Bình Định có cơ hội thành điểm du lịch mọi du khách đều muốn đặt chân đến |
Bình Định có cơ hội thành điểm du lịch mọi du khách đều muốn đặt chân đến Posted: 29 Feb 2016 04:27 PM PST Ngày 20/2, tỉnh Bình Định đã tổ chức Tọa đàm hiến kế vì quê hương Bình Định tại TP. HCM. Buổi tọa đàm thu hút hàng trăm chuyên gia, nhà đầu tư đóng góp ý kiến. Những con sếu đầu đàn Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định cho biết, lãnh đạo và nhân dân tỉnh Bình Định đã ra Nghị quyết trong 5 năm tới (2016 – 2010) xây dựng Bình Định trở thành một tỉnh khá ở miền Trung. Năm 2015, toàn tỉnh có 33 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 6 dự án nước ngoài và 27 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp lớn hàng đầu Việt Nam đã đầu tư vào Bình Định như Tập đoàn FLC đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng vào các dự án là Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn và Khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái cao cấp Eo Gió; Tập đoàn VinGroup đầu tư 3.500 tỷ đồng với dự án Vinpearl Quy Nhơn; Tập đoàn Hoa Sen đầu tư 2.000 tỷ đồng vào dự án nhà máy thép Hoa Sen Nhơn Hội; Tập đoàn Việt – Úc đầu tư hơn 850 tỷ đồng vào Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao; Tập đoàn Hùng Vương đầu tư 300 tỷ đồng vào Trang trại heo giống công nghệ cao…
Lãnh đạo Bình Định cho biết, Tỉnh đặt mục tiêu trong 5 năm nữa sẽ trở thành một tỉnh khá ở miền Trung Theo TS. Trần Du Lịch, đây là những con sếu đầu đàn đã mạnh dạn đầu tư vào Bình Định vì nhìn thấy tiềm năng phong phú tại đây. Do vậy, chính quyền Tỉnh phải là bà đỡ cho các nhà đầu tư. Để làm được điều này thì lãnh đạo Tỉnh phải huy động được các nguồn lực con người và tài chính. Bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc Tập đoàn FLC cho biết, Tập đoàn đã nhận thấy tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch của Bình Định và muốn xây dựng nơi đây thành một điểm du lịch mà mọi du khách đều muốn đặt chân đến. “Chúng tôi thấy rằng, để làm du lịch thành công thì mỗi nhà đầu tư và từng người dân địa phương cần thấy rằng mình đã may mắn được làm chủ mảnh đất giàu tiềm năng này và cần có ý thức làm du lịch một cách bài bản và chuyên nghiệp”, bà Dung nói. Hiện Tập đoàn FLC đã xây dựng xong sân golf 18 hố tại Bình Định, được đánh giá là 1 trong 3 sân golf đẹp nhất châu Á. Sắp tới, FLC cũng sẽ triển khai giai đoạn 2 của dự án trên diện tích 900 ha và dự án khách sạn 5 sao khoảng 200 phòng trên đường An Dương Vương (TP. Quy Nhơn) để đón đầu dòng khách du lịch đến Bình Định khi tỉnh nâng cấp sân bay Phù Cát thành sân bay quốc tế. TS. Tào Văn Nghệ cũng cho biết, hiện cả tỉnh Bình Định chỉ có 3 khách sạn 4 sao, chưa có khách sạn 5 sao nào. Như vậy rất khó để thu hút du khách quốc tế.
Khách sạn 5 sao FLC Hotel Quy Nhơn thuộc quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn – một trong những dự án của Tập đoàn FLC – Nhà đầu tư lớn nhất tại Bình Định Các ý kiến khác cho rằng, lãnh đạo Tỉnh cũng cần tập trung tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch vì hiện nay người dân Bình Định chưa ý thức được lợi thế của việc phát triển “ngành công nghiệp không khói” này. Cần phải biến Bình Định thành một “ngôi nhà để làm việc” đối với những ai muốn đến đầu tư tại đây.
Bình Định không lẫn với các tỉnh khác Một điều mà nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư trăn trở là Bình Định là một tỉnh miền Trung có địa thế, văn hóa, tài nguyên tương đương như tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, vậy làm sao biến tỉnh thành một điểm nhấn sáng giá? TS. Huỳnh Thế Du, Giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright nhấn mạnh, điều đầu tiên là lãnh đạo Bình Định cần phải xem lại cấu trúc các ngành của tỉnh. Để phát triển thì cần phải giải quyết được 2 vấn đề: việc làm cho người dân địa phương và ngân sách cho chính quyền hoạt động. Tỉnh phải thu hút được 3 yếu tố: người giỏi, người giàu và doanh nghiệp. Theo TS. Huỳnh Thế Du, Bình Định nên có một đánh giá tổng thể về năng lực cạnh tranh của tỉnh, bao gồm điều kiện tự nhiên, năng lực cạnh tranh về vĩ mô, vi mô. Hiện ngành du lịch mới đóng góp khoảng 10% vào GDP của tỉnh nhưng chỉ có 127 tỷ đồng lưu trú tại ngân sách địa phương, một con số quá nhỏ. Các doanh nghiệp như Tập đoàn FLC, Hải Âu… không thể một mình họ làm nổi kỳ tích du lịch hấp dẫn cho Bình Định, phải có sự chung tay của lãnh đạo và người dân trong Tỉnh.
Nhiều chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư đã chia sẻ những ý kiến thẳng thắn và thiết thực Trước những ưu tư và đóng góp của các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng cho biết, trong năm 2015, nhờ những con sếu đầu đàn như Tập đoàn FLC và Tập đoàn Vingroup mà lượng khách du lịch đến tỉnh tăng 50% so với năm 2014. Để phát triển và bứt phá hơn nữa, Tỉnh sẽ làm một nghiên cứu đánh giá năng lực. Tuy nhiên, “Bình Định có lợi thế hơn các tỉnh miền Trung khác khi có cửa ngõ ra biển Đông của các nước láng giềng, như Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Đặc biệt, Bình Định có lợi thế về truyền thống văn hóa mà không tỉnh nào có: Nơi đây đã sinh ra anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, thi sỹ Hàn Mặc Tử, nhà thơ Chế Lan Viên… Đây sẽ là những di sản văn hóa không tỉnh nào có để Bình Định phát triển ngành du lịch rực rỡ”, ông Hồ Quốc Dũng nói.
Eo gió, một địa danh du lịch tại Bình Định, nơi được coi là có cảnh bình minh và hoàng hôn đẹp nhất Việt Nam Bên cạnh đó, về kinh tế, tỉnh Bình Định sẽ triển khai hàng loạt dự án về nông nghiệp công nghệ cao như của Tập đoàn Việt – Úc, dự án khai thác cá ngừ đại dương của Nhật Bản, dự án thành lập trường đào tạo nhân lực về du lịch của Singapore. Đặc biệt, đến năm 2017, Bình Định sẽ khánh thành sân bay quốc tế Phù Cát. “Chúng tôi đang hướng Bình Định trở thành một tỉnh khá ở miền Trung, tập trung vào công nghiệp – khoa học, giáo dục – du lịch”, Chủ tịch tỉnh Bình Định chia sẻ.
Theo BĐT Gia Đình VN Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Bình Định có cơ hội thành điểm du lịch mọi du khách đều muốn đặt chân đến |
Nhìn lại cặp lồng cơm, chiếc xe đạp của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng Posted: 28 Feb 2016 08:50 PM PST Những kỷ vật gắn liền với cuộc đời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang được trưng bày tại Khu lưu niệm ở quê nhà thuộc xã Đức Tân (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi). Sinh ra ở vùng quê nghèo anh hùng, người thanh niên Phạm Văn Đồng (sinh ngày 1/3/1906, bí danh Tô) sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng và trở thành người học trò xuất sắc của Bác Hồ vĩ đại. Trải qua nhiều cương vị, đồng chí Phạm Văn Đồng vinh dự nhận trọng trách làm Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng trong 7 nhiệm kỳ (khóa I đến khóa VII), từ tháng 9/1955 đến tháng 6/1987.
Khu trưng bày vật lưu niệm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở quê nhà thuộc xã Đức Tân (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi). Từ tháng 12/1986 đến tháng 12/1997, đồng chí Phạm Văn Đồng làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 29/4/2000, ông từ trần tại Hà Nội. Một số hình ảnh về những kỷ vật tái hiện cuộc đời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng:
Chiếc xe ô tô Thủ tướng Phạm Văn Đồng sử dụng trong quá trình công tác.
Chiếc xe đạp gắn bó với Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày xưa.
Bàn tròn – ghế mây được Thủ tướng Phạm Văn Đồng sử dụng từ những năm 1980.
Bàn làm việc.
Chiếc đồng hồ do Liên Xô tặng được Thủ tướng Phạm Văn Đồng sử dụng từ năm 1970-1975
Bộ ấm trà.
Chiếc cặp lồng được ông sử dụng khi đi công tác. Hồng Long Theo Dantri Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Nhìn lại cặp lồng cơm, chiếc xe đạp của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |