Ấn Độ: Hải quân hay là… chết |
- Ấn Độ: Hải quân hay là… chết
- Malaysia, Trung Quốc “mắt nhắm mắt mở” với nhau ở Biển Đông?
- Những ý kiến đáng chú ý tại “Diễn đàn hòa bình Thế giới” ở Trung Quốc
- Trung Quốc chuyển sang “đánh võ mồm”
- Trung Quốc sẽ rút giàn khoan Nam Hải 9 vào ngày 20-8
- Một phụ nữ chết bất thường với nhiều vết cắt ở cổ
- Tàu Trung Quốc đâm nát, biến dạng tàu Việt Nam
- Thành viên Tòa trọng tài thường trực nói về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
- Việt Nam ký hiệp định với Tòa trọng tài thường trực
- Trung Quốc lại phát hành bản đồ “nhận vơ” cả Hoàng Sa và Trường Sa
Posted: 24 Jun 2014 06:58 PM PDT Trong chuyến thăm tàu sân bay INS Vikramaditya ngày 14/6, người ta đã nhìn thấy khá rõ sự ưu tư của tân Thủ tướng Narendra Modi. Rõ ràng, ông đã thấy Hải quân Ấn Độ không thể đảm đương trọng trách mà ông dự tính.
Tàu sân bay INS Vikramaditya. Tờ “India Times” ngay sau đó đã đặt một dấu hỏi khá lớn ngay trên trang chủ của mình: Vì sao ông Modi không vui khi đến thăm INS Vikramaditya? Đây quả thực là một câu hỏi rất đáng để suy ngẫm bởi xét trong hiện tại, ngoài Nhật Bản, Ấn Độ là quốc gia thứ hai ở châu Á có nhiều hơn hai tàu sân bay cùng hoạt động một lúc. Nói cách khác, Ấn Độ có thể được coi là một cường quốc hải quân ở tầm cỡ thế giới. Nhưng theo lý giải của tiến sỹ Raja Mohan trên tờ “The Indian Express”, sự âu lo của ông tân Thủ tướng Narendra Modi là hoàn toàn hợp lý vì ông nhận ra rằng năng lực hiện tại của hải quân Ấn Độ sẽ không thể đảm đương được kỳ vọng của ông và khó có thể trở thành điểm tựa về an ninh hàng hải cho những toan tính kinh tế của ông.
Sự ưu tư của tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong khi đang đi thăm tàu sân bay INS Vikramaditya. “Thủ tướng Modi hẳn phải nhận thấy rằng thời kỳ “vẻ vang” này của Hải quân Ấn Độ sẽ không kéo dài. Bên cạnh chiếc tàu sân bay INS Vikramaditya, tàu sân bay INS Viraat của Ấn Độ đã phục vụ hơn 60 năm và sẽ phải sớm được cho “về nghỉ hưu” – tiến sỹ Raja Mohan nhận xét. Thực tế, các nhà lãnh đạo tiền nhiệm của ông Modi cũng đã nhận ra điều này và họ đã có kế hoạch bổ sung bằng cách tự đóng một chiếc tàu sân bay trong nước. Có điều, kế hoạch này đang gặp khó khăn do thiếu vốn. Bên cạnh đó, New Delhi hiểu rằng dù cho họ có tăng tốc nhanh đến đâu thì họ cũng sẽ về sau so với Trung Quốc bởi quốc gia láng giềng và cũng là mối đe dọa lớn nhất đến an ninh hàng hải của Ấn Độ sẽ sớm có chiếc tàu sân bay thứ hai cùng với chiếc Liêu Ninh mới được đưa vào phiên chế cách đây vài năm. Trên góc độ kinh tế, Trung Quốc đã vượt qua Ấn Độ như một thế lực kinh tế đáng gờm và sự “qua mặt” trên lĩnh vực hải quân cùng với sự hung hăng ngày càng cứng rắn tại các vùng biển châu Á của Trung Quốc đã khiến các nhà lãnh đạo Ấn Độ vô cùng lo lắng. Ông Modi không phải là một ngoại lệ. Xét về lịch sử lập quốc, Ấn Độ đã từng có thời kỳ là một cường quốc hàng đầu thế giới về hải quân. Từ năm 1612, Công ty East India (Đông Ấn) đã thiết lập lực lượng hàng hải tại Surat để bảo vệ tuyến hàng hải huyết mạch đảm nhiệm mọi chuyến tàu giao thương giữa Anh với Ấn Độ. Ấn Độ tiếp tục là cường quốc hải quân liên tục trong suốt hơn 4 thế kỷ cho đến khi được thực dân Anh trao trả độc lập (1947). Đáng tiếc là kể từ đó, hải quân Ấn Độ gần như đã trở thành “đứa con rơi”. Theo tiến sỹ Raja Mohan, có hai yếu tố khiến Ấn Độ “bỏ rơi hải quân”. Thứ nhất là chiến lược tự lực phát triển kinh tế quốc gia của Ấn Độ. Thứ hai, Ấn Độ đã phải dồn sức quá nhiều cho mặt trận trên bộ do sự phân chia lãnh thổ ở phía Bắc và việc Trung Quốc đưa quân xâm chiếm Tây Tạng. Cho đến tận thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, khi Ấn Độ bắt đầu tham gia vào cuộc chơi toàn cầu hóa, tầm quan trọng của hàng hải và vấn đề an ninh hàng hải mới được New Delhi chú trọng.
Hiện nay, thương mại qua đường biển đã chiếm một tỷ lệ khá lớn trong nền kinh tế Ấn Độ và chiếm gần 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Ấn Độ cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc nhập khẩu các nguồn năng lượng đi qua đường biển. Thế nhưng, sự phát triển hạ tầng hàng hải của Ấn Độ chưa theo kịp mức độ phụ thuộc của nước này vào biển. Ấn Độ không phát triển hai quần đảo ở Vịnh Bengal và Vịnh Arập để tạo điều kiện mở rộng tầm với và ảnh hưởng hàng hải của mình. Trên thực tế, trong lĩnh vực an ninh hàng hải, các nhà lãnh đạo ở New Delhi vẫn chỉ nói nhiều, làm ít. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, đáng lẽ Ấn Độ phải xây dựng một năng lực hải quân lớn hơn và hùng mạnh hơn nhằm bảo vệ lợi ích của mình xung quanh vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Song đáng tiếc là “cái tầm” của các nhà lãnh đạo ở New Delhi đã khiến cho sự phát triển hàng hải và phát triển năng lực hải quân của nước này trở nên èo uột một cách khó hiểu. Dưới thời của Bộ trưởng Antony, hải quân Ấn Độ phải gánh chịu tất cả những thảm họa do Bộ Quốc phòng giáng xuống như: Quản lý các mối quan hệ dân sự-quân sự một cách yếu kém, hỗn loạn trong mua sắm vũ khí, từ chối hỗ trợ mở rộng sản xuất thiết bị quốc phòng trong nước. Hải quân cũng phải chịu đựng thêm gánh nặng do Bộ Quốc phòng thiếu sự đánh giá đúng những vấn đề hàng hải… Tại mỗi thời điểm khi các nước lớn, nhỏ cũng như các thể chế đa phương, khu vực và toàn cầu kêu gọi Ấn Độ đóng một vai trò an ninh lớn hơn, ông Antony lại “đóng cửa” đối với ngoại giao hải quân Ấn Độ và đối với các đối tác hàng hải quốc tế. Giờ đây, khi ông Modi nhậm chức, niềm hy vọng của hải quân Ấn Độ lại bừng lên. Xuất thân từ bang Gujarat, nơi từng là tuyến đầu thương mại hàng hải của Ấn Độ, người ta cho rằng ông tân Thủ tướng “hiểu về biển” hơn những người tiền nhiệm và ông sẽ quét sạch những tàn tích của ông Antony tại Bộ Quốc phòng. Nói cách khác, ông Modi là người hiểu hơn ai hết, Ấn Độ phải tăng tốc xây dựng hải quân hoặc là… đại bại. Theo Infonet Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Ấn Độ: Hải quân hay là… chết |
Malaysia, Trung Quốc “mắt nhắm mắt mở” với nhau ở Biển Đông? Posted: 24 Jun 2014 06:56 PM PDT Thái độ im lặng của Bắc Kinh khác hoàn toàn những gì đang diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tờ The Wall Street Journal ngày 25/6 đưa tin, một tập đoàn năng lượng quốc tế Malaysia phát hiện khí đốt ngoài khơi bờ biển Malaysia và tiến hành khai thác mà không có phản ứng nào từ Bắc Kinh, mặc dù nó nằm bên trong cái gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Vị trí Malaysia phát hiện mỏ khí đốt cách bờ biển bang Sarawak khoảng 144 km, trong khi đó đường lưỡi bò Trung Quốc chỉ cách bờ biển bang này khoảng 55 km. Thái độ im lặng của Bắc Kinh khác hoàn toàn những gì đang diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam khi tàu thuyền 2 nước đnag đối đầu kể từ đầu tháng 5 khi Trung Quốc hạ đặt (trái phép) giàn khoan 981. Mối quan hệ Trung Quốc – Malaysia đang được duy trì bất chấp sự quyết đoán (hung hăng, hiếu chiến) ngày càng tăng của Trung Quốc, bao gồm cả những hành động trong khu vực Malaysia yêu sách chủ quyền. “Malaysia và Trung Quốc có tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên hai bên chia sẻ sự đồng thuận rộng rãi về việc xử lý một cách thích hợp các vấn đề tranh chấp”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với The Wall Street Journal hôm Thứ Ba. Về phần mình, chính phủ Malaysia vốn gắn bó với chính sách ít nói về những hành động dằn mặt bằng quân sự của Trung Quốc hay bất kỳ tranh chấp nào với đối tác thương mại lớn nhất của họ, đã từ chối bình luận về thông tin này khi tờ báo Mỹ liên hệ. Theo cơ quan Thông tin năng lượng của chính phủ Mỹ, một số mỏ dầu và khí đốt khai thác hiệu quả nhất trên Biển Đông ở gần các bang Sabah, Sarawak, Malaysia. Khu vực này là nguồn gốc của hầu hết hoạt động sản xuất khí đốt tự nhiên của Malaysia. Ít nhất có 9 lô dầu và khí đốt đang được phát triển và dự kiến sẽ bắt đầu khai thác trong vòng 2 năm. Các nhà đầu tư bao gồm tập đoàn Sehll PLC của Hà Lan, Murphy Oil Corp và Conoco Phillips và tập đoàn dầu khí Malaysia Petronas.
Vị trí lô khí đốt SK320 Malaysia vừa phát hiện và đưa vào khai thác và đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông (đường 9 đoạn màu đỏ), và yêu sách vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Malaysia (đường màu vàng). Bắc Kinh nhiều lần kéo tàu chiến vào bãi cạn James (James Shoal), nhưng Kuala Lumpur vẫn không có động tĩnh gì phản ứng. Murphy Oil cho biết, họ đã thăm dò khu vực này từ năm 1999, nhưng không vấp phải bất kỳ sự lo ngại nào từ các tuyên bố của Trung Quốc trong khu vực. Conoco Phillips đã từ chối yêu cầu bình luận. Petronas cũng đã từ chối bình luận về các dự án của mình và phản ứng có thể từ phía Trung Quốc. Bắc Kinh sử dụng một bản đồ gọi là đường 9 đoạn, hay đường lưỡi bò để “phân chia ranh giới” trên Biển Đông nhưng chưa bao giờ giải thích nguồn gốc, căn cứ và tọa độ chính xác của 9 đoạn ấy. Dylan Mair, một chuyên gia nghiên cứu từ công ty tư vấn IHS cho biết, đường 9 đoạn cách bờ biển Sarawak 55 km. Hơn 400 giếng khoan thăm dò, hàng trăm giếng đang khai tác và các giàn khoan, tàu thăm dò của Malaysia cách xa bờ hơn khoảng cách này. Trong khi đó Việt Nam và Philippines đang tìm kiếm một phản ứng tập thể đối phó với Bắc Kinh, thì Malaysia và Brunei cũng có yêu sách chồng lấn ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV) đã giữ thái độ im lặng hơn. “Cả Malaysia và Brunei có xu hướng giảm nhẹ căng thẳng (thực tế là có xu hướng hạn chế phản ứng với các hành động khiêu khích, gây hấn, bắt nạt của Trung Quốc) ở Biển Đông, khác với Việt Nam và Philippines, các tranh chấp không làm lu mờ quan hệ của Malaysia, Brunei với Trung Quốc”, học giả Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông từ Singapore bình luận. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia năm thứ 5 liên tiếp tính tới 2013, kim ngạch thương mại 2 chiều năm (2013?) lên tới 62 tỉ USD. Trong khi đó Malaysia là nhà cung cấp khí hóa lỏng lớn thư 3 cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình ngay sát bờ biển Malaysia. Tháng Giêng năm nay, một đội tàu hải quân Trung Quốc đã tiến hành tuần tra đến bãi James, một rặng san hô cách bờ biển Malaysia 80 km. Ngoài ra theo dữ liệu theo dõi của IHS, tàu nghiên cứu Hải giám Trung Quốc 23 hiện đang hiện diện (bất hợp pháp) ngoài khơi bờ biển Việt Nam hồi 3 tháng trước đã tiến gần bờ biển bang Sarawak, sau đó tiến vào khu vực đá Vành Khăn (Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam). “Malaysia có thể phải điều chỉnh lại chính sách Biển Đông của mình. Có lẽ Malaysia sẽ phải cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh càng sớm càng tốt”, Tiến sĩ Storey bình luận. Theo Giáo Dục Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Malaysia, Trung Quốc "mắt nhắm mắt mở" với nhau ở Biển Đông? |
Những ý kiến đáng chú ý tại “Diễn đàn hòa bình Thế giới” ở Trung Quốc Posted: 24 Jun 2014 06:55 PM PDT Trung Quốc đang rất sợ dư luận, tiếp tục ra sức tuyên truyền “trỗi dậy hòa bình”, nhưng hành động phi hòa bình của Trung Quốc ở Biển Đông đang tiếp diễn.
Trung Quốc tổ chức Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ ba để tuyên truyền chính sách của nước này. Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 23 tháng 6 đưa tin, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Stephen Hadley ngày 21 tháng 6 cho biết, hành vi của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông gần đây khiến cho các nước láng giềng cảm thấy bị đe dọa, trong khi đó, nội bộ Trung Quốc cho rằng Mỹ gây phiền phức cho quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, nhưng nếu không có Mỹ, vấn đề của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương sẽ càng gay go hơn. Theo hãng tin Central News Agency (CNA) Đài Loan ngày 21 tháng 6, sáng cùng ngày, Trung Quốc đã tổ chức “Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ ba”, do Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh chủ trì, Viện ngoại giao nhân dân Trung Quốc tham gia, được cho là diễn đàn an ninh quốc tế cấp cao, phi chính thức đầu tiên của Trung Quốc. Quan chức tham gia cấp cao nhất năm nay của Trung Quốc là ủy viên quốc vụ Dương Khiết Trì. Bài báo cho biết, Trung Quốc muốn thông qua diễn đàn này để tăng cường sức mạnh ngoại giao nhân dân, có sự tham dự của các cựu quan chức Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Nga như cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Stephen Hadley, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Armitage. Theo mạng “Tin tức bình luận Trung Quốc” Hồng Kông ngày 23 tháng 6, “diễn đàn hòa bình” do Trung Quốc tổ chức lần này đã tiến hành trao đổi xung quanh các vấn đề như “chiến lược tái cân bằng của Mỹ”, “quan hệ nước lớn mới nổi Trung-Mỹ”, “quan hệ Trung-Nhật”, “an ninh Biển Đông”.
Hình ảnh này được cho là tàu chiến Trung-Mỹ đụng nhau trên Biển Đông (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ) Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc cho rằng, mặc dù được Trung Quốc mời tham gia, nhưng Stephen Hadley đã trực tiếp lên tiếng phê phán Trung Quốc, cho rằng: “Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc đương nhiên sẽ nghi ngờ ý đồ muốn xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới của Trung Quốc, cho dù Trung Quốc đưa ra giải thích của mình”. Trong khi đó, tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 24 tháng 5 cũng quy kết rằng, cựu cố an ninh quốc gia Mỹ Stephen Hadley đã “tuyên truyền” mối đe dọa Trung Quốc, cho rằng, sự hiện diện của Mỹ ở châu Á có lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc, cũng có thể giúp cho láng giềng của Trung Quốc yên tâm. Theo ông Stephen Hadley, tuy Trung Quốc có lý do của mình, nhưng cũng đã gây bất an cho láng giềng. Về sự hiện diện của Mỹ ở châu Á, Hadley nói, “láng giềng của Trung Quốc là các quốc gia có chủ quyền, họ làm gì không phải do Mỹ nói là được, nếu Mỹ không hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương, giữa Trung Quốc và các nước láng giềng sẽ có nhiều va chạm và thách thức hơn”. Ông Stephen Hadley tuyên bố: Người nào nói “Mỹ đang cùng các nước láng giềng của Trung Quốc gây phiền phức cho Trung Quốc là có ý đồ (đen tối)”. Trung Quốc có rất nhiều láng giềng, xuất hiện tranh chấp với láng giềng là tình hình bình thường trong quan hệ giữa các nước (thực chất là Trung Quốc nhảy vào tranh chấp, không hề bình thường, cần ngăn chặn).
Trung Quốc từng cho tàu hộ vệ Type 054A đến xâm lược vùng biển Việt Nam thời gian qua, được Trung Quốc cho là "hộ tống" giàn khoan 981 (ảnh minh họa) Theo ông Stephen Hadley, sự hiện diện của Mỹ ở châu Á giúp cho khu vực ổn định, sự hiện diện này làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc tin rằng họ sẽ không bị đe dọa bởi thực lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc, cho nên sự hiện diện của Mỹ giúp cho Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, xây dựng môi trường quốc tế hòa bình. Trang mạng Bloomberg ngày 22 tháng 6 cũng cho biết, tại diễn dàn, Stephen Hadley nhấn mạnh, Trung Quốc rõ ràng đang ra sức ngăn cản quân đội Mỹ tiến vào vùng biển xung quanh Trung Quốc. Có điều, sự hiện diện của quân đội Mỹ ở châu Á là một lực lượng bảo đảm sự ổn định. Nếu như không có quân đội Mỹ, các nước láng giềng của Trung Quốc có thể sẽ liên kết với nhau. Tuy nhiên, các học giả Trung Quốc đã tỏ ra nghi ngờ. Còn ủy viên chính hiệp Trung Quốc, phó chủ nhiệm ủy ban đối ngoại Mã Chấn Cương cho rằng, Trung Quốc có thể hiểu Mỹ thực hiện chiến lược tái cân bằng, nhưng trong đó thực sự có phần nhằm vào Trung Quốc, một loạt hành động của Mỹ cũng thực sự đã gây ra “sự khiêu khích của một số nước châu Á đối với Trung Quốc”. Theo tưởng tượng của Mã Chấn Cương thì, Việt Nam, Philippines, Nhật Bản hầu như đồng thời lần lượt “tranh chấp” với Trung Quốc trong vấn đề “Tây Sa” (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Biển Đông, đảo Senkaku. Theo đó Mã Chấn Cương cho rằng, điều này rất khó tin là “kẻ xúi giục đằng sau không phải là Mỹ”, mà điều này “thể hiện rõ hơn sau chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 4 năm 2014”.
Trung Quốc thường xuyên cho 3 tàu đổ bộ cỡ lớn của Hạm đội Nam Hải tập trận đánh chiếm đảo đá, vừa qua cũng cho 2 tàu gồm Tỉnh Cương Sơn, Côn Luân Sơn xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam, được Trung Quốc tuyên truyền là "hộ tống giàn khoan 981" Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger phát biểu bằng video, cho rằng, giữa Trung-Mỹ nếu xuất hiện đối đầu nước lớn sẽ làm cho hệ thống quốc tế xuất hiện lưỡng cực hóa, đây là là một thảm họa, “điều này sẽ thúc đẩy các nước khác lợi dụng cạnh tranh giữa Trung-Mỹ với dụng ý xấu”. Theo báo “Hoàn Cầu”, cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại còn tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc như “chính sách ngoại giao của Trung Quốc có thay đổi hay không”, “Trung Quốc có ý đồ thay đổi quy tắc quốc tế hay không”, “Trung Quốc chủ trương xây dựng trật tự châu Á như thế nào”. Theo tuyên truyền của Trương Nghiệp Toại, từ khi cải cách mở cửa đến nay, phương châm chính sách ngoại giao của Trung Quốc luôn duy trì tính ổn định và tính liên tục. “Trung Quốc kiên trì thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ, kiên trì phát triển toàn diện hợp tác hữu nghị với các nước trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, kiên định bảo vệ chủ quyền, an ninh, lợi ích phát triển của mình, hạ quyết tâm đi một con đường mới phát triển hòa bình nước lớn”. Theo ông Toại thì phương châm chính sách này đã thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc và đã “đóng góp quan trọng cho hòa bình và phát triển của thế giới”, rằng “Trung Quốc không có lý do gì thay đổi những chính sách được thực tiễn chứng minh là hoàn toàn đúng đắn này” (?). Theo ông Toại, Trung Quốc là “người tham gia mang tính xây dựng và người bảo vệ các quy tắc quốc tế” (?). Ngay từ 60 năm trước, Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar đã đề xướng “5 nguyên tắc chung sống hòa bình”, trở thành “những nguyên tắc cơ bản xử lý quan hệ giữa các nước”.
Trung Quốc âm mưu biến đá ngầm thành đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam “Là một thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc không phải bảo vệ lợi ích riêng, mà bảo vệ công bằng, chính nghĩa của nhân loại. Đối với tranh chấp lãnh thổ và quyền lợi lãnh hải với một số nước láng giềng, Trung Quốc chủ trương các nước đương sự trực tiếp thông qua đàn phán, hiệp thương tìm kiếm biện pháp giải quyết hòa bình, bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực” – ông Toại tuyên truyền không đúng với bản chất xâm lấn, xâm lược của Trung Quốc hiện nay. Rằng “Trung Quốc kiên quyết phản đối các nước liên quan mượn danh nghĩa pháp lý xâm phạm quyền lợi hợp pháp của nước khác” – ông Toại quên là chính Trung Quốc đang bất chấp luật pháp quốc tế, cho rằng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển không áp dụng được cho Biển Đông đó sao? Ông nên xem lại phát biểu của Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tại Shangri-La 2014. Trong khi đó, ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã giải thích về “quan điểm an ninh châu Á”, tuyên truyền: “Trung Quốc kiên định đi con đường phát triển hòa bình, đây tuyệt đối không phải là kế thích nghi tạm thời hoặc ứng phó ngoại giao, điều mình không muốn thì không làm cho người khác, Trung Quốc quyết sẽ không đem những khổ đau đã trải qua của mình để gây ra cho nước khác”. Đúng là Trung Quốc không muốn mình bị xâm lược, bị khủng bố và bị cướp biển tấn công thì Trung Quốc dừng ngay các hành động đó với Việt Nam ở Biển Đông hiện nay.
Trung Quốc nhòm ngó vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vi cả dầu khí và các lợi ích địa-chính trị, chiến lược… khác. Họ luôn ra rả nói là Việt Nam đào được nhiều dầu thế, Trung Quốc thì chưa đào được gì (nên Trung Quốc có quyền vào đào dầu khí) Trên thực tế, các hành động cướp biển, khủng bố, thực dân… trên Biển Đông mà Trung Quốc đang làm đối với Việt Nam và Philippines lại là một hành vi bất chấp luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền lợi chủ quyền và quyền tài phán của láng giềng, xâm phạm nghiêm trọng hòa bình, an ninh, ổn định khu vực. Các bài học lịch sử cho thấy, phải biết lắng nghe những gì ẩn đằng sau những lời Trung Quốc nói, đừng cả tin, đừng mơ hồ, hãy lắng nghe một cách có hiểu biết và hãy nhìn vào những hành động thực tế của Trung Quốc để biết và ứng xử cho đúng với Trung Quốc. Với những mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như một số khu vực khác, cần chủ động luôn phán đoán đầy đủ các tình huống xảy ra, kể cả tình huống chiến tranh bởi Bắc Kinh dường như đang mong chờ điều này để thể hiện “cơ bắp nước lớn”. Theo Giáo Dục Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Những ý kiến đáng chú ý tại "Diễn đàn hòa bình Thế giới" ở Trung Quốc |
Trung Quốc chuyển sang “đánh võ mồm” Posted: 24 Jun 2014 06:41 PM PDT Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại tuyên bố nước này sẽ không chấp nhận sự phân xử quốc tế liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông.
Ông Trương đã phát biểu như trên tại Diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ 3 đang diễn ra ở Bắc Kinh và được báo chí nước này đăng tải ngày 23/6. Ông Trương hung hồn tuyên bố “Trung Quốc sẽ không chấp nhận hoặc tham gia vào các phiên tòa quốc tế do các bên liên quan ở Biển Đông khởi xướng. Chúng tôi phản đối một số quốc gia xâm phạm lợi ích của nước khác với chiêu bài luật pháp. Chúng tôi hy vọng các quốc gia liên quan nhìn vào lợi ích tổng thể và tương lai để quay lại con đường đối thoại và đàm phán”. Cũng tại diễn đàn trên, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Tôn Kiến Quốc cảnh báo các nước nhỏ không nên liên kết với các cường quốc để "gây bất ổn khu vực". Hết sức ngạo ngược, tướng Tôn Kiến Quốc nói: “Những nước nhỏ hơn không nên bắt nạt các nước khác nhờ vào sự hậu thuẫn của các cường quốc. Các nước nhỏ không được hủy hoại an ninh khu vực vì lợi ích riêng”. Những bình luận trên được xem là nhằm bảo các quốc gia trong khu vực không hợp tác với Mỹ và các nước khác để giải quyết các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. Đài NHK (Nhật Bản) nhận định các bình luận của ông Tôn diễn ra trong bối cảnh chính Trung Quốc đang thực hiện chính sách “cá lớn nuốt cá bé” bằng cách hành động hung hăng trên biển. Trung Quốc đang bị Philippines kiện ra tòa án quốc tế với cáo buộc xâm phạm lãnh hải nước này. Việt Nam cũng đang cân nhắc khả năng khởi kiện Trung Quốc sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay. Việc Trung Quốc nhất quyết không chịu ra tòa dù luôn ra rả mình hành động theo luật pháp quốc tế chỉ chứng minh một thực tế đuối lý của họ. “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông ngày càng bị bác bỏ và không được UNCLOS 1982 công nhận. Giáo sư Andrew T. Guzman, của Đại học California, Berkeley, trong tác phẩm kinh điển của ông – “How International Law Works: A Rational Choice Theory” đã phân tích nguyên nhân khiến các quốc gia thường chấp nhận tuân thủ luật pháp quốc tế, đó là thuyết "tránh tổn thất" hay còn được biết đến với tên gọi "thuyết 3R" (Reciprocity-có đi có lại; Retaliation- trả đũa và Reputation-uy tín). Ý nghĩa cơ bản của thuyết này là nếu một quốc gia không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình, quốc gia đó có nguy cơ phải gánh chịu những tổn thất nhất định. Đó có thể là việc bị quốc gia khác vi phạm các cam kết đã có với quốc gia này; bị quốc gia khác trả đũa hoặc không thể đạt được các cam kết đáng tin cậy, cũng như không thể dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ mình trong tương lai. Những yếu tố này làm tăng "chi phí" của hành vi vi phạm và vì thế, sẽ thúc đẩy sự hợp tác và tuân thủ. Trong trường hợp của Trung Quốc, nếu vận dụng lý thuyết trên, có thể thấy rằng nếu phản đối, không công nhận hoặc kiên quyết không thực thi các phán quyết của tòa án, trọng tài quốc tế thì Trung Quốc sẽ gặp phải những tổn thất không hề nhỏ. Trong mấy ngày qua, nhiều báo đài Trung Quốc như Thời báo Hoàn Cầu, Hồ Nam nhật báo, Tân Hoa xã, Tân Văn xã, Đài Phượng Hoàng… ra sức tuyên truyền về việc một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam phát hành bản đồ dọc chính thức khổ lớn đầu tiên của nước này, khác với thông lệ xưa nay bản đồ Trung Quốc thường có hình ngang. Trong đó, tấm bản đồ ngang nhiên thể hiện cả "đường lưỡi bò" phi lý liếm gần trọn Biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines. Nếu chiểu theo bản đồ này thì chiều rộng của Trung Quốc là 5.200 km, còn chiều dài lên tới 5.500 km vì được cộng thêm phần nằm trong "đường lưỡi bò", một điều hết sức vô lý và ngang ngược. Nguy hiểm hơn là theo truyền thông Trung Quốc, bản đồ này sẽ được phân phối cho các trường tiểu học và trung học nước này. Điều này cho thấy Bắc Kinh tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục thông tin sai lệch cho người dân và thế hệ trẻ, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Theo Nguyễn Chiến Chinhphu.vn Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc chuyển sang "đánh võ mồm" |
Trung Quốc sẽ rút giàn khoan Nam Hải 9 vào ngày 20-8 Posted: 24 Jun 2014 05:37 PM PDT Cục Hải sự Trung Quốc vừa đưa ra thời gian công tác trên biển Đông của giàn khoan Nam Hải 9. Theo đó, nó sẽ kết thúc tác nghiệp vào ngày 20-8. Tờ Nhân dân Trung Quốc chiều ngày 24-6 đưa tin, trên trang mạng của Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay đăng tải thông báo số 29 năm 2014 cho biết, kể từ ngày 24-6 đến ngày 20-8-2014 giàn khoan "Nan Hai Jiu Hao" (Nam Hải số 9) tiến hành tác nghiệp khoan khai thác dầu khí trên biển Đông, tại vị trí có tọa độ: 17°14′08″.1N / 109°31′01″.1E. Được biết trước đó, Cục Hải sự Trung Quốc cũng đưa ra thông báo về việc giàn khoan Nam Hải 9 được tàu kéo “Đức Gia” di chuyển từ tọa độ 17-38.0N (17 độ 38 vĩ Bắc), 110-12.3E (110 độ – 12 phút – 18 kinh Đông) tới vị trí có tọa độ 17-14.1N (17 độ – 14 phút – 06 vĩ Bắc), 109-31.0E (109 độ 31 phút kinh Đông), trong thời gian từ ngày 18 – 20/6.
Giàn khoan Nam Hải 9 của Trung Quốc Đặc biệt là thông báo này cho biết, trong thời gian giàn tác nghiệp, cấm tất cả tàu thuyền qua lại vùng biển hình tròn, có bán kính 2km, mà tâm là tọa độ tác nghiệp trên (vị trí này nằm gần đường phân giới vịnh Bắc Bộ nhưng không xâm phạm vào lãnh hải của Việt Nam). Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì giàn khoan Nam Hải 9 sẽ rút khỏi biển Đông vào 20-8. Giàn khoan tự hành bán ngầm Nam Hải 9 được một công ty con của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mua cuối năm ngoái từ công ty giàn khoan nước sâu Transocean có trụ sở tại Thụy Sĩ. Giàn khoan Nam Hải 9 là giàn khoan thế hệ cũ, có chiều dài tổng cộng 600m, trọng lượng 17.971 tấn với tốc độ di chuyển khoảng 4 hải lý/giờ. Nó có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 1.615 m, độ khoan sâu tối đa 7.620 m. Hồi đầu tháng này, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, COSL đã ký hợp đồng với Công ty đóng tàu Đại Liên và Công ty công nghiệp nặng Trung Quốc tại Thâm Quyến để chế tạo 3 giàn khoan dầu mới có tên gọi Hải Dương 982, Hải Dương 943 và Hải Dương 944. Theo ANTD Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc sẽ rút giàn khoan Nam Hải 9 vào ngày 20-8 |
Một phụ nữ chết bất thường với nhiều vết cắt ở cổ Posted: 24 Jun 2014 03:55 PM PDT Sáng ngày 24/6, Công an huyện Bình Sơn cho biết vừa xảy ra vụ một phụ nữ bị nhiều vết cứa ngang cổ, dẫn đến tử vong sau khi nhậu ở nhà người quen. Nạn nhân là bà Huỳnh Thị Lan (43 tuổi, ngụ ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn), hành nghề buôn bán hải sâm dọc vùng biển Bình Sơn. Trước đó, vào chiều ngày 22/6, bà Lan và bà Đỗ Thị Tự (48 tuổi, ngụ cùng nhà bà Lan và hành nghề buôn bán hải sâm) đến nhà ông Đoàn Quang Phát (44 tuổi, ngụ thôn Châu Tử, xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn) chơi và tổ chức ăn nhậu cuối tuần. Trong lúc đang giữa tiệc nhậu, bỗng bà Huỳnh Thị Lan nói mệt và vào phòng để nghỉ ngơi. Khoảng 30 phút sau, người nhà ông Phát hoảng hốt khi thấy bà Lan nằm gục bên vũng máu dưới nhà bếp.
Cơ quan điều tra đang xác định nguyên nhân khiến bà Lan tử vong với nhiều nghi vấn. Nhận tin báo, Công an huyện Bình Sơn phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ngãi tiến hành khám nghiệm hiện trường và tử thi, phát hiện bà Lan chết do nhiều vết cắt ở cổ. Tuy nhiên, nguyên nhân bà Lan chết do bị sát hại hoặc tự tử vẫn chưa xác định cuối cùng. Cái chết bất thường của nạn nhân, khiến dư luận và người dân thôn Châu Tử (xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn) trở nên hoang mang. Hiện Công an huyện Bình Sơn và Công an tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân. Hồng Long Theo Dantri Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Một phụ nữ chết bất thường với nhiều vết cắt ở cổ |
Tàu Trung Quốc đâm nát, biến dạng tàu Việt Nam Posted: 24 Jun 2014 03:22 PM PDT Chỉ trong một phút rưỡi, tàu kiểm ngư Việt Nam 951 bị liên tiếp hai cú đâm cực mạnh, ở tốc độ cao của tàu Trung Quốc, khiến mạn trái và phải của tàu biến dạng hoàn toàn… Theo báo cáo của Cục Kiểm ngư, ngày 23/6, các tàu chấp pháp Việt Nam làm nhiệm vụ quanh giàn khoan 981 tiếp tục vấp phải sự ngăn cản quyết liệt từ tàu Trung Quốc. Tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo của Trung Quốc có hành động ép hướng, tăng tốc độ bám sát các tàu Việt Nam, có lúc chỉ ở khoảng cách 10-70 m. Lúc 9h30, tàu KN 951 của Việt Nam bị cùng lúc 5 tàu vây ép gồm tàu hải tuần 11, tàu kéo 284, 285, Hữu Liên 09, tàu kéo Tân Hải 285. Tàu hải tuần 11 vây ép, tì ngăn cản. Sau đó, tàu Hữu Liên 09 và Tân Hải 285 đâm vào mạn tàu 951.
Phần lan can mạn trái tàu kiểm ngư 951 bị đâm sập. Ảnh: Tuổi Trẻ. Theo phóng viên, lúc 13h50 ngày 23/6, họ nhìn thấy một vật thể tròn to, màu đỏ trôi dập dềnh ở phía xa, về hướng các tàu Trung Quốc. Các sĩ quan cho biết đó là phao bè cứu sinh tự thổi của tàu kiểm ngư 951. Đây là hậu quả cú đâm chí mạng của tàu Trung Quốc vào tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam, làm chiếc phao này dù được chằng buộc rất chắc chắn đã bị hất tung xuống biển. 14h18. Khi nhìn thấy tàu kiểm ngư 951 bị bẹp dúm toàn bộ phần mạn tàu, đuôi tàu bị biến dạng hoàn toàn, tôi thấy tim mình như bị bóp nghẹt, đau nhói. Nỗi xót xa dâng ngập trong lồng ngực. 12 phút sau, phóng viên đã được tạo điều kiện tiếp cận trực tiếp tàu kiểm ngư 951. Các kiểm ngư viên kể lại lúc 9h30, khi tàu kiểm ngư 951 đang cách giàn khoan 11,5 hải lý về phía tây bắc thì bị bảy tàu Trung Quốc các loại dàn hàng ngang lao ra vây ép tàu CSB 4033 và tàu kiểm ngư 951. Với sự áp đảo hẳn về số lượng và kích cỡ, các tàu Trung Quốc đã bao vây và điên cuồng nhắm thẳng đến tàu kiểm ngư 951. Lợi dụng sự hỗn loạn, tàu Hữu Liên 09 đã lao đến đâm vào mạn phải, khu vực cầu thang tàu kiểm ngư 951. Con tàu kéo hung hãn như trâu điên này đã ghìm chặt không cho tàu kiểm ngư 951 xoay trở để cho tàu khác lao vào đâm. Âm mưu tấn công tới tấp nhằm triệt tiêu sức sống của tàu kiểm ngư 951 và uy hiếp đến cùng tinh thần của các kiểm ngư viên Việt Nam. Tàu kiểm ngư 951 đã vòng tránh thoát khỏi sự tấn công của tàu hải tuần 11 nhưng ngay sau đó tàu kéo Tân Hải 285 to lớn đã chạy tốc độ cao đâm thẳng vào chính giữa mạn trái. Chỉ trong một phút rưỡi, tàu kiểm ngư Việt Nam 951 bị liên tiếp hai cú đâm cực mạnh của tàu Trung Quốc. Trong khi đó, phóng viên VTV tại hiện trường cho biết, có đến 7 tàu Trung Quốc bao vây tàu 951 để phun vòi rồng áp lực lớn và ngăn cản làm nhiệm vụ. Tàu hải tuần 11 tiếp cận phía sau dùng vòi rồng phun nước, còn tàu kéo 285 tăng tốc đâm vào chính giữa mạn trái tàu 951. Nhận lệnh cấp cứu, tàu cảnh sát biển 8003 ở phía nam tây nam giàn khoan di chuyển gần đến nơi thì bị 5 tàu Trung Quốc gồm 4 tàu hải cảnh, một tàu kéo chạy tốc độ cao khoảng 20 hải lý/h áp sát, hú còi, phun nước ngăn cản việc ứng cứu. Đến 16h30, tàu 8003 mới tiếp cận được tàu kiểm ngư 951. Sau cú đâm, báo cáo của Cục Kiểm ngư cho hay, mạn phải và mạn trái con tàu bị móp méo, biến dạng hoàn toàn, một số thiết bị lan can hư hỏng. Mô tả hình ảnh mạn tàu biến dạng, VTV dẫn lời kiểm ngư viên cho biết thêm, phòng kho khí CO2 bị hư hỏng, một phao bè cứu sinh rơi khỏi tàu. Rất may không ai bị thương nặng. Tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, khoảng 38 tàu cá dưới sự hỗ trợ của hai tàu hải cảnh số hiệu 46102, 46106 của Trung Quốc dàn hàng ngang ngăn cản, chặn hướng và ép các tàu cá của Việt Nam ra xa. Quanh giàn khoan ngày 23/6 có gần 121 tàu Trung Quốc các loại trong đó có 44 tàu hải cảnh; 15 tàu vận tải; 19 tàu kéo; 38 tàu cá và 5 tàu quân sự. Theo Kiến thức Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Tàu Trung Quốc đâm nát, biến dạng tàu Việt Nam |
Thành viên Tòa trọng tài thường trực nói về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng Posted: 24 Jun 2014 02:57 PM PDT Giáo sư Luật Erik Franckx, thành viên của Tòa trọng tài thường trực, cho rằng công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đề cập đến việc mở rộng lãnh hải của Trung Quốc chứ không hề nhắc đến Hoàng Sa hay Trường Sa.
Giáo sư Erik Franckx, Đại học Tự do, Bỉ, thành viên Tòa trọng tài thường trực (trái) và Giáo sư Jerome Cohen, Chủ tịch Viện Luật pháp Hoa Kỳ – Châu Á, ĐH Luật New York, trao đổi vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa theo những khía cạnh pháp lý bên lề Hội thảo "Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử" ở Đà Nẵng. Trung Quốc cho rằng nước này có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và một trong những lý do thường được Trung Quốc viện dẫn để biện hộ cho yêu sách chủ quyền của mình là ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó Phạm Văn Đồng đã gửi công hàm cho Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam). Tại triển lãm quốc tế “Hoàng Sa-Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” tại Bảo tàng Đà Nẵng ngày 21/6 vừa qua, Giáo sư Luật Erik Franckx, Đại học Tự do Brussel, Bỉ và là thành viên của Tòa trọng tài thường trực (PCA) cho biết: “Cần phải đọc công hàm này rất kỹ, nhất là tuyên bố của ngài Phạm Văn Đồng, bởi vì nó chỉ nhắc đến việc mở rộng lãnh hải.” Ông cho biết vào thời điểm công hàm được đưa ra (năm 1958), nhiều nước ra tuyên bố mở rộng lãnh hải 12 hải lý và ông cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng “ủng hộ cho việc mở rộng đó của Trung Quốc”. Tuy nhiên ông nhận định: “Điều quan trọng là Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập cụ thể đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, nên không thể suy diễn Việt Nam xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa hay Trường Sa. Nói về giá trị pháp lý của các bản đồ, Giáo sư Franckx cho biết, rất khó có thể chứng minh chủ quyền lãnh thổ chỉ bằng bản đồ vì vậy bản đồ cần phải đi kèm với những tài liệu, thỏa thuận có giá trị pháp lý. “Bản thân bản đồ chỉ là bằng chứng đủ, hỗ trợ thêm cho các thỏa thuận, tài liệu được đưa ra. Vì lý do đó tôi cho rằng việc kết hợp các thỏa thuận, tài liệu với bản đồ là rất quan trọng”, Giáo sư Franckx cho biết. “Chạy đua kiện” tốt hơn “chạy đua vũ khí" Nói về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc, Giáo sư Franckx cho biết Việt Nam có thể chọn các cơ chế khác nhau theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), như phân định về vùng biển. Ông cũng cho rằng Việt Nam có thể chọn vấn đề như Philippines, tức yêu cầu Trung Quốc định nghĩa “đường 9 đoạn” là gì. Trong khi đó, Giáo sư Jerome Cohen, Chủ tịch Viện Luật pháp Hoa Kỳ – Châu Á, ĐH Luật New York, cũng cho rằng nếu kiện, Việt Nam nên kiện Trung Quốc theo các cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS. Theo ông khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa Công lý quốc tế là rất khó bởi Trung Quốc có quyền từ chối tham gia, theo quy định của tòa. “Câu hỏi ai sở hữu quần đảo Hoàng Sa không phải là vấn đề được đề cập trong Công ước Luật biển. Mà đây là vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Chính phủ Việt Nam có thể đưa vụ kiện đối với vấn đề Hoàng Sa lên Tòa án công lý quốc tế (ICJ). Nhưng cơ hội để ICJ đưa ra phán quyết đối với vụ kiện là rất nhỏ bởi Trung Quốc theo quy định không buộc phải giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ trước ICJ.” “Nhưng tôi cho rằng Trung Quốc phải có trách nhiệm giải quyết vụ kiện đối với mình theo Hệ thống tòa án của Công ước Luật biển. Và chắc chắn là Trung Quốc phải có trách nhiệm tuân thủ bất kỳ quyết định nào từ tòa án trọng tài, như trong vụ kiện của Philippines”, Giáo sư Cohen cho hay. Giáo sư Cohen cũng gợi ý châu Á có thể thành lập một tòa riêng để giải quyết những tranh chấp trong khu vực. Giáo sư Cohen cho rằng Việt Nam nên kiện ngay Trung Quốc, dù kết quả vụ kiện ra sao, vì đây là một quá trình để nêu quan điểm, thuyết phục ý kiến của công luận và đây là một cách văn minh để giải quyết tranh chấp, trong khi vẫn có thể thúc đẩy được hợp tác. Ông cho rằng dù châu Á có “chạy đua các vụ kiện vẫn còn tốt hơn là chạy đua vũ khí”. Thùy Trang Theo Dantri Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Thành viên Tòa trọng tài thường trực nói về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng |
Việt Nam ký hiệp định với Tòa trọng tài thường trực Posted: 24 Jun 2014 02:49 PM PDT Ngày 23/6/2014, tại Nhà khách Chính phủ thay mặt chính phủ Việt Nam,Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn ký Hiệp định nước chủ nhà và Thư trao đổi về hợp tác giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Tòa trọng tài thường trực (PCA) với Ngài Hugo Hans Siblesz, Tổng thư ký Tòa trọng tài thường trực.
(Quang cảnh Lễ ký kết. Ảnh: VGP/VTV) Với việc ký kết Hiệp định nước chủ nhà với PCA, Việt Nam chính thức công nhận PCA có tư cách pháp lý cần thiết để tiến hành các hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài, trung gian, hòa giải và ủy ban điều tra, cung cấp các hỗ trợ thích hợp khác liên quan đến hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế do PCA tiến hành tại Việt Nam, cũng như tiến hành các hoạt động hợp tác với Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động này của PCA tại Việt Nam. Với việc ký kết Thư trao đổi về hợp tác, Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ của PCA trong việc đào tạo cán bộ pháp lý. PCA sẽ cung cấp cho Chính phủ Việt Nam các thông tin chung hoặc tư vấn về các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do PCA điều hành. Sau Lễ ký, Phó Thủ tưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Ngài Tổng thư ký Tòa trọng tài thường trực. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng đánh giá cao vai trò của PCA trong việc hỗ trợ các quốc gia giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế bằng thủ tục trọng tài. Phó Thủ tướng cũng hy vọng rằng việc ký kết Hiệp định nước chủ nhà và thư trao đổi về hợp tác giữa VN và PCA sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai Bên và bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ của PCA trong việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ pháp lý VN để phục vụ đất nước trong quá trình hội nhập. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Việt Nam ký hiệp định với Tòa trọng tài thường trực |
Trung Quốc lại phát hành bản đồ “nhận vơ” cả Hoàng Sa và Trường Sa Posted: 24 Jun 2014 02:46 PM PDT Như một bước đi để thực hiện âm mưu lấn chiếm ở Biển Đông, một nhà xuất bản của Trung Quốc đã phát hành bản đồ Trung Quốc khổ dọc trong đó bao gồm cả các đảo thuộc chủ quyền nước khác.
Một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã đi ngược lại quan niệm truyền thống trong xuất bản bản đồ khi phát hành một bản đồ theo chiều dọc của Trung Quốc đại lục. Trong đó bao gồm các quần đảo thuộc chủ quyền nước khác như Senkaku/Điếu Ngư, Trường Sa, Hoàng Sa. Đây là chiếc bản đồ khổ dọc đầu tiên của Trung Quốc trong khi theo truyền thống bản đồ Trung Quốc từ xưa đến nay đều là khổ ngang. Sở dĩ có sự ra đời của tấm bản đồ này là vì Trung Quốc muốn "nhận vơ" một số quần đảo của nước khác làđấtcủa mình. Theo đó bản đồ này đã ngang ngược ghi chú các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hay quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vào lãnh thổ của Trung Quốc. Tấm bản đồ này xuất bản từ tháng 3/2013 và đang được phân phối cho các trường tiểu học và trung học của Trung Quốc. Trong quá khứ, Trung Quốc cũng đã từng có hành động tương tự khi vẽ bản đồ "đường lưỡi bò" phi pháp lên hộ chiếu của công dân nước này. Hành động đó đã bị nhiều nước liên quan phản đối kịch liệt. Với hành động vẽ lại bản đồ trong đó “nhận vơ” cả lãnh thổ nước khác rồi dùng để giảng dạy cho học sinh, Trung Quốc sẽ tạo ra cả một thế hệ người dân hiểu sai trái về lãnh thổ Trung Quốc. Theo giới quan sát, trong cách nhìn của lãnh đạo Trung Quốc, những “kiềm chế” từ nước này trong quá khứ đã không làm được gì để giúp cải thiện các tranh chấp trên biển và do vậy, Bắc Kinh bắt buộc phải thay đổi hiện trạng “bằng tất cả các biện pháp cần thiết”. Chuyên gia Richard Bitzinger thuộc ĐH Nanyang (Singapore) nhận định: “Tôi e là Trung Quốc có những hành động liên tiếp gần đây là vì họ cho rằng mình sẽ mất nếu như không cứng rắn. Một bộ phận không nhỏ người dân Trung Quốc tin rằng họ đang bị chèn ép trong tranh chấp tại biển Đông và hệ lụy nguy hiểm là Bắc Kinh sẽ lợi dụng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tư tưởng nước lớn của bộ phận này để tiếp tục không chịu thỏa hiệp”. Ngay sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan thứ2 là Nam Hải 9 ra Biển Đông, các diễn đàn mạng của nước này như bbs.tianya.cn thu hút rất nhiều lời bình luận. Một số ý kiến cho rằng Trung Quốc cần đưa thêm nhiều giàn khoan ra nữa để khẳng định cái gọi là chủ quyền trên Biển Đông. Tiến sĩ Roberts nhận định về hiện tượng này: “Vài thập niên gần đây, hệ thống giáo dục Trung Quốc đã cấy vào đầu người dân niềm tin là Biển Đông thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi” của nước này”. Ông Roberts dẫn lời một giáo sư Trung Quốc kể lại: “Nếu bạn đề nghị một người Trung Quốc 50 tuổi vẽ bản đồ nước này, người đó sẽ vẽ bản đồ chỉ có Trung Quốc đại lục. Nhưng nếu đề nghị như thế với một người Trung Quốc 25 tuổi, chắc chắn tấm bản đồ sẽ xuất hiện cả Biển Đông”. Theo Nguyễn Chiến Chinhphu.vn
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Trung Quốc lại phát hành bản đồ "nhận vơ" cả Hoàng Sa và Trường Sa |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |