Gian nan đường đến lớp |
Posted: 15 Oct 2014 11:44 PM PDT Mùa nắng phải lội qua con sông rộng gần 100m tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mùa mưa đi bộ hàng chục cây số trên con đường lầy lội bùn đất. Đó là cách mà gần 600 học sinh các cấp học tại “xóm đảo” ở Ba Vinh ( Ba Tơ, Quảng Ngãi), hàng ngày đến lớp để học con chữ. Mùa nắng lội sông… Có mặt tại khu vực bờ sông Nước Nẻ, xã Ba Vinh những ngày đầu tháng 10, chúng tôi bắt gặp hình ảnh nhiều tốp học sinh đủ lứa tuổi đang lội qua đoạn sông rộng gần 100m để đến trường. Nhiều em học sinh tiểu học có vóc dáng thấp bé, mang cặp sách trên vai nắm tay nhau mò mẫm băng qua dòng nước chảy xiết. “Ngày nào chúng em cũng lội qua đây để đi học. Bữa nào tới lớp hai ống quần cũng bị ướt, có bữa phải nghỉ học vì sách vở ướt hết do cặp bị rơi xuống nước” – em Phạm Văn Kéo, học sinh lớp 2B, Trường Tiểu học Ba Vinh, kể. Anh Phạm Văn Dũng, ngụ thôn Gò Đập, xã Ba Vinh, làm nghề đánh cá trên đoạn sông này, cho biết thêm: “Các em học sinh lội qua sông rất nguy hiểm. Chỉ cần sơ ý là có thể bị ngã”.
Các em học sinh phải đối diện với hiểm nguy trên con đường đến lớp. Theo quan sát của chúng tôi, cả đoạn sông Nước Nẻ có khoảng bốn điểm thường xuyên có học sinh lội qua. Trong đó, có vài điểm người dân dùng những tảng đá to để chặn dòng nhằm giảm bớt tốc độ dòng chảy và tạo “đường đi” cho các em bước men theo. Theo một số người dân địa phương, ngoài điểm sông Nước Nẻ này, còn có điểm sông Nước Da hằng ngày cũng có rất nhiều học sinh thường xuyên lội qua để tới trường. …mùa mưa đi vòng Những tháng mùa mưa, khi dòng sông Nước Nẻ, Nước Da không còn hiền hoà như ngày thường thì khoảng 600 học sinh thuộc bảy thôn, xóm, gồm: Gò Đập, Chinh Giông, Nước Am, Làng Huy, Nước Nui, Nước Da và Nước Nẻ phải đi vòng một quãng đường khoảng 10km lầy lội bùn đất để tới trường. “Tuy điểm trường chỉ cách nhà các em khoảng 1km, nhưng do bị dòng sông ngăn cách nên mùa mưa các em phải đi vòng khá xa để qua cầu treo Măng Thing và Nước Nẻ để tới lớp. Vì đường đi lầy lội nên khi tới lớp, quần áo các em đều bị lấm lem bùn đất, sách vở thì bị ướt gần hết”, thầy Phan Quang Thạch – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ba Vinh, thở dài. Cũng theo thầy Thạch, việc phải đi bộ một quãng đường khá xa và lầy lội để đến trường, nên khi vào lớp các em thường tỏ ra mệt mỏi và uể oải, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài vở. Ông Cao Thanh Hải – Phó Chủ tịch UBND xã Ba Vinh, cho biết: “Địa phương hiện có 400 hộ với hơn 1.500 nhân khẩu đang sống trong vùng bị chia cắt. Không chỉ các em học sinh mà cha mẹ các em cũng phải lội sông nếu muốn mang con gà, con heo ra trung tâm xã để bán. Một cây cầu treo bắc qua sông là niềm mơ ước bao đời của người dân nơi đây”. Theo Quảng Ngãi online Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Gian nan đường đến lớp |
Phát hiện dấu tích 2 con tàu cổ bị đắm và nhiều hiện vật Posted: 15 Oct 2014 07:39 PM PDT Nhiều mảnh gốm sứ có hoa văn đẹp cùng các phiến đá cổ dưới ở vùng biển đảo Bé, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) được cho là dấu tích của hai con tàu cổ đắm vừa được phát hiện. Cách đây 2 tuần (ngày 30/9), tại đảo Bé, huyện Lý Sơn, các chuyên gia khảo cổ học dưới nước đã phát hiện một số mảnh gốm sứ xanh, trắng với hoa văn sắc nét có niên đại thế kỷ 15 – 16 và nhiều phiến đá cổ có dấu vết gia công, chế tạo. Những chuyên gia tham gia khảo sát tại đây nhận định đó có thể là vết tích của 2 con tàu cổ bị đắm. Phát hiện nhiều tàu cổ, di vật tại vùng biển Quảng Ngãi. (Nguồn: Báo Quảng Ngãi). Theo báo VnExpress, căn cứ những hiện vật vừa được tìm thấy, TS. Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi nhận định, rõ ràng vùng biển đảo Lý Sơn có dấu tích tàu cổ chìm bởi từng là điểm giao thương hàng hải với thế giới bên ngoài từ rất sớm. Các hiện vật gốm sứ có thể thuộc nhiều niên đại khác nhau từ thế kỷ 15 đến 17. Còn các phiến đá cổ được xác định là đá Balad, nguyên vật liệu được giằng hai bên để thuyền buồm cân bằng khi đi lại trên biển.
Các thợ lặn và chuyên gia khảo cổ đang tìm hiểu, khảo sát địa điểm nơi có dấu tích 2 con tàu cổ bị đắm. (Ảnh: Báo Công an nhân dân). Chiều ngày 14/10, trao đổi với PV báo Công an nhân dân, ông Đoàn Sung, cố vấn Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đoàn Ánh Dương cho biết, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đồng ý chủ trương cho doanh nghiệp và UBND huyện Lý Sơn phối hợp tìm biện pháp bảo vệ địa điểm nơi phát hiện dấu tích 2 con tàu bị đắm tại vùng biển Lý Sơn.
Nhiều mảnh gốm, sành sứ men xanh, trắng với hoa văn đẹp tìm thấy tại vùng biển Lý Sơn. (Ảnh: Báo Công an nhân dân). Tính từ năm 1999 đến nay, tại vùng biển Quảng Ngãi, các cơ quan chức năng đã phát hiện xác 10 tàu cổ bị đắm có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18, tập trung nhiều nhất ở khu vực Bình Châu (huyện Bình Sơn, gần đảo Lý Sơn). Với những phát lộ liên tục đó, các chuyên gia khảo cổ đã gọi vùng biển Bình Châu – Bình Sơn là “nghĩa địa tàu cổ đắm”. Theo_Người Đưa Tin Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Phát hiện dấu tích 2 con tàu cổ bị đắm và nhiều hiện vật |
You are subscribed to email updates from Tin tức giải trí » Quảng Ngãi To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google Inc., 20 West Kinzie, Chicago IL USA 60610 |