Đường cao tốc Việt Nam không đắt nhất thế giới |
- Đường cao tốc Việt Nam không đắt nhất thế giới
- Hoang mang lời đồn heo rừng thành tinh tìm về “đoạt mạng người”
- Bộ trưởng Thăng nói gì về “những đoạn đường đắt nhất hành tinh”?
Đường cao tốc Việt Nam không đắt nhất thế giới Posted: 19 Nov 2014 12:04 PM PST Kết quả so sánh và phân tích về suất đầu tư đường cao tốc tại Việt Nam cho thấy rẻ hơn nhiều so với Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực châu Âu và Mỹ. Bộ Xây dựng khẳng định, đường cao tốc Việt Nam không đắt nhất thế giới. Việt Nam bắt đầu triển khai xây dựng đường cao tốc từ năm 2005, theo kế hoạch đến năm 2015 sẽ xây dựng được 600km đường cao tốc. Hiện việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Việt Nam mới chỉ dừng lại ở giai đoạn xuất phát điểm và sẽ được đẩy mạnh trong giai đoạn 2015 – 2020. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng gửi Chính phủ về suất đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc tại Việt Nam cho thấy, các tuyến cao tốc ở Việt Nam có suất đầu tư cụ thể như sau: Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình: 8.55 triệu UDS/km; cao tốc Nội Bài – Lào Cai: 6,9 triệu USD/km; cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: 12.48 triệu USD/km; cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây tính trung bình là 17.83 triệu USD/km, trong đó đoạn từ Km0 – Km23+900 là 28.49 triệu USD/km, đoạn từ Km23+900 – Km54+982 là 9.93 triệu USD/km. Cao tốc Bến Lức – Long Thành có suất đầu tư trung bình là 25.76 triệu USD/km, trong đó đoạn từ Km21+744 – Km 32+450 là 60.75 triệu USD/km, đoạn từ Km0 – Km21+744 và 32+450-57+700 là 17.84 triệu USD/km; cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là 11,27 triệu USD/km; cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên là 4,19 triệu USD/km.
Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai có chiều dài 245km, nhưng suất đầu tư xây dựng chỉ 6,9 triệu USD/km Trong khi đó, kết quả so sánh với 4 tuyến đường cao tốc tại Hàn Quốc cho thấy, suất đầu tư của đường cao tốc của nước này tại tuyến số 600 ở Busan là 38.8 triệu USD/km; Tuyến Sangjoo – Yeongduk có suất đầu tư là 21.8 triệu USD/km; Tuyến Sangjoo – Yeongduk đoạn số 13 suất đầu tư lên tới 62.5 triệu USD/km và tuyến nối số 2 tại Busan – PPP là 23.0 triệu USD/km. Còn ở Trung Quốc, đường cao tốc Thanh hải – Lan Châu – Thiểm Tây có suất đâu tư 7.6 triệu USD/km; Đường cao tốc An kang đến Xi'an của tỉnh Shanxi được đầu tư xây dựng với giá 14.3 triệu USD/km. Tại Nhật Bản, suất đầu tư xây dựng đường cao tốc Tomei (tỉnh Ibaraki) là 39.6 triệu US/km; Đường cao tốc Bắc Kanto, tỉnh Guma – tỉnh Tochigi có suất đầu tư là 65.0 triệu USD/km. Ở các nước châu Âu, điển hình là Tây Ban Nha, theo báo cáo của Báo cáo của Getinsa Ingenieria S.L, đường cao tốc R-3 Expressway Madrid-Arganda del Rey and R-5 Expressway Madrid-Navalcarnero and M-50 between A-6 and M-409. Province of Madrid có suất đầu tư là 11.1 triệu USD/km; Barcelona's Orbital Expressway. Section: Abrera – Olesa de Montserrat. Province of Barcelona có suất đầu tư là 23.0 triệu USD/km. Tại Hoa Kỳ, theo báo cáo của Cục đường bộ Liên Bang – Hoa Kỳ (FHWA)-2006 đường cao tốc áp dụng theo khu vực đồng bằng, xây dựng mới khu vực đồng bằng là 17.4 triệu USD/km và xây dựng mới khu vực đô thị có suất đầu tư là 34.8 triệu USD/km. Chiểu theo những tính toán trên cho thấy, suất đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc tại Việt Nam không cao. Ở trong khu vực châu Á thì suất đầu tư của Việt Nam tương đương với Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc và Nhật Bản; với khu vực châu Âu và Mỹ thì suất đầu tư đường cao tốc của Việt Nam cũng mức tương đương và thấp hơn. Đánh giá của Bộ Xây dựng cho biết, đường cao tốc ở Việt Nam có đặc điểm chung là thường có chiều dài không lớn, ngoại trừ cao tốc Nội Bài – Lào Cài (dài 245km) thì các tuyến còn lại chủ yếu dưới 100km; Điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp nên phải xây dựng nhiều công trình cầu, cống và phải xử lý nên đất yếu, sụt trượt, kiên cố hóa công trình với khối lượng lớn; Khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ nên thời gian xây dựng dự án kéo dài gây phát sinh chi phí dẫn tới tăng tổng mức đầu tư và chịu ảnh hưởng của biến động giá, trượt giá; Các dự án có tổng mức đầu tư lớn thường huy động vốn vay ODA, OCR, vay thương mại nên phải chịu lãi vay và các điều kiện vay… Theo Bộ Xây dựng, để so sánh được suất đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc tại Việt Nam với các nước trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung thì cần phải có những dự án tương đồng về điều kiện địa hình, địa chất và các tiêu chuẩn thiết kế… Nhưng thực tế không thể thu thập được những dự án có điều kiện tương đồng theo các cơ sở này để thực hiện so sánh chuẩn mực. Châu Như Quỳnh Theo Dantri Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Đường cao tốc Việt Nam không đắt nhất thế giới |
Hoang mang lời đồn heo rừng thành tinh tìm về “đoạt mạng người” Posted: 19 Nov 2014 06:08 AM PST Bất ngờ xuất hiện, heo rừng không chỉ tấn công khiến bà C. bị thương nặng mà còn khiến cho một học sinh lớp 9 tử vong ngay sau đó. Sự việc kinh hoàng khiến người dân địa phương rơi vào tình trạng hoảng loạn, bất an. Trước tình hình này, các cơ quan chức năng tại địa phương đang ráo riết tìm ra nơi ẩn nấp của heo rừng, ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể tiếp tục xảy ra. Những người thoát chết trở về Là người may mắt thoát chết trong vụ heo rừng tấn công, ông Võ Phụng (ngụ thôn Hòn Lay, xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) kể lại sự việc: “Vào khoảng 15h30 chiều 15/11, khi tôi chuẩn bị lùa đàn bò chăn thả trên rừng về nhà thì đột nhiên thấy đàn bò chạy toán loạn. Nghĩ có chuyện chẳng lành đang xảy ra, tôi nhanh chân trèo lên một cây keo gần đó nhìn xuống thì thấy một con heo rừng lớn, nặng khoảng 100kg, chạy băng vào rừng keo. Quá hoảng sợ, phải một lúc sau đó, tôi mới dám lùa bò về nhà”.
Nạn nhân C. bị trọng thương, đang điều trị tại bệnh viện. Ông Phụng tiếp lời: “Trên đường lùa bò về nhà, tôi bỗng phát hiện bà Trương Thị C. (SN 1965, ngụ xã Khánh Hiệp) đang bị thương rất nặng ở hai đùi. Ngay lập tức, tôi hô hoán, cùng người nhà đưa bà C. đi bệnh viện cấp cứu”. Không những thế, theo người dân nơi đây cho biết, trước khi tấn công bà C., heo rừng đã tấn công em Nguyễn Văn Đ. (SN 2000, học sinh lớp 9 trường THCS Chu Văn An, xã Khánh Hiệp), cách chỗ bà C. 100m. Tuy nhiên, vì vết thương quá nặng, em Đ. đã tử vong tại chỗ. Theo hướng dẫn của người dân, PV tiếp tục tìm đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, tìm hiểu về tình hình sức khỏe của nạn nhân C.. Tại đây, bác sỹ Cao Việt Dũng, Phó Giám đốc bệnh viện cho hay: “Vào tối 15/11, bệnh viện tiếp nhận nhận bệnh nhân Cảnh, được người nhà chuyển đến trong tình trạng đa chấn thương ở hai đùi, cổ, bả vai. Thấy bệnh nhân có biểu hiện choáng, các bác sỹ đã nhanh chóng hội chẩn, tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho nạn nhân”. Bác sỹ Dũng cũng cho biết thêm: “Hiện bà C. đã được phẫu thuật nối cơ, gân xong, đang nằm điều trị tại khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình”. Sáng 17/11, trao đổi với PV, bà C. vẫn chưa hết hoảng loạn: “Khi tôi đang đi lên rẫy lùa bò về thì đột nhiên con heo rừng màu đen, to, răng nanh dài, xông tới húc rồi cắn. Tôi bất ngờ nên không chạy thoát được. Trong lúc hoảng loạn ấy, tôi nghĩ mình không thể nào sống sót được trước sự hung tợn của con heo rừng nhưng may mắn tôi thoát chết trong gang tấc”. Điều đáng nói là tình trạng người dân bị heo rừng tấn công cũng từng xảy ra trước đó, tại Quảng Ngãi khiến người dân hoảng sợ. Vào trưa 28/10, chị Phạm Thị Hồng H. (39 tuổi, ngụ xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) được đưa đến bệnh viện Đa khoa Đặng Thùy Trâm (tỉnh Quảng Ngãi) cấp cứu, trong tình trạng nguy kịch. Mặc dù, được các bác sỹ cứu chữa tận tình, nhưng chị H. đã tử vong sau đó do vết thương quá nặng. Được biết, nạn nhân bị heo rừng cắn nát hai chân, hai tay, vùng lưng khi đang đi cắt cỏ. Gia cảnh khốn khó của hai nạn nhân Để làm rõ sự việc heo rừng tấn công hai nạn nhân nói trên, ngày 17/11, PV đã làm việc với Thượng tá Lê Quang Thanh, Trưởng Công an huyện Khánh Vĩnh. Thượng tá Thanh cho biết: “Vào khoảng 15h30 ngày 15/11, tại thôn Hòn Lay (xã Khánh Hiệp) người dân báo tin heo rừng tấn công người. Ngay lập tức, công an huyện nhanh chóng cử cán bộ điều tra đến hiện trường, phát hiện trong khu vực có rất nhiều dấu chân heo rừng. Nạn nhân tử vong trong vụ bị heo rừng tấn công là em Đ. Sau khi bị heo rừng húc, cắn nát phần đùi và phía dưới bụng, nạn nhân Đ. đã tử vong vào chiều 15/11 do mất quá nhiều máu. Về phía bà C., cũng bị heo cắn nát phần đùi phải cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa”. Nói về vụ việc heo rừng tấn công nhiều tại địa phương, bà Hờ Ruôn, Chủ tịch UBND xã Khánh Hiệp khẳng định: “Từ trước đến nay, ở địa phương chưa bao giờ xảy ra tình trạng heo rừng về gần khu dân cư và tấn công người gây hậu quả nghiêm trọng như vậy. Từ hôm xảy ra vụ việc, người dân trong xã rất hoang mang, cho rằng heo rừng đã thành tinh nên rất hung dữ. Chính vì vậy, nhiều người lo sợ, không dám ra đường. Để trấn an tinh thần của người dân, chính quyền xã nhanh chóng báo cáo lên cơ quan chức năng cấp trên nhằm truy tìm tung tích con vật này. Để đảm bảo an toàn, chúng tôi đề nghị người dân, nhất là người đi làm rẫy, đi rừng cần đi thành nhóm, không đi riêng lẻ. Bên cạnh đó, người dân cũng cần có các vật dụng tạo âm thanh lớn để đuổi heo rừng, thú dữ nếu chẳng may gặp phải”. Ông Nguyễn Khương, Phó chi cục trưởng phụ trách chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa cho biết: “Theo kết quả tìm hiểu của kiểm lâm thì khu vực xảy ra vụ heo rừng tấn công người là khu vực rừng trồng keo, không phải rừng tự nhiên. Nhiều khả năng, con heo rừng này bị lạc đàn hoặc bị săn bắn nên tìm cách chạy thoát và lưu lạc xuống vùng gần khu dân cư. Vì đây là loài động vật hoang dã nên hiện kiểm lâm đang phối hợp với các ngành chức năng để tìm phương án xử lý”. Trao đổi với PV về hoàn cảnh của các nạn nhân, một vị lãnh đạo UBND xã Khánh Hiệp cho hay: “Gia đình bà C. gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Bản thân bà C. bị dị tật từ nhỏ, lớn lên thân hình như đứa trẻ nên không làm việc nặng được. Không chỉ vậy, chồng bà C. cũng bị tật, đi chăn bò thuê cho người ta, vợ chồng bà không có con cái. Chính vì vậy, sau vụ bị heo rừng tấn công, gia cảnh của bà C. càng gặp nhiều khó khăn hơn. Về phía gia đình em Đ. cũng vậy. Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã cử người xuống giúp gia đình mai táng cho em. Trong vài ngày tới, xã sẽ có phương án hỗ trợ gia đình hai nạn nhân”. Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Công an xã Khánh Hiệp nhận định: “Heo rừng giở chứng thành thú dữ tấn công người, chỉ khi nó bị thương do con người đặt bẫy hoặc săn bắn”. Ai là người chịu trách nhiệm? Trao đổi với PV về đơn vị chịu trách nhiệm trong vụ heo rừng tấn công người dân nói trên, luật sư Lê Văn Hải, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: “Vụ việc xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng và nằm ngoài tầm kiểm soát của người dân, cũng như cơ quan chức năng tại địa phương. Để quy trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị quản lý Nhà nước là điều rất khó khăn. Tuy nhiên, căn cứ Điều 4 Nghị định 32/2006/NĐ-CP quy định về theo dõi diễn biến của động vật rừng, thì chi cục Kiểm lâm và UBND nơi có vụ việc xảy ra phải chịu trách nhiệm liên đới khi để tình trạng heo rừng tấn công người”. Xứ Thanh Theo_Người Đưa Tin Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Hoang mang lời đồn heo rừng thành tinh tìm về "đoạt mạng người" |
Bộ trưởng Thăng nói gì về “những đoạn đường đắt nhất hành tinh”? Posted: 18 Nov 2014 07:38 PM PST Trước nhận định của đại biểu Ngô Văn Minh về việc suất đầu tư đường cao tốc quá cao, thậm chí có những đoạn đường cao nhất hành tinh, Bộ trưởng Thăng đã đưa ra những kiến giải, nhưng đại biểu vẫn chưa hài lòng khiến "nhiệt" của phiên chất vấn được đẩy lên cao… Sáng 19/11, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng có thêm gần 30 phút để trả lời những câu hỏi dang dở trong chiều qua của đại biểu Quốc hội. Về vấn đề suất đầu tư đường cao tốc ở Việt Nam, Bộ trưởng GTVT trở lại với nhận định của đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) là quá cao, thậm chí có những đoạn đường cao nhất hành tinh. Bộ trưởng Thăng cho biết, vấn đề này Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng tìm hiểu các nguồn thông tin cả trong nước, nước ngoài để có sự so sánh, đánh giá. Cụ thể, suất đầu tư trung bình mỗi cây số đường làm ở khu vực vùng núi phía Bắc là 7,4 triệu USD, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, mức đầu tư nhỉnh hơn (10,6 triệu USD/km), vùng đồng bằng sông Cửu Long thậm chí giá cao hơn (do phải xử lý mặt bằng, chống lún)… Bộ trưởng Thăng cũng giải thích, không thể so sánh đường cao tốc với quốc lộ, tỉnh lộ.
Bộ trưởng GTVT có thêm gần 30 phút để trả lời chất vấn sáng nay. Trước đó, chiều qua, Bộ trưởng GTVT cũng đưa ra nhiều con số so sánh, suất đầu tư đường cao tốc của Việt Nam tương đương của Trung Quốc, thấp hơn Hàn Quốc và thấp hơn nhiều so với Nhật Bản. Nhật Bản có những đường cao tốc mỗi km đường tiền đầu tư lên tới 256 triệu USD. Ông Thăng thông tin thêm, Việt Nam có dự án suất đầu tư còn thấp hơn các nước trong khu vực. Ví dụ như cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên là 4,19 triệu USD/km; Cao tốc Nội Bài – Lào Cai là 6,9 USD triệu/km. Hà Nội – Hải Phòng là 11,27 triệu USD/km. Sở dĩ suất đầu tư của đường Hà Nội – Hải Phòng cao hơn Nội Bài – Lào Cai, cao hơn Hà Nội – Thái Nguyên là vì dự án sử dụng vốn vay thương mại, riêng lãi suất đã là 3,5 triệu USD/km. Các dự án đi qua nền đất yếu, có nhiều cầu cũng sẽ có suất đầu tư cao. Như đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là 25,8 triệu USD/km vì hơn 50km thì có đến 25 km là cầu, trong đó có hai cầu rất lớn là Bình Khánh và Phước Khánh. Xác định việc so sánh bao giờ cũng là khập khiễng, cần phải xem trên các yếu tố một cách tương đối nhưng ông Thăng cũng khẳng định, báo cáo của Bộ Xây dựng là hoàn toàn khách quan và có thể tin tưởng được. Tư lệnh ngành GTVT lý giải, một số đường chi phí cao vì giải phóng mặt bằng lớn, vốn không đủ từ đầu, kéo dài, trượt giá tiền dội cao lên, chi phí rà phá bom mìn, đường đi qua khu dân cư, nút giao, cầu vượt, hầm giao dân sinh cực lớn… Con đường HN – Hải Phòng có tới 10 nút giao, tốn 800-1.000 tỉ đồng, 107 hầm dân sinh, 22 cầu vượt… Nói đến đây, Bộ trưởng Thăng hứa sẽ có báo cáo gửi đại biểu Ngô Văn Minh chi tiết đầu tư các con đường trong nước và trên thế giới. Không thỏa mãn giải trình của Bộ trưởng, đại biểu Ngô Văn Minh bấm nút phát biểu lại, nhắc đến “con đường đắt nhất hành tinh ở Hà Nội”. Ông đề nghị Bộ GTVT phải rà lại định mức để giảm chi phí làm đường, đồng thời công khai để nhân dân giám sát tại sao con đường như nhau nhưng có đường đắt hơn. Đại biểu Quảng Nam cũng gắt giọng từ chối nhận báo cáo của Bộ trưởng vì “không có thời gian nghiên cứu”, việc này “chỉ tốn giấy mực của Bộ trưởng”. Ông đề nghị Bộ trưởng Thăng cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông để người dân theo dõi, so sánh. Nói thêm về ý kiến này của ông Minh sáng nay, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, đoạn đường Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu chỉ mấy trăm mét nhưng riêng công tác giải phóng mặt bằng đã ngốn hơn 800 tỷ đồng, bằng 85% tổng mức đầu tư dự án. Chi phí này khiến con đường trở thành đắt đỏ chứ không phải do chi phí đầu tư xây dựng. “Nhưng dù đắt hay rẻ, đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành chúng tôi, phải thường xuyên rà soát lại các đơn giá, định mức để có thể sử dụng vốn hiệu quả nhất. Tôi nói sẽ chuyển tài liệu, báo cáo nhưng đại biểu không nghe. Vậy xin đại biểu cung cấp lại số liệu, tài liệu để chúng tôi có điều kiện so sánh, tiếp thu” – ông Thăng nhã nhặn. Với câu hỏi của đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) về việc có phải do dự toán sai lãng phí mà công trình giao thông thay đội giá, Bộ trưởng nêu giải pháp để tiết kiệm nhưng việc đó liệu có làm ảnh hưởng chất lượng công trình, người đứng đầu ngành GTVT trấn an, việc cắt giảm được tiền đầu tư là do nhiều biện pháp, không “phạm” vào chất lượng. Cụ thể, theo Bộ trưởng Thăng, thực hiện Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công, Bộ GTVT đã rà soát 44 dự án với kinh phí chiết giảm 33.000 tỷ đồng. Rà soát phân kỳ đầu tư với nhiều dự án cũng giúp cắt giảm được 14.000 tỷ đồng. Ông Thăng dẫn chứng, đường cao tốc Hà Nôi – Lào Cai có thiết kế toàn tuyến với 4 làn xe nhưng do nhận định lưu lượng xe hiện tại chưa đến mức khai thác hết công suất đó nên Bộ quyết định cho giảm một số đoạn chỉ còn 2 làn, phân kỳ để sau này làm tiếp. Đường Quảng Nam – Quảng Ngãi ban đầu cũng được thiết kế cao tốc với tốc độ chạy xe 120km/h nhưng sau xem xét thấy với địa hình khu vực này mà làm thế thì chi phí rất cao và cũng không thật cần thiết nên Bộ đã siết lại, tiết giảm xuống mức thiết kế đường với tốc độ chạy xe 80- 100km/h. Nhờ đó, chi phí đầu tư giảm xuống rất nhiều. Ngoài ra, trên toàn tuyến Quốc lộ 1A, sau ra soát, Bộ GTVT thấy có một số cây cầu nếu tìm được giải pháp gia cường, sửa chữa để không phải đập đi làm lại thì tiết kiệm rất lớn. Theo đó, Bộ đã quyết định phương thức áp dụng kỹ thuật để xử lý 17 cầu, giảm được 1.500 tỷ đồng. Tổng số tiền tiết kiệm được do áp dụng những thiết kế không hợp lý, áp dụng công nghệ, vật liệu mới cũng tới 11.300 tỷ đồng. Phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng GTVT được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét là thẳng thắn, đem lại kết quả tốt với nhiều cam kết đáng giá. “Mừng vì Bộ trưởng đã đưa ra những lời hứa rất quyết đoán với tinh thần nói là làm, hứa sẽ làm đến cùng như hứa sẽ hoàn thành sớm 2 năm Quốc lộ 1A, cam kết đường sắt trên cao sẽ tuyệt đối an toàn… Đó là cam kết trách nhiệm cao nhất với cử tri” – Chủ tịch Quốc hội phát biểu chốt lại. “So đường hỏng với ô tô phải thu hồi không phải để trốn trách nhiệm” Thông tin thêm về thắc mắc của đại biểu với dự án Quốc lộ 51 vừa hoàn thành đã hư hỏng, xuống cấp nhanh, Bộ trưởng GTVT xác nhận, dự án thực hiện theo phương thức nhà thầu tự thiết kế, thi công, phê duyệt, sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước rất ít. Quá trình thi công dự án theo đó có những vấn đề về chất lượng. Từ dự án này Bộ GTVT đã rút ra nhiều chủ trương quan trọng, đó là việc phải quản lý chặt chẽ những dự án BOT như dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước vì tiền thu phí đường sau này người dân cũng đóng phí trực tiếp cho nhà đầu tư. “Một đồng tiền của người dân cũng cần được quản lý chặt chẽ như tiền ngân sách” – ông Thăng quả quyết. Ngoài ra, Bộ trưởng Thăng cho biết, Bộ GTVT đã yêu cầu nâng hạn bảo hành công trình lên gấp đôi (từ 2 lên 4 năm). 3 tháng trước khi hết hạn bảo hành, cơ quan quản lý cũng sẽ tổ chức kiểm tra toàn diện, thấy hạng mục nào có khả năng hỏng trong thời gian ngắn sẽ yêu cầu xử lý ngay. Cam kết cố gắng đảo bảm cao nhất chất lượng công trình nhưng Bộ trưởng GTVT cũng xin đại biểu thông cảm, chia sẻ vì khó tránh khỏi việc một số sự cố nhưng khi đó, chắc chắn có ràng buộc về bảo hành, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm. “Đảm bảo tuyệt đối thì khó vì như những hãng xe lớn, tên tuổi của thế giới cũng vẫn có những đợt phải thu hồi hàng triệu xe. So sánh như vậy không phải để chối tránh nhiệm nhưng để các đại biểu thông cảm, chia sẻ. Chúng tôi luôn thực sự cầu thị” – Bộ trưởng Thăng nói. P.Thảo Theo dantri Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Bộ trưởng Thăng nói gì về "những đoạn đường đắt nhất hành tinh"? |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |