Saturday, June 27, 2015

Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành ‘nhà‘ của tội phạm

Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành ‘nhà‘ của tội phạm


Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành ‘nhà‘ của tội phạm

Posted: 27 Jun 2015 04:15 PM PDT

Những căn biệt thự có giá nhiều tỷ đồng ở khu "đất vàng" ven sông Trà Khúc (trung tâm TP Quảng Ngãi) ngập trong cỏ dại, rác thải và đang là nơi trú ngụ cho người nghiện, tội phạm.

Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành nhà của <a href='http://www.vietgiaitri.com/tag/toi-pham/' title='tội phạm' target='_blank'>tội phạm</a> 

Cụm biệt thự bờ nam ven sông Trà Khúc, nơi được xem là "đất vàng" giữa trung tâm TP Quảng Ngãi bị bỏ hoang kéo dài. Dự án này ban đầu do Công ty TNHH Trường Xuân làm chủ đầu tư với hơn 20 căn nhà liền kề, hàng chục căn biệt thự cùng nhiều lô biệt thự chưa xây và khu đất dịch vụ. 

Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành nhà của tội phạm 

Cỏ dại phủ kín lối đi trước cụm biệt thự ven sông. Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Công ty TNHH MTV IMG Quảng Ngãi cho biết, do làm ăn khó khăn, tháng 1/2014 Công ty TNHH Trường Xuân tách đôi tài sản. "Sau khi tách cổ phần, chúng tôi được chia 10 căn nhà liền kề, 6 căn nhà biệt thự, ba lô đất biệt thự chưa xây (mỗi lô 224 m2) cùng 1.400 m2 khu đất dịch vụ", ông Phúc nói. 

Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành nhà của tội phạm 

Theo ông Phúc, do thị trường bất động sản chững lại kéo dài, mỗi căn biệt thự có giá từ 3,3 đến 3,6 tỷ đồng nên khó bán.

Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành nhà của tội phạm 

Dây leo chằng chịt quanh hàng cột ở một căn biệt thự.

Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành nhà của tội phạm 

Hàng rào sắt phía trước biệt thự bỏ hoang đã hoen gỉ, mục nát nằm lẫn trong dây leo, cỏ dại và rác thải

Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành nhà của tội phạm 

Nhiều khu nhà ở biệt thự, liên kế cao cấp Trường Xuân bờ nam sông Trà Khúc cũng trong tình trạng rêu phong, cỏ dại mọc đầy. 

Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành nhà của tội phạm 

Bên trong thành nơi chứa rác, lá cây khô… còn những bức tường bị sơn bôi bẩn. 

Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành nhà của tội phạm 

Biệt thự bỏ hoang thành nơi tụ tập, chích hút của những người nghiện. "Thời gian gần đây chúng tôi phát hiện hơn 10 trẻ vị thành niên bỏ nhà đi lang thang, ăn ngủ tại đây. Lo ngại nhất là tội phạm trộm, cướp hay nghiện ma túy ở các nơi khác về trú ngụ gây ảnh hưởng an ninh các khu dân cư lân cận", ông Đinh Hồng Anh, Phó trưởng Công an phường Trần Phú (TP Quảng Ngãi), nói.

Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành nhà của tội phạm 

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hà Hải – Chánh Văn phòng UBND TP Quảng Ngãi – bày tỏ lo lắng về việc các biệt thự này bỏ hoang đã gây mất mỹ quan, là nơi trú ngụ tội phạm. "Nhiều lần làm việc với nhà đầu tư, họ đều than thở liên tục rao bán biệt thự mà không ai mua nên đành bỏ vậy. Chia sẻ cùng nhà đầu tư, chúng tôi yêu cầu lực lượng công an tăng cường tuần tra, truy quét tội phạm để đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân, cán hộ ở xung quanh", ông Hải nói. 

Trí Tín

Theo VNE


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Biệt thự bỏ hoang trước nguy cơ thành 'nhà' của tội phạm

Mạng xã hội và những ẩn họa từ tin đồn ‘giết người không dao’

Posted: 27 Jun 2015 07:13 AM PDT

Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, nhiều người đã lợi dụng để tung tin đồn thất thiệt. Những câu chuyện tưởng như đùa này sẽ có thể trở thành bản án tội phạm.

Gần đây, có rất nhiều sự việc chỉ vì một vài tin đồn “từ trên trời rơi xuống” mà đã kéo theo một xã hội thu nhỏ đua nhau lan truyền, chia sẻ thông tin, khiến ai cũng nghĩ rằng đó là sự thật, để rồi một thời gian sau khi cơ quan ngôn luận chính thống lên tiếng rồi mới chịu vỡ lẽ. Thế nhưng, có vẻ như sự việc như thế này sẽ vẫn chưa chịu dừng lại

Mặc dù việc tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, song hầu hết các đối tượng đều không biết mình vi phạm.

Tràn lan tin đồn

Những câu chuyện ly kỳ, gây tò mò, nhưng hoàn toàn là “ảo” của các đối tượng chỉ để câu lấy sự ngưỡng mộ, được nổi tiếng đang dần lan rộng, biến tướng.

Để câu like trên Facebook, người ta sẵn sàng tung những tin đồn thất thiệt hay “thêm mắm, thêm muối” vào những tin đồn sẵn có đơn giản chỉ để “sướng tay”, “sướng miệng”, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, chẳng biết đâu là thật, giả.

Mới đây nhất là vụ việc khiến dư luận dậy sóng khi cô gái Trần Ngọc Bích Trâm (SN 1993, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) đăng tải lên trang facebook cá nhân mang tên T.B.T rằng mình đang nuôi bé gái là con của một tử tù đang chuẩn bị thi hành án. Sự thật được phanh phui, bé gái này chính là cháu ruột của Trâm, còn mục đích của Trâm khi thực hiện việc làm có một không hai này là… để cho vui.

Trước đó, ngày 9.4, mạng xã hội hoang mang với bản tin ghê rợn từ facebook Phạm Anh Tuấn “Rạng sáng nay 9.4, sau KTX Đại học Công nghiệp Hà Nội các bạn sinh viên phát hiện em P.T.A. sinh viên năm thứ nhất Khoa DL-sư phạm bị hiếp dâm chết lõa thể cách đó khoảng 6 – 7 ngày”. Tin này sau đó lan truyền cực kì chóng mặt trên mạng xã hội.

Để tránh tâm lí hoang mang, ngay lập tức, các lực lượng Công an đã xác minh và kết luận đó chỉ là tin đồn thất thiệt.

Mạng xã hội và những ẩn họa từ tin đồn giết người không dao

Thông tin thất thiệt về nữ sinh này nhanh chóng gây hoang mang trong giới sinh viên.

Vào giữa tháng 3, hàng loạt người nổi tiếng như ca sỹ Sơn Tùng, Phan Đình Tùng, diễn viên Chí Trung và nhà báo Lại Văn Sâm đều bị một số đối tượng chưa rõ danh tính trên các mạng xã hội tung tin đồn là đã qua đời kèm theo những hình ảnh ngụy tạo đang nằm trên giường bệnh. Trước tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng của mạng xã hội, các “nạn nhân” của trò đùa ác ý trên phải lên facebook cá nhân để đính chính rằng mình vẫn khỏe. 

Đây không phải là lần đầu tiên trên các trang mạng xã hội xuất hiện những tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận.Tháng 11/2014, ngay trong thời điểm các tỉnh miền Trung đang xuất hiện hiện tượng rắn lục đuôi đỏ cắn người khiến người dân hoang mang, lo lắng thì vào ngày 17 và 18/11, Võ Quốc Anh (20 tuổi, ở thị trấn Ô Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) chủ nhân của facebook Yamaha xóm chùa đã đăng tải hình ảnh kèm theo dòng tin bắt được người mang theo 30kg rắn lục đuôi đỏ đi thả tại huyện Trà Mi, tỉnh Quảng Ngãi. Ngay sau khi thông tin được đăng tải, đã có hàng ngàn lượt chia sẻ thông tin này.

Tuy nhiên, cho đến khi bị cơ quan Công an “sờ gáy” vì hành vi tung tin đồn thất thiệt, Võ Quốc Anh vẫn chưa ý thức được việc làm sai trái của mình. Nam thanh niên này đã ngây thơ cho rằng, việc phao tin nhảm như trên chỉ là để “cho vui” chứ không lường hết được hậu quả nghiêm trọng. Với hành vi trên, Võ Quốc Anh đã bị Công an Quảng Ngãi phạt 20 triệu đồng.

Ngày 11/8/2014, thông tin Việt Nam có người nhiễm virus Ebola được chia sẻ từ một tài khoản Facebook. Tin tức này khiến nhiều người hoang mang về đại dịch đang cướp đi nhiều sinh mạng trên thế giới.

Thông tin sau đó được Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khẳng định không chính xác. Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus Ebola.

Cùng với các tin đồn gây náo loạn dư luận như ăn trứng với chanh sẽ gây tử vong, kim tiêm nhiễm HIV ở trạm ATM, rạp chiếu phim, hiện tượng câu "like" bằng các hình ảnh, thông tin gợi lòng thương người ở các fanpage đang ngày càng nở rộ.

Những trường hợp kể trên chỉ là ví dụ trong số rất nhiều tin đồn "ảo" thiếu căn cứ lan truyền trên mạng nhưng lại gây ra những tác hại không nhỏ ngoài đời thực. Đó là hậu quả của việc nhiều người dù chưa biết thực hư, đúng sai của thông tin đã vội vàng chia sẻ lại cho người khác, thậm chí là bị lôi kéo theo tâm lý đám đông một cách mù quáng.

Với sự phổ biến của mạng xã hội hiện nay, hầu như ai cũng có thể đưa tin lên tnternet và sức lan tỏa của thông tin cũng rất to lớn. Chính vì thế những thông tin thất thiệt về người nổi tiếng, dịch Ebola, hay thậm chí những vụ án mạng kinh hoàng… đã ảnh hưởng tai hại trong xã hội.Hệ lụy câu like bằng tin đồn nhảm

Facebook là mạng xã hội lớn trên toàn thế giới và là nơi để mọi người cùng nhau chia sẻ những điều vui trong cuộc sống và cũng là nơi để mọi người cập nhật những tin tức, những hình ảnh mới từ bạn bè. Nhưng cũng chính từ đây, các chuyện hư cấu, tin đồn, chuyện thêu dệt khác để “câu like”, gây ảnh hưởng đến cộng đồng, dư luận.

Để dễ dàng thu hút sự tham gia từ cư dân mạng, không ít các trang fanpage đã sử dụng các chiêu trò câu “like” bằng cách đăng các mẩu tin tức có nội dung đồi trụy; hoặc các ảnh về những trường hợp đau lòng, lợi dụng lòng thương của cư dân mạng để kêu gọi hành động “share” thông điệp.

Những chiêu thức, trò đùa ác ý với nhiều mục đích khác nhau đã làm cho nhiều người hoang mang và tỏ ra e ngại khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội. Và không chỉ làm hoang mang dư luận, những tin đồn thất thiệt này đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người vô tình trở thành nạn nhân.

Hiện nay việc truy cập và đọc thông tin trên mạng rất dễ dàng và thuận lợi cũng là cơ hội cho tin đồn thất thiệt được phát tán rộng và nhanh. Đưa tin thất thiệt lên mạng trong nhiều trường hợp gây ảnh hưởng rất xấu đến dư luận xã hội, tác động trực tiếp đến tâm lý người dân, gây mất niềm tin vào chính quyền trong việc quản lý trật tự xã hội. Hành vi đó vi phạm pháp luật và cần phải bị xử lý nghiêm.

Càng lúc, mạng xã hội càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người, thậm chí đã trở thành một kênh để các bạn trẻ cập nhật thông tin. Mạng xã hội tràn ngập những tin tức giật gân, các “trào lưu” lộ cảnh nóng, hở bạo, clip phòng the, đánh ghen, lột quần áo, đòi quà khi chia tay… Trong khi ít nhiều những sự kiện được dân mạng chia sẻ có tính sự thật thì cũng không ít các chuyện hư cấu, tin đồn, chuyện thêu dệt khác để “câu like”, và những tin tức như thế này thường nhắm vào những người nổi tiếng, được nhiều người hâm mộ hoặc có ảnh hưởng đến cộng đồng.

Một kiểu “câu like” khác cũng hết sức phản cảm, gây ức chế với những người dùng mạng nghiêm túc là việc các fanpage hoặc các shop online đi lùng sục trên mạng để có những hình ảnh cảm động về những mảnh đời bất hạnh, các em bé bệnh tật hoặc người già, những câu chuyện cảnh giác rồi đăng lên để kêu gọi mọi người vào like hoặc share.

Không đơn thuần là một trò đùa để cho vui, các hình thức “câu like”, “câu” người theo dõi trên mạng xã hội ẩn chứa những cái bẫy khiến tài khoản cá nhân những người cả tin click vào xem hoặc chia sẻ có thể bị nguy hiểm. Rất có thể, ẩn chứa sau những đường link “đen” này có chứa virus hoặc phần mềm gián điệp để lấy cắp thông tin cá nhân của người dùng Facebook nhằm sử dụng tài khoản của họ với những mục đích bất chính.

Nhìn ở một khía cạnh nào đó, khe hở cho những kẻ lợi dụng mạng xã hội để vụ lợi cá nhân cho thấy, mạng xã hội đang “dắt mũi” người dùng mạng. Hết bôi nhọ cá nhân, tung tin đồn nhảm gây hoang mang dư luận, “tấn công” người nổi tiếng cho đến bịa đặt, thêu dệt những câu chuyện cảm động để “câu like” chuộc lợi, Facebook đang khiến nhiều người dùng phát sốt. Trong khi những “tin tặc” này chưa bị pháp luật sờ gáy, thiết nghĩ, tự những người dùng mạng cần chọn lọc nguồn tin để không nghe tin một chiều cũng như trở thành “miếng mồi” cho kẻ khác lợi dụng.

Mạng xã hội ngày càng phát triển rộng khắp, trở thành một kênh truyền thông hiệu quả, nhưng có nhiều kẻ lợi dụng nó để tung tin đồn câu like làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, tâm lý cũng như cuộc sống người dân. Giao tiếp trên mạng xã hội là giao tiếp tự do, không có chuẩn mực. Người trẻ thì thường không hiểu được những thông tin mình đưa ra có thể ảnh hưởng đến dư luận xã hội thế nào. Vì thế, hệ lụy của việc tung tin đồn là làm cho mọi thứ trở thành “thật giả lẫn lộn”, người trẻ mất lòng tin ở nhau và ở xã hội.

Mặc dù pháp luật đã quy định rõ, việc tung tin đồn thất thiệt, có nội dung sai sự thật trong đời thực cũng như trên mạng xã hội đều là hành vi vi phạm pháp luật. Và trên thực tế, trong khoảng 2 năm trở lại đây, cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần ra quyết định hành chính xử phạt các đối tượng tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội nhằm tăng tính răn đe đối với những vi phạm trong lĩnh vực này. 

Tuy nhiên, do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của một bộ phận giới trẻ còn hạn chế nên hành vi tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội thời gian gần đây không những không suy giảm mà còn có chiều hướng tiếp tục gia tăng. Và điều đáng tiếc là chỉ đến khi bị cơ quan chức năng “sờ gáy”, người tung tin đồn thất thiệt mới nhận thức được hành vi của mình là vi phạm.

Mạng xã hội và những ẩn họa từ tin đồn giết người không dao

Hàng loạt tin đồn gây hoang mang dư luận ( Ảnh VietNamNet)

Cư dân mạng đang quá bị động trước tin đồn? Một câu hỏi đặt ra, đó là phải chăng những người dùng, cũng như các thành viên trong mạng xã hội luôn là những người bị động khi nhận thông tin? Bất cứ một thông tin nào khi đưa lên diễn đàn, facebook, chỉ cần đánh trúng tâm lý người dùng là sẽ được lan truyền như siêu virus, mặc cho nó đúng hay sai, thừa hay thiếu, mới xảy ra hay đã lâu,… Nguyên nhân của sự việc này đó là ở chỗ, người dùng chúng ta quá chủ quan, nhẹ dạ khi tiếp nhận thông tin. Bất kỳ một thứ gì khi được share và nhận được sự ủng hộ của quá nhiều người, chúng ta thường tin rằng đó là đúng mà không cần kiểm tra lại hay không mảy may nghi ngờ. Bài học về việc tỉnh táo trước tin đồn nhảm không bao giờ là thừa đối với người tiêu dùng, người sử dụng mạng xã hội trong thời buổi này, bởi thông tin được chia sẻ cực nhanh và thường không được kiểm chứng nên gây hoang mang cũng là điều dễ hiểu. Trước những “thánh chém”, “thánh phán” đang tràn lan trên mạng, tốt nhất, hãy giữ cho mình một cái đầu tỉnh táo, đừng rơi vào bẫy câu like và share, cũng như vội lo lắng trước khi có thông tin chính thức từ ban ngành có liên quan.

Tung tin đồn thất thiệt bị xử phạt như thế nào?

Việc tung tin đồn thất thiệt dù là trên môi trường mạng thông tin máy tính thì vẫn có thể nói là hành vi vi phạm pháp luật. Do nội dung đa dạng của các loại tin đồn, cùng với tính chất, ý chí chủ quan, mức độ, hậu quả khác nhau mà việc xử lý cụ thể cũng khác nhau.

Đưa tin không chính xác, tung tin đồn thất thiệt chỉ để câu "like" hoặc vì một số động cơ cá nhân bất chính đã không còn là chuyện lạ trên môi trường mạng.

Hiện nay, mạng xã hội facebook là một kênh thông tin được nhiều người sử dụng, vì thế mà nhiều facebooker, chủ nhân của những trang bán hàng online đã lợi dụng tung tin đồng nhảm để “câu like” gây hoang mang, lo sợ, cho nhiều người. Đã có những câu chuyện, tin đồn thất thiệt khiến cho cuộc sống của nạn nhân bị đảo lộn và cộng đồng mạng cũng không khỏi hoang mang, bức xúc.

Những trò đùa hay tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội đang trở thành "vũ khí" nguy hiểm!

Trước rất nhiều các vụ việc nói trên, không ít người sử dụng Facebook bắt đầu cảm thấy bức xúc không chỉ với người tạo ra tin đồn mà cả với những cái click "like" hay chia sẻ thông tin vô tội vạ, thiếu kiểm chứng. Mỗi cái click chuột như vậy tưởng chừng như vô hại lại có thể gây ra hậu quả khôn lường. Một người "ném đá" thì có thể chưa gây hại gì nhưng cả nghìn người cùng ném thì có thể trở thành thứ vũ khí nguy hiểm.

Mạng xã hội là nơi tự do ngôn luận, để cho các bạn trẻ có cơ hội để thể hiện bản thân mình thế nhưng bất cứ việc phát ngôn nào cũng phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Không ít người đã quá tự do đưa ra những lời phát ngôn gây sốc về một sự kiện nào đó, hoặc bịa đặt những câu chuyện không tưởng nhằm mục đích câu like. Trong thời gian qua, đã có những câu chuyện, những phát ngôn của nhiều người đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của cư dân mạng cũng như tạo ra những luồng dư luận trái chiều.    

Facebook là một mạng xã hội ảo trên internet, nhưng những tác động của nó tới đời sống thực bên ngoài là không thể phủ nhận. Những tin đồn thất thiệt chưa được kiểm chứng có thể làm ảnh hưởng tới một cá nhân, một tổ chức hay thậm chí cả một sự lo âu cho xã hội.

Những sai phạm có thể bị pháp luật xử lý chỉ vì sự thiếu ý thức và mong muốn được nổi tiếng, được nhiều like, nhiều share trên mạng xã hội này.

Xử lý hình sự: Tùy theo từng trường hợp, người có hành vi tung tin đồn thất thiệt có thể bị xử lý như sau:

- Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội Vu khống. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

- Nếu không xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt mà chỉ xác định được người tung tin thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự. Cụ thể, người nào thực hiện hành vi“đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của bộ luật này” xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Ngoài những quy định chung nêu trên, tùy theo từng lĩnh vực, người có hành vi tung tin đồn thất thiệt có thể bị xử lý riêng theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đó.

  Một số lưu ý với người sử dụng Facebook của công an Hà Nội CA TP Hà Nội đã khuyến cáo người sử dụng Facebook một số lưu ý sau để tránh gặp phải rắc rối không đáng có: Khi nhận thấy các tin giật gân, khiêu dâm trên mạng Internet, mạng xã hội mà có biểu hiện tin sai sự thật để câu view thì không bấm vào xem. Việc kích vào đường link trên vô hình chung tiếp tay cho việc tăng lưu lượng truy cập nhằm thu lợi bất chính của các đối tượng. Nếu đã lỡ kích vào những đường link này thì người dùng nên đổi ngay mật khẩu để tránh mất tài khoản. Với các hành vi giả danh bạn bè, người thân để nhờ nạp thẻ điện thoại, trước khi thực hiện cần có biện pháp kiểm tra (gọi điện thoại, hỏi người quen) trước để xác thực thông tin, danh tính. Người dùng không nên cung cấp cho bất cứ ai mật khẩu email hoặc qua chat. Đồng thời không nên bấm vào những đường link lạ, các website lạ không rõ nguồn gốc. Người sử dụng phải cài đặt các phần mềm phòng chống virus, các phần mềm an ninh có cập nhật thường xuyên để ngăn chặn virus xâm nhập vào máy tính… Hạn chế dùng máy người lạ hay máy ngoài tiệm Internet để truy cập vào tài khoản email, chat. Nếu bắt buộc phải đăng nhập bằng máy người lạ, có thể dùng bàn phím ảo trên màn hình và dùng chức năng cắt dán để tránh lộ mật khẩu. Không dùng email cơ quan để trao đổi thông tin cá nhân. Khi thấy có hiện tượng đáng nghi ngờ, ví dụ email mới mình chưa đọc mà có dấu hiệu đã bị mở, hoặc bạn trong danh sách chat hỏi lại mình nội dung lạ, không phải mình nói thì nên cảnh giác đổi mật khẩu email, chat. Để ngăn chặn và phòng ngừa những thủ đoạn lừa đảo trên, khách hàng khi sử dụng máy tính nên đặt mật khẩu dài trên 8 ký tự có cả chữ thường, chữ hoa và con số để tăng tính bảo mật

Tổng hợp 


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Mạng xã hội và những ẩn họa từ tin đồn 'giết người không dao'