Nhà thơ Lâm Anh: Cũng vì người mà trổ hết mùa bông |
Nhà thơ Lâm Anh: Cũng vì người mà trổ hết mùa bông Posted: 16 Jan 2014 05:24 AM PST NHÀ THƠ LÂM ANH: Cũng vì người mà trổ hết mùa bông@ Vương Chi Lan Nhà thơ Lâm Anh đã ra đi. Tin buồn ấy bạn bè liên tục truyền nhau. “Quá giang thuyền ngược” còn đây, những trang thơ còn đó, giọng người đọc thơ sau cơn bệnh còn chưa rõ. Lâm Anh là người mà suốt một đời mong mỏi góp mặt trên đời một tác phẩm nhỏ nhoi trước khi về “xứ khác”. Những người bạn, những người em, đã góp mặt chung tay để có được cái ngày vui mừng xúc động. Những người đã cùng tôi chăm chút tập thơ "Quá giang thuyền ngược" cho đến giờ phút cuối cùng đứa con tinh thần của Lâm Anh ra đời. Người mà tôi cảm động nhất đó là anh Lê Vinh Út, anh chọn loại giấy, anh chọn người thực hiện in ấn là Vương Chi Lan, anh chọn họa sĩ vẽ bìa là Phạm Cung, anh chạy lăng xăng lo giấy phép Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin. Có giấy phép rồi thì tiền đâu in 1000 bản? Anh Lê Vinh Út cầm đến tôi một khoản tiền nhỏ bảo em cứ tiến hành in đi rồi thiếu, đủ anh xoay tiếp. Bạn bè ủng hộ thiếu trước hụt sau cho đến giờ phút sách in ra, tổ chức buổi ra mắt tại hồ Kỳ Hòa, quận 10, TP.HCM. Sau buổi tổ chức vẫn gom chưa đủ số tiền chi trả tập thơ. Anh Lê Vinh Út lại tiếp tục bán thơ của anh Lâm Anh gom lại trả tiếp số tiền còn lại sau 20 ngày. Bao nhiêu đó thôi tôi quá xúc động trước một tấm lòng sống hết lòng vì bạn. Ngoài ra còn có nhiều người bạn chung tay lo cho "Quá giang thuyền ngược" để được có mặt trên đời: Nguyễn Tam Phù Sa, Phương Tấn. Khi đứa con tinh thần đầu lòng mà cũng là cuối cùng của Lâm Anh ra đời, anh trở về quê hương Quảng Ngãi cùng các bạn ngồi lại xúng xính đọc thơ của anh. Có những người bạn đã từng yêu thơ của anh thời còn trẻ, có người bạn cầm tập thơ “Quá giang thuyền ngược” trên tay không cần mở ra xem mà hồn nhiên đọc bốn câu thơ đã được in trong tập: “Ồ! Mặt trời vẫn mọc ở phương Đông. Xúc động, thật xúc động cho một tình bạn hiểu nhau, thẩm thấu được tư tưởng của nhau, người cầm bút chỉ mong có người đọc những gì mình viết đã là một niềm vui. Với Lâm Anh không chỉ vậy mà các bạn của anh thuộc làu thơ anh khá nhiều. Người đọc bài thơ trước 1975, người đọc bài sau 1975. Mịch La Phong anh đọc thơ mà anh Lâm Anh đã viết tặng: “Xuống núi để tìm đôi chút biển … Dấu ấn kinh bang hằn xói trán Nhà văn Nguyễn Lệ Uyên đã viết cảm nhận về thơ và con người Lâm Anh: “Ông có nhiều con người trong một con người. Ông la đà trong men rượu và thơ la đà trong ông giữa ngọn đồi đầy cỏ hoa và đêm xuống nhập nhòa”. Nguyễn Lệ Uyên cũng hết sức bất ngờ bởi chất thơ, hồn thơ lạ, cộng thêm giọng đọc thơ của Lâm Anh thật lạ với lối đọc ấy anh nói: “Lâm Anh lột truồng tất cả tứ trong thơ, lột truồng cả chính ông, lột cả màn đêm để đắm chìm vào cõi khác…”.
Cuộc đời ông gian nan, trắc trở, những cảnh ngộ éo le, ông luôn dằn vặt mình qua đời sống thực nó đay nghiến ông trong tâm thức. Chỉ qua chiếc áo cũ ông mua ở chợ khi mặc chiếc áo ấy, thì với ông đó lại là chiếc áo mới, nhưng cái mới mới ra sao: "Ta mua chiếc áo cũ … Ta đứng thay áo mới Nhà văn TR.Hoài Thư cũng nhìn ông với một chàng thi sĩ khi xem qua 25 thi phẩm chưa được xuất bản đã cảm nhận về Lâm Anh: "Thơ ông chính là hơi thở. Và hơi thở chính là thơ ông. Ông gánh giùm khổ nạn. Ông chở giùm hạnh phúc. Ông mang giùm quê hương. Ông tải giùm mồ hôi và nước mắt. Ông hít thở giùm sương mù, sương muối ở vùng heo hút Cát Tiên. Ông hứng giùm bát trăng trên vùng núi đồi trùng điệp. Ông mặc giùm chiếc áo cũ tang thương…” Tôi thật ngạc nhiên khi hỏi đường về nhà Lâm Anh ở Cát Tiên thì các bạn tôi bảo chỉ cần nói với bác tài cho tôi xuống ngả ba Lâm Anh. Người còn sống mà tên anh đã ở ngả ba đường, cái cảnh cơ hàn từ quê hương Quảng Ngải về đến Cát Tiên cũng còn đeo, cái nghèo còn đó. Nhưng giờ đây anh không còn phải bôn ba xuôi ngược, lỡ thời lỡ vận nữa, anh đã buông tất cả những hay – dở, những khen – chê, những ấm ức hay hả hê bên ly rượu, những chán ghét hay đam mê, những sợ hãi hay tha thiết… tất cả là sân – si – hỷ – nộ – ái – ố… của con người ai cũng mang trong mình một chút. Còn anh anh đã bỏ lại một đời mê mãi đùa với sanh tử rồi. Vâng! Nguyễn Lâm Anh tên thật của anh, người con đất Quảng Ngãi, hay còn gọi anh là Lâm Anh Nguyễn – Ba – La. Anh sinh năm 1942, người anh, người bạn thân thương của tôi, của các bạn đã ra đi mãi mãi vào 13 giờ chiều ngày 12.01.2014 tại Cát Tiên sau chuyến về thăm quê Quảng Ngãi lần cuối cùng. Lễ an táng vào lúc 9 giờ sáng ngày 15.01.2014 tại nghĩa trang Cát Tiên. Tôi nghiêng mình thành kính tiễn anh về với quê xưa vị cũ, về với bản lai diện mục. Tôi xin tạm biệt anh vì trong tôi anh chỉ đi xa thôi chứ không là vĩnh biệt. V.C.L |
Lâm Anh, dòng thơ của kẻ bị lưu đày Posted: 16 Jan 2014 05:04 AM PST Lâm Anh, dòng thơ của kẻ bị lưu đày@ Nguyễn Lệ Uyên Lâm Anh sinh năm 1942 ở Quảng Ngãi. Ông thuộc thế hệ chúng tôi nhưng cách tôi một khoảng năm tháng khá xa. Biết và đọc ông khá lờ mờ và không nhiều, khi ông còn là cán bộ ngành thông tin ở một huyện nhỏ quê nhà, trong nhóm Trước Mặt của Phan Nhự Thức. Mãi tới năm 2004, tình cờ gặp ông ở Đà Lạt và tình cờ được nghe ông đọc thơ của chính ông trong bữa rượu mới nhận ra: ông có nhiều con người trong một người. Ông la đà trong men rượu và thơ la đà trong ông giữa ngọn đồi đầy cỏ hoa và đêm xuống nhập nhòa. Thật bất ngờ: bất ngờ bởi chất thơ lạ, bởi giọng đọc lạ, gần như chất giọng ấy đã lột truồng tất cả tứ trong thơ, lột truồng chính ông, lột cả màn đêm để đắm chìm vào cõi khác, bồng bềnh mênh mông… tưởng chừng như ông đang trầm mình trong đáy hồ Xuân Hương vọng lên những tiếng chép miệng não nuột một kiếp người: Như thể mày vừa ra khỏi núi Vậy đó, chất giọng nghẹn ngào rung lên tứ thơ lộc cộc như thể đang bước trên đoạn đường đầy gai bàn chải, móc ó… như thể ông phì hơi xé toạt màn đêm, khiến tôi càng chú ý ông nhiều hơn. Chén tạc chén thù, lân la hỏi chuyện mới hay cớ sự: ông đang là kẻ bị lưu đày ngay trên chính quê hương mình!. (Sau năm 75, ông và nhiều gia đình khác ở Quảng Ngãi bị xua ra khỏi quê, bị lùa lên vùng kinh tế mới Cát Tiên-Lâm Đồng, miền đất quanh năm ẩm ướt, muỗi mòng, rắn rít và lũ lụt nhiều hơn khoai sắn). Lâm Anh làm thơ nhiều, rất nhiều. Ông làm thơ trên bàn rượu, lúc vác cuốc ra rẫy hay ngồi vẩn vơ bên bờ suối (nhớ quê), ngồi trong quán cắt tóc… nên trong túi lúc nào cũng có mẫu giấy và cây bút chì gọt bằng răng, bằng móng tay. Ai thích, ông đưa luôn như thể họ là bảo tàng lưu trử thơ cho ông. Chính sự cẩu thả này nên ông làm thất lạc không ít những bài thơ hay. Tuy vậy hiện tại ông vẫn còn 25 tập bản thảo (bạn bè lưu giữ nhiều hơn ông!) chưa nơi nào nhận xuất bản. Rất nhiều người và ngay cả chính tôi, đọc thơ Lâm Anh như thể đang bước vào khu rừng nguyên sinh, kín đặc những loài cây cỏ chen nhau tầng cao tầng thấp: câu chữ không trau chuốt bóng bẩy, cứ như người dân nông thôn nói chuyện đời thường, như những bà mẹ quê vừa nhổ từng cọng rau má trên bờ ruộng vừa chuyện trò to nhỏ, cốt sao câu chữ ấy cõng hết cái tứ thơ. Ví dụ như mấy câu này: "…Quán cóc không còn ghế trống Ông không hề và chưa hề đánh mất quê mình, chỉ có xô đẩy, cắt lìa của một thời trả đũa mới đẩy ông ra xa. Sự xa biệt, chia lìa ấy đã dựng trong ông nỗi ngậm ngùi của thứ tâm thức nhớ vọng quê hương đến cuồng: Thưở yêu em ái ân từ Trà Khúc Và gần hơn êm đềm, bớt cay đắng hơn: Mẹ đã sinh tôi từ Quảng Ngãi Trong thời buổi "tai trời ách nước" ngày nào, hẳn trong chúng ta những người được đọc những dòng thơ tủi cực của Lâm Anh, cũng dã từng hay chí ít cũng có những người thân quen phải gạt nước mắt ra đi về chốn khốn cùng, hoặc chí ít cũng từng nghe những âm thanh xoay buốt tim gan, một thời: Tiếng lao loa… xé lòng nát ruột Ngày hòa bình ấy đâu chỉ một riêng ông mà còn "ban tặng" cho những cảnh ngộ khác: Có đứa ngoi lên từ cõi chết Đã đau vì cảnh bắt buộc phải ly hương, ông lại còn phải quảy cả gia tài là hồn cố hương cùng một đống chữ nghĩa cô đặc trong đầu lên Cát Tiên chồng chất tâm trạng ưu uẩn vì gánh gia đình, vì chén cơm manh áo, vì thế sự đẩy xô, để mãi đến tận hôm nay ông mới ngộ ra "vì sao". Ô hay, sự "ngộ" này của ông và biết bao người khác có muộn lắm không? Tôi hiểu người vì sao con chết đói Cũng khẩu khí đấy, nhưng là khẩu khí của kẻ thất cơ lỡ vận, để sau đó miên man "chìm trong đáy cốc" Nay xứ xa một ngày không thấy rượu Hay: Ta đến xứ Nam, bạn qua xứ Bắc Cuộc đười của ông gặp phải, cái nhìn của ông đụng phải những cảnh ngộ không suôn sẻ… Ông như một tội đồ bị dằn dập không bằng roi dao mà là sự chứng kiến bắt buộc, luồn thẳng vào tâm thức rồi bật thành những dòng nức nở: Người yêu biệt lính rồi biệt tích Cứ một giọng điệu ngã nghiêng như vậy bám theo ông nghiêng ngã đất trời xứ lạ mà kẻ khác kêu là vùng đất hứa, mà chính những người cùng thời với ông bị dúi vào vùng đất trích, trở thành những kẻ tha phương cầu thực. Và thơ ông bổng trở thành thơ tha phương cầu độc! Mùa đông ai múc trog nồi cháo Và: Ta sờ-tay-vô-túi Một đời bảy chìm ba nổi như vậy, nên chi thơ ông là tiếng kêu bi thống của kiếp đọa đày. Nên chi thơ ông chỉ mới thoảng qua đã ngửi thấy toàn mùi rượu. Trách ai, chữ nghĩa của ông hay trách nhân gian? N.L.U |
You are subscribed to email updates from Thi Nhân Quảng Ngãi To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |