nay, phía Cục kiểm ngư đang phối hợp với bên Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi, Trạm biên phòng Tịnh Kỳ xác minh lại thông tin về tàu cá đã đâm tàu cá Việt Nam, để có thông tin chính xác". Về phía lãnh đạo đảo Sơn Ca, trao đổi với báo chí, trung tá Phạm Xuân Trung – phó chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng đảo Sơn Ca cho biết đã báo cáo sự việc lên cấp trên. Đồng thời khẳng định: “Chúng tôi có ra cụ thể hiện trường ngoài biển, xác định chính xác hai tàu tuần tiễu tấn công tàu cá của ngư dân Biên là của Đài Loan. Chúng tôi từng thấy hai tàu này xuất hiện ở bãi đá Bàn Than (bãi đá nằm giữa đảo Tiên Nữ và Ba Bình), nhiều lần yêu cầu họ rút khỏi khu vực vùng biển của Việt Nam”. Trong khi đó, về phía chủ tàu kiêm thuyền trưởng, anh Biên vẫn chưa hết kinh hoàng kể lại: "Tàu cá QNg 90649 Ts, cùng 13 thuyền viên xuất bến ra Trường Sa đánh bắt vào ngày 25/12/2015.
Người trên tàu Đài Loan chỉ về phía ngư dân Quảng Ngãi- Ảnh do ngư dân chụp lại. Đến khoảng 7h30 phút, ngày 6/1/2016, khi đang neo để ăn sáng cách đảo Sơn Ca-Quần đảo trường Sa khoảng 4 hải lý về phía đông thì bất ngờ phát hiện 2 tàu tuần tiễu của Đài Loan có số hiệu PP10052 và PP10053, chạy ra từ đảo Ba Bình tiến thẳng về phía mình. Linh cảm chuyện chẳng lành nên tôi vội kéo neo và bỏ chạy. Tuy nhiên chỉ khoảng 10p sau, thuyền của anh Biên bị 2 tàu của Đài Loan này áp sát 2 bên mạn tàu. Theo đó cùng với sử dụng phương tiện đâm va, phía tàu Đài Loan dùng vòi rồng phun nước xối xả, cho đến khi tàu cá của anh Biên chạy về gần đến sát đảo Sơn Ca thì tàu Đài Loan mới bỏ đi". Tuy không gây thương tích cho thuyền viên, thế nhưng với hành động sử dụng phương tiện đâm va, rồi dùng vòi rồng tấn công tàu Đài Loan đã làm hư hỏng nhiều trang thiết bị trên tàu cá của ngư dân, như máy dò, bộ đàm… làm thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng. Sau khi xảy ra vụ việc, thuyền trưởng Biên đã vào trình báo và được cơ quan chức năng đảo Sơn Ca lập biên bản.
Vết đâm do tàu Đài Loan gây ra Theo văn bản do Thượng tá Lương Duy Hãnh, Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca lập và cung cấp thì vào 8p50 ngày 6/1/2016, ngoài tàu ngư dân biên, còn có tàu cá mang số hiệu QNg 90929 Ts cũng đã bị tàu Đài Loan dùng phương tiện va tông và sử dụng vòi rồng tấn công. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng Quảng Ngãi phối hợp để điều tra, làm rõ. Được biết trước đó vào năm 2009, tàu cá của ngư dân Biên cũng đã bị phía Trung Quốc bắt nhốt trái phép 10 ngày ở đảo Phú Lâm khi đang hành nghề hợp pháp tại vùng biển Hoàng Sa. Theo đó thuyền trưởng Biên đã phải nộp phạt 500 triệu đồng tiền chuộc cho phía Trung Quốc mới được thả về. Châu An Theo_Báo Đất Việt Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Tàu Đài Loan tấn công tàu cá Quảng Ngãi ở Trường Sa |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |