Monday, April 25, 2016

“Giết người – cướp tài sản” bắt chước phim Cảnh sát hình sự “Rex – chú chó thám tử” (1)

“Giết người – cướp tài sản” bắt chước phim Cảnh sát hình sự “Rex – chú chó thám tử” (1)


“Giết người – cướp tài sản” bắt chước phim Cảnh sát hình sự “Rex – chú chó thám tử” (1)

Posted: 25 Apr 2016 07:05 AM PDT

Một ngày giữa tháng 4-2016, Đại tá Phùng Đình Sỹ, nguyên Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi đã kể lại vụ án giết hai mạng người, cướp tài sản, xảy ra cách đây đúng 15 năm tại thôn 4, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức. Diễn biến quá trình điều tra vụ án đặc biệt nghiêm trọng này có những tình huống nghiệp vụ bây giờ mới công bố.

Trọng án kinh hoàng ở một vùng quê 

Vào lúc 18 giờ 10 ngày 20-3-2001, chị Ngô Thị Kim Đính và chồng là anh Nguyễn Nhật Linh đều là giáo viên Trường tiểu học Văn Bân – Đức Chánh, đi làm về nhà (tại xóm 3, thôn 4, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi), phát hiện mẹ chồng Nguyễn Thị Lường (80 tuổi) và con trai Nguyễn Nhật Trường (11 tuổi) bị chết trong phòng ngủ. Trên thân thể của hai nạn nhân có nhiều vết thương, họ đã báo cho Công an xã và Công an huyện Mộ Đức.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi đã huy động các lực lượng Kỹ thuật hình sự, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát điều tra phối hợp với Công an huyện Mộ Đức đến ngay hiện trường. Số tiền 4.900.000đ của gia đình để trong tủ áo tại phòng ngủ đã mất…

Bà Nguyễn Thị Lường bị 6 vết thương ở vùng mặt và đầu do vật tày tác động gây chấn thương sọ não. Cháu Nguyễn Nhật Trường bị 2 vết thương ở vùng đầu, chấn thương sọ não. Cả hai nạn nhân chết sau bữa ăn từ 1 đến 3 giờ. Đến 2 giờ sáng 21-3-2001, Thiếu tá Lê Ngọc Thạch – Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự, chỉ đạo tổ khám nghiệm hiện trường chuyển ngay những dấu vết thu được ban đầu về để giám định. 

Giết người - cướp tài sản bắt chước phim Cảnh sát hình sự Rex - chú chó thám tử (1)

Ban chuyên án họp.

Tại hiện trường, các giám định viên thu được một cái búa để trong một thùng đồ nghề, trên đầu búa có dính nhiều máu và tóc.

Đặc biệt, các giám định viên lần đầu tiên sử dụng máy ảnh kỹ thuật số đã thu được dấu vết mu bàn tay bên trái (được xác định không phải là của những người trong gia đình) trên cánh tủ bị cạy để lấy 4.900.000đ.

Đây là dấu vết cực kỳ quan trọng giúp Ban chuyên án đưa đối tượng gây án vào tầm ngắm.

Lời trăn trối của cháu bé 

Theo lời trình bày của anh Linh, chị Đính: khoảng 11 giờ 30 ngày 20-3-2001, gia đình ăn cơm trưa có bà Lường, cháu Trường và chị Đính (còn anh Linh do bận công việc ở trường đến 12 giờ 15 mới về ăn cơm).

Ăn cơm xong, khoảng 12 giờ, bà Lường sang hàng xóm xem tivi, còn cháu Trường đi chơi. Đến 13 giờ 30, anh Linh, chị Đính đi họp ở trường. Do nghĩ bà Lường xem tivi gần nhà, nên chị Đính không khóa cửa nhà. Đến 16 giờ, anh Linh, chị Đính về nhà cùng 4 đồng nghiệp là giáo viên Trường tiểu học Văn Bân lấy thức ăn để đi chơi biển. Do vội, chị Đính không vào phòng ngủ mà đi thẳng xuống bếp. Chị Đính có gọi mẹ và con nhưng không thấy ai trả lời, nghĩ họ đi đâu gần đó, nên không đi tìm. 

Đến 18 giờ 10, chị Đính về nhà trước, gọi mẹ và cháu Trường nhưng không thấy ai, vào phòng ngủ, thì thấy một cảnh hãi hùng, dưới nền nhà bà Lường chết, còn cháu Trường bị thương tích rất nặng.

Thấy chị Đính, Trường nói trong hơi thở thoi thóp, tiếng được tiếng mất: “Mẹ ơi, gọi chú Tiến con nói… con vô nhà tắm, con thấy…”. Chị Đính hốt hoảng, chạy ra ngoài kêu la. Nghe tiếng của chị, bà con hàng xóm chạy sang.

Nguyễn Ngọc Tuyến và Nguyễn Văn Như ôm cháu Trường đi cấp cứu, nhưng do mất nhiều máu nên cháu đã tử vong trên đường đi. 

Không biết có phải do trong trạng thái hoảng loạn, lời kể của Đính nhắc lại lời của cháu Trường “Mẹ ơi, gọi chú Tiến con nói…” mà Ban chuyên án gặp rất nhiều khó khăn trong việc sàng lọc đối tượng nghi vấn có vần “iến” hay “uyến”. Dấu đường vân bàn tay trái mà các giám định viên thu được trên cánh tủ trùng với các dấu vết của Nguyễn Văn Như để lại tại hiện trường (do tham gia cấp cứu nạn nhân).

Sáng 21-3-2001, Ban chuyên án được thành lập. Các lực lượng tham gia là những điều tra viên của Phòng Cảnh sát điều tra, trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự dầy dạn kinh nghiệm, cán bộ Phòng Kỹ thuật hình sự, cán bộ – chiến sĩ điều tra Công an huyện Mộ Đức, trinh sát Đồn biên phòng 296 đóng trên địa bàn và một số công an viên xã Đức Chánh. 

Nhiệm vụ đầu tiên mà Trưởng ban chuyên án giao cho các thành viên là 24/24 phải có mặt tại khu vực hiện trường để tổ chức điều tra.

Như trên đã đề cập, do lời khai của chị Đính, trước khi chết, cháu Trường có nhắc đến một người tên Tiến. 

Do đó, việc đầu tiên là rà soát các đối tượng hình sự (đặc biệt số có tiền án, tiền sự, thường xuyên rượu chè, cờ bạc) có vần “iến” hoặc “uyến”. Qua đó đã lên danh sách được 8 đối tượng có tên vần cuối “iến” hoặc “uyến”: Tiến, Tuyến, Tín, Tính… và 10 đối tượng khác có quan hệ, biểu hiện về thời gian, hành vi bất minh. 

Giết người - cướp tài sản bắt chước phim Cảnh sát hình sự Rex - chú chó thám tử (1)

Đối tượng Nguyễn Văn Như bị bắt giữ

Chỉ trong một thời gian ngắn, các thành viên Ban chuyên án đã làm việc với nhân chứng và các đối tượng nghi vấn trên 150 lượt người. Kết quả đã làm rõ, giải nghi cho trên 30 đối tượng, phát hiện dấu hiệu bất minh 6 đối tượng, trong đó nổi lên đối tượng Nguyễn Văn Như (một số trẻ em trong xóm thường gọi là Tiến).

Trong quá trình xác minh, các tổ điều tra đã thu thập những thông tin của các thầy cô giáo, học sinh Trường THPT Nguyễn Công Trứ về Nguyễn Văn Như. Cùng với một số đối tượng hiềm nghi khác, Nguyễn Văn Như bị triệu tập để lấy lời khai. 

Trong những ngày đầu bị tạm giữ, các điều tra viên đã làm rõ khoảng thời gian từ 13 giờ 30 đến trước 18 giờ ngày 20-3, Như đã đi đâu? Làm gì? Đối chiếu lời khai của Nguyễn Văn  Như với công tác xác minh được biết: Trong chiều 20-3-2001, Như đi chăn bò, xem tivi. 

Nhưng đến tận bây giờ, đã qua hơn 15 năm vụ án xảy ra, các thành viên Ban chuyên án vẫn thắc mắc một điều: Nếu Như đúng là thủ phạm gây ra vụ án, thì khi bị “giam lỏng” – mấy ngày cùng ăn, cùng ở với các điều tra viên (tại trụ sở HTX nông nghiệp) thì đối tượng phải hoang mang, dao động, phải có biểu hiện dò hỏi để tìm hiểu quá trình điều tra của cơ quan Công an – đó là tâm lý chung của người phạm tội. Nhưng trái lại, trong độ tuổi 18, Nguyễn Văn Như ăn rất khỏe và ngủ say sưa…

Nghi can vẫn bình thản

Tuy nhiên, với kinh nghiệm bề dày trong công tác điều tra các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, các điều tra viên và Phó Trưởng ban chuyên án Phùng Đình Sỹ vẫn không bỏ qua các chi tiết nhỏ nhất liên quan đến mọi hoạt động của Như trước và sau thời điểm vụ án được phát hiện.

Sau khi tham gia cấp cứu cháu Trường, Như đã trở về nhà, đi xem tivi. Hồi đó (tháng 3/2001), trước chương trình thời sự VTV1 phát 19 giờ là chương trình “Bông hoa nhỏ”. Các nhân chứng đã xác nhận Như có ngồi xem chương trình này. 

Một câu hỏi đặt ra: Tại sao trong khi mọi người ở khắp nơi đổ dồn về và đứng xung quanh hiện trường (nhà anh Linh, chị Đính) bàn tán xôn xao và bàng hoàng trước cái chết hai bà cháu – một vụ án chưa từng có trên mảnh đất này, mà Nguyễn Văn Như lại có thái độ dửng dưng như vậy? Phải chăng Như đã biết ai là thủ phạm hoặc chính y là thủ phạm?

Từ những phân tích một cách logic, khoa học kết hợp với công tác giám định thu dấu vết đường vân tay trên cánh tủ trùng với đường vân bàn tay trái của Nguyễn Văn Như. 

Kết quả giám định máu trên chiếc quần ngâm giặt của Như, thu được dưới dạng máu tia, trùng với nhóm máu B và nhóm máu O của hai nạn nhân, Ban chuyên án đã có thể ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Như. Nhưng với trạng thái biểu hiện tâm lý của Nguyễn Văn Như và trong khi chưa thu được vật chứng (số tiền 4.900.000đ), Ban chuyên án nhận định: Nếu bắt, Như sẽ không nhận tội.

Một hướng điều tra khác được triển khai, Ban chuyên án quyết định cùng với biện pháp xét hỏi phải củng cố hướng phát hiện, thu giữ được vật chứng; đồng thời tập trung xác minh làm rõ tất cả các mối quan hệ của Nguyễn Văn Như. Nếu Như chạy trốn thì sẽ đi đến nhà ai, ở nơi nào? Sở dĩ đặt ra tình huống này, vì việc giám sát 24/24 cũng có thể do sơ xuất hoặc thiếu cảnh giác, Như có thể bỏ trốn.

Đến chiều 29-3, cũng như mọi buổi chiều từ sau ngày 21-3, các điều tra viên và trinh sát ở các tổ về báo cáo kết quả điều tra cho Ban chuyên án. Sau đó chia hai nhóm: một nhóm đi ăn cơm, một nhóm ở lại giám sát Như. Khi chiều chuyển sang đêm, Như xin đi vệ sinh. Vì nghĩ như mọi lần trước, các thành viên Ban chuyên án có nhờ Như đi mua thuốc lá, Như đều quay trở về đúng thời gian, nên các điều tra viên đồng ý. 

Khoảng 30 phút sau không thấy Như quay về, các anh đã bủa vây đi tìm. Trong suốt đêm 29-3 và cả ngày đêm 30-3, tất cả mọi con đường từ thôn 4, xã Đức Chánh có thể đi ra đường quốc lộ I, đều bị phong tỏa. Một tổ trinh sát đã giám sát nhà Nguyễn Văn Như, để xem Như có quay về lấy tiền chạy trốn hay không.

Nhưng có một điều không ngờ, là có một con đường từ trên núi ở phía sau nhà Nguyễn Văn Như ra được đường quốc lộ I, các điều tra viên không phát hiện được trước ngày 29-3…

(Còn nữa)

Theo_An ninh thủ đô 


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết "Giết người - cướp tài sản" bắt chước phim Cảnh sát hình sự "Rex - chú chó thám tử" (1)

Lần đầu tiên đổi giấy phép lái xe trên huyện đảo

Posted: 25 Apr 2016 01:39 AM PDT

Người dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chỉ mất 5-10 phút làm thủ tục lấy giấy phép lái xe tại bưu cục và yêu cầu trả tại nhà, thay vì trước đây phải mất một ngày đi lại qua 30 km đường biển và thêm 20 km đường bộ để nộp hồ sơ. 

Ngày 23/4, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ đổi giấy phép lái xe lưu động và chuyển phát tại các bưu cục của Viettel trên đảo Lý Sơn. Đây là huyện đảo đầu tiên trên toàn quốc thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe lưu động và người dân chỉ cần ở tại đảo mà không phải vào đất liền. 

Trước đó, người dân tại huyện đảo tiền tiêu phải mất một ngày đi lại qua 30 km đường biển và thêm 20 km đường bộ cho một chiều để nộp hồ sơ và thêm một ngày nữa để nhận giấy phép lái xe mới. Giờ đây, họ chỉ mất 5-10 phút làm thủ tục tại bưu cục và yêu cầu khi có kết quả sẽ trả tại nhà.

Lần đầu tiên đổi giấy phép lái xe trên huyện đảo

Đổi giấy phép lái xe trên đảo được người dân ủng hộ. 

Ngoài chi phí cấp đổi do nhà nước quy định, người dân chỉ phải trả 20.000 đồng chi phí chuyển phát kết quả tại địa chỉ trên đảo Lý Sơn, giảm nhiều lần so với chi phí mà người dân phải chi trả trước đây. Hệ thống tin nhắn của hãng viễn thông sẽ tự động cập nhập thông tin về tiến độ xử lý hồ sơ đến người dân.

Đi nộp hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, ông Nguyễn Thanh Liêm (xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) chia sẻ, tôi không định đổi giấy phép lái xe vì theo thủ tục cũ mất thời gian và xa quá, còn tốn tiền nữa. Nhưng giờ thấy thủ tục tiện quá, trả tại nhà mà mất có 20.000 đồng nên tôi đến đây đổi.

Ông Liêm cho biết, nếu phải đến Sở Giao thông Vận tải trong đất liền, ông sẽ mất 80.000 đồng tiền tàu một chiều đi và 25.000 đồng xe đò. Tổng số tiền cho hai lượt đi nộp hồ sơ và nhận kết quả là 420.000 đồng. 

Ông Hà Hoàng Việt Phương, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau huyện đảo Lý Sơn, cơ quan này sẽ tiếp tục triển khai các điểm cấp đổi giấy phép lái xe lưu động tại vùng núi Quảng Ngãi, rồi đến các huyện đồng bằng. Ngoài ra, sở cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, người dân chỉ ngồi nhà khai báo thông tin, làm hồ sơ qua mạng và gửi đến Sở. Sau khi tiếp nhận, Sở sẽ xử lý và chuyển kết quả đến người dân tại nhà.

Phương Linh

Theo VNE


Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Lần đầu tiên đổi giấy phép lái xe trên huyện đảo