Vượt sông đến trường trên vùng đất An toàn khu |
Vượt sông đến trường trên vùng đất An toàn khu Posted: 23 Sep 2014 11:53 AM PDT Bước vào đầu mùa mưa ở miền Trung, hàng trăm học sinh H’re ở huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn kiên trì bám trường, bám lớp nuôi từng con chữ. Con đường đến trường luôn trắc trở, gian nan và nguy hiểm bởi lối đi “độc đạo” phải băng qua con sông chảy xiết. Từ TP Quảng Ngãi đi ngược về hướng Tây lên huyện miền núi Ba Tơ, băng qua tuyến đường liên huyện gồ ghề đá theo hướng về “vùng bệnh lạ”. Tại đoạn sông Nước Nẻ (xã Ba Vinh) vào giữa tháng 9, PV Dân trí chứng kiến cảnh học sinh lội qua con sông đang chảy xiết sau khi con nước thượng nguồn vừa đi qua. “Từ hơn 10 ngày nay, buổi chiều thường có mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ xuống con sông này rất dữ dội. Khi trời chập tối, chẳng ai dám đi qua con sông này cả, sợ dòng nước bất ngờ ập xuống thì chết mất. Còn bây giờ là lúc trưa, tụi nhỏ vừa tan học nên mới dám đi về”, ông Phạm Văn Leo cho biết.
Dòng nước mấp mé đầu gối học sinh vượt sông đến trường. Theo quan sát của chúng tôi, lòng sông Nước Nẻ rộng khoảng 100m, mặc dù chưa xuất hiện lũ thường xuyên nhưng dòng nước vẫn luôn chảy xiết. Người dân nơi đây dùng đá để hạn chế dòng chảy, tạo điều kiện cho trẻ em đi lại an toàn. Nằm bên kia sông Nước Nẻ, có 133 hộ (469 nhân khẩu) thuộc 3 xóm Làng Chỏi (thôn Nước Nẻ), Làng Gò Đập (thôn Gò Đập) và Làng Chính Giông (thôn Huy Dui); trong đó có 235 học sinh phải lội qua sông đi học.
Hàng ngày, học sinh bên kia sông Nước Nẻ phải vượt sông đến trường, khi nước lũ bất ngờ ập xuống thì tính mạng như "ngàn cân treo sợi tóc". Bà Nguyễn Thị Thanh Phước – Phó Chủ tịch UBND xã Ba Vinh cho biết: “Toàn bộ người dân ở 3 xóm thuộc 3 thôn bên kia sông, họ đều đi lại qua điểm sông Nước Nẻ vì đây là điểm an toàn hơn vào mùa khô. Còn vào mùa lũ, người dân bên kia sông bị cô lập hoàn toàn, học sinh buộc phải nghỉ học thôi. Đây là con sông chảy xiết, người dân không dám dùng ghe hoặc phương tiện nào khác đi qua sông khi nước lũ dâng cao”. Mỗi buổi đến trường, hàng trăm học sinh đành chấp nhận lội bộ qua sông, các em đến trường với chiếc quần tây bị ước sũng. Nếu lỡ bị trượt chân, toàn bộ quần áo và sách vở đành "tắm" nước sông trước lúc vào lớp học.
Con đường đến trường của học sinh vùng cao càng gian nan hơn khi mùa lũ sắp đến. Em Phạm Văn Liêu – học sinh lớp 8 trường THCS Ba Vinh chia sẻ: “Khi nào thấy dòng nước cạn, chúng em mới dám rủ nhau đến trường, chứ mùa lũ đến, em đành ở nhà tự học. Những lúc nhớ bạn bè, thầy cô và cái chữ, em chỉ biết đứng bên này nhìn qua bên kia sông mà thôi. Giá như có chiếc cầu bắt qua, chúng em có thể đến trường trong mùa lũ và con chữ không bị dán đoạn”. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Phước, khi mùa lũ đến thì 133 hộ bị cô lập hoàn toàn, kéo theo đó hệ thống điện, sóng điện thoại, nước ngọt, lương thực cũng bị cắt đứt hoàn toàn. Do đó, người dân tự dự trữ gạo và thực phẩm trước mùa mưa lũ đang cận kề.
Người dân địa phương dùng đá chặn dòng nước chảy xiết. Hiện nay, trên địa bàn huyện Ba Tơ có 35 điểm người dân đi lại qua sông, suối, trong đó có 10/13 cầu treo nhà nước đầu tư đang được sửa chữa trước mùa mưa bão (từ nguồn vốn 30a, 135 và ngân sách xã), 11 cầu tạm tự phát và người dân tự băng qua sông.
Hàng trăm học sinh mơ ước có cây cầu nối nhịp hai bên bờ để hành trình tìm con chữ đỡ nhọc nhằn. Trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Quang Thọ – Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Ba Tơ cho biết: “Hiện nay có 4 điểm nguy hiểm mà người dân thường xuyên lội bộ qua sông, đây là nơi có dòng nước chảy xiết tại khu vực xã Ba Xa (3 điểm thuộc 3 thôn Nước Lăng, Gọi Re và Nước Chạch) và thôn Nước Nẻ (xã Ba Vinh). Với nhu cầu cấp thiết, huyện đang xin ngành Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng cầu treo theo đề án của Bộ GTVT. Tuy nhiên, về lâu dài, địa phương mong muốn xây dựng cầu kiên cố vĩnh cửu, vì sau mỗi mùa lũ, đa phần các cầu treo đều xuống cấp, trong khi huyện có quá nhiều cầu treo và kinh phí hạn hẹp”. Ông Lê Hàn Phong – Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ tâm sự: “Địa phương là huyện miền núi nghèo nằm trong chương trình 30a, dân số chiếm chủ yếu là người dân tộc H’re. Từ các chương trình mục tiêu cùng nguồn ngân sách nhà nước, đa phần tập trung ổn định dân sinh. Để xây dựng chiếc cầu kiên cố, địa phương không thể thực hiện được. Tôi và nhân dân Ba Tơ mong muốn có cây cầu Khuyến học và Dân trí ở vùng An toàn khu này”. Hồng Long Theo Dantri Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Vượt sông đến trường trên vùng đất An toàn khu |
“Sợ” trạm cân, tài xế bỏ xe giữa quốc lộ Posted: 23 Sep 2014 05:44 AM PDT Rạng sáng nay (23/9), trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa phận Dốc Sỏi (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), tài xế xe đầu kéo bỏ lại xe giữa đường vì “sợ” trạm cân lưu động. Qua đấu tranh, xác định tài xế là Trần Xuân Chiến (SN 1977, quê ở xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) điều khiển xe đầu kéo mang BKS 73C-029.59 theo hướng Bắc - Nam.
Xe đầu kéo chở theo xe trọng tải nặng đang tạm giữ ở trạm cân thuộc huyện Bình Sơn. Tại địa điểm trên, cơ quan chức năng yêu cầu lái xe Trần Xuân Chiến dừng lại, đưa xe vào trạm cân để xác định trọng tải xe đầu kéo vận chuyển xe sơ-mi chuyên dụng (BKS 73R-000.92). Tuy nhiên, tài xế Chiến không chấp hành lệnh đưa xe vào trạm cân, bỏ xe lại trên quốc lộ 1A. Đến khoảng 2h00 cùng ngày, sau khi lực lượng công an can thiệp, tài xế Chiến mới điều khiển xe vào trạm cân lưu động. Qua cân trọng tải, chỉ số thể hiện 72,6 tấn, vượt trọng tải cho phép 51,2 tấn (trọng tải cho phép là 48 tấn). Bên cạnh đó, tài xế Trần Xuân Chiến không xuất trình được giấy phép lái xe, đăng ký xe và các giấy tờ liên quan. Hiện thanh tra Sở GTVT và Công an tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp tục làm rõ, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trao đổi với PV Dân trí, ông Đỗ Tiến Đạt - Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi – cho biết: “Vi phạm trọng tải của xe đầu kéo trên là quá rõ, đồng thời tài xế này còn chống đối người thi hành công vụ, có lời lẽ khiếm nhã đối với lực lượng chức năng, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm hành vi của đối tượng Trần Xuân Chiến”. Hồng Long Theo dantri Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết "Sợ" trạm cân, tài xế bỏ xe giữa quốc lộ |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |