VN có đầy đủ bằng chứng, chứng minh các tàu của TQ chủ động đâm va |
- VN có đầy đủ bằng chứng, chứng minh các tàu của TQ chủ động đâm va
- Trung Quốc “trỗi dậy bạo lực”:Trọng điểm triệt phá là Việt Nam
- Nỗi đau từ những vụ án mẹ nhẫn tâm giết chết con đẻ
- VN cân nhắc thời điểm khởi kiện TQ
- Giữ vững lòng dân để bảo vệ chủ quyền
- Báo chí Pháp lên án Trung Quốc khiêu khích ở Biển Đông
- Hội Luật gia đề nghị Chính phủ sử dụng pháp luật quốc tế
- Cùng lo ngại tình hình Biển Đông, Việt – Lào kêu gọi tăng cường đoàn kết ASEAN
- Trung Quốc không thể che giấu việc đưa tàu chiến ra giàn khoan
- Tàu Trung Quốc chơi bài “ghì thật chặt, rồi đâm” với tàu Việt Nam
VN có đầy đủ bằng chứng, chứng minh các tàu của TQ chủ động đâm va Posted: 26 Jun 2014 07:31 PM PDT Chiều 26.6 tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp báo thường kỳ, chủ trì họp báo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Tham dự và trả lời các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế có: ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam; ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tàu kiểm ngư 951 Trả lời câu hỏi về việc phát ngôn gần đây của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Tàu Việt Nam đã quấy rối và đi vào vùng tác nghiệp chủ quyền của Trung Quốc, chủ động tấn công các tàu của của Trung Quốc, ông Hà Lê Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh: Việt Nam cực lực phản đối và bác bỏ thông tin của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra trong cuộc họp báo ngày 24.6.2014. Ông Hà Lê cho biết: Lúc 9 giờ 30 phút, ngày 23.6.2014, tại khu vực cách giàn khoan Hải Dương – 981 về phía Tây Nam 11,5 hải lý, khi tàu Kiểm ngư 951 của Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ đã bị tàu kéo 284 và tàu Hải tuần 11 vây ép, phun vòi rồng, sau đó tàu kéo Hữu Liên 09 dùng tốc độ cao đâm vào mạn phải và tì, ép tàu Kiểm ngư 951 (với mục đích không cho tàu Kiểm Ngư -951 cơ động vòng tránh) để tàu kéo Tân Hải 285 đâm trực diện vào mạn trái, phá hỏng toàn bộ lan can, be mạn trái lún sâu 01 mét, boong trái bị rách dài 02 mét rộng 30 cm; hư hỏng phòng y tế, một số phòng sinh hoạt, làm rơi 01 phao bè tự thổi và một số thiết bị khác. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn huy động khoảng 40 tàu cá vỏ sắt ra khu vực hạ đặt giàn khoan với sự hỗ trợ của các tàu Hải cảnh 46102 và 46106, không tiến hành khai thác hải sản mà thường xuyên cản trở, uy hiếp, chủ động đâm va các tàu cá Việt Nam đang hoạt động khai thác bình thường, hợp pháp trên các ngư trường truyền thống của Việt Nam, cách giàn khoan Hải Dương-981 khoảng 40 – 45 hải lý về phía Tây Tây Nam. Từ ngày 01.5.2014 đến nay, trong qua trình sản xuất bình thường trên ngư trường truyền thống tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá của Việt Nam bị phía Trung Quốc uy hiếp hàng trăm lần; trong đó 17 tàu cá của Việt Nam đã bị các lực lượng chấp pháp và tàu cá của Trung Quốc gây thiệt hại, làm bị thương hàng chục ngư dân, trong đó có 03 ngư dân bị thương nặng. Chúng tôi có đầy đủ tư liệu, bằng chứng để chứng minh và khẳng định đến nay, chưa có bất kỳ một trường hợp nào tàu của Việt Nam chủ động đâm va vào tàu của Trung Quốc mà hoàn toàn do phía Trung Quốc chủ động đâm va, gây thiệt hại cho các tàu Việt Nam, ông Hà Lê nhấn mạnh. Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc khẳng định không đưa tàu chiến đến khu vực quanh giàn khoan Hải Dương- 981, ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam cho biết, hàng ngày Trung Quốc vẫn duy trì từ 109 – 125 tàu để bảo vệ giàn khoan, trong đó có 4 – 6 tàu chiến hoạt động liên tục tại đây như: tàu hộ vệ tên lửa, tàu quét mìn, tàu tên lửa tuần tiễn tấn công nhanh… Ngoài ra còn có, tàu chấp pháp gồm: hải cảnh, hải giám, ngư chính, tàu kéo và dịch vụ, tàu vận tải và tàu cá. Trên không, Trung Quốc đã sử dụng nhiều lượt máy bay tuần thám, trinh sát, trực thăng bay nhiều vòng trên các tàu Việt Nam ở độ cao từ 300 – 1500 mét để trinh sát, đe dọa, gây tâm lý căng thẳng cho lực lượng tàu Việt Nam. Với phương thức thủ đoạn hoạt động, lực lượng bảo vệ Trung Quốc vẫn chia làm 3 vòng để bảo vệ giàn khoan. Các tàu ở vòng trong cũng thường xuyên cơ động thay đổi vị trí cho nhau. Các tàu ở vòng ngoài, trên các hướng luôn sử dụng từ 9 đến 12 tàu có tốc độ cao xen kẽ với các tàu kéo, cơ động, bám sát các tàu Cảnh sát biển, tàu Kiểm ngư của Việt Nam ở khoảng cách từ 200- 300m, mở loa, hú còi, áp sát, chủ động đâm va, dùng súng phun nước vào các tàu của Việt Nam. Theo Một thế giới Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết VN có đầy đủ bằng chứng, chứng minh các tàu của TQ chủ động đâm va |
Trung Quốc “trỗi dậy bạo lực”:Trọng điểm triệt phá là Việt Nam Posted: 26 Jun 2014 07:28 PM PDT Hiện TQ không còn “giấu mình chờ thời” mà đang “trỗi dậy bạo lực”. Trong mắt họ, Việt Nam là tường thành vững chắc trên biển Đông, cần phải phá vỡ. Trong giai đoạn đầu thập niên 90 – thế kỷ 20 cho đến giữa thập niên đầu của thế kỷ 21, quan hệ giữa Trung Quốc và Asean tương đối êm đẹp, tuy cũng có những bất đồng nho nhỏ. Nhiều người cho rằng, lúc đó Trung Quốc sử dụng “quyền lực mềm” để ép các nước thuộc khu vực phải đi theo quỹ đạo và sự điều khiển của họ. Đây cũng là một yếu tố, tuy nhiên nó không phải là tất cả. Thực ra, Trung Quốc biết chắc là không thể dùng uy tín của một cường quốc hoặc “quyền lực mềm” quân sự hay là chính sách ngoại giao để khuất phục hoặc lái các nước Asean đang có tranh chấp về lãnh thổ, đi theo định hướng của mình. Bắc Kinh “ngọt nhạt” với các nước đông nam Á trong giai đoạn đó là do nhiều nguyên nhân. Trước hết là khi đó Trung Quốc chưa đủ lực để thôn tính biển Đông nên Bắc Kinh vẫn phải “giấu mình chờ thời”. Đầu thập niên 90, lực lượng hải quân, không quân Trung Quốc mới bắt đầu bước vào giai đoạn hiện đại hóa, hải quân chưa đủ vươn xa, không quân mới chỉ có các loại máy bay cổ lỗ J-7, J-8, lực lượng tàu chấp pháp công vụ hầu như chưa có gì. Chính vì vậy, Bắc Kinh mới “ngọt nhạt” với Asean vừa nhằm mục đích “ru ngủ” các nước đông nam Á về một cường quốc Trung Hoa yêu chuộng hòa bình, vừa nhằm mục đích xây dựng quan hệ với các quốc gia không có biển hoặc không có mâu thuẫn như Thái Lan, Myanmar, Singaporre, Campuchia… và chi phối kinh tế các nước đông nam Á hòng tìm kiếm một công cụ chiến lược để gây áp lực trong tương lai.
Trung Quốc bắt đấu gây hấn bằng hành động kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Song song với đó, Trung Quốc đã mua sắm hàng loạt các máy bay chiến đấu Su-27/30, khu trục hạm lớp Sommeverny, tên lửa phòng không mặt đất S-300 PMU2, tên lửa S-300FM trên tàu khu trục, các loại tên lửa chiến thuật của Nga, tàu sân bay Varyag từ Ukraine… để vừa nhanh chóng nâng cao sức mạnh không/hải quân, vừa học hỏi để chế tạo vũ khí. Đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, sức mạnh quân đội Trung Quốc cơ bản đã được nâng lên một tầm cao mới với các máy bay chiến đấu nội địa J-10, J-11; tàu khu trục Type 051C, Type 052C, tàu hộ vệ Type 054A; lực lượng tàu chấp pháp biển cũng tương đối mạnh với 5 lực lượng: Hải quan, Hải tuần, Hải cảnh, Hải giám và Ngư chính, thống nhất dưới sự quản lý của lực lượng cảnh sát biển. Đến lúc này, Bắc Kinh tự cho rằng mình đã “đủ lông, đủ cánh” và bắt đầu “trỗi dậy không hòa bình”. Trung Quốc bắt đầu giấc mộng bành trướng bằng chiến lược độc chiếm biển Đông - nơi có khối Asean với 10 nước nhưng chỉ có 5 quốc gia có tiềm lực không mạnh là Việt Nam, Philippin, Indonesia, Malaysia, Bruney, liên quan trực tiếp tới tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển này. Hiện nay, cả 5 nước đông nam Á liên quan đến vùng biển này đều là những nước đang phát triển với tiềm lực kinh tế và quốc phòng hạn chế, thêm vào đó sự liên kết giữa các quốc gia trong nội khối còn khá lỏng lẻo, thậm chí có cả những tranh chấp về chủ quyền trên biển như Malaysia với Philippines, Malaysia với Indonessia. Trong số nước này cũng chỉ có Việt Nam và Philippines là có tranh chấp chủ quyền gay gắt nhất với Trung Quốc, còn lại Brunei có tuyên bố chủ quyền “không rõ ràng” với quần đảo Trường Sa, Malayssia và Indonessia nằm xa nhất mà cũng chỉ có 1 phần nhỏ nằm trong phạm vi “liếm” của “lưỡi bò Trung Quốc” là bãi cạn James Shoal và một phần quần đảo Na Tu Na Bắc.
Máy bay chiến đấu J-10 của không quân Trung Quốc Tuy nhiên, hiện Việt Nam, Indonesia và Malaysia đang tăng cường ngân sách quốc phòng nhằm cấp tốc hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân đánh biển. Ngay cả Philippines cũng đang dốc hết sức mua sắm vũ khí để quyết đấu với Trung Quốc. Chỉ sau khoảng thời gian 5 năm nữa, tiềm lực của các quốc gia đông nam Á sẽ có sự nhảy vọt về chất, nếu họ liên thủ với nhau, Trung Quốc sẽ không thể làm gì được. Trung Quốc xác định, đây là thời điểm hợp lý nhất để “gặm nhấm biển Đông”, hoặc là bây giờ, hoặc là không bao giờ. Để thực hiện điều này, Trung Quốc đang áp dụng những hành động kiểu “bá quyền nước lớn”, cậy mạnh hiếp yếu, bất chấp luật pháp quốc tế và sự thật lịch sử. Để thực hiện “giấc mộng Trung Hoa vĩ đại”, Bắc Kinh đã sử dụng chiến lược đối đầu cầm chừng với Nhật Bản, tạm thời hòa hoãn không đòi thu hồi Đài Loan để rảnh tay thôn tính biển Đông. Bắc Kinh đã thực hiện chiến lược “bẻ từng chiếc đũa” trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và quân sự để phân hóa nội bộ khối ASEAN. Có thể thấy rõ chiến lược này khi nhìn vào những gì Trung Quốc đã làm với Asean trong thời gian vừa qua. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 (AMM-45, tổ chức năm 2012 tại Campuchia đã không ra được Thông cáo chung của Hội nghị (tuyên bố chung về Biển Đông) mà nguyên nhân phần lớn đến từ thái độ kiên quyết của nước chủ nhà mà kẻ hậu thuẫn không ai khác ngoài Trung Quốc. Trong những ngày gần đây sự “ve vãn” của Trung Quốc với những nước không liên quan hoặc liên quan ít tới tranh chấp Biển Đông ngày một rõ.
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Diêm Thành (546) của Trung Quốc Cũng chỉ mới cách đây ít ngày một đoàn quân sự cấp cao của Thái Lan đã sang Trung Quốc để “tham vấn”. Trong bối cảnh các nước phương Tây đang chỉ trích và đe dọa đình chỉ quan hệ với Thái Lan vì cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của Thủ tướng Yingluck, động thái này cho thấy Trung Quốc đã ngay lập tức lợi dụng tình hình để tranh thủ tìm kiếm sự đồng tình. Cuối tháng 5 vừa qua Thủ tướng Malaysia đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, và ngay sau đó ông Wang Chungui – cựu Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia đã tuyên bố những lời có cánh là “Bắc Kinh và Kuala Lampur có chung một góc nhìn về vấn đề Biển Đông”!!! Trung Quốc “trỗi dậy bằng bạo lực”: Trọng điểm triệt phá là Việt Nam Trung Quốc đã chọn Biển Đông làm nơi bành trướng, và mục tiêu trọng điểm trước tiên của họ tại đây là Việt Nam và Philippines vì cả 2 nước đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa, nếu giải quyết được 2 quốc gia chạy dọc suốt phía tây và phía đông biển Đông, không khó để Trung Quốc bắt nạt nốt Indonessia và Malaysia ở điểm cực nam của đường lưỡi bò. Lí do quan trọng nhất là hiện nay Trung Quốc đã kiểm soát thực tế sườn phía đông "đường lưỡi bò", chạy dọc từ bãi cạn Scarborough đến khu vực bãi Cỏ Mây, bãi Cỏ Rong ở Trường Sa, chặn đứng mọi con đường tiến ra biển của Philippines. Trên thực tế hiện Manila không còn kiểm soát được các đảo và bãi cạn mà mình đã tuyên bố chủ quyền. Giải quyết xong sườn phía đông nên hiện nay Bắc Kinh quyết tâm thôn tính sườn phía Tây kéo dài từ Hoàng Sa, dọc theo 9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu phi pháp trên lãnh hải Việt Nam năm 2012, kéo dài đến hết Trường Sa. Vì vậy, Trung Quốc quyết định kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để gây hấn với chúng ta.
Tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 của hải quân Việt Nam Trung Quốc chọn Việt Nam là điểm đột phá bởi vì hiện chúng ta là nước có tiềm lực hải quân không mạnh lắm, có thể dễ dàng đè bẹp nếu có xung đột xảy ra. Hơn nữa, chúng ta theo đường lối chính trị và ngoại giao không liên minh, liên kết, vì vậy khi động đến Việt Nam, Trung Quốc sẽ không vấp phải những "ông lớn" chống lưng kiểu như Mỹ với Philippines và Nhật Bản. Một lí do khác là Trung Quốc lo sợ tinh thần đoàn kết và truyền thống chống ngoại xâm và nội lực tiềm tàng trong lòng dân tộc Việt. Hiện nay, có thể nói rằng, Việt Nam chính là bức tường thành vững chắc nhất trong khối Asean để chống lại Trung Quốc, nếu qua mặt được chúng ta, không khó để Bắc Kinh dằn mặt, thậm chí là đè bẹp các nước khác. Trung Quốc cũng đang quan ngại về xu hướng đầu tư tăng cường lực lượng theo hướng "đi tắt, đón đầu", hiện đại hóa hải quân và không quân Việt Nam. Hiện chúng ta đang mua sắm lô 12 chiếc Su-30MK2 kế tiếp, chuẩn bị tiếp nhận đủ 6 tàu ngầm Kilo, chuẩn bị trang bị bộ đôi tàu hộ vệ Gapard mới của Nga, mua sắm một cặp chiến hạm Sigma của Hà Lan và nỗ lực đóng mới hàng loạt tàu tên lửa cao tốc. Chỉ cần 5 năm nữa là Việt Nam cơ bản sẽ xây dựng được lực lượng vũ trang hiện đại hóa với trọng tâm đầu tư là 2 quân chủng không quân và hải quân. Khi đó, lực lượng không quân và hải quân của ta sẽ hình thành bộ khung tác chiến khá mạnh, với đầy đủ lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và tiêm kích đánh biển, năng lực tác chiến của hải/không quân sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Thất bại của những đội quân hùng mạnh như Pháp, Mỹ và chính Trung Quốc đã khiến họ hiểu rất rõ là đất nước và con người Việt Nam sẽ không bao giờ khuất phục trước bất kỳ thế lực nào. Vì vậy, Trung Quốc xác định thời điểm này, khi Việt Nam chưa hoàn thành kế hoạch hiện đại hóa quân đội, là thời cơ lớn nhất để triệt Việt Nam, sau một thời gian nữa họ sẽ không thể làm được.
Tàu ngầm diezen-điện lớp Kilo của hải quân Việt Nam Có thể dự đoán là cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam sẽ rất khó khăn, đến thời hạn 15/8 và 20/8 chưa chắc Trung Quốc đã rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi lãnh hải Việt Nam và giàn Nam Hải 9 ở gần dường phân định vịnh Bắc Bộ mà có thể sẽ dịch chuyển tiếp, thậm chí là lấn thẳng xuống Trường Sa, đồng thời điều thêm một vài giàn nữa để căng mỏng lực lượng chấp pháp Việt Nam với hy vọng chúng ta sẽ kiệt sức. Hiện nay, thẳng thắn mà nói là Việt Nam và Philippin, Indonesia, Malaysia, Bruney đã không còn đường lùi. Trung Quốc đã hết thời kỳ “giấu mình chờ thời”, quyết tâm “trỗi dậy bằng vũ lực”, bộc lộ dã tâm nuốt trọn biển Đông, nên chắc chắn là Bắc Kinh chỉ có lấn tới chứ không bao giờ ngừng lại, chứ đừng nói là lùi bước. Trung Quốc đã chọn biển Đông để gây hấn vì nghĩ rằng mình có thể “làm mưa làm gió” tại đây. Tuy nhiên, đó là một sai lầm, bởi Việt Nam, Philippin, Malaysia, Indonesia đều là những nước có tinh thần độc lập dân tộc rất cao và tinh thần tự cường dân tộc mạnh mẽ. Chỉ cần 5 nước Asean có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông gác tranh chấp, đoàn kết lại thì Bắc Kinh không thể làm gì được. Chặn đứng âm mưu của Trung Quốc sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự kiên cường, quyết liệt nhưng mềm mỏng và khôn khéo của Việt Nam. Trong thời gian tới, một mặt chúng ta sẽ phải kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, mặt khác phải lập tức kiện Trung Quốc ra Liên Hợp Quốc, đồng thời huy động sức mạnh của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn hành động ngang ngược của Bắc Kinh. Song song với đó, Việt Nam cần phải cảnh giác chống âm mưu la làng, ăn vạ của Trung Quốc, thậm chí là các hành động tự gây tổn hại để tạo cớ gây chiến của Bắc Kinh. Đồng thời các lực lượng vũ trang cũng phải nâng cao cảnh giác sẵn sàng chuẩn bị và chuẩn bị đầy đủ phương án đối phó với tình huống xấu nhất là đối phương chủ động gây xung đột quân sự. Theo Đất Việt Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc "trỗi dậy bạo lực":Trọng điểm triệt phá là Việt Nam |
Nỗi đau từ những vụ án mẹ nhẫn tâm giết chết con đẻ Posted: 26 Jun 2014 07:20 PM PDT Từ đầu năm 2013 đến nay, có không ít những vụ án giết người đau lòng xảy ra mà hung thủ chính là những người cha, người mẹ đã nhân tâm xuống tay sát hại chính con đẻ của mình, chỉ vì những mâu thuẫn cá nhân và bế tắc cuộc sống. Giận chồng đi nhậu, Mẹ siết chặt con ngạt thở đến chết Tối 24/6, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi đã di lý đối tượng Hồ Thị Sen (29 tuổi, ở thôn Nước Biếc, xã Trà Thọ, huyện vùng cao Tây Trà, Quảng Ngãi) về Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ngãi, để tiếp tục điều tra về hành vi giết chết con ruột mới chỉ 2 tháng tuổi của mình. Vào chiều ngày 23/6, không thấy chồng là Hồ Văn Lâu (32 tuổi) đi làm về, Sen nghĩ rằng, anh Lâu đã đi nhậu rượu sau khi nhận tiền công làm thuê. Đang lúc tức giận vì nhà hết tiền, nhưng chồng lại đem tiền mua rượu uống với bạn, thì đứa con nhỏ là cháu Hồ Thị Ly (2 tháng tuổi) khóc đòi sữa. Sen bỗng nảy ý định giết chết con cho hả tức. Sen liền bồng cháu Ly cho bú và dùng tay siết chặt đứa con nhỏ vào ngực mình, khiến cháu Ly ngạt thở chết.
Hồ Thị Sen tại cơ quan điều tra Sau khi giết con, Sen bỏ xác cháu Ly ở nhà, rồi đi ra ngoài đường. Đến 20h cùng ngày, anh Lâu trở về nhà phát hiện con gái nằm bất động trước cửa nhà, lại không thấy vợ ở nhà. Anh Lâu ôm cháu Ly vào nhà bật điện kiểm tra thì phát hiện cháu đã tắt thở. Kinh hoàng, anh hô hoán kêu cứu hàng xóm. Nhiều người dân gần đó chạy đến, đồng thời điện thoại báo Công an xã Trà Thọ vụ việc. Sau đó, Hồ Thị Sen đã đến Công an xã Trà Thọ tự thú hành vi giết chết con ruột là cháu Hồ Thị Ly… Gia cảnh anh Lâu cũng nghèo kiệt quệ, sống trong túp chòi tranh rách nát… Tuy nhiên, khi sống chung với nhau, cả anh Lâu và Sen đều ham uống rượu, lười lao động. Làm được đồng nào uống rượu đồng nấy… Đến tháng 4/2014, anh Lâu và Sen sinh cháu Ly. Hoàn cảnh sống của đôi vợ chồng lười lao động, lại nát rượu, đã khó khăn lại chồng chất khó khăn. Cũng chính vì không làm ra tiền, ngồi trông chờ chồng làm thuê mang tiền về nên Sen đã có suy nghĩ nông cạn giết con ruột, vì nghĩ chồng mang tiền mua rượu cho bạn uống… Giết con trai 8 tuổi dã man để trả thù chồng cũ Mới đây, Nơi thôn nhỏ của tỉnh Vĩnh Phú xảy ra 1 vụ án gây phẫn nộ trong dư luật, 1 người mẹ chỉ vì ghen tuông với chồng cũ mà đang tâm sát hại dã man đứa con trai bé bỏng mới 8 tuổi của mình. Sáng ngày 23/6/2014, Công an tỉnh Vĩnh Phúc hoàn tất thủ tục khởi tố Nguyễn Thị Lý (32 tuổi, ở xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên) về hành vi giết người. Nạn nhân là con đẻ của hung thủ cháu Nguyễn Lý Thành Long (8 tuổi). Năm 2006, vợ chồng Lý sinh được một bé trai đặt tên là Nguyễn Lý Thành Long. Trong quá trình chung sống, Lý và anh Nguyễn Văn Thành (SN 1982, trú tại thôn Đậm Nội, xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) thường xuyên xảy ra mẫu thuẫn, bất đồng quan điểm trong quan hệ vợ chồng nên năm 2010, Lý và anh Thành đã quyết định ly hôn.
Nguyễn Thị Lý tại cơ quan điều tra. Sau 4 năm ly hôn, Cách đây khoảng 2 tuần, anh Thành kết hôn với người phụ nữ khác, Lý nghe thấy vậy, cơn ghen trong người Lý trỗi dậy, bản thân Lý vẫn còn rất yêu chồng, trong 4 năm qua đã có lần Lý đưa con về nhà chồng và đề nghị anh Thành nối lại tình cảm vợ chồng nhưng anh Thành nhất quyết từ chối. Và để trả thù cho mỗi tình đứt gánh giữa đường đó, Lý đã nảy sinh ý định giết con chung của chồng và Lý là cháu Nguyễn Lý Thành Long để trả thù. Khoảng 14h cùng ngày, khi con trai đang ngủ say, Lý đi xuống bếp lấy con dao phay loại dao thái phở dài khoảng 40 cm mang lên buồng chỗ cháu Long đang nằm ngủ rồi chém nhiều nhát, liên tiếp vào cổ cháu Long. Sau đó, chị ta gọi điện cho mẹ ruột thông báo: “Con chém chết con trai rồi, mẹ gọi công an tới bắt con đi”. Cháu Thành được đưa đi cấp cứu nhưng do mất quá nhiều máu nên đã tử vong ngay lúc đó. Hại chết con gái 3 tuổi rồi tự tử vì giận chồng say xỉn Linh kết hôn với anh Trí vào năm 2001 và có 2 con. Do chồng thường xuyên uống rượu say mắng chửi vợ con và ngoại tình, Linh chán nản nảy sinh ý định tự tử. Ngày 3/6/2012, Linh mua 300 viên thuốc cảm về để quyên sinh nhưng thương con không dám thực hiện. Hai ngày sau, tiếp tục bị chồng chửi bới, cô ta tìm đến cái chết. Sợ con gái nhỏ nửa đêm thức dậy đòi mẹ, Linh cho cháu bé uống 2 viên thuốc để ngủ say dù biết theo liều chỉ là nửa viên.
Bị cáo Linh khóc nức nở trong suốt phiên xử. Sau khi uống hết gần 300 viên thuốc, Linh rơi vào trạng thái lơ mơ. Nghĩ mình chết đi không ai nuôi con, cô ta bóp cổ đứa trẻ cho đến khi bé bất động. Nửa đêm, thấy vợ kêu la mê sảng, người chồng phát hiện sự việc đưa vợ con đi cấp cứu. Linh thoát chết, song bé gái đã tử vong trước khi vào viện. Ngày 18/3, TAND TP HCM tuyên phạt Nguyễn Thị Mỹ Linh (39 tuổi) 8 năm tù về tội Giết người. Mẹ ép 2 con uống thuốc độc, cả 3 tử vong Do mâu thuẫn với chồng, chiều 23/1/2014, chị Lý Thị Dần (SN 1984, ngụ xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) đã cho 2 con là Triệu Thị Thanh Nhung (SN 2009) và Triệu Văn Sỹ (SN 2011) uống mỗi đứa 2 ngụm, còn mình uống 3 ngụm thuốc diệt cỏ Paraquat.
3 mẹ con chị Dần khi cấp cứu tại bệnh viện. Ngay sau đó, 3 mẹ con chị Dần được người thân phát hiện đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Cư M’gar cấp cứu, súc dạ dày. Sau đó, mẹ con chị D. được chuyển tiếp lên Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk. Tuy nhiên do ngộ độc quá nặng, cả 3 mẹ con chị Dần đã lần lượt tử vong. Chị Dần tử vong vào ngày 25/1, cháu Sỹ tử vong vào ngày 1/2 và cháu Nhung tử vong vào ngày 3/2. Giết con mới sinh vì hận tình Ngày 31/1, lãnh đạo Công an huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi,cho biết đang củng cố hồ sơ xử lý bà Đinh Thị Từ (39 tuổi, thôn Ra Nhua, xã Sơn Tân) về hành vi giết con mới sinh. Do bà này hoảng loạn tinh thần, nhà chức trách chưa khởi tố vụ án. "Hội phụ nữ đã động viên và trấn an bà Từ, đề phòng người này rơi vào tâm lý tuyệt vọng dẫn đến tự tử", vị cán bộ công an cho hay.
Các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường nghi án người mẹ giết con ruột. Theo kết quả điều tra, trưa 29/1, bà Từ sinh con một mình ở phía sau vườn. Hàng xóm nghe tiếng trẻ khóc bất thường chạy đến thì phát hiện một bé trai sơ sinh bị hòn đá đè trên mặt đang thoi thóp thở. Bé được đưa đến Trạm y tế xã sơ cứu rồi chuyển tới Trung tâm y tế huyện Sơn Tây song đã tử vong. Bà Từ từng sống không hôn thú và có 4 con. Bé trai vừa chào đời, theo lời bà này là con của một công nhân tham gia xây dựng công trình thủy điện ĐăkRinh ở huyện Sơn Tây. Biết bà có thai, anh ta đã bỏ đi. "Vì hận tình, nghĩ quẩn nên tôi dại dột giết con", bà Từ trình bày với nhà chức trách. Tạm kết: Bất lực với những mâu thuẫn của cuộc sống hôn nhân, hoàn cảnh khó khăn, Sinh con ngoài ý muốn…, tất cả đó đều là nguồn cơn của những tội ác không thể dung thứ, chỉ vì ích kỉ bản thân mà những bà mẹ ấy đang tâm xuống tay sát hại chính đứa con mình dứt ruột đẻ ra. Trong hơn 1 năm qua, đã xảy ra không ít những vụ án như thế, những điều thật khó tin nhưng lại là sự thật đau lòng. Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh về một hiện tượng đáng lo lắng đang tồn tạo trong xã hội hiện nay, đó là sự suy thoái lương tâm, đạo đức của một số người; là sự ích kỷ luôn đặt cái "tôi" của mình lên trên hết và khi không đạt được điều mà mình muốn thì sẽ dễ xuất hiện những hành vi tiêu cực. Dù với lý do gì, thì tội ác man rợ đó cũng sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng, những người mẹ nhân tâm đó đều không đáng được dung thứ. "Hổ dữ không ăn thịt con", nhưng vẫn còn những bà mẹ như thế, mọi tội ác sẽ bị trừng phạt, nhưng có lẽ, bán án nặng nề đau đớn nhất mà họ phải chịu đựng là bản án lương tâm sẽ khiến những người từng được gọi là "Mẹ" đó phải dăn vặt suốt cả cuộc đời. Theo Công lý Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Nỗi đau từ những vụ án mẹ nhẫn tâm giết chết con đẻ |
VN cân nhắc thời điểm khởi kiện TQ Posted: 26 Jun 2014 06:19 PM PDT Đây là khẳng định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm qua 26.6 trước câu hỏi của hãng tin AFP (Pháp) về thời điểm VN đưa vụ việc giàn khoan Hải Dương-981 ra tòa án quốc tế.
Hình ảnh tàu TQ hung hăng tấn công, đâm va tàu Kiểm ngư 951 ngày 23.6 được công bố tại buổi họp báo – Ảnh: Ngọc Thắng Ông Lê Hải Bình cũng khẳng định VN đã và đang sử dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán cũng như những lợi ích chính đáng khác của VN ở biển Đông. Giàn khoan Nam Hải-09 hoạt đồng ngoài cửa vịnh Bắc Bộ Tại họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã lên án và phản đối một loạt các hành động mới đây của TQ tại biển Đông. Cụ thể, trong khi giàn khoan Hải Dương-981 cùng một số lượng lớn tàu hộ tống và máy bay của TQ vẫn đang hoạt động trái phép trong vùng biển VN thì ngày 17.6, Cục Hải sự TQ lại thông báo đưa giàn khoan Nam Hải – 09 đến vị trí có tọa độ 17o14,1’ vĩ bắc – 109o31’ kinh đông từ 18 – 20.6. Vào lúc 13 giờ ngày 21.6, cơ quan chức năng VN phát hiện giàn khoan Nam Hải – 09 đã được di chuyển đến khu vực phía TQ thông báo. Ngày 24.6, Cục Hải sự TQ tiếp tục thông báo tàu khảo sát thăm dò vật lý địa cầu Hai Yang Shi You 719 sẽ hoạt động ở biển Đông từ 23.6 – 20.8. Ông Lê Hải Bình cho biết khu vực giàn khoan Nam Hải – 09 và tàu khảo sát 719 hoạt động thuộc vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ chưa được phân định giữa VN và TQ. Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển chồng lấn chưa được phân định. Hành động này của TQ diễn ra ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì sang VN, khiến dư luận quốc tế và VN hết sức lo ngại. Bên cạnh đó, thời gian qua, TQ còn tiến hành một loạt các hoạt động như phát hành “Bản đồ địa hình TQ” và “Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” khổ dọc trong đó thể hiện “đường lưỡi bò” bao trùm gần như toàn bộ biển Đông; đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của TQ; khởi công xây dựng dự án trường học và hoàn thiện dự án nhà ở công cộng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN; tiếp tục mở rộng, xây dựng và thay đổi nguyên trạng trái phép trên một số điểm tại quần đảo Trường Sa của VN mà TQ sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép vào tháng 3.1988. Đặc biệt nghiêm trọng là vào lúc 9 giờ 20 ngày 23.6, tàu Kiểm ngư 951 của VN đang thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN đã bị một số tàu TQ vây ép và đâm húc gây thiệt hại nặng. “VN mạnh mẽ lên án hoạt động nguy hiểm này của TQ, yêu cầu TQ chấm dứt ngay các hoạt động cản trở tàu công vụ của VN, bồi thường thiệt hại cho tàu Kiểm ngư 951 và các tàu khác của VN bị TQ gây thiệt hại trong thời gian vừa qua”, ông Lê Hải Bình tuyên bố. Thủ đoạn mới của TQ Tại họp báo, Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Ngô Ngọc Thu đã bác bỏ những những luận điệu dối trá của TQ nói rằng không đưa tàu quân sự ra khu vực giàn khoan. Cụ thể, TQ vẫn tiếp tục duy trì 4 – 6 tàu chiến quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981. Bên cạnh đó, TQ cũng sử dụng nhiều lượt máy bay tuần thám, trinh sát, trực thăng bay nhiều vòng trên các tàu VN ở độ cao 300 – 1.500 m. Tất cả các hoạt động của tàu quân sự của TQ đã được cơ quan chức năng VN ghi lại hình ảnh, xác định tọa độ. Ông Ngô Ngọc Thu cũng cho hay TQ hiện có những thủ đoạn hoạt động mới như tích cực sử dụng tàu kéo làm nhiệm vụ kèm chặt hai mạn tàu VN tạo cơ hội cho các tàu khác đâm. Trước đây, TQ sử dụng tàu hải cảnh tốc độ cao đâm tàu VN, nhưng khi đâm mũi tàu dễ bị hỏng. Giờ họ dùng tàu kéo công suất lớn, có hệ thống bảo vệ tốt nên khi đâm va không gây hư hại cho tàu TQ. Theo TNO Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết VN cân nhắc thời điểm khởi kiện TQ |
Giữ vững lòng dân để bảo vệ chủ quyền Posted: 26 Jun 2014 06:17 PM PDT Sáng 26.6, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tiếp xúc cử tri là nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trên địa bàn TP.HCM.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi cử tri TP.HCM vào sáng 26.6 – Ảnh: Diệp Đức Minh Tham gia buổi tiếp xúc có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM Võ Thị Dung, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM Huỳnh Thành Lập và các thành viên trong Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM. Nóng với biển Đông Biểu dương phóng viên tác nghiệp ở Hoàng Sa Tại buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước đã biểu dương phóng viên trong nước và quốc tế đã dũng cảm có mặt tại địa điểm TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ở quần đảo Hoàng Sa của VN. Theo Chủ tịch nước, những hình ảnh chuyển về từ Hoàng Sa có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho thế giới biết rõ sự thật về mưu đồ TQ độc chiếm biển Đông. Vấn đề quan hệ hợp tác, bảo vệ chủ quyền biển đảo trước hành động Trung Quốc (TQ) hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trên vùng biển Việt Nam (VN) được nhiều cử tri đặc biệt quan tâm. Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, đề nghị Quốc hội nhìn nhận lại quan hệ thực chất giữa VN và TQ hiện nay như thế nào? Có còn là đồng chí tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt và đối tác tốt nữa không hay đây chỉ là một chiêu bài họ nêu lên như thế nhưng thực chất họ không có gì tốt với chúng ta cả. “Thiên niên kỷ thứ nhất chúng ta bị TQ đô hộ, thiên niên kỷ thứ hai chúng ta bị lệ thuộc, vậy thì trong thiên niên kỷ thứ ba này chúng ta phải như thế nào?”, ông Lâm đặt vấn đề. Cùng quan điểm, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đề nghị Quốc hội phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề biển Đông, vì nếu để TQ cứ lấn tới như một sự đã rồi thì sẽ rất nguy hiểm cho đất nước. “Không lệ thuộc bất cứ ai cả” Trước những ý kiến của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là VN muốn làm bạn, làm đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, vì sự phát triển, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. Từ đường lối này chúng ta quan hệ hầu khắp các nước trên thế giới. “Có thể nói trong lãnh đạo điều hành cũng có thể có những sai sót nhất định nhưng đường lối xuyên suốt là chúng ta không lệ thuộc ai hết. Nhờ như thế, đất nước mới thay da đổi thịt như ngày hôm nay. Chúng ta chỉ có vấn đề hướng tới tương lai là làm sâu sắc hơn đường lối này”, ông nói thêm. Theo Chủ tịch nước, VN có nhiều đối tác chiến lược chứ không phải chỉ có TQ là đối tác chiến lược. Với tư cách quốc gia, VN với TQ là bình đẳng, và VN không bao giờ chấp nhận kiểu hành xử nước lớn đè lên nước nhỏ. “Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải giữ gìn. Tất nhiên, phải hết sức kiên trì và hết sức tránh đừng để bị ai khiêu khích. Biển của ta thì ta phải giữ, còn ai vi phạm thì ta phải đấu tranh bằng con đường ngoại giao tối đa”, ông nói. Trước ý kiến của cử tri đề cập đến kỳ họp lần thứ 7 Quốc hội khóa 13 không ra nghị quyết về biển Đông, Chủ tịch nước nói: “Tôi biết bà con bức xúc, anh chị em bức xúc nhưng khi chuẩn bị ra nghị quyết nào đó hay phán quyết mang ý nghĩa lớn hệ trọng phải hết sức cẩn thận. Cử tri hỏi có phải sợ hay không? Không sợ! Đặc biệt là trong những thời điểm quan trọng lịch sử của đất nước, mình phải hành xử làm sao để bảo vệ lợi ích quốc gia mình cao nhất, tất nhiên mình phải tôn trọng lợi ích quốc gia của người khác”. Cũng tại buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước cho rằng, hơn lúc nào hết, bây giờ mỗi người VN dù ở trong hay ngoài nước phải hết sức đoàn kết, thống nhất để tăng cường sức mạnh nội lực nhằm vượt qua được những khó khăn, thách thức. Chủ tịch nước lưu ý các cơ quan chức năng tuyệt đối không được gây khó doanh nghiệp và người dân, mà phải hết sức chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi để có được sự đồng lòng, nhất trí cao, giữ vững lòng dân để bảo vệ chủ quyền, phát triển mạnh kinh tế – xã hội đất nước. Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri Q.1, TP.HCM. Theo TNO Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Giữ vững lòng dân để bảo vệ chủ quyền |
Báo chí Pháp lên án Trung Quốc khiêu khích ở Biển Đông Posted: 26 Jun 2014 01:22 PM PDT “Cưỡng bức,” “răn đe” hay “sự đã rồi” là những thuật ngữ mà hai tờ báo lớn của Pháp là Le Monde và Les Echos ngày 24-6 nhận định về chiến thuật Trung Quốc đang sử dụng để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền một cách vô lý trên Biển Đông.
Theo báo Le Monde, cùng với việc mạo danh “quyền lịch sử”, cường quốc kinh tế thứ hai thế giới này đang làm đảo lộn hiện trạng về biên giới trên biển, khiến các quốc gia láng giềng trong khu vực ngày càng nghi ngờ về cái gọi là “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Le Monde đưa tít “Bắc Kinh gia tăng khiêu khích và đe dọa hòa bình trên Biển Đông” cùng bức ảnh chiếm 1/3 trang nhất cảnh tàu cảnh sát biển Trung Quốc hung hăng phun vòi rồng vào tàu Việt Nam đang thi hành công vụ. Tác giả bài viết cũng cho biết việc Việt Nam cho phép giới báo chí nước ngoài tham gia cùng các lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển nước này là nhằm chứng minh với cộng đồng quốc tế rằng chiến dịch phản đối hàng ngày của Việt Nam là ôn hòa và hành động của các tàu Trung Quốc là rất hung hăng và mang tính đe dọa. Còn nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng với kiểu chiến lược “sự đã rồi,” Trung Quốc đang đặt các nước láng giềng trong tình trạng báo động. Trung Quốc thử phản ứng của từng quốc gia và tùy theo hệ quả để có những điều chỉnh lối ứng xử của mình. Les Echos trích nhận định của bà Valérie Niquet thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược của Pháp cho rằng: “Nếu họ phản ứng mạnh, Bắc Kinh sẽ giảm nhẹ cách hành xử, còn nếu các quốc gia có tranh chấp với Bắc Kinh không phản ứng gì, trong trường hợp đó Trung Quốc sẽ rộng đường hành động.” Theo ANTD Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Báo chí Pháp lên án Trung Quốc khiêu khích ở Biển Đông |
Hội Luật gia đề nghị Chính phủ sử dụng pháp luật quốc tế Posted: 26 Jun 2014 10:52 AM PDT Chiều 25-6, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức họp báo ra Tuyên bố phản đối Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại vùng biển Việt Nam.
Bản Tuyên bố nêu rõ: Bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, bất chấp mọi nỗ lực thiện chí giải quyết căng thẳng bằng con đường hoà bình của Chính phủ Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục ngang nhiên có nhiều hành động leo thang căng thẳng. Các tàu của Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay, đã chủ động đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng công suất lớn, dùng súng bắn nước nhắm thẳng vào tàu Việt Nam, làm hư hỏng thiết bị, gây thương tích cho các Kiểm ngư viên và ngư dân Việt Nam. Đó rõ ràng là những hành vi sử dụng vũ lực, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quyền con người, bất chấp Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Các hoạt động mà Trung Quốc thường phát ngôn là “chỉ thực thi pháp luật bình thường” khác xa với các hành vi sử dụng vũ lực diễn ra trên thực tế, không chỉ làm ảnh hưởng đến ngư dân đánh bắt cá, các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, mà còn gây lo ngại cho toàn bộ cộng đồng các quốc gia trên vùng Biển Đông, trái ngược hoàn toàn với đạo lý và luật pháp quốc tế. Một lần nữa, Hội Luật gia Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, chấm dứt các hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của công dân Việt Nam và các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, không tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, dừng ngay các hành động gây phức tạp tình hình, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Hội Luật gia Việt Nam kêu gọi giới luật gia và toàn thể nhân dân của các nước trên thế giới lên án mạnh mẽ hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quyền con người và vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc. Hội Luật gia Việt Nam luôn khẳng định mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa nhân dân và giới luật gia Việt Nam – Trung Quốc, cùng phía Trung Quốc làm hết sức mình để góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc cố tình không tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, cố tình vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam kiên quyết đề nghị Chính phủ Việt Nam sử dụng các biện pháp pháp lý hợp pháp theo pháp luật quốc tế để giải quyết tình trạng vi phạm leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông. Hội Luật gia Việt Nam, với số lượng hơn 46.000 hội viên luật gia yêu nước sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cần thiết cho quá trình này, kiên quyết không để chủ quyền thiêng liêng của đất nước bị xâm phạm. Theo ANTD Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Hội Luật gia đề nghị Chính phủ sử dụng pháp luật quốc tế |
Cùng lo ngại tình hình Biển Đông, Việt – Lào kêu gọi tăng cường đoàn kết ASEAN Posted: 26 Jun 2014 10:49 AM PDT Sáng qua 25-6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith cùng cắt băng khánh thành Cửa khẩu quốc tế La Lay giữa tỉnh Quảng Trị của Việt Nam và tỉnh Salavan nước bạn Lào – cặp cửa khẩu quốc tế thứ 8 trên toàn tuyến biên giới Việt-Lào. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đã luôn ủng hộ giúp đỡ cách mạng Lào trước sau như một.
Trước khi cùng tham dự Lễ khai trương cửa khẩu quốc tế La Lay, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith đã có cuộc hội đàm trao đổi về quan hệ song phương giữa hai nước và một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai Phó Thủ tướng đều bày tỏ lo ngại về những diễn biến ngày càng phức tạp trên Biển Đông. Hai vị Phó Thủ tướng hai nước Việt – Lào đánh giá cao việc các nước ASEAN đã ra Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình Biển Đông tháng 5-2014; đồng thời kêu gọi tăng cường đoàn kết ASEAN, cùng có tiếng nói chung trong các vấn đề an ninh và phát triển của khu vực trên cơ sở bảo đảm tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, đồng thời phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Cũng trong chuyến công tác Quảng Trị khánh thành cửa khẩu quốc tế La Lay giáp nước bạn Lào, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cùng đoàn công tác của Chính phủ đã ra đảo Cồn Cỏ – nơi được coi là một trong những dấu mốc để vẽ đường cơ sở của lãnh hải Việt Nam trên Biển Đông. Tới thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), Phó Thủ tướng đồng thời dâng hương tại Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ trên đảo. Theo ANTD Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Cùng lo ngại tình hình Biển Đông, Việt - Lào kêu gọi tăng cường đoàn kết ASEAN |
Trung Quốc không thể che giấu việc đưa tàu chiến ra giàn khoan Posted: 26 Jun 2014 10:35 AM PDT Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh- Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bác luận điệu của phía Trung Quốc, đồng thời khẳng định hành động đưa tàu chiến ra khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc không che mắt được ai. Dưới đây là phần hỏi đáp tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức ngày 26-6.
Ông Lê Hải Bình - An Ninh thủ đô: Trung Quốc vừa phát hành bản đồ khổ dọc, trong đó "đường lưỡi bò" nuốt gần trọn biển Đông. Xin cho biết quan điểm? Ông Lê Hải Bình (Người phát ngôn Bộ Ngoại giao): Xin khẳng định việc phát hành bản đồ đó là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc đã bị nhiều nước phản đối. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của Trung Quốc. - Dân Việt: Trong chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì, hai bên đã nhất trí sớm ổn định tình hình biển Đông. Nhưng ngay sau đó Trung Quốc vẫn có hành động ngang ngược trên biển Đông, ông thấy thế nào? Ông Lê Hải Bình: Tôi đã khẳng định để giải quyết vấn đề phải có thiện chí từ hai phía. Nếu chỉ có một phía thì vấn đề không thể được giải quyết. Với hành động ngang ngược thì vấn đề còn có thể nghiêm trọng hơn. - AFP: Việt Nam có đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế không, nếu có thì bao giờ? Ông Lê Hải Bình: Tôi đã khẳng định nhiều lần Việt Nam đã, đang sử dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền. Biện pháp pháp lý là biện pháp hòa bình,văn minh, được thế giới ủng hộ. Hiện Việt Nam đang nghiên cứu, cân nhắc kỹ thời điểm áp dụng biện pháp này. - AFP: Có nhiều tour du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam bị hủy bỏ. Ông bình luận gì? Ông Lê Hải Bình: Trong lúc nỗ lực đàm phán với Trung Quốc, Việt Nam chủ trương duy trì hoạt động bình thường giữa hai bên. Về việc khách du lịch Trung Quốc hủy bỏ tour sang Việt Nam, xin khẳng định sau vụ việc như tại Bình Dương, Chính phủ Việt Nam đã kiên quyết giải quyết sự việc. Đến nay, các khu vực có người Trung Quốc đều được đảm bảo an toàn. - Hãng tin Đức: Việt Nam dự kiến sẽ đền bù hơn 7 triệu USD cho doanh nghiệp bị đập phá, nay mới có khoảng 200 ngàn USD được giải ngân, xin xác nhận? Ông Lê Hải Bình: Ngay sau khi có sự việc xảy ra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Phó thủ tướng, địa phương xác định thiệt hại, có hỗ trợ cần thiết. Đến nay doanh nghiệp đã đi vào hoạt động bình thường. Các doanh nghiệp đã bày tỏ sự sát sao của Chính phủ Việt Nam. Con số cụ thể tôi sẽ chuyển câu hỏi đến Bộ Kế hoạch Đầu tư. - AP: Về giàn khoan mới được Trung Quốc đưa ra biển Đông, quan điểm của Việt Nam? Ông Lê Hải Bình: Vị trí Nam Hải 09 là vùng chồng lấn, đang được phân định. Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, khi đang phân định, không được thăm dò, khai thác ở đây. Có thông tin Trung Quốc đưa tiếp những giàn khoan khác, chúng tôi sẽ theo sát hành động này. Không chỉ Việt Nam mà cả quốc tế sẽ lo ngại nếu các giàn khoan này xâm phạm vùng chủ quyền của các nước.
Ông Ngô Ngọc Thu - AP: Ông Ngô Ngọc Thu từng nói "mọi sự kiềm chế đều có giới hạn". Vừa rồi tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam quyết liệt. Như vậy sự kiềm chế của Việt Nam tới giới hạn chưa, Việt Nam có hành động mạnh mẽ hơn trên thực địa không? Ông Ngô Ngọc Thu: Trong cuộc họp báo đầu tiên ngày 17-5, tôi đã nói Việt Nam kiên trì và kiềm chế, nhưng kiên trì có giới hạn. Tôi cũng đã nói chủ trương của nhà nước Việt Nam mong muốn giải quyết mọi vấn đề về chủ quyền bằng biện pháp hòa bình. Đây là ưu tiên số một của Việt Nam. Cho nên lực lượng của Việt Nam dù bị tàu Trung Quốc đâm va, chúng tôi vẫn kiên trì biện pháp hòa bình. Còn các bước đi của nhà nước Việt Nam, khi chủ quyền và lợi ích quốc gia bị xâm hại, Việt Nam sẽ thực thi mọi biện pháp có thể để bảo vệ quyền, lợi ích của Việt Nam. Là lực lượng của nhà nước, chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp mà nhà nước yêu cầu. - Thanh Niên: Có ghi nhận trường hợp tàu thuyền nào của nước khác bị ảnh hưởng bởi giàn khoan Hải Dương 981? Ông Lê Hải Bình: Các nước có liên quan đến khu vực biển Đông đều đã bày tỏ quan ngại tình hình căng thẳng ở biển Đông và đề nghị không để sự việc căng thẳng này ảnh hưởng đến an toàn, tự do hàng hải. Điều này đã cho thấy việc tàu, máy bay, cùng các hành động ngang ngược của Trung Quốc đã có ảnh hưởng thế nào đến an toàn, an ninh hàng hải của khu vực.
Tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534 của Trung Quốc ở đông, đông bắc cách giàn khoan Hải Dương 18-20 hải lý. (Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam) - Tiền Phong: Trung Quốc khẳng định không đưa tàu chiến ra khu vực giàn khoan Hải Dương 981, xin bình luận? Ông Ngô Ngọc Thu: Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc không dùng tàu quân sự bảo vệ giàn khoan, xin khẳng định tàu quân sự Trung Quốc thường xuyên có mặt ở hiện trường, tổng cộng đã có 6 loại tàu chiến. Chúng tôi đã chụp được hình ảnh, đăng ký được tọa độ. Và không riêng gì phía Việt Nam mà các bạn phóng viên quốc tế cũng ghi được hình ảnh. Nên Trung Quốc nói không dùng tàu quân sự mà tàu này chỉ đi qua là sai sự thật, lời nói của họ không đi đôi với việc làm. Trong thời buổi hiện nay, vị trí tàu thuyền trên biển có thể dễ dàng xác nhận vị trí. Vì vậy, việc đưa tàu chiến ra khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc không giấu được ai… Cao Minh- Đức Tuấn (ghi) Theo ANTD Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc không thể che giấu việc đưa tàu chiến ra giàn khoan |
Tàu Trung Quốc chơi bài “ghì thật chặt, rồi đâm” với tàu Việt Nam Posted: 26 Jun 2014 10:21 AM PDT Thay vì đuổi theo đâm như trước, hiện nay các tàu Trung Quốc tìm cách vây, ép chặt rồi mới đâm tàu Việt Nam. Chiều nay (26-6), Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo thường kỳ hàng tháng. Chủ đề trọng tâm vẫn là tình hình biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tại cuộc họp báo chiều ngày 26-6 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình thông tin: Trong khi giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu, máy bay của Trung Quốc vẫn đang hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thì phía Trung Quốc lại có hàng loạt hành động gây ra căng thẳng mới. Đó là việc giàn khoan Nam Hải 09 và tàu khảo sát thăm dò vật lý địa cầu 719 hoạt động ở vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ (chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc). Theo luật, trong tình huống này không bên nào được đơn phương thăm dò, khai thác dầu khí. Đáng chú ý việc này diễn ra ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa sang Việt Nam, khiến dư luận hết sức lo ngại. Trung Quốc còn cho phát hành 2 bản đồ, loại dọc, mà trong đó "đường lưỡi bò" bao trùm gần như toàn bộ biển Đông; đưa 2 quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của Trung Quốc; xây dựng trường học, nhà công cộng trên đảo Phú Lâm…. Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay toàn bộ hành động nói trên, không có hành động tương tự trong thời gian tới.
Tàu Kiểm ngư 951 của Việt Nam sau khi bị nhiều tàu Trung Quốc vây ép, đâm Ông Lê Hải Bình đặc biệt nhấn mạnh vụ, tàu Kiểm ngư 951 của Việt Nam bị nhiều tàu Trung Quốc vây ép, đâm húc gây thiệt hại nặng hôm 23-6, dù tàu Việt Nam đang hoạt động bình thường trên vùng biển chủ quyền. “Đây là hành động hết sức nghiêm trọng, xâm phạm sâu vào vùng biển Việt Nam, đe dọa tính mạng của người và tàu thực thi pháp luật của Việt Nam… Việt Nam mạnh mẽ lên án hoạt động nguy hiểm này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động cản trở tàu công vụ của Việt Nam, bồi thường cho tàu Kiểm ngư 951 và các tàu khác của Việt Nam bị Trung Quốc gây thiệt hại trong thời gian qua”- ông Bình nói.
Ông Ngô Ngọc Thu Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh- Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông tin tình hình trên thực địa trong vòng 10 ngày qua: Vị trí giàn khoan Hải Dương 981 cơ bản không thay đổi, Trung Quốc duy trì từ 109-125 tàu các loại (trong đó có 4-6 tàu chiến) chia thành nhiều vòng bảo vệ giàn khoan. Các tàu vòng trong cùng thường xuyên cơ động thay đổi vị trí cho nhau; vòng ngoài sử dụng 9-12 tàu có tốc độ cao xen kẽ tàu kéo, bám theo tàu thực thi pháp luật Việt Nam, hú còi, chủ động đâm va, phun nước… Tàu Trung Quốc sử dụng ưu thế về số lượng, chặn đầu, khóa đuôi, ép mạn (kiểu ghì thật chặt, rồi đâm) khi các tàu của Việt Nam vào gần giàn khoan Hải Dương 981 để tuyên truyền. Vì dùng tàu hải cảnh đâm tàu Việt Nam thì tàu hải cảnh cũng hỏng mũi, nên gần đây Trung Quốc sử dụng tàu kéo để đâm vì loại tàu này có mũi được gia cố chắc chắn hơn. Lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì, kiên quyết thực hiện đối sách kiềm chế, không phun nước, đâm va vào tàu Trung Quốc, chỉ phát loa tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Theo ANTD Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Tàu Trung Quốc chơi bài "ghì thật chặt, rồi đâm" với tàu Việt Nam |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |